NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
10/06/2024
Lượt xem

Scrum Master là gì? Vai trò & Kỹ năng Cần Thiết

10/06/2024
16 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (69 bình chọn)

Scrum Master đóng vai trò then chốt trong việc dẫn dắt và hỗ trợ đội ngũ Scrum thực hiện dự án hiệu quả, đảm bảo chất lượng sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng. Trong bài viết này, Vietnix sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Scrum Master là gì, vai trò, trách nhiệm và con đường phát triển của vị trí này trong bối cảnh phương pháp quản lý Agile ngày càng phổ biến.

Tìm hiểu tổng quan về Scrum Master

Trong thế giới phát triển phần mềm nhanh chóng và liên tục thay đổi ngày nay, phương pháp Agile đã trở thành một “kim chỉ nam” không thể thiếu. Và khi nhắc đến Agile, chúng ta không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của Scrum Master. Vậy Scrum Master là gì? Họ có vai trò gì trong một dự án Agile? Hãy cùng Vietnix tìm hiểu rõ hơn dưới đây!

Scrum là gì?

Scrum là một framework làm việc linh hoạt và lặp lại thuộc nhóm các phương pháp Agile, được thiết kế ban đầu để hỗ trợ quản lý, phát triển các dự án phần mềm phức tạp. Tuy nhiên ngày nay, Scrum đã vượt ra ngoài lĩnh vực công nghệ thông tin và được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề khác như marketing, kế toán, bán hàng, quản lý dự án,…

Scrum là một framework thuộc nhóm Agile
Scrum là một framework thuộc nhóm Agile

Điểm cốt lõi của Scrum là hoạt động theo từng chu kỳ ngắn gọi là sprint với thời gian kéo dài trong khoảng tháng hoặc ngắn hơn. Trong mỗi chu kỳ này, đội ngũ Scrum sẽ  hợp tác cùng nhau để liên tục xác định mục tiêu, lập kế hoạch chi tiết cho các hạng mục công việc và hoàn thành chúng để mang lại giá trị cuối cùng cho khách hàng.

Scrum Master là gì?

Theo Scrum.org, Scrum Master là người đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo hiệu quả hoạt động của đội ngũ Scrum. Họ thực hiện điều này bằng cách hỗ trợ đội ngũ nâng cao năng lực và tối ưu hóa quy trình làm việc trong khuôn khổ Scrum Framework.

Scrum Master là nhân vật có vai trò đảm bảo hiệu quả của đội ngũ Scrum
Scrum Master là nhân vật có vai trò đảm bảo hiệu quả của đội ngũ Scrum

Scrum Master thường là một “servant leader” (nhà lãnh đạo phục vụ) chứ không chỉ đơn thuần là người quản lý truyền thống. Họ giúp Scrum team làm việc hiệu quả hơn, đồng thời còn là người bảo vệ nhóm khỏi các yếu tố gây xáo trộn bên ngoài để nhóm có thể tập trung hoàn thành mục tiêu dự án. 

Agile là gì?

Agile là một phương pháp quản lý dự án và phát triển phần mềm linh hoạt, đề cao sự tương tác, hợp tác và phản hồi liên tục giữa các bên liên quan. Điểm đặc biệt của Agile nằm ở cách tiếp cận lặp đi lặp lại, chia nhỏ dự án thành nhiều chu kỳ phát triển ngắn. Mỗi chu kỳ tập trung vào việc phát hành phần mềm liên tục, thu thập phản hồi từ khách hàng và điều chỉnh sản phẩm dựa trên những phản hồi đó.

5 giá trị của Scrum

Scrum đề cao 5 giá trị cốt lõi giúp định hướng cách thức hoạt động của nhóm tương tác giữa các cá nhân với nhau. Dưới đây là 5 giá trị cốt lõi đó:

