Nguồn năng lượng điện đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong mọi mặt của đời sống xã hội. Chất lượng sống, hoạt động sản xuất, chất lượng công việc,… đều bị ảnh hưởng, bị đình trệ khi lưới điện bị sự cố hoặc bị mất điện. Để khắc phục điều này, bộ lưu điện là giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay. Vậy bộ lưu điện là gì? Bộ lưu điện UPS có vai trò như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu về chủ đề này ngay sau bài viết dưới đây.
Bộ lưu điện UPS là gì?
Bộ lưu điện hay UPS (Uninterruptible Power Supply) là một thiết bị có chức năng lưu trữ điện dự phòng. UPS đóng vai trò cung cấp điện năng để đảm bảo các thiết bị điện hoạt động liên tục, không bị gián đoạn, đình trệ khi gặp sự cố lưới điện trong một khoảng thời gian tương ứng với công suất thiết kế. Ngoài chức năng lưu trữ điện, bộ lưu điện UPS còn có chức năng chống xung, ổn tần, tự động ổn áp, chống sét lan truyền, lọc nhiễu,…để đảm bảo an toàn cho máy móc, thiết bị và giúp cho cho công việc quản lý điện năng được tốt hơn.
Cấu tạo bộ lưu điện UPS
Ắc quy
Ắc quy là một bộ phận quan trọng nhất để cấu thành bộ lưu điện, ắc quy có chức năng tích trữ nguồn điện năng dự phòng. Vị trí lắp đặt của ắc quy có thể được tích hợp trực tiếp hoặc gắn bên ngoài tủ UPS tùy theo model. Thời gian trích trữ điện phụ thuộc vào công suất của bình ắc quy. Hiện nay ắc quy được dùng cho bộ lưu điện là các công nghệ phổ biến như Lithium-ion, Ni-cd, VLRA-AGM,…
Bộ chuyển đổi
Bộ chuyển đổi mang chức năng chuyển đổi điện áp được lưu trữ từ ắc quy sang dòng điện áp phù hợp với các thiết bị điện đang sử dụng. Đối với dòng UPS True-Online, bộ chuyển đổi gồm có hai loại chính:
- Bộ chỉnh lưu (Rectifier): Có chức năng chuyển đổi dòng điện áp xoay chiều AC (Alternating Current) thành dòng điện áp một chiều DC (Direct Current).
- Bộ nghịch lưu (Inverter): Có chức năng chuyển đổi dòng điện áp một chiều DC thành dòng điện áp xoay chiều AC.
Các thành phần khác
Các thành phần khác của bộ lưu điện UPS đó là:
- Bộ sạc (Battery Charger): Đóng vai trò nạp điện trực tiếp vào ắc quy.
- Bộ điều khiển (Controller): Đóng vai trò giám sát và điều khiển hoạt động của các bộ phận khác ở trong bộ lưu điện.
- Bộ lọc nhiễu (Filter): Đóng vai trò lọc các sóng gây ra các nguyên nhân nhiễu điện từ làm ảnh hưởng đến các hoạt động của thiết bị.
Tùy theo công suất thiết kế và loại UPS mà cấu tạo của bộ lưu điện cũng có thể thay đổi. Hệ thống điều khiển của UPS có thể là sử dụng nút bấm hoặc hiện đại hơn là cảm ứng. Ngoài ra một số UPS còn hỗ trợ màn hình LCD giúp việc theo dõi các thông số như dung lượng pin, công suất tiêu thụ,…được dễ dàng, thuận tiện hơn.
Nguyên lý hoạt động bộ lưu điện UPS
Cách thức hoạt động của UPS
Nguyên lý hoạt động chung của các bộ lưu điện UPS đó là tích trữ điện năng vào bình ắc quy và có 1 bo mạch sẽ làm biến đổi điện áp một chiều từ ắc quy thành dòng điện xoay chiều. Sau đó điện năng sẽ được chuyển vào thiết bị cần lưu tải với tần số cùng điện áp phù hợp cho nhu cầu sử dụng. Tần số và điện áp thường sử dụng đó là 110Vac 60Hz, 220Vac 50Hz, 380Vac 60Hz.
Có thể hiểu đơn giản cách hoạt động của bộ lưu điện theo nguyên tắc chuyển đổi kép như sau:
- Ắc quy của bộ lưu điện UPS sẽ tích điện khi có lưới điện đi vào.
- Khi có sự cố điện thì dòng điện 1 chiều từ ắc quy sẽ được bộ nghịch lưu chuyển đổi thành dòng điện xoay chiều và cấp điện cho các thiết bị cần dùng.
- Sau khi sự cố lưới điện được khắc phục thì bộ chỉnh lưu sẽ điều chỉnh lại dòng điện xoay chiều thành dòng điện 1 chiều và tiếp tục tích trữ điện để cho các lần sử dụng tiếp theo.
Các chế độ lưu điện của UPS
- Chế độ Inverter: Chế độ Inverter hoạt động bằng cách lấy điện trực tiếp từ lưới điện, sau đó thông qua bộ lọc sẽ được chỉnh lưu từ dòng điện AC thành dòng điện DC và đưa vào bo mạch công suất IGBT. Khi dòng điện DC đã được ổn định sẽ được nghịch lưu lại thành dòng AC và cấp điện cho thiết bị.
- Chế độ ắc quy: Bộ lưu điện UPS ở chế độ ắc quy rất phổ biến vì sự tiện lợi khi nguồn điện gặp sự cố. Lúc này nguồn điện DC từ ắc quy được chuyển thành nguồn điện AC để cấp tải hoạt động cho các thiết bị điện.
- Chế độ bypass: Chế độ bypass hoạt động backup khi nguồn lưới vẫn còn và trường hợp bộ inverter gặp sự cố thì bộ lưu điện sẽ cấp tải bằng cách lấy trực tiếp từ nguồn lưới nhờ bộ static bypass.
- Chế độ Eco: Bộ lưu điện UPS ở chế độ Eco (chế độ tiết kiệm điện) vãn sử dụng nguồn điện từ ắc quy, đồng thời hai đường dẫn bypass và inverter được bật cùng lúc để cấp điện với hiệu suất cao nhất.
Chức năng của bộ lưu điện
- Bảo vệ tải khi mất nguồn input: Khi nguồn điện vào input bị cúp đột ngột, bộ lưu điện lập tức chuyển mạch dòng DC trong ắc quy thành dòng AC để cung cấp điện cho các thiết bị phụ tải.
- Ổn định điện áp: Nhiều dòng UPS được tích hợp mạch ổn áp có công nghệ Buck & Boost có vi điều khiển AVR để làm ổn định điện áp tránh dẫn đến các sự cố như điện áp quá cao, quá thấp, chập chờn gây hư hại cho thiết bị.
- Chống sét lan truyền: Các UPS được tích hợp chức năng chống sét trên đường dây điện thoại hay fax. Do đó bạn sẽ thường thấy cổng RJ11 hoặc RJ45 có ký hiệu Model/Fax. Nếu bị sét lan truyền có thể dẫn đến hàng loạt các thiết bị điện bị hư hỏng, cháy nổ gây ảnh hưởng về nhiều mặt. Vì thế một số bộ lưu điện UPS có tích hợp sẵn hoặc được trang bị thêm mạch OVCD nhằm ngăn ngừa điện áp bất thường để tránh ảnh hưởng sét lan truyền đến các thiết bị điện.
- Bảo vệ điện áp cao hoặc thấp: Mỗi bộ lưu điện sẽ có một ngưỡng giới hạn đầu vào, nếu vượt quá giá trị ngưỡng an toàn thì UPS sẽ tự động chuyển sang dùng ắc quy. Điều này sẽ bảo vệ các thiết bị điện khỏi các sự cố về điện áp cao, điện áp thấp.
- Bảo vệ biến dạng do nhiễu sóng: Bộ lưu điện UPS có thông số về độ méo hài dạng sóng ngõ ra với tải tuyến tính và phi tuyến. Độ méo hài càng thấp tương đương chất lượng dạng sóng ngõ ra càng tốt, giá trị này từ 2-5%.
- Ổn định tần số: Tần số ngõ ra của bộ lưu điện UPS dao động ở mức ổn định sẽ đảm bảo an toàn cho các thiết bị phụ tải.
- Bảo vệ tức thời: Thời gian chuyển mạch càng ngắn thì các thiết bị điện như camera, PC,…sẽ không bị gián đoạn hoạt động. Thời gian chuyển mạch của UPS Line-Interactive là 3-5ms còn của UPS Online là 0ms.
- Độ ồn thấp (ngưỡng âm thấp): Để làm giảm tiếng ồn tạo môi trường yên tĩnh UPS được thiết kế sử dụng công nghệ vi điều khiển, điện tử công suất để làm giảm ồn.
- Quản lý năng lượng: UPS còn giúp quản lý điện áp đầu vào, đầu ra, tần số, mức dung lượng pin, dung lượng tải còn lại.
- Quản lý pin (ABM): Giúp theo dõi tình trạng hoạt động của pin và có cảnh báo khi cần được thay pin, tính năng này thường có ở các dòng UPS True Online.
- Cảnh báo (Alarm): Chức năng này giúp người sử dụng phát hiện các sự cố như mất nguồn AC, pin yếu,…
Ưu, nhược điểm của bộ lưu điện
Bộ lưu điện UPS đóng vai trò quan trọng trong các mặt của đời sống xã hội, tuy nhiên UPS cũng có những ưu và nhược điểm nhất định của mình.
Cấp điện kịp thời cho các thiết bị điện khi lưới điện gặp sự cố, tránh sự cố ngắt camera, mất tài liệu khi chưa được sao lưu, hoạt động sản xuất bị đình trệ.
Đảm bảo an toàn cho các thiết bị điện khi bị nguồn điện bị ngắt đột ngột nhờ chức năng ổn áp, chống xung, ổn tần, lọc nhiễu.
Tạo nguồn điện sạch với khả năng tự động điều chỉnh điện áp AVR để duy trì dòng điện 220v/50Hz để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện.
Tiết kiệm chi phí nhờ nguồn điện sạch làm giảm hư hại cho các thiết bị giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
Bộ lưu điện có khả năng chống sét cho đường dây điện thoại, làm giảm lo lắng về khả năng bị sét đánh làm hư hại thiết bị hay cháy nổ.
Bộ lưu điện có công suất lớn thường có chi phí cao, chi phí bảo trì định kỳ và thay pin cũng khá nhiều.
Dung lượng pin ngắn có thể không đủ cho các trường hợp mất điện thời gian dài.
Có nhiều UPS có kích thước lớn gây khó khăn cho trong quá trình vận chuyển và lắp đặt.
Loại UPS standby hoặc line-interactive trong quá trình chuyển đổi có thể gây thất thoát năng lượng hoặc hiệu suất giảm.
Hoạt động của UPS có thể tạo ra tiếng ồn gây ảnh hưởng cho người ở gần khu vực UPS.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm về thiết bị điện tử qua các bài viết sau:
Nên ưu tiên chọn dòng UPS nào?
Phân loại UPS có 3 dòng chính bạn có thể tham khảo lựa chọn:
- Dòng UPS Online: Loại này dùng nguồn điện nhà để sạc ắc quy, nguồn điện cung cấp được chuyển từ nguồn 1 chiều của ắc quy thành nguồn điện xoay chiều thông qua 1 mạch chuyển. Loại này có độ ổn định tốt nhưng giá thành cao gấp 4 lần các dòng khác.
- Dòng UPS Offline interactive: Dòng này phù hợp khi bạn sử dụng máy tính tại khu vực có nguồn điện không ổn định. UPS Offline interactive cho phép hiệu chỉnh công suất tải phù hợp với thiết bị vì có sử dụng 1 cảm biến nằm giữa nguồn vào và nguồn ra.
- Dòng UPS Offline: Đây là dòng có giá thành rẻ và hoạt động theo nguyên tắc cơ bản nhất của bộ lưu điện Standby Power System – SPS. Khi nguồn điện nhà đang hoạt động, UPS sẽ đưa thẳng tới thiết bị sử dụng và khi mất điện một mạch chuyển tức thời sang chế độ dùng bình ắc quy. Điều này sẽ gây ra một độ trễ trong thao tác chuyển nguồn và gây tụt áp trong vài mili giây.
Ứng dụng của bộ lưu điện UPS
Với những ưu điểm như bên trên thì bộ lưu điện được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực đời sống, xã hội. Dưới đây là ứng dụng của bộ lưu điện UPS trong một số lĩnh vực.
Cho cửa cuốn
Cửa cuốn là loại cửa thông minh, độ bảo đảm an toàn cao được sử dụng rất phổ biến ở hầu khắp các doanh nghiệp và hộ gia đình. Cửa cuốn hoạt động nhờ vào điện năng do đó sẽ rất bất tiện về việc đóng, mở cửa nếu gặp sự cố về điện, do đó bộ lưu trữ điện giúp cửa cuốn vận hành liên tục ngay cả khi bị mất điện.
Cho máy tính, máy chủ
Máy tính, máy chủ là những thiết bị lưu trữ nhiều thông tin dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp, cá nhân. Vì thế bộ lưu điện là rất cần thiết để làm giảm hư hỏng thiết bị và bảo vệ dữ liệu khi mất điện.
Trong công nghiệp
Trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà máy máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất phải được cấp điện để vận hành liên tục. Do đó bộ lưu điện nhằm lưu trữ điện năng để đảm bảo máy móc được vận hành liên tục vì khi ngắt điện đột ngột có thể dẫn đến hư hỏng làm phát sinh chi phí sửa chữa và tốn thời gian khởi động lại thiết bị.
Cho gia đình
Bộ lưu điện cho gia đình để đảm bảo các thiết bị điện trong gia đình như cửa cuốn, tủ lạnh, tivi, đèn, thang máy,…hoạt động không bị gián đoạn trong trường hợp bị cắt điện hay gặp sự cố tạm thời. Bộ lưu điện dùng cho gia đình thường sẽ có công suất thấp và chi phí không quá cao.
Trong y khoa
Bộ lưu điện trong y khoa cực kỳ quan trọng. UPS được dùng trong các thiết bị như xét nghiệm, siêu âm, chụp X-quang,… đòi hỏi phải hoạt động liên tục để lấy kết quả, lưu lại hình ảnh của bệnh nhân kịp thời. Hoặc máy trợ tim, máy thở,… được kết nối với UPS để phục vụ bệnh nhân.
Trong giao thông
Hệ thống đèn tín hiệu giao thông, camera, đèn,…cũng cần được cấp điện liên tục để đảm bảo các hoạt động giao thông diễn ra bình thường và đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.
Những lưu ý khi sử dụng bộ lưu điện
Để sử dụng bộ lưu điện UPS hiệu quả, hạn chế phát sinh chi phí sửa chữa thì bạn cần phải biết cách sử dụng, dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng UPS:
- Lắp đặt bộ lưu điện ở nơi thông thoáng khô ráo, tránh bị ẩm ướt hay chịu tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời làm giảm độ bền và chất lượng của UPS.
- Định kỳ vệ sinh lau chùi để tránh bám bụi gây ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của máy.
- Nếu tần suất sử dụng thấp bạn nên xả điện đều đặn 2 tháng 1 lần. Chú ý mức xả xuống gần 10% rồi tiếp tục nạp lại điện.
- Bảo trì định kỳ để tránh phát sinh sự cố khi cần sử dụng UPS.
- Tắt thiết bị khi không sử dụng và không nên cắm sạc thường xuyên sẽ làm giảm tuổi thọ của ắc quy.
- Không nên để ắc quy cạn hết pin rồi mới sạc, điều này sẽ làm giảm tuổi thọ của pin.
Nên lựa chọn bộ lưu điện đến từ thương hiệu nào?
Bộ lưu điện UPS ngày càng được sử dụng phổ biến trong đời sống, sản xuất. Hiện nay có rất nhiều bộ lưu điện đến từ nhiều thương hiệu khác nhau với mức giá, hiệu suất và chính sách bảo hành khác nhau. Tùy theo mục đích và quy mô sử dụng, bạn có thể tham khảo một số bộ lưu điện dưới đây.
Delta Electronics
Delta Electronics là thương hiệu của Đài Loan, đây là nhà cung cấp các giải pháp quản lý nhiệt và năng lượng trên toàn cầu. Hạng mục kinh doanh của Delta Electronics gồm điện tử công suất, tự động hóa và cơ sở hạ tầng trong đó bao gồm sản phẩm bộ lưu điện Delta.
APC – Schneider Electric
APC – Schneider Electric là thương hiệu đến từ Mỹ nổi tiếng trong lĩnh vực Uninterruptible Power Supply. Với sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã hiện đại, đa tính năng ổn áp điện lưu trữ cho doanh nghiệp và người tiêu dùng cá nhân nên được thế giới ưa chuộng sử dụng và Việt Nam cũng không ngoại lệ.
