Hiện nay, thông qua công nghệ kỹ thuật VNC, bạn hoàn toàn có thể truy cập vào màn hình của bất kỳ máy tính nào từ ở xa để quản lý công việc ngay cả khi không ở văn phòng. Vậy theo bạn VNC là gì? VNC hoạt động như thế nào? Hãy cùng Vietnix tìm hiểu những điều này nhé!
VNC là gì?
VNC (Virtual Network Computing) là công nghệ kỹ thuật được sử dụng giúp chia sẻ giao diện màn hình của máy tính từ ở xa. Khi Internet bắt đầu được kết nối thì Virtual Network Computing sẽ lập tức hiển thị màn hình của máy tính hay hệ thống ở xa ngay trên máy tính local của người sử dụng.
Và hơn hết, người dùng ứng dụng VNC hoàn toàn có thể điều khiển và thực hiện các thao tác như thể người đó đang trực tiếp thực hiện các thao tác trên máy tính. Quả thật, điều này đã tạo ra những điều kiện thuận lợi rất lớn cho những người làm công việc quản trị viên hoặc một số công việc đặc thù khác.
Bạn có biết, vào năm 1990, Virtual Network Computing đã được nhân loại phát triển như một dự án mở khá thành công. Hiện nay, mã nguồn mở đã xuất hiện ở rất nhiều chương trình khác nhau. Điều này, hỗ trợ việc vừa có thể dùng như VNC Client hay tạo một VNC Server, giúp những người dùng khác được quyền kết nối Virtual Network Computing đến máy tính bạn.
VNC hoạt động như thế nào?
VNC sử dụng giao thức VNC để phục vụ một mục tiêu chính đó là truy cập vào kênh giao diện đồ họa của máy tính từ ở xa thông qua kết nối mạng. Virtual Network Computing hiện đang hoạt động theo cơ chế client và server.
Giao thức VNC ra đời dựa trên sáng tạo của RFB (Remote Frame Buffer). VNC Client (viewer) sẽ giúp chia sẻ các input: Bàn phím, click chuột,… với Virtual Network Computing Server. Theo đó, VNC Server sẽ ghi lại toàn bộ các nội dung hiển thị framebuffer và bắt đầu chia sẻ lại cho VNC Client. Nhìn chung, quá trình vận hành của giao thức VNC cũng rất đơn giản.
Thông thường VNC Protocol sẽ sử dụng TCP và dùng port 5900 trở lên. Giao thức này còn có yêu cầu một số đặc điểm phía người dùng như: Tỉ lệ màn hình, độ phân giải màn hình, độ rộng màn hình,… để đáp ứng được hoạt động của Virtual Network Computing.
Như vậy thông thường mô hình client/server sẽ như sau:
- Máy tính cá nhân/máy chủ mà bạn muốn điều khiển sẽ cài đặt bản VNC (server và client).
- Máy khách chỉ cần chạy bản Virtual Network Computing Viewer (không cần cài đặt) là có thể điều khiển được.
Ai nên sử dụng VNC?
Công nghệ Virtual Network Computing phù hợp cho những đối tượng sau đây:
Quản trị viên, người quản lý
Để đơn giản hóa các công việc hàng ngày trên máy tính những quản trị viên, người quản lý có thể sử dụng Virtual Network Computing. Ví dụ, chỉ cần có kết nối Internet người dùng có thể truy cập vào các tệp từ ở xa trên các máy tính khác nhau nhanh chóng hơn.
Có thể khẳng định, Virtual Network Computing giúp các quản trị viên theo dõi và quản lý hệ thống máy tính nhân viên trong công ty một cách đơn giản mặc dù họ không cần phải có mặt ở công ty mỗi ngày.
Những nhân viên làm việc ở xa
Hiện nay, rất nhiều các nhân viên tại các công ty, doanh nghiệp đã bắt đầu sử dụng ứng dụng này để truy cập vào các tài liệu của công ty, bao gồm cả những tài liệu quan trọng khi họ nhận được sự cho phép của đơn vị nơi họ công tác.
Nhờ có VNC, giờ đây, nhân viên toàn hoàn có thể sử dụng máy tính từ xa làm việc trong lúc không có mặt ở công ty hay văn phòng. Virtual Network Computing giúp chúng ta vượt qua được những khoảng cách về vị trí địa lý tưởng chừng như không thể thực hiện được.
Quá trình liên tục kinh doanh (BCP)
Trong cuộc sống, có những sự việc, tình huống rất bất ngờ hay những thảm họa về thiên nhiên mà không một ai có thể lường trước được. Hoặc đôi khi một sự cố nhỏ như: Xe hư, kẹt xe,… cũng khiến chúng ta gặp khó khăn, thậm chí là không thể đến di chuyển được đến văn phòng, nơi làm việc đúng như dự định. Và tất nhiên những tác động đó làm bạn không thể truy cập vào máy chủ theo cách trực tiếp mà bạn vẫn thực hiện mỗi ngày được.
