Sự ra đời của công nghệ PoE đã mang đến một giải pháp tối ưu cho việc triển khai các hệ thống camera giám sát, router wifi và điện thoại IP. Vậy thực sự PoE là gì? Những lợi ích mà công nghệ này mang lại cho người dùng ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề trên.
Tìm hiểu PoE là gì?
PoE là viết tắt của từ Power Over Ethernet – Cấp nguồn qua Ethernet. Đây là công nghệ cho phép truyền tải điện năng cùng với tín hiệu mạng qua cáp mạng Ethernet RJ45. Nói một cách dễ hiểu, giờ đây một sợi cáp có thể đảm nhiệm cả hai chức năng: cung cấp kết nối internet và nguồn điện cho các thiết bị mạng.
Ưu điểm của công nghệ PoE
Công nghệ PoE ngày càng được ưa chuộng trong lĩnh vực lắp đặt và vận hành các thiết bị ghi hình thông minh như camera IP, hệ thống báo cháy, chống trộm,… vì những ưu điểm vượt trội sau:
- Tối giản hóa việc lắp đặt.
- Tiết kiệm chi phí hiệu quả.
- Tính linh hoạt và khả năng mở rộng cao.
- Tăng tính thẩm mỹ cho không gian.
- Tăng tính ổn định cho thiết bị.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số thiết bị mạng khác qua các bài viết sau:
Switch PoE là gì?
Switch PoE là thiết bị được tích hợp đồng thời cả 2 chức năng chia mạng và cấp nguồn điện trực tiếp cho các thiết bị nhận mạng như điện thoại IP, camera IP, router WiFi,… Nhờ khả năng tương thích đa dạng, Switch PoE mang đến giải pháp phát sóng mạng gọn gàng, tiết kiệm chi phí cho văn phòng.
Vì sao nên sử dụng Switch PoE?
Switch PoE được nhiều người dùng ưa chuộng hiện nay bởi thiết bị này mang lại những lợi ích nổi bật sau:
- Khả năng triển khai linh hoạt: Nhờ khả năng cấp nguồn qua cáp mạng Ethernet, Switch PoE giảm thiểu nhu cầu sử dụng ổ cắm điện. Bạn có thể lắp đặt thiết bị ở bất cứ đâu mà bạn mong muốn, mang lại sự linh hoạt tối đa cho hệ thống mạng.
- Khả năng tương thích cao: Switch PoE tương thích với nhiều thiết bị mạng phổ biến như camera IP, điện thoại VoIP, Access Point,… Bạn có thể dễ dàng tích hợp các thiết bị này vào hệ thống mạng hiện có mà không cần phải sử dụng thêm bộ chuyển đổi trung gian.
- Tiết kiệm chi phí: Khả năng cấp nguồn qua dây cáp mạng của Switch PoE giúp bạn không cần phải mua thêm dây nguồn và ổ cắm điện cho từng thiết bị.
Mức tiêu thụ năng lượng trên switch PoE
Hiện nay, hai tiêu chuẩn PoE phổ biến nhất là IEEE 802.3af và 802.3at quy định mức tiêu thụ năng lượng cho Switch PoE. Cụ thể:
- Tiêu chuẩn IEEE 802.3af (PoE): Cung cấp công suất tối đa 15,4W cho mỗi cổng. Tuy nhiên, do hao hụt trên cáp, công suất thực tế tại thiết bị đầu cuối chỉ còn 12,95W.
- Tiêu chuẩn IEEE 802.3at (PoE+): Nâng cao công suất tối đa lên 30W mỗi cổng. Sau khi trừ phần hao hụt điện năng trên cáp, công suất đầu ra cuối cùng còn 25,5W trên mỗi cổng.
Yếu tố then chốt để triển khai hệ thống PoE hiệu quả là đảm bảo nguồn điện cung cấp qua Switch PoE đáp ứng đủ công suất cho từng thiết bị được kết nối. Đồng thời, tổng mức tiêu thụ điện năng của tất cả các thiết bị cũng không được vượt quá khả năng cung cấp năng lượng tối đa của Switch PoE.
Công suất của Switch PoE
Switch PoE thường có hai mức công suất phổ biến: 150W và 400W. Ở phần này, chúng ta sẽ đi vào vào phân tích 2 công tắc FS chi tiết là Switch PoE 8 cổng và Switch PoE 24 cổng để làm rõ công suất, mức tiêu thụ điện năng và số lượng thiết bị tối đa mà mỗi loại có thể kết nối.
Switch PoE 8 Port và Gigabit PoE+ và 2 cổng Gigabit SFP. Switch này hỗ trợ chuẩn PoE IEEE 802.3af/at với mức tiêu thụ năng lượng tối đa 150W. Mỗi cổng có thể cung cấp công suất lên đến 30W, Switch PoE 8 Port cho phép kết số lượng thiết bị lần lượt là:
- Tiêu chuẩn PoE (IEEE 802.3at): Hỗ trợ tối đa 8 thiết bị (15,4W/cổng x 8 cổng = 123,2W)
- Tiêu chuẩn PoE+ (IEEE 802.3at): Hỗ trợ tối đa 5 thiết bị (30W/cổng x 5 cổng = 150W)
Switch PoE 24 Port
Switch PoE 24 Port FS S1400-24T4F cung cấp 24 cổng Gigabit PoE+, 1 cổng console và 4 cổng Gigabit SFP. Switch này cũng hỗ trợ chuẩn PoE IEEE 802.3af/at với mức tiêu thụ năng lượng tối đa 400W và công suất mỗi cổng là 30W. Như vậy số lượng thiết bị có thể kết nối Switch PoE 8 Port là:
- Tiêu chuẩn PoE (IEEE 802.3at): Hỗ trợ tối đa 24 thiết bị (15,4W/cổng x 24 cổng = 369,6W).
- Tiêu chuẩn PoE+ (IEEE 802.3at): Hỗ trợ tối đa 13 thiết bị (30W/cổng x 13 cổng = 390W).
3 chuẩn PoE và ứng dụng PoE trong hệ thống camera
1. Chuẩn PoE IEEE 802.3af
Chuẩn IEEE 802.3af là chuẩn PoE cơ bản hỗ trợ truyền tải cả dữ liệu và nguồn điện qua cáp Ethernet Cat5E/6. Nhờ có PoE, việc cấp nguồn cho thiết bị mạng trở nên đơn giản, không cần sử dụng tới adapter riêng.
Chuẩn PoE IEEE 802.3af cung cấp công suất tối đa 15.4W cho mỗi cổng. Chuẩn này cũng cho phép cấp nguồn lên tới 48VDC và công suất 12.95W qua cáp Cat5 cho dịch vụ Ethernet 10/100/1000Mbit/s. Lưu ý thiết bị cấp nguồn PoE phải tuân theo các quy định về định dạng, phân loại, khả năng điều khiển khi khởi động và cách ly nguồn với dữ liệu để đảm bảo tương thích với chuẩn IEEE 802.3af.
2. Chuẩn PoE IEEE 802.3at
Chuẩn IEEE 802.3at là chuẩn PoE+ nâng cấp từ chuẩn PoE với khả năng cung cấp công suất tối đa 30W cho mỗi cổng. Switch PoE+ tương thích ngược với PoE và tự động nhận diện thiết bị kết nối để cấp nguồn phù hợp (PoE+, PoE hoặc chỉ dữ liệu).
3. PoE Chuẩn IEEE 802.3bt
Tiêu chuẩn PoE IEEE 802.3bt mang đến nhiều lợi ích vượt trội so với các phiên bản trước, tập trung vào 4 mục tiêu chính:
- Hoàn toàn tương thích với các thiết bị PoE chuẩn af và at.
- Hỗ trợ 10Gbase-T.
- Quy định các thông số nhằm giảm thiểu tình trạng mất cân bằng tín hiệu giữa các cặp dây.
- Hỗ trợ mức công suất tối thiểu 49W cho thiết bị đầu cuối.
Để tận dụng tối đa hiệu năng của PoE 802.3bt, người dùng cần lưu ý lựa chọn hệ thống cáp có hiệu suất cao. Tiêu chuẩn 802.3bt đặt ra yêu cầu khắt khe hơn về điện trở thuần bất đối xứng và điện trở bất đối xứng giữa các cặp dây so với các phiên bản trước.
Câu hỏi thường gặp
Camera PoE là gì?
Camera PoE là dòng camera an ninh có khả năng truyền tải dữ liệu và cấp nguồn qua cùng một cáp Ethernet duy nhất. Camera PoE được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống giám sát an ninh cho nhiều khu vực như: tòa nhà, khu công nghiệp, nhà hàng, quán cà phê,…
POE ChatGpt là gì?
POE ChatGpt là một ứng dụng trò chuyện AI được phát triển bởi Quora và ra mắt vào tháng 12/2022, cho phép người dùng đặt câu hỏi và nhận câu trả lời từ AI. Ứng dụng tích hợp nhiều mô hình AI tạo văn bản tiên tiến, bao gồm cả ChatGPT3.
PoE có thể sử dụng ngoài trời an toàn không?
Có thể, sử dụng PoE ngoài trời sẽ an toàn nếu tuân thủ một số lưu ý quan trọng sau:
– Lựa chọn thiết bị PoE phù hợp, tốt nhất là chuẩn PoE+ (IEEE 802.3at) hoặc PoE++ (IEEE 802.3bt), có khả năng chịu nước, bụi bẩn và nhiệt độ cao.
– Lắp đặt PoE an toàn ở nơi khô ráo, tránh nước và ánh nắng trực tiếp, chống sét và nhiễu điện.
– Sử dụng nguồn điện phù hợp theo công suất của PoE.
Khi mua switch PoE, cần lưu ý những thông số kỹ thuật nào để đảm bảo khả năng tương thích với các thiết bị khác?
Để đảm bảo khả năng tương thích và hiệu quả hoạt động khi sử dụng switch PoE, cần lưu ý một số thông số kỹ thuật quan trọng sau:
– Chuẩn PoE của switch: IEEE 802.3af, IEEE 802.3at hay IEEE 802.3bt.
– Loại cổng PoE: Gigabit Ethernet, Fast Ethernet.
– Số lượng cổng PoE phù hợp với số lượng thiết bị cần kết nối.
– Công suất nguồn điện, loại nguồn.
– Tính năng bổ sung khác như QoS,…
PoE có thể giúp tiết kiệm năng lượng như thế nào?
PoE có thể giúp tiết kiệm năng lượng theo nhiều cách:
– Loại bỏ bộ nguồn AC riêng cho từng thiết bị, tối ưu số lượng cáp và ổ cắm điện.
– Sử dụng cáp Ethernet duy nhất để truyền cả dữ liệu và điện năng.
– Switch PoE phân bổ nguồn điện phù hợp cho từng thiết bị.
– Tính năng tự động tắt nguồn PoE cho thiết bị không sử dụng.
– Kết hợp PoE với năng lượng mặt trời hoặc gió để cung cấp điện cho thiết bị mạng.
Lời kết
Bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về PoE là gì và những lợi ích thiết thực mà công nghệ này mang lại. Hãy áp dụng PoE ngay từ hôm nay để đơn giản hóa việc cài đặt thiết bị, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động cho hệ thống của bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!