VERTIV
VERTIV là một thương hiệu nổi tiếng đến từ USA chuyên cung cấp các sản phẩm về bộ lưu điện UPS. Hơn thế nữa, VERTIV còn có các sản phẩm như hệ nguồn DC, hệ máy lạnh chính xác, PDU,…
ANGUSTOS
ANGUSTOS cũng là một thương hiệu đến từ Mỹ với đa dạng các sản phẩm về lĩnh vực công nghệ thông tin. Các sản phẩm đến từ thương hiệu này như: UPS Angustos, hệ thống CCTV, thiết bị chuyển mạch KVM switch,…
SANTAK
Bộ lưu điện Santak là một thương hiệu đến từ Mỹ, thành lập vào năm 1984. Đây là thương hiệu chuyên cung cấp các giải pháp quốc tế về nguồn dự phòng UPS Santak được dùng nhiều trong hầu hết các ngành công nghiệp.
CYBERPOWER
Thương hiệu Cyberpower của Mỹ là một thương hiệu chuyên thiết kế và sản xuất các sản phẩm năng lượng như: biến tần di động, bộ chống xung sét, bộ lưu điện Cyberpower, bộ biến tần PV,…
EMERSON
UPS Emerson là thương hiệu bộ lưu điện của Mỹ được sản xuất tại Trung Quốc với giá thành rất cạnh tranh với các UPS cùng phân khúc nhưng chất lượng cũng không hề kém cạnh. UPS Emerson được làm từ các nguyên liệu cao cấp nhằm nâng cao thời gian sử dụng cũng như chống va chạm và an toàn cho người dùng.
EATON
Eaton là bộ lưu điện được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại có tính năng tiết kiệm năng lượng. Tính năng Eco Control hỗ trợ người dùng tiết kiệm đến 20% điện năng khi sử dụng. Ngoài ra UPS Eaton còn có chức năng chống xung, lọc nhiễu,… bảo đảm an toàn cho tất cả thiết bị.
HYUNDAI
Bộ lưu điện Hyundai có thiết kế hiện đại là giải pháp tối ưu cho mạng lưới điện gia đình, tự động hóa, công nghiệp, sản xuất,… với giá thành cạnh tranh. Hyundai có tính năng bảo vệ tải quá lớn, thời gian chuyển mạch 0ms sẽ đảm bảo một mạng lưới điện ổn định cho khách hàng.
UPSELECT
Bộ lưu điện Upselect được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, chất liệu được chọn lọc khắc khe. Do đó các sản phẩm UPS Upselect đến tay người dùng đều đạt chất lượng tốt, ít xảy ra sự cố hay phát sinh chi phí bảo hành, bảo dưỡng.
RIELLO
Đây là thương hiệu bộ lưu điện từ Ý rất nổi tiếng ở Việt Nam có khả năng lưu trữ điện năng vượt trội. Riello có thiết kế hiện đại, chất liệu cứng cáp và thời gian sử dụng lâu bền. UPS Riello có khả năng tương thích cao với mạng lưới điện dân dụng lẫn công nghiệp với đa dạng công suất từ 500VA đến 800KVA
Các yếu tố cần quan tâm để chọn bộ lưu điện phù hợp
Dưới đây là một số yếu tố đáng quan tâm để lựa chọn bộ lưu điện phù hợp theo nhu cầu sử dụng ở hộ gia đình hoặc cho doanh nghiệp.
Công suất
Công suất là yếu tố cần quan tâm đầu tiên khi bạn mua bộ lưu điện dùng cho gia đình hay cho doanh nghiệp. Công suất cao giúp UPS hoạt động ổn định tránh tình trạng quá tải. Chọn UPS có công suất phù hợp còn giúp bạn tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả cao khi sử dụng.
Bình ắc quy
Nếu nhu cầu cần thời gian tải điện dài để hoàn tất việc sao lưu dữ liệu, tắt hệ thống đúng cách bạn nên UPS có thể mở rộng ắc quy, gắn bên trong hoặc bên ngoài tủ điện.
Thương hiệu
Để đảm bảo công suất, chất lượng tuổi thọ bền bạn nên chọn các sản phẩm UPS đến từ các thương hiệu uy tín. Các thương hiệu uy tín cung cấp UPS như: APC, Eaton, Santak, Hyundai,…
Bảo hành
Để đảm bảo bộ lưu điện hoạt động ổn định, hiệu quả nhất thì bạn nên quan tâm đến chế độ bảo hành, bảo dưỡng thiết bị. Thời gian bảo hành cho UPS gia đình, doanh nghiệp nhỏ thông thường khoảng 6 tháng/ lần, các doanh nghiệp lớn thời gian bảo hành nên là 3 tháng/lần. Chế độ bảo hành định kỳ sẽ giúp bộ lưu điện bền với thời gian và hoạt động ổn định.
Tips chọn bộ lưu điện UPS phù hợp
Tùy theo mục đích và quy mô sử dụng sẽ có cách chọn bộ lưu điện phù hợp, dưới đây là một số tips có thể giúp bạn lựa chọn đúng sản phẩm cho mình:
Công ty quy mô nhỏ
Với công ty quy mô nhỏ bạn nên tham khảo sản phẩm UPS có công suất vừa phải cùng một số tips lựa chọn sau:
- Sức chứa: Đối với quy mô công ty nhỏ bạn có thể sử dụng bộ lưu điện có sức chứa từ 650VA đến 1500VA.
- Thời gian lưu trữ điện: Thời gian lưu điện cho UPS có quy mô nhỏ từ 10-30 phút là đủ thời gian để lưu trữ dữ liệu và tắt các thiết bị điện đúng cách.
- Số lượng ổ cắm: Với quy mô công ty nhỏ bạn nên quan tâm đến UPS có từ 4-6 ổ cắm là có thể cung cấp điện được cho các thiết bị cần thiết.
- Chất lượng: Nên lựa chọn các sản phẩm của các thương hiệu uy tín để đảm bảo độ ổn định cùng chính sách bảo hành tốt nhất.
- Giá cả: Lựa chọn sản phẩm bộ lưu điện phù hợp với ngân sách của mình để tránh lãng phí và khai thác được tối đa hiệu suất hoạt động.
Công ty, doanh nghiệp vừa và lớn
Đối với doanh nghiệp, công ty có quy mô vừa và lớn cần lựa chọn bộ lưu điện có công suất lớn để đảm bảo nguồn điện được liên tục. Một số tips lựa chọn như sau:
- Sức chứa: Bộ lưu điện phải có sức chứa lớn để cấp đủ điện cho toàn bộ các thiết bị, server.
- Thời gian lưu điện: Thời gian lưu điện đủ dài để có thể lưu trữ dữ liệu và đàm bảo hệ thống được vận hành bình thường trong thời gian bị cắt điện.
- Số lượng ổ cắm: Số lượng ổ cắm nhiều đảm bảo các thiết bị, server,… và toàn hệ thống được cấp đủ điện.
- Chất lượng: Lựa chọn UPS có chất lượng tốt đến từ các thương hiệu uy tín trong ngành thì độ bền, độ ổn định của UPS được nâng cao.
Câu hỏi thường gặp
Có nên dùng UPS Online?
UPS Online là dòng UPS cao cấp và khắc phục hầu như toàn bộ nhược điểm về công suất, thời gian lưu điện của UPS Offline. Công suất UPS Online được thiết kế từ 1KVA-800KVA, phục vụ đa dạng nhu cầu của người dùng và khắc phục được các sự cố như tăng, giảm áp đột ngột, mất điện, biến tần, méo dạng điện áp,… Với những tính năng trên thì UPS Online là một lựa chọn hữu ích tuy nhiên mức giá của UPS Online cao hơn nhiều so với giá của các sản phẩm UPS Offline.
Khi nào cần sử dụng bộ lưu điện?
Bạn cần sử dụng bộ lưu điện khi bạn sử dụng máy tính bàn cùng các thiết bị ngoại vi cắm trực tiếp vào nguồn điện mà khi cắt điện đột ngột sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của thiết bị. Khi bạn cần cấp điện liên tục cho camera, thiết bị báo cháy,… hoặc router ADSL để chúng hoạt động liên tục, không bị gián đoạn.
Có thể cắm bao nhiêu thiết bị vào UPS?
Dung lượng của ắc quy có ảnh hưởng đến thời gian hoạt động của UPS, dung lượng tích điện càng cao thì thời gian sử dụng càng lâu. Thường các UPS có thời gian hoạt động từ 15 đến 30 phút trước khi cần nạp điện lại ắc quy.
Có thể cắm bao nhiêu thiết bị vào UPS?
Vì công suất của bộ lưu điện UPS có giới hạn nên bạn không nên cắm tất cả các thiết bị vào. Nếu cắm quá nhiều thiết bị và thiết bị có công suất lớn sẽ làm giảm thời gian hoạt động của bộ lưu điện. Máy tính và router ADSL là hai thiết bị bạn nên ưu tiên cắm vào UPS.
Tính công suất bộ lưu điện UPS
Công suất bộ lưu điện có tỷ lệ thuận với giá thành của UPS. Nếu chọn công suất quá nhỏ thì thời gian lưu điện ngắn có thể không đáp ứng được nhu cầu sử dụng, nếu chọn công suất quá cao thì chi phí sẽ tăng cao nhưng bạn lại không sử dụng hết công suất. Bạn có thể tham khảo cách tính công suất bộ lưu điện như sau:
Giá trị công suất của UPS (VA)* hệ số 0.7 = Giá trị công suất (W)
Ví dụ: Bộ lưu điện có công suất 2000 VA*0.7 = 1400(W) sẽ đáp ứng đủ cho hai máy tính cá nhân, router cùng 1 máy in nhỏ.
Nên ưu tiên chọn dòng UPS nào?
Phân loại UPS có 3 dòng chính bạn có thể tham khảo lựa chọn:
– Dòng UPS Online: Loại này dùng nguồn điện nhà để sạc ắc quy, nguồn điện cung cấp được chuyển từ nguồn 1 chiều của ắc quy thành nguồn điện xoay chiều thông qua 1 mạch chuyển. Loại này có độ ổn định tốt nhưng giá thành cao gấp 4 lần các dòng khác.
– Dòng UPS Offline interactive: Dòng này phù hợp khi bạn sử dụng máy tính tại khu vực có nguồn điện không ổn định. UPS Offline interactive cho phép hiệu chỉnh công suất tải phù hợp với thiết bị vì có sử dụng 1 cảm biến nằm giữa nguồn vào và nguồn ra.
– Dòng UPS Offline: Đây là dòng có giá thành rẻ và hoạt động theo nguyên tắc cơ bản nhất của bộ lưu điện Standby Power System – SPS. Khi nguồn điện nhà đang hoạt động, UPS sẽ đưa thẳng tới thiết bị sử dụng và khi mất điện một mạch chuyển tức thời sang chế độ dùng bình ắc quy. Điều này sẽ gây ra một độ trễ trong thao tác chuyển nguồn và gây tụt áp trong vài mili giây.
Bộ lưu điện UPS dùng để làm gì?
Bộ lưu điện UPS là một thiết bị có chức năng lưu trữ điện dự phòng. UPS đóng vai trò cung cấp điện năng để đảm bảo các thiết bị điện hoạt động liên tục, không bị gián đoạn, đình trệ khi gặp sự cố lưới điện trong một khoảng thời gian tương ứng với công suất thiết kế.
Nguồn UPS là gì? Bộ nguồn cấp điện liên tục UPS là gì?
Nguồn UPS là nguồn cung cấp điện tạm thời cho các thiết bị điện khi bị gián đoạn lưới điện đang sử dụng. Nguồn UPS sẽ làm giảm hư hỏng cho các thiết bị điện khi bị mất điện đột ngột.
Bộ nguồn cấp điện liên tục UPS là thiết bị có thiết kế để lưu trữ điện nhằm cung cấp nguồn điện liên tục cho các thiết bị điện khi nguồn điện chính bị cắt. Ngoài ra bộ nguồn cấp điện UPS còn bảo vệ các thiết bị điện trong trường hợp nhiễu điện, tăng giảm áp đột ngột,…
Bộ lưu điện 220v giá bao nhiêu?
Giá bộ lưu điện 220v có thể còn tùy thuộc vào công suất, thương hiệu, tuổi thọ của pin cùng các tính năng tích hợp đi kèm. Mức giá dao động từ 1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng cho loại có công suất nhỏ từ 500 đến 800VA. Công suất càng cao mức giá càng tăng, có loại từ 3.500.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Lời kết
Bên trên là toàn bộ những giải đáp cho bộ lưu điện UPS là gì và ứng dụng của UPS vào thực tiễn cuộc sống. UPS có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc cung cấp điện năng tạm thời cho các thiết bị điện đang sử dụng trong khi dòng điện đang sử dụng bị sự cố. Qua những thông tin bên trên vọng bạn sẽ lựa chọn cho mình bộ lưu điện UPS phù hợp với nhu cầu để đảm bảo các thiết bị điện trong gia đình bạn hoạt động an toàn, ổn định, tránh hư hỏng, giảm tuổi thọ của các thiết bị điện tử.