Hiện nay, nhiều đơn vị đã bắt đầu lưu các dữ liệu trên ứng dụng bộ nhớ đám mây và Virtual Network Computing là lựa chọn vô cùng hữu ích trong những tình huống bất ngờ như thế này.
Hỗ trợ kỹ thuật từ xa
Có thể nói, VNC là một trong những công nghệ kỹ thuật thông dụng và phổ biến hiện nay, nhất là khi chúng ta cần được hỗ trợ các yếu tố kỹ thuật ở từ xa. Vượt qua những rào cản về khoảng cách, các kỹ thuật viên có thể dễ dàng thao tác trên máy tính của bạn như khi họ trực tiếp ngồi sử dụng máy tính của bạn. Thời điểm đó, tất cả các sự cố sẽ nhanh chóng được “cứu vãn” trong thời gian sớm nhất.
Đến nay, đã có rất nhiều phòng ban công nghệ thông tin trên thế giới sử dụng Virtual Network Computing để cung cấp hỗ trợ kỹ thuật một cách toàn diện, tối ưu nhất. Theo họ, điều đó được xem là giải pháp hiệu quả, tiện lợi vì người nhận sẽ được quan sát các thao tác được thực hiện trên màn hình của họ, nhất là họ cũng có thể tham gia vào câu chuyện cùng với người dùng những khi cần thiết. Tiếp theo đây Vietnix sẽ cung cấp ưu và nhược điểm của VNC là gì?
Ưu điểm và nhược điểm của VNC
Công nghệ VNC có những ưu nhược điểm sau đây:
Ưu điểm của VNC
- Kết nối máy tính từ xa, quản lý, xem theo dõi,… dữ liệu trên màn hình máy tính giúp người dùng tiết kiệm thời gian.
- Khi có sự cố xảy ra VNC có khả năng khôi phục mọi dữ liệu nhanh chóng và an toàn cao.
- Kết nối đa phương tiện bao gồm: Laptop, điện thoại thông minh,…
- Việc sử dụng một máy tính khác để chạy chương trình thay vì phải sử dụng bộ nhớ đĩa giúp VNC tiết kiệm chi phí sử dụng phần cứng.
Nhược điểm của VNC
- Sử dụng băng thông bị quá tải
- VNC sử dụng mã hóa thô nên quá trình thực hiện diễn ra tương đối chậm
- Giảm hiệu suất sử dụng ứng dụng
- Độ bảo mật không cao
>> Xem thêm: Bandwidth là gì? Tại sao bandwidth lại quan trọng?
Phân biệt giữa VNC và VPN
VPN (Virtual Private Network), cụm từ này được hiểu đơn giản là mạng riêng ảo. Nếu thông thường VNC thường được sử dụng để điều khiển máy tính để bàn từ một máy tính khác thông qua kết nối Internet thì VPN là một ứng dụng phần mềm rất phổ biến cho phép người dùng kết nối máy tính với mạng.
Ngày nay, VPN cho phép mọi ứng dụng trong máy tính để bàn của chúng ta truy cập vào Internet thông qua một kết nối an toàn và có tính bảo mật. Mặt khác, danh tính của chúng ta cũng sẽ được ẩn đi bằng cách thay đổi địa chỉ IP, đồng thời, cho phép người dùng được quyền truy cập vào cả những trang web bị hạn chế.
Ngoài ra, VPN sẽ cung cấp thêm nhiều tính năng nâng cao như các giao thức đường hầm. Có thể nói, đây là phương pháp xây dựng một mạng riêng qua một mạng công cộng lớn như Internet.
Bạn có biết, VNC còn cho phép chúng ta có quyền kiểm soát máy tính từ ở xa và điều đó thường được thực hiện qua một VPN.
>> Xem thêm: So sánh giữa VPN và VPS, ưu điểm và nhược điểm
Câu hỏi thường gặp
VNC có phải là máy tính để bàn từ xa không?
Máy tính mạng ảo hay VNC là một hệ thống dùng để chia sẻ đồ họa máy tính cho phép người dùng có thể điều khiển máy tính từ xa trong khi người dùng chính có thể tương tác hoặc xem.
VNC có giống TeamViewer không?
VNC là điều khiển từ xa còn TeamViewer là một giải pháp thay thế cho VNC. Khác với các kết nối VNC truyền thống, TeamViewer đáp ứng tốt mọi dịch vụ hỗ trợ từ xa, truy cập từ xa và tại nhà của bạn. Miễn phí cho mục đích sử dụng riêng tư.
Lời kết
Thời đại công nghệ mang lại nhiều tiện ích. Rõ ràng chúng ta không thể phủ nhận những giá trị tốt đẹp mà công nghệ thông tin, đặc biệt là VNC mang lại cho cuộc sống hiện nay. Thông qua bài viết của Vietnix tin chắc rằng mọi người đã có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về VNC là gì? VNC Server là gì? Chúc các bạn có những lựa chọn đúng đắn mang lại hiệu quả cao nhất trong công việc và cuộc sống.