Đối với với các mô hình kinh doanh thì chắc hẳn tổng đài là yếu tố tiên quyết phải có để phục vụ thực hiện các nội dung nhất định. Có lẽ, bạn đã từng nghe đến tổng đài PBX hay VoIP và hôm nay Vietnix sẽ so sánh chi tiết về 2 loại hình này.
PBX là gì?
PBX là Tổng đài Nhánh Riêng, hay có tên gọi tiêu chuẩn quốc tế là Private Branch Exchange. Hiểu đơn thuần thì nó là mạng điện thoại riêng biệt được dùng ở các doanh nghiệp trong một phạm vi cụ thể.
Ngoài ra, những thành viên thuộc hệ thống PBX vẫn có thể liên lạc bên ngoài thông qua cách dùng chung một vài đường điện thoại khác. Tại một doanh nghiệp, hệ thống PBX kết nối tất cả điện thoại nội bộ đồng thời liên kết chúng với PSTN (mạng điện thoại chuyển mạch công cộng).
Hiện nay, doanh nghiệp hay tổ chức sẽ có 4 sự lựa chọn đối với hệ thống điện thoại PBX, gồm:
- PBX Thuê/Ảo.
- PBX.
- IP PBX Thuê/Ảo.
- IP PBX.
Trong đó, IP PBX được xem như giải pháp phần mềm hỗ trợ xử lý một vài nhiệm vụ nhất định và cung cấp các loại dịch vụ mà hệ thống điện thoại PBX thuần túy khó thực hiện hoặc tốn nhiều chi phí.
Tổng đài VoIP là gì?
Tổng đài VoIP là hệ thống truyền tải giọng nói của người dùng dựa trên giao thức IP và nó phụ thuộc vào bộ giao thức TCP/IP mà mạng máy tính sử dụng. Đối với tổng đài này, line internet là môi trường mà các thiết bị điện thoại có thể kết nối không dây.
Điều này là do toàn bộ hệ thống tổng đài VoIP sẽ vận hành bằng phần mềm đã được lưu trữ dữ liệu thông qua nền tảng điện toán đám mây. Thế nên, chỉ cần kết nối với internet thì thiết bị điện thoại có thể hoạt động như thông thường.
Ưu điểm và lợi ích nổi bật của PBX là gì?
Có thể nói, phiên bản PBX thông thường trước đây sẽ không có nhiều ưu điểm hay lợi ích khi tích hợp vào hệ thống liên lạc trong doanh nghiệp.
Thế nhưng IP PBX là một câu chuyện cải tiến rõ rệt với những ưu điểm như:
Chi phí liên lạc
Đối với các phiên bản thế hệ sau, khi PBX được kết nối vào mạng internet thì chi phí cho doanh nghiệp sẽ được giảm xuống đáng kể. Khi so với thế hệ tiền nhiệm thì đây có lẽ là sự cải tiến khá nổi bật.
Độ tin cậy
Các kết nối PBX ở hiện tại được kiểm chứng bởi nền tảng điện toán đám mây thế nên độ tin cậy là khá cao. Trường hợp gặp sự cố, PBX vẫn có thể định tuyến chuyển cuộc gọi đến địa chỉ khác.
Hạn chế thay đổi
Việc thay đổi có thể là điều thực sự đáng sợ đối với hầu hết doanh nghiệp. Bạn có thể coi trung kế SIP như một “cửa ngõ” để trải nghiệm các tính năng mà tổng đài ảo VoIP đang có. Khi doanh nghiệp phát triển, bạn được phép mở rộng với cấu hình thấp nhất. Khi doanh nghiệp đã quen thuộc với hệ thống PBX thì tổng đài IP sẽ là phương thức ngăn cách tối ưu.
Lưu ý: Trung kế SIP sẽ không thể xác định vị trí, thế nên khi chuyển văn phòng thì bạn được quyền thiết lập rồi chạy trong thời gian nhất định.
Sự khác biệt giữa PBX và VoIP là gì?
Trên thực tế, khi so sánh PBX và VoIP thì sự khác nhau chủ yếu đến từ cách thức mà chúng hoạt động. Bạn có thể nhận định khái quát hơn qua nội dung sau:
- PBX: Đối với PBX, để có thể vận hành hệ thống thì cần đến đường dây đặc thù và các phần cứng rắc rối khác.
- VoIP: Đối với VoIP, người dùng chỉ việc kết nối vào mạng internet là điện thoại có thể hoạt động như thường.
Bạn có thể thấy được VoIP đang sở hữu tính năng cải tiến hiện đại hơn PBX khá nhiều. Khi đó, doanh nghiệp sẽ giảm thiểu được phần lớn chi phí, thời gian và giúp hoạt động trao đổi thông tin diễn ra dễ dàng và thuận tiện hơn.
Vì sao nhiều doanh nghiệp chọn VoIP?
Như các nội dung bên trên thì bạn đã thấy được tính thuận tiện của VoIP so với PBX. Chính vì thế, hầu hết các doanh nghiệp hoặc tổ chức hiện nay đều lựa chọn VoIP cho hệ thống của họ. Các ưu điểm của VoIP:
Tiết kiệm thời gian
Người dùng chỉ việc kết nối internet là được quyền sử dụng ngay tức thì. Với các hệ thống tân tiến hiện nay, bạn không mất thời gian cho việc cài đặt phần cứng cũng như các chi phí dây đặc thù hoặc thỏa thuận hợp đồng.
Với VoIp, bạn còn được cấp quyền tùy chọn những chức năng cần thiết. Thế nên, nó không mất nhiều thời gian đối với hoạt động chuyển đổi hệ thống và vận hành. Việc lắp đặt tổng đài này lại vô cùng đơn giản và nhanh chóng.
Tiết kiệm chi phí
Đối với PBX, bạn cần bỏ ra chi phí cho các phần cứng bổ sung hoặc có trường hợp cần đi lại bố cục hệ thống dây điện của cả công trình. Trong khi đó, VoIP sẽ không mất quá nhiều chi phí khi bạn truy cập vào internet trực tiếp sử dụng.
Đồng nghĩa, doanh nghiệp gần như cắt giảm hoàn toàn loại chi phí cho vấn đề kết nối. Ngoài ra, tổng đài ảo còn hỗ trợ các cuộc gọi nội bộ không tính phí.
Đo lường đơn giản và đáng tin cậy
Với tính năng tích hợp trực tiếp và phần mềm quản lý khách hàng (CRM) cho phép bạn kiểm soát dữ liệu khách hàng như: Tên, lịch sử giao dịch, nhu cầu,… Khi có người gọi đến, hệ thống sẽ hiển thị lên màn hình giúp bạn hỗ trợ khách hàng sớm nhất.
Hệ thống VoIP dường như rất ít xảy ra các lỗi nghiêm trọng mà hầu hết là những sự cố như mất điện, phần cứng gặp lỗi, đóng cửa văn phòng,… Tuy vậy, mọi vấn đề đều chỉ mất chút ít thời gian xử lý và không cần mất chi phí.
Sử dụng đơn giản
Do điểm mạnh là kết nối qua internet, thế nên bạn có thể thoải mái di chuyển thiết bị đến mọi nơi thuộc vùng quy định bằng phương thức kết nối với tài khoản phù hợp. Vì thế, khả năng liên lạc giữa các chi nhánh doanh nghiệp là hoàn toàn khả thi.
Ngoài ra, người sử dụng được phép bổ sung chức năng hoặc tùy chỉnh dịch vụ thoải mái chỉ bằng việc mua thêm những tùy chọn mới được nhà cung cấp hỗ trợ.
Lời kết
Với nội dung trên, Vietnix đã đưa ra những khái niệm và so sánh PBX với VoIP. Mong rằng, bài viết đã thực sự hữu ích với bạn. Bạn có thể để lại câu hỏi ngay trong bình luận dưới đây để Vietnix hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.