NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
11/05/2023
Lượt xem

MVP là gì? Ý nghĩa của MVP trong từng lĩnh vực

11/05/2023
21 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (194 bình chọn)

MVP là một cụm từ viết tắt được sử dụng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thể thao, game hay công việc kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều người mơ hồ khi nghe tới thuật ngữ này. Trong bài viết dưới đây, Vietnix sẽ giải thích rõ cho bạn đọc hiểu được MVP là gì, đặt tính và ứng dụng của MVP mang lại trong từng lĩnh vực.

MVP là gì?

MVP là từ được sử dụng thường xuyên trong các tựa game MOBA như Liên Minh Huyền Thoại, PUBG, DOTA 2 hay Liên Quân Mobile. Ngoài ra, còn được biết đến nhiều hơn trong lĩnh vực thể thao và khởi nghiệp.

Về cơ bản, MVP chính là từ viết tắt của những cụm từ sau:

  • Most Valuable Player: Được dùng để chỉ những người chơi được đánh giá là có vai trò quan trọng nhất trong cả trận đấu. Mang lại thành tích thi đấu vượt trội và có sức ảnh hưởng lớn tới kết quả chung cuộc.
  • Most Valuable Professional: Là người chơi xuất sắc nhất hay người giỏi nhất trong cả trận đấu.
  • Minimum Viable Product: Hay còn được gọi là sản phẩm khả dụng tối thiểu. Đây là cụm từ được sử dụng thường xuyên trong lĩnh vực khởi nghiệp (Startup).
MVP là từ được sử dụng thường xuyên trong các tựa game MOBA
MVP là từ được sử dụng thường xuyên trong các tựa game MOBA

Lợi ích của mô hình MVP đối với doanh nghiệp

MVP đã mang tới rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp cả về mục tiêu phát triển, mở rộng thị trường và hạn chế rủi ro. Cụ thể như:

  • Nhanh chóng loại bỏ những giả định hay các chiến lược kinh doanh kém hiệu quả.
  • Loại bỏ hoàn toàn những phán đoán chủ quan, không được kiểm chứng khi phát triển marketing hay xây dựng sản phẩm.
  • Giúp doanh nghiệp có cái nhìn khách quan khi phát triển sản phẩm, để mang về hiệu quả tốt nhất.
  • Hoàn thiện chất lượng cho các sản phẩm, phần mềm chính thức.
  • Đo lường, thu thập toàn bộ dữ liệu để tiến hành chăm sóc, tư vấn và triển khai marketing đến cho khách hàng.
  • Tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh và giành được nhiều thị phần hơn, khi sản phẩm chính thức được ra mắt.
  • Truyền tải thông điệp nhanh chóng với khách hàng khi thực hiện marketing.
  • MVP còn giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa các rủi ro về tài chính, nhân lực hay thời gian thực hiện.

Có thể thấy, việc xây dựng MVP là bước quan trọng để kiểm nghiệm ý tưởng và phát triển sản phẩm phù hợp với thị trường. Tuy nhiên, để MVP hoạt động hiệu quả và thu thập dữ liệu người dùng một cách tối ưu, bạn cần một nền tảng hosting ổn định và đáng tin cậy. Bạn có thể tham khảo Vietnix với đa dạng giải pháp lưu trữ web, đáp ứng hoàn hảo nhu cầu của các dự án MVP.

Web Hosting tại Vietnix là một giải pháp hosting lý tưởng để bạn có một môi trường triển khai MVP với mức chi phí hợp lý, tốc độ xử lý nhanh chóng cùng công nghệ chống Ddos toàn diện. Nếu bạn cần hiệu năng vượt trội để xử lý lượng truy cập lớn và đảm bảo MVP hoạt động mượt mà, bạn có thể lựa chọn NVMe Hosting tại Vietnix cùng công nghệ ổ cứng NVMe và CPU cao cấp, hiệu suất ổn định và độ an toàn cao.

Lợi ích của mô hình MVP đối với doanh nghiệp
Lợi ích của mô hình MVP đối với doanh nghiệp

Thuật ngữ MVP trong các lĩnh vực

Thuật ngữ MVP được sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực kinh doanh, giải trí, thể thao và công nghệ. Tùy theo mỗi lĩnh vực, thuật ngữ này sẽ mang ý nghĩa khác nhau. Dưới đây là ý nghĩa của MVP trong một số lĩnh vực phổ biến bạn có thể tham khảo:

MVP trong bóng đá là gì?

Trong bóng đá, thuật ngữ “MVP” thường được sử dụng để chỉ “Most Valuable Player”, tức là cầu thủ xuất sắc nhất trong một trận đấu, một giải đấu hoặc một mùa giải cụ thể. Thuật ngữ này thường được ghi nhận để trao giải thưởng, tôn vinh sự đóng góp xuất sắc của một cá nhân trong một hoặc nhiều trận đấu.

Thông thường, giải thưởng này được quyết định thông qua sự bình chọn của các chuyên gia trong ngành và các tổ chức uy tín, hoặc dựa trên kết quả bình chọn trực tuyến từ khán giả. Để giành danh hiệu MVP trong bóng đá, một cầu thủ phải trải qua một quá trình khó khăn về đạo đức, tinh thần và kỹ thuật, đáp ứng những yêu cầu sau:

  • Có kỹ năng cá nhân xuất sắc.
  • Ghi được nhiều bàn thắng quan trọng.
  • Thể hiện tinh thần đồng đội.
  • Nhận được sự công nhận từ cả khán giả và giới chuyên môn đối với thành tích của mình.

MVP trong bóng rổ là gì?

Tương tự như bóng đá, thuật ngữ MVP trong bóng rổ cũng mang ý nghĩa chỉ “Most Valuable Player”, tức là cầu thủ xuất sắc nhất của một giải đấu hoặc mùa giải cụ thể. Giải thưởng MVP (Most Valuable Player) trong NBA (National Basketball Association) là một giải thưởng hàng năm được trao bởi Hiệp hội Bóng rổ Chuyên nghiệp Mỹ để tôn vinh cầu thủ xuất sắc nhất trong mùa giải.

Các thành viên của ban giám khảo sẽ lựa chọn các ứng cử viên cho giải thưởng. Người hâm mộ cũng có cơ hội bỏ phiếu trực tuyến. Cầu thủ có tổng số phiếu bầu cao nhất sẽ được trao giải thưởng MVP.

MVP trong thể thao có nghĩa là cầu thủ xuất sắc nhất của trận đấu hoặc giải đấu
MVP trong thể thao có nghĩa là cầu thủ xuất sắc nhất của trận đấu hoặc giải đấu

MVP là gì trong IT? Minimum Viable Product là gì?

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin (IT), thuật ngữ “MVP” thường được sử dụng để chỉ “Minimum Viable Product”, tức là phiên bản sản phẩm tối thiểu nhất, có thể phát triển để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thu thập phản hồi từ người dùng một cách nhanh chóng. 

Các phiên bản sản phẩm này thường được sử dụng trong quy trình phát triển phần mềm và các dự án công nghệ khác để giúp nhóm phát triển xác định và kiểm tra các tính năng cần thiết của sản phẩm mà không cần phải đầu tư quá nhiều thời gian và nguồn lực vào việc phát triển.

Sau khi thu thập phản hồi và dữ liệu từ người dùng về MVP, nhóm phát triển có thể tiếp tục phát triển và cải thiện sản phẩm dựa trên các thông tin thu được để tạo ra các phiên bản tiếp theo.

MVP trong kinh doanh là gì?

Trong kinh doanh, mô hình MVP còn được người dùng biết tới với những tên gọi khác là MVP Model hay MVP Frameworks. Đây chính là khái niệm chuyên được dùng để mô tả chi tiết các công thức, cách thức hay những quy trình thực hiện MVP chuẩn. Những công việc này sẽ bao gồm các bước thử nghiệm, xây dựng mọi kỹ thuật cần có, phát triển nhanh chóng sản phẩm cho doanh nghiệp.

MVP trong game là gì?

Nếu bạn là một game thủ mới gia nhập, hẳn bạn đã từng nghe nhắc đến cụm từ “cầu thủ MVP” rất nhiều trong các giải đấu Liên Quân, PUBG. Vậy MVP là gì trong Liên Quân?

Đối với lĩnh vực game nói chung và trò chơi Liên Quân nói riêng, MVP (Valuable Player hay Most Valuable Professional) là danh hiệu được đặt ra cho những người chơi sở hữu thành tích xuất sắc nhất trong cả trận đấu. Dù cho team của bạn chơi thắng hay thua, thì trong cả đội hình vẫn sẽ có một người được đạt danh hiệu này.

MVP trong game
MVP trong game

Cho nên, để nhận được danh hiệu MVP này thì các game thủ sẽ cần phải đáp ứng được một số yếu tố sau:

  • Tham gia vào hỗ trợ đồng đội và tiêu diệt được nhiều kẻ địch nhất trong tất cả các thể loại game đối kháng.
  • Bị mất mạng ít nhất trong ván đấu.
  • Thường xuyên đỡ đòn thay cho đồng đội.
  • Tạo ra thật nhiều sát thương một cách thường xuyên lên toàn bộ tướng của team địch.
  • Trực tiếp tham gia vào công việc phá trụ của team địch.
  • Sẵn sàng tiếp nhận đấu tay đôi với tướng địch và có khả năng kiểm soát được bản đồ.

MVP trong công nghệ Mobile App

Trong lĩnh vực Mobile App, ý nghĩa của MVP cũng khá tương đồng với Startup. Phần lớn, doanh nghiệp trước khi tung ra thị trường sản phẩm chính thức thì sẽ lựa chọn ra mắt MVP. Qua đó, doanh nghiệp có thể thu nhận thêm nhiều ý kiến đóng góp, phản hồi của khách hàng đã trải nghiệm. Để có thể chỉnh sửa lỗi, cải thiện tính năng và tạo ra được phiên bản mới hoàn thiện hơn.

MVP trong công nghệ Mobile App
MVP trong công nghệ Mobile App

Muốn đạt được MVP trong lĩnh vực Mobile App, các doanh nghiệp cần phải lập được cho mình một bản kế hoạch chi tiết. Đồng thời, cũng cần thực hiện lần lượt theo từng bước cụ thể sau:

  • Bước 1: Nghiên cứu và đánh giá sản phẩm MVP sắp kinh doanh, xem mặt hàng này có phổ biến trên thị trường không? Tiếp theo, cần phân tích rõ các đối thủ cạnh tranh, đưa ra điểm mạnh – điểm yếu. Để từ đó, tạo sự khác biệt và hấp dẫn hơn cho sản phẩm của mình.
  • Bước 2: Đảm bảo thiết kế mô hình MVP sao phù hợp nhất. Với mục đích sau khi sản phẩm được tung ra có thể mang tới trải nghiệm tốt hơn cho người dùng. 
  • Bước 3: Ngoài những lợi ích, doanh nghiệp cũng phải đo lường được những khó khăn sẽ gặp phải khi sử dụng sản phẩm MVP. Đảm bảo xác định rõ những tiềm năng, để doanh nghiệp có thể áp dụng chính sách tăng giá cho Mobile App sau khi quyết định ra mắt chính thức.
  • Bước 4: Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải tạo cho mình một bảng danh sách chi tiết liệt kê ra từng tính năng mà Mobile App sẽ có. Qua đó, tiến hành tổ chức và phát triển các tính năng, nhằm đảm bảo tính tinh gọn cho MVP. 
  • Bước 5: Khi đã tung MVP ra thị trường, doanh nghiệp cần phải tiến hành khảo sát và lắng nghe đánh giá của người dùng. Như vậy mới có thể biết được chính xác sản phẩm của mình có điểm mạnh và hạn chế nào. Thông qua việc cải thiện, nâng cấp để giúp doanh nghiệp tạo ra một sản phẩm chính thức có chất lượng tốt nhất.

MVP tại Microsoft

Về ý nghĩa và cách diễn đạt của MVP tại Microsoft cũng có nhiều điểm khác biệt so với những lĩnh vực như game, Mobile App hay Startup. Thế nhưng, MVP ở đây vẫn là từ viết tắt của cụm Most Valuable Professional.

Tại Microsoft, MVP có nghĩa là các cá nhân sẽ không trực tiếp làm việc tại văn phòng của Microsoft. Họ chỉ là những người có đóng góp lớn, quan trọng đối với sự phát triển về công nghệ của hãng.

MVP tại Microsoft
MVP tại Microsoft

Để có thể trở thành một MVP cho Microsoft thì cá nhân đã có thời gian thử nghiệm rất nhiều thứ. Trong đó, bao gồm cả việc tham gia hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm bản thân trên các kênh video YouTube. Đồng thời, cá nhân MVP đó cũng phải có trách nhiệm giúp kết nối nhân viên tại Microsoft với các MVP khác lại với nhau. 

Sau khi cá nhân đạt được danh hiệu MVP do Microsoft công nhận, cần phải làm việc thật chăm chỉ và thể hiện sự chuyên nghiệp của bản thân trong thời gian 12 tháng. Điều này sẽ giúp cho cá nhân có thể giữ vững được danh hiệu cho bản thân và sở hữu hồ sơ đẹp khi làm việc tại đây.

MVP của Facebook

Để có thể mang tới thành công lớn cho mạng xã hội Facebook như bây giờ. Trước khi ra mắt, Mark Zuckerberg đã giới thiệu đến người dùng một bản MVP thử nghiệm có tên là thefacebook. Ban đầu thefacebook chỉ hoạt động giống như một mạng xã hội dành riêng cho sinh viên của trường đại học Harvard, gần giống với danh bạ chung.

Sau khi thấy được độ phổ biến và sự phát triển ngày càng tăng cao của thefacebook, thì Mark Zuckerberg mới quyết định cải tiến, mở rộng quy mô của nó. Đương nhiên, hành động này là hoàn toàn đúng đắn và minh chứng rõ ràng nhất đó chính là sự phát triển của Facebook hiện tại.

MVP của Airbnb

Mô hình MVP của Airbnb được hình thành khá ngẫu nhiên. Ban đầu, nhà sáng lập của Airbnb thường băn khoăn “Việc khách hàng trả tiền để có thể ở trong nhà của người xa lạ liệu có tốt hơn khi thuê khách sạn?”. Để có thể giải đáp thắc mắc, những nhà sáng lập đã quyết định chụp hình các căn hộ đang có sẵn của họ. Sau đó tiến hành đăng tải các hình ảnh này lên một website có giao diện đơn giản, để chạy quảng cáo về dịch vụ cho thuê.

MVP của Airbnb
MVP của Airbnb

Kết quả nhận lại đó là lượng khách hàng đặt thuê phòng thông qua trang web tăng lên chóng mặt. Điều này khiến cho các nhà sáng lập đưa ra quyết định hoàn thiện website Airbnb trong thời gian ngắn. Cho đến thời điểm hiện tại, Airbnb đã trở thành một website tiện lợi nhất trong lĩnh vực đặt phòng, sở hữu nhiều tính năng và công cụ tuyệt vời. 

MVP của Twitter

MVP tiền thân của Twitter thực chất chỉ là một nền tảng Podcasting có tên gọi Odeo. Thế nhưng, chỉ mới hoạt động được một thời gian Odeo đã mất dần thị phần bởi iTunes ra mắt. Để không bị phá sản, nhà sáng lập đã quyết định thay đổi cách thức hoạt động. Sau một cuộc hackathon được diễn ra, Odeo đã tiến hành chuyển biến thành twttr (đây cũng chính là MVP thứ 2 của Twitter).

Thời gian đầu, twttr chỉ dành riêng cho người dùng nội bộ tại Odeo. Nhằm mục đích để các nhân viên có thể tự do trao đổi công việc với nhau. Nhưng lâu dần, twttr đã ngày càng lớn mạnh và có nhiều tiềm năng phát triển trên thị trường. Lúc này, nhà sáng lập đã quyết định cải tiến lại và cho ra mắt chính thức Twitter vào năm 2006.

Cách xây dựng mô hình MVP cho doanh nghiệp

Trong quá trình kinh doanh để có thể xây dựng được MVP (Minimum Viable Product) hiệu quả, doanh nghiệp cần phải chú trọng tới một số yếu tố. Chẳng hạn như khách hàng, đề xuất giá trị hay những mối quan hệ.

  • Khách hàng: Tất cả những số liệu được phản hồi lại sau khi dùng MVP, sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng khoanh vùng được nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu.
  • Đề xuất giá trị: Tập trung phát triển MVP vào tính khả dụng của mặt kỹ thuật. Tiến hành xác định chính xác các giá trị và công dụng mà khách hàng sẽ nhận được sau khi dùng MVP. 
  • Mối quan hệ: Đây chính là yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần làm thu hút và duy trì lượng khách hàng của mình. Để thực hiện được điều này, doanh nghiệp sẽ cung cấp chăm sóc mà khách hàng mong muốn.

Phân biệt MVP, PoC và Prototype

Trong lĩnh vực kinh doanh, ngoài khái niệm MVP thì còn xuất hiện 2 thuật ngữ khác là PoC và Prototype. Vậy sự khác biệt giữa 3 thuật ngữ này là gì? Dưới đây là những thông tin cơ bản giúp bạn hiểu rõ sự khác nhau:

  • Proof of Concept (PoC): Được sử dụng để mô tả quá trình thử nghiệm một ý tưởng hoặc phương pháp cụ thể để chứng minh tính khả thi và tính thực tiễn. PoC thường được thực hiện ở giai đoạn đầu tiên của quá trình phát triển sản phẩm và không được triển khai ra thị trường, chỉ được triển khai nội bộ để kiểm chứng xem ý tưởng đó có thể thực hiện được với công nghệ và mô hình kinh doanh của mình hay không. Đối với một số startup, PoC có thể được sử dụng để thuyết phục nhà đầu tư và tiếp cận các nguồn vốn.
  • Prototype (Mẫu thử): Được tạo ra sau khi PoC đã chứng minh tính khả thi của một tính năng cụ thể trong sản phẩm. Prototype được phát triển để kiểm chứng tổng thể của sản phẩm, bao gồm tính năng, thiết kế và tính khả dụng. Hiểu đơn giản, PoC trả lời cho câu hỏi “Cái gì khả thi?” trong khi Prototype trả lời cho câu hỏi “Làm thế nào thì khả thi?”. Mẫu thử Prototype cũng không được phát hành ra thị trường, mà thường được thử nghiệm trong một phạm vi nhỏ bao gồm nhóm khách hàng hiện có hoặc nhóm khách hàng tiềm năng.
  • Minimum Viable Product (MVP – Sản phẩm Khả dụng Tối thiểu): Tập trung vào từ “viable” hoặc “khả dụng”, đây là phiên bản sản phẩm có các tính năng cơ bản nhất nhưng vẫn đủ để mang lại giá trị sử dụng cho người dùng. Khác với Prototype – một phiên bản thử nghiệm sơ bộ có thể phát sinh nhiều lỗi, MVP là một sản phẩm hoàn chỉnh hơn, có ít lỗi hơn. Câu hỏi mà MVP phải giải đáp là liệu sản phẩm có đủ giá trị để cạnh tranh trên thị trường hay không.
3 thuật ngữ MVP, PoC và Prototype đại diện cho các giai đoạn phát triển sản phẩm
3 thuật ngữ MVP, PoC và Prototype đại diện cho các giai đoạn phát triển sản phẩm

Case study MVP startup thành công

Bạn có thể tham khảo một số case study MVP startup thành công được Vietnix tổng hợp bên dưới:

MVP của Facebook

Phiên bản đầu tiên của Facebook, gọi là thefacebook, được ra mắt vào tháng 1 năm 2004. Ban đầu được thiết kế như một mạng xã hội dành riêng cho sinh viên Harvard, sau đó mở rộng sang các trường đại học khác và cuối cùng là toàn thế giới.

Case study MVP của Facebook
Case study MVP của Facebook

MVP của Airbnb

Để kiểm chứng ý tưởng cho thuê căn nhà của người khác, các nhà sáng lập Airbnb đã tạo một trang web đơn giản để đăng quảng cáo cho thuê căn hộ của họ. Đây là một trang web HTML cơ bản nhằm thu hút sự quan tâm của những vị khách đến tham dự một hội nghị sắp diễn ra trong thị trấn.

MVP của Airbnb
MVP của Airbnb

MVP của Twitter

Tiền thân của Twitter là một nền tảng podcasting có tên là Odeo. Twttr, sau này được đổi tên thành Twitter. Phần mềm này được phát triển ban đầu như một phương tiện trò chuyện giữa nhân viên của Odeo. Tuy nhiên, nhận thấy tiềm năng thị trường, các nhà phát triển twttr đã mở rộng ra ngoài công ty và giúp mạng xã hội này trở nên phổ biến trên toàn thế giới.

MVP của Twitter
MVP của Twitter

MVP của Dropbox

Dropbox bắt đầu bằng một video giới thiệu cách thức hoạt động của dịch vụ và một landing page đơn giản để thu thập email của khách hàng tiềm năng. Sự phản hồi tích cực từ người dùng đã củng cố sự tự tin của họ và thúc đẩy quá trình phát triển của Dropbox.

MVP của Dropbox
MVP của Dropbox

MVP của Groupon

Trước khi trở thành Groupon, trang blog WordPress có tên là “The Point” đã được sử dụng để cung cấp các giao dịch hàng ngày. Dù không phải là một “tech MVP startup” điển hình, The Point đã cung cấp những hiểu biết sâu sắc về thị trường và là nền tảng để phát triển thành Groupon sau này.

MVP của Dropbox
MVP của Dropbox

Câu hỏi thường gặp

Data Driven MVP là gì?

Data Driven MVP chính là công việc xây dựng và phát triển MVP dựa vào dữ liệu đã thu thập. Doanh nghiệp chỉ được sử dụng Data Driven MVP sau khi khi đã thu thập đủ dữ liệu để phát triển sản phẩm. Nói cách khác, những dữ liệu này chính là đánh giá khách quan của người dùng về sản phẩm MVP đã được tung ra.

Đặc tính chính của MVP là gì?

Đặc tính của MVP sẽ bao gồm 3 yếu tố cơ bản đó là:
– Sản phẩm MVP đưa ra thật nhiều giá trị để sử dụng, khiến cho người dùng sẵn sàng mua nó.
– Sản phẩm MVP đảm bảo cung cấp tối đa các lợi ích, giữ chân và lôi kéo những người đã sử dụng quay lại để mua sản phẩm trong các lần tiếp theo.
– MVP nhận biết các phản hồi có nội dung giống nhau. Để người phát triển nắm rõ và tiến hành cải tiến, hoàn thiện sản phẩm trong tương lai.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin mà Vietnix đưa ra nhằm giải thích rõ MVP là gì. Qua đó, giúp cho bạn đọc hiểu chi tiết hơn về ý nghĩa và lợi ích mà MVP đem đến. Hy vọng sau bài viết này, sẽ có thể giúp cho bạn dễ dàng xây dựng được MVP hiệu quả. Chúc bạn thành công.

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Trần Đức Trung

Sale Manager
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Banner group
Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

MAXSPEED HOSTING

TĂNG TỐC WEBSITE TOÀN DIỆN

CÔNG NGHỆ ĐỘC QUYỀN

PHẦN CỨNG MẠNH MẼ

HỖ TRỢ 24/7

ĐĂNG KÝ NGAY
Pattern

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

Icon
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1
Icon
XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG