CCNA là bằng cấp có giá trị quốc tế trong ngành công nghệ thông tin, quản trị mạng. Để đạt được CCNA là một điều không đơn giản, đòi hỏi người theo học không chỉ nắm vững lý thuyết mà còn phải có cả kỹ năng thực hành tốt. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng chỉ CCNA là gì và ba bước để chinh phục CCNA hiệu quả.
Chứng chỉ CCNA là gì?
CCNA là chữ viết tắt của cụm từ Cisco Certified Network Associate. Đây là chứng chỉ quốc tế về công nghệ mạng do hãng sản xuất thiết bị mạng nổi tiếng thế giới Cisco System cấp bằng và chứng nhận.
CCNA thuộc top 10 chứng chỉ nghề nghiệp hàng đầu thế giới. Người đạt chứng chỉ này được hiểu là có kiến thức toàn diện, kỹ năng và sự chuyên nghiệp về lý thuyết cũng như thực hành công nghệ mạng. Họ được công nhận có một kiến thức nền tảng đầy đủ về mạng bao gồm: mạng cục bộ (LAN), mạng diện rộng (WAN), mạng phân phối nội dung (CDN), bộ định tuyến (Router) và mạng Internet.
Tổng hợp chi tiết chương trình đào tạo chứng chỉ CCNA
Tham gia khóa học CCNA (CCNA Course), bạn sẽ được trang bị các kiến thức về hệ thống thông tin quản lý mạng như:
- Network Fundamental (Cabling, OSI, Network Basics, TCP/IP, Subnet….)
- Switching (Ethernet LAN, Etherchannel, VLAN, Switch, Truking,…)
- Routing (HA Layer 3, OSPF, EIGRP, Static Routing…)
- Ip services ( ICMP, ACL, ARP, TRACEROUTE, CDP,…)
- WAN (VPN, PPoE, Frame-relay, Lease line (HDLC, PPP), ….)
- IP6…
Ngoài ra còn nhiều những chuyên ngành cơ bản xung quanh ngành học này.
Lợi ích khi có chứng chỉ CCNA
Với giá trị mang tính quốc tế, CCNA có thể mang lại các lợi ích như sau:
Chứng chỉ CNTT nên cần có
Công nghệ thông tin và mạng máy tính là một trong những ngành hot và có nhu cầu tuyển dụng nhân sự lớn. Do đó CCNA là chứng chỉ mà bất kỳ người làm việc trong lĩnh vực mạng nên có để có thể dễ dàng tìm kiếm một công việc phù hợp.
Chứng chỉ được công nhận trên toàn cầu
Chứng chỉ CCNA do Pearson VUE cấp có giá trị trên toàn thế giới. Hiện tại, 150 quốc gia đã công nhận và sử dụng chứng chỉ này. CCNA cũng là tiền đề để bạn đủ điều kiện tiếp tục nghiên cứu và thi các chứng chỉ quốc tế cao hơn như CCNP, CCIE.
Mở rộng cơ hội thăng tiến
Các nhà tuyển dụng luôn yêu cầu ứng viên phải có bằng cấp chuyên ngành. Việc đạt được chứng chỉ CCNA khẳng định bạn có một nền tảng kiến thức, kỹ năng và chuyên môn giỏi, giúp gia tăng khả năng trúng tuyển cao hơn cũng như mở rộng cơ hội thăng tiến trên con đường sự nghiệp.
Với CCNA, các công việc bạn có thể theo đuổi như: kỹ sư mạng, chuyên gia cấu hình, chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật, quản trị viên mạng, chuyên viên mạng không dây, chuyên viên điều khiển mạng, chuyên viên tư vấn mạng…
Thu nhập tiềm năng
Các doanh nghiệp, tập đoàn lớn sẵn sàng trả lương cao hơn cho những ứng viên có kỹ năng chuyên môn và các bằng cấp, chứng chỉ ngành nghề được công nhận. Lương chuyên gia CCNA (CCNA Specialist Salary) thường ở mức khá cao. Khi đã sở hữu CCNA, bạn hoàn toàn có thể nộp đơn vào những vị trí công việc có chế độ đãi ngộ và thu nhập hấp dẫn.
Mở rộng mạng lưới
Những người có chứng chỉ CCNA có quyền truy cập vào một mạng lưới cộng đồng rộng lớn. Nơi đây gồm các chuyên gia mạng, nhà tuyển dụng tiềm năng vì vậy sẽ giúp họ tìm kiếm được cơ hội nghề nghiệp tốt hơn cũng như cùng chia sẻ kiến thức với nhau.
Học CCNA ra làm gì?
Sau khi học CCNA bạn có thể đảm trách những vị trí công việc như:
- Thiết kế và thi công hệ thống mạng.
- Thiết lập và cấu hình hệ thống mạng có thiết bị định tuyến (routers) và chuyển mạch (switches) cho mạng nội bộ và mạng diện rộng.
- Quản trị mạng, chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và giải quyết các sự cố mạng hay gặp, gia tăng tính bảo mật cho hệ thống máy tính.
- Làm việc trong hệ thống mạng WAN, các công nghệ mạng tiên tiến (Frame-relay, ISDN, ADSL,…)
- Chuyên viên kinh doanh mạng doanh nghiệp, tư vấn và hỗ trợ các doanh nghiệp trong phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng.
Cần chuẩn bị gì để thi CCNA?
Để vượt qua kỳ thi CCNA (CCNA Exam), bạn cần chuẩn bị kiến thức toàn diện trong lĩnh vực mạng máy tính như:
- Mạng cơ bản: hiểu về cấu trúc một mạng, giao thức TCP/IP, IPv4, IPv6, OSI model,…
- Cài đặt và cấu hình mạng: biết cách cấu hình router và switch, Inter-VLAN routing, các cấu hình: PPP, DHCP, PAT, NAT, ACLs….
- Quản lý mạng: mạng không dây, điểm truy cập không dây và bảo mật mạng không dây.
- Quản lý thiết bị mạng: bao gồm cài đặt, quản lý firmware trên thiết bị mạng, bảo trì hệ thống mạng, quản lý giao diện dòng lệnh…
- Bảo mật mạng: có hiểu biết rõ về các công cụ bảo mật dữ liệu, bảo mật mạng.
- Giải quyết sự cố mạng: nắm vững kiến thức về công cụ và kỹ thuật giải quyết khi có sự cố mạng.
3 bước để có chứng chỉ CCNA
Với nhiều lợi ích mà CCNA mang đến, nếu bạn muốn thi lấy chứng chỉ cần thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Lấy các chứng chỉ nhập môn
Lấy chứng chỉ nhập môn tuy không phải là yêu cầu bắt buộc đối với các học viên nhưng nếu bạn có được các chứng chỉ này sẽ có lợi thế hơn. Trong đó chứng chỉ CCENT (Cisco Certified Entry Networking Technician) sẽ giúp bạn tăng khả năng đạt được CCNA. CCENT được cấp nếu học viên vượt qua kỳ thi ICND1.
Bước 2: Chuẩn bị kiến thức để thi CCNA
Không chỉ có lý thuyết, CCNA đòi hỏi người thi có khả năng thực hành tốt. Các chương trình đào tạo CCNA được thiết kế chuẩn với bài thi theo yêu cầu của Cisco. Vì vậy bạn có thể tự học CCNA qua các tài liệu, giáo trình trên mạng hoặc học trực tuyến theo các khóa học của đối tác Cisco.
Đối với những người đã đạt chứng chỉ CCENT thì lúc này chỉ cần vượt qua ICND2 cũng có nghĩa là đạt được CCNA. Còn nếu không có chứng nhận này, bạn có thể tham gia khóa học kết hợp ICND1 và CND2.
Bước 3: Trực tiếp tham gia thi
Sau khi đã tích lũy đủ kiến thức cần thiết bạn sẽ đăng ký thi trực tiếp với Cisco hoặc qua các trung tâm được ủy quyền từ Cisco. Trong vòng 120 phút, bạn sẽ được kiểm tra những kiến thức và kỹ năng về công nghệ mạng thông tin.
Ví dụ cụ thể trong bài thi chứng chỉ CCNA bạn có thể tham khảo như: hãy mô tả cách thức hoạt động của mạng, bao gồm: giải thích cơ cấu sơ bộ mạng đồng thời phân biệt các tính năng và hoạt động của mạng cục bộ, mô tả tác động của một vài ứng dụng, các định đường dẫn máy chủ.
Câu hỏi thường gặp
Những chủ đề của bài thi CCNA là gì?
Có khá nhiều chủ đề liên quan khác nhau, một vài chủ đề Vietnix gợi ý bạn có thể tham khảo như sau:
– Công nghệ mạng WAN
– Công nghệ bảo mật mạng
– Network media
– Xác định tuyến IP
– Quản lý lưu lượng IP
– ….
Học CCNA ở đâu?
Bạn có thể cập nhật kiến thức cho kỳ thi CCNA theo:
– Tài liệu chính thức từ Cisco bao gồm bài giảng, giáo trình và tài liệu tham khảo cho kỳ thi CCNA.
– Tham gia khóa học chứng chỉ CCNA online để nhận được sự hướng dẫn từ các thầy cô, các chuyên gia.
– Thực hành trên thiết bị thực tế để rèn luyện kỹ năng này bạn có thể thực hành trên các phần mềm giả lập như Packet Tracer hoặc cũng có thuê thiết bị mạng.
– Cộng đồng trực tuyến: các diễn đàn, nhóm Facebook, nhóm Linkedin… sẽ là nơi kết nối bạn với những người có cùng quyết tâm.
Thi CCNA bao nhiêu tiền?
Học phí tùy vào từng trung tâm sẽ có mức giao động khác nhau còn về lệ phí thi có quy định là 250 USD tương đương khoảng 6.3 triệu VNĐ.
Chứng chỉ CCNA có giá trị bao lâu?
Công nghệ mạng là một ngành nghề đòi hỏi người làm trong lĩnh vực này thường xuyên cập nhật thông tin, kiến thức. Vì vậy các chứng chỉ cũng có thời hạn nhất định, đối với CCNA có giá trị trong vòng 3 năm kể từ ngày được cấp. Sau khi hết hạn, bạn cần tham gia và đạt điểm số quy định trong các kỳ thi tái cấp chứng chỉ CCNA.
Lời kết
Hy vọng với những chia sẻ bên trên đã giúp bạn hiểu về CCNA là gì, cũng như có được những thông tin hữu ích về chứng chỉ này. CCNA sẽ mang lại giá trị lớn đối với những người làm việc trong lĩnh vực mạng máy tính và công nghệ thông tin. Đừng quên truy cập Vietnix để cập nhật những kiến thức bổ ích khác nhé.