  • Focus (Tập trung): Scrum khuyến khích sự tập trung cao độ vào một mục tiêu duy nhất tại một thời điểm. Thay vì đa nhiệm, các nhóm Scrum sẽ tập trung vào việc hoàn thành từng phần nhỏ của dự án (gọi là sprint) một cách hiệu quả nhất có thể. 
  • Courage (Dũng cảm): Để làm việc nhóm hiệu quả đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau. Nhờ tinh thần dũng cảm, các thành viên trong nhóm Scrum sẵn sàng đối mặt với những thử thách cam go, cùng nhau vượt qua khó khăn và đạt được mục tiêu đã đề ra
  • Openness (Cởi mở): Scrum đề cao tính minh bạch. Thông tin về tiến độ dự án, các kế hoạch sắp tới và những phương pháp cải thiện hiệu quả hoạt động của nhóm cần được chia sẻ một cách cởi mở giữa thành viên trong nhóm và các bên liên quan (stakeholders). 
  • Commitment (Cam kết): Mỗi thành viên trong nhóm Scrum đều cam kết hoàn thành công việc với chất lượng cao nhất, đồng thời trung thực về tiến độ thực tế và những khó khăn khi thực hiện dự án. Trong một số trường hợp, nhóm Scrum  có thể cam kết hoàn thành thêm các mục tiêu sau khi bắt đầu một sprint.
  • Respect (Tôn trọng): Scrum đề cao sự tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm và các bên liên quan. Môi trường làm việc minh bạch, tôn trọng là cơ sở để các thành viên dễ dàng chia sẻ khó khăn và hỗ trợ lẫn nhau khi cần thiết. Các bên liên quan cũng nên tôn trọng ý kiến ​​chuyên môn của đội ngũ phát triển  về những thách thức và nguồn lực cần thiết để hoàn thành dự án.
5 giá trị cốt lõi của Scrum
5 giá trị cốt lõi của Scrum

So sánh Scrum Master và Project Manager

Scrum Master và Quản lý dự án đều đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thành công của dự án, nhưng trọng tâm công việc và cách tiếp cận của mỗi vị trí là khác nhau. 

Về trọng tâm công việc:

  • Project Manager: Tập trung vào kết quả của dự án, bao gồm việc hoàn thành mục tiêu dự án đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách và theo đúng yêu cầu đã đặt ra.
  • Scrum Master: Tập trung vào sự phát triển nhóm thực hiện dự án, giúp họ nâng cao năng lực, tối ưu hóa quy trình và hỗ trợ các thành viên để đảm bảo thành công cho nhóm.

Cách tiếp cận công việc:

  • Project Manager: Sử dụng phương pháp quản lý truyền thống, đề cao tính kiểm soát. Project Manager sẽ thực hiện các công việc đề ra kế hoạch, theo dõi tiến độ, quản lý nguồn lực và điều phối giao tiếp trong nhóm.
  • Scrum Master: Hoạt động như một thành viên trong nhóm, một người cộng tác chứ không nắm quyền kiểm soát. Scrum Master đóng vai trò thúc đẩy, hỗ trợ nhóm nâng cao và tối ưu hóa quy trình làm việc để đạt được mục tiêu.
So sánh Scrum Master và Project Manager
So sánh Scrum Master và Project Manager

Công việc và vai trò của một Scrum Master

Scrum Master đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả hoạt động của Scrum Team. Để đạt được mục tiêu này, Scrum Master cần thực hiện những công việc chính dưới đây:

  • Hỗ trợ tổ chức áp dụng Scrum: Scrum Master đóng vai trò tiên phong trong việc giới thiệu và triển khai Scrum trong toàn bộ tổ chức.
  • Hỗ trợ cho Scrum Team: Scrum Master hỗ trợ các thành viên trong team phát triển khả năng tự quản lý và phối hợp hiệu quả giữa các thành viên đa năng. 
  • Loại bỏ các trở ngại: Scrum Master xác định và giải quyết các vấn đề cản trở tiến độ của Scrum Team, đảm bảo quá trình phát triển diễn ra suôn sẻ.
  • Tổ chức và quản lý các sự kiện, cuộc họp Scrum: Scrum Master điều phối các hoạt động, cuộc họp quan trọng như daily team standups, Daily Scrum, Sprint Planning, Sprint Review và Sprint Retrospective diễn ra đúng thời gian, đảm bảo tiến độ dự án và sự tham gia tích cực của các thành viên.
  • Tạo điều kiện hợp tác: Scrum Master thúc đẩy giao tiếp và hợp tác hiệu quả giữa Scrum Team, stakeholders và Product Owner.

Lưu ý: 

  • Nhiều tổ chức gán mác “standup” cho bất kỳ cuộc họp ngắn nào diễn ra hàng ngày, bất chấp việc vi phạm cấu trúc và mục đích cốt lõi của format standup trong Scrum. Thậm chí những cuộc họp này còn không tuân theo mục đích là cập nhật và đồng bộ tiến độ công việc mà còn sa lầy vào việc báo cáo chung hoặc thảo luận chi tiết về công việc. 
  • Một số tổ chức sử dụng sai thuật ngữ này với mong muốn xây dựng hình ảnh “hiện đại”, “bắt kịp xu hướng” cho tổ chức. Tuy nhiên việc áp dụng sai lệch về mặt nguyên tắc và tinh thần của Scrum khiến những cuộc họp này gây lãng phí thời gian và cản trở tiến độ chung của nhóm.

Cách để trở thành Scrum Master

Để trở thành một Scrum Master hiệu quả, bạn cần trang bị cho mình một loạt các kỹ năng, kiến thức và chứng chỉ liên quan. Dưới đây là một số khuyến nghị giúp bạn có thể theo đuổi sự nghiệp này dễ dàng hơn.

Có các chứng chỉ về Scrum

Có nhiều chứng chỉ Scrum Master khác nhau dành cho những ai muốn nâng cao trình độ và chứng minh năng lực của mình trong lĩnh vực này. Dưới đây là những thông tin chi tiết về các loại chứng chỉ phổ biến nhất:

Chứng chỉ Scrum do tổ chức Scrum Alliance.org cung cấp:

  • Chứng chỉ Certified ScrumMaster (CSM): Đây là chứng chỉ đầu tiên và phổ biến nhất trong loạt chứng chỉ Scrum của Scrum Alliance. Để đạt được CSM, bạn cần tham gia khóa học do Scrum Alliance tổ chức và vượt qua kỳ thi trắc nghiệm. Chứng chỉ CSM có giá trị hai năm và cần được gia hạn sau đó.
  • Chứng chỉ Advanced Certified ScrumMaster (A-CSM): Chứng chỉ này dành cho những Scrum Master có kinh nghiệm muốn nâng cao kỹ năng của mình. Để lấy được ACSM, bạn cần có chứng chỉ CSM và ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc thực tế ở vị trí Scrum Master.
  • Chứng chỉ Certified Scrum Professional-ScrumMaster (CSP-SM): Đây là chứng chỉ cao cấp nhất của Scrum Alliance dành cho Scrum Master. Để lấy được CSP-SM, bạn cần có chứng chỉ ACSM và ít nhất 02 năm kinh nghiệm làm việc thực tế ở vị trí Scrum Master.
Chứng chỉ Certified ScrumMaster
Chứng chỉ Certified ScrumMaster

Chứng chỉ Scrum do tổ chức Scrum.org cung cấp:

Scrum.org cung cấp ba cấp độ chứng chỉ Professional Scrum Master là PSM I, PSM II và PSM III. Trong đó, PSM I là chứng chỉ khởi điểm, có thể đạt được thông qua kỳ thi trực tuyến mà không cần tham gia khóa học. Còn PSM II và PSM III đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn cao hơn.

Điểm đặc biệt của 3 loại chứng chỉ do Scrum.org cung cấp là có giá trị trọn đời mà không cần gia hạn lại. Bạn không cần tốn chi phí mua các khóa học nhưng cần trả phí cho mỗi lần thi chứng chỉ. Cụ thể, phí thi PSM I là 200 USD/1 lần thi, phí thi chứng chỉ  PSM II là 25 USD/1 lần thi và cho PSM III là 500 USD/1 lần thi. 

Các chứng chỉ khác:

  • PMI Agile Certified Practitioner (PMI-ACP): Chứng chỉ PMI này không chỉ tập trung vào Scrum mà còn yêu cầu cả kiến thức, kinh nghiệm toàn diện về Agile, được đánh giá cao bởi nhà tuyển dụng.
  • SAFe Scrum Master: Thích hợp cho Scrum Master làm việc trong môi trường doanh nghiệp áp dụng Scaled Agile.

Có các kỹ năng mềm cần thiết

Ngoài những kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn về Scrum, một Scrum Master hiệu quả còn cần sở hữu nhiều kỹ năng mềm quan trọng để hỗ trợ nhóm và đảm bảo dự án thành công. Một số kỹ năng mềm quan trọng nhất bao gồm:

  • Kỹ năng giao tiếp rõ ràng và súc tích: Scrum Master cần truyền đạt thông tin một cách hiệu quả cho các thành viên trong nhóm, các bên liên quan và các cấp quản lý. Họ cần đảm bảo rằng mọi người đều hiểu rõ vai trò, trách nhiệm và mục tiêu chung của dự án.
  • Kỹ năng huấn luyện: Scrum Master đóng vai trò là huấn luyện viên cho nhóm của mình, giúp từng thành viên xác định điểm mạnh và điểm yếu của mình để có phương hướng phát triển phù hợp. 
  • Giải quyết xung đột: Scrum Master đóng vai trò trung gian trong việc giải quyết các xung đột trong nhóm. Họ cần có khả năng lắng nghe các quan điểm khác nhau, xác định nguyên nhân gốc rễ của xung đột và đưa ra giải pháp thỏa đáng cho tất cả các bên liên quan.

Có kiến thức cơ bản về Scrum cũng như Agile

Để trở thành một Scrum Master, việc trang bị cho bản thân nền tảng kiến thức vững chắc về Scrum và Agile là vô cùng quan trọng. Điều này bao gồm việc nắm rõ các thuật ngữ, cụm từ, hệ thống và quy trình cơ bản, giúp bạn vận dụng các phương pháp một cách an toàn, hiệu quả. Bạn có thể củng cố kiến thức nền tảng và trau dồi các kỹ năng thực hành cần thiết thông qua việc tham gia các khóa học và lấy chứng chỉ Scrum Master uy tín. 

Học và nắm chắc các kiến thức về Agile
Học và nắm chắc các kiến thức về Agile

Ngoài ra, Scrum Master cũng cần có kiến thức về các công cụ hỗ trợ quản lý dự án phổ biến như Jira và Asana. Việc thành thạo các công cụ này sẽ giúp Scrum Master theo dõi tiến độ dự án hiệu quả, quản lý backlog sản phẩm và tạo điều kiện cho sự cộng tác trong nhóm.

Câu hỏi thường gặp

Học gì để làm Scrum Master?

Để trở thành một Scrum Master xuất sắc, bạn cần xây dựng nền tảng vững chắc về Agile và Scrum. Hãy bắt đầu bằng việc nắm vững các nguyên tắc Agile, Scrum Framework cùng các sự kiện Scrum quan trọng như Sprint, Daily Scrum và Backlog Refinement. Bên cạnh đó, việc hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của Product Owner và Development Team trong quá trình phát triển sản phẩm là rất quan trọng. Điều này bao gồm cách xây dựng và quản lý User Stories, xác định Tiêu chí chấp nhận và kỹ năng theo dõi tiến độ qua Biểu đồ Burndown.

Có nên thử sức trở thành Scrum Master?

Scrum Master là một nghề nghiệp đầy tiềm năng với nhiều cơ hội phát triển. Việc trở thành Scrum Master có thể là một lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với những ai đam mê giúp đỡ người khác, có kỹ năng giao tiếp, huấn luyện tốt, thích nghi nhanh chóng và có tinh thần học hỏi không ngừng. Để đưa ra quyết định chính xác, bạn có thể tham khảo ý kiến của những người đang làm việc trong lĩnh vực này, tham gia các khóa học Scrum hoặc thử sức với vai trò Scrum Master trong một dự án cá nhân.

Mức lương Scrum Master là bao nhiêu?

Mức thu nhập của Scrum Master dao động tùy theo nhiều yếu tố như kinh nghiệm làm việc, quy mô công ty, địa điểm làm việc,… Trong đó, mức lương trung bình của Scrum Master tại Việt Nam là:

– Scrum Master mới ra trường: 23 triệu đồng – 40 triệu đồng/tháng.
– Scrum Master có kinh nghiệm 2-3 năm: 40 triệu đồng – 90 triệu đồng/tháng.
– Scrum Master cấp cao: Trên 100 triệu đồng/tháng.

Ngoài lương cứng, Scrum Master cũng được hưởng nhiều phúc lợi khác như thưởng theo hiệu quả dự án, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thưởng lễ tế, ngày nghỉ phép, quỹ hưu trí, cơ hội tham gia các khóa đào tạo chuyên môn,…

Lời kết

Như vậy, bài viết này đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về Scrum Master là gì, bao gồm vai trò, trách nhiệm và cách để trở thành một Scrum Master thành công. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp ích cho việc định hướng nghề nghiệp, đặc biệt nếu bạn đang quan tâm đến lĩnh vực Agile và Scrum.

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Banner group
Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

Black Friday Hosting & VPS

Chương trình bắt đầu sau

Giảm giá 40% hosting VPS

50 coupon mỗi ngày

Gia hạn giá không đổi

NHẬN DEAL NGAY
Pattern

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

Icon
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1
Icon
XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG