NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
17/06/2023
Lượt xem

Mô hình PEST – Phân tích và áp dụng vào môi trường kinh doanh

17/06/2023
21 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (72 bình chọn)

PEST là một trong những mô hình phân tích môi trường kinh doanh phổ biến hiện nay. Việc ứng dụng mô hình này đem lại những tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy, cụ thể mô hình PEST là gì và đóng vai trò như thế nào trong kinh doanh? Cùng tìm hiểu với Vietnix ngay sau đây.

Mô hình PEST là gì?

Mô hình PEST là mô hình phân tích về những yếu tố thuộc môi trường bên ngoài (môi trường vĩ mô) có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh doanh, quản lý chiến lược của một doanh nghiệp. 

Những yếu tố được đề cập trong mô hình PEST cụ thể là: 

  • P – Politics: Tình hình chính trị.
  • E – Economic: Tình hình kinh tế.
  • S – Social: Tình hình xã hội.
  • T – Technology: Tình hình công nghệ. 

4 yếu tố này cũng chính là những yếu tố khách quan tác động trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Do đó mà các doanh nghiệp buộc phải nghiên cứu và phân tích kỹ từng yếu tố để có thể đưa ra chính sách, chiến lược phát triển phù hợp. 

4 yếu tố của mô hình PEST
4 yếu tố của mô hình PEST

Lợi ích của mô hình PEST

Sự thay đổi của môi trường kinh doanh vừa là cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Có thể nói, sự thay đổi này là một biến số rất khó để đo lường một cách chính xác. 

Vậy nên, áp dụng mô hình PEST trong trường hợp này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng xác định được các yếu tố bên ngoài có tác động như thế nào đến hoạt động kinh doanh của mình. Đồng thời, mô hình này còn giúp doanh nghiệp nhanh chóng xây dựng các chiến lược, kế sách đối phó phù hợp mỗi khi có cơ hội hay thách thức xuất hiện. Đối với những doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh ở một lĩnh vực mới hay ở một địa điểm mới thì mô hình PEST chính là nhiệm vụ quan trọng mà doanh nghiệp đó buộc phải thực hiện. 

Áp dụng PEST giúp biết được các tác động bên ngoài đối với doanh nghiệp mình
Áp dụng PEST giúp biết được các tác động bên ngoài đối với doanh nghiệp mình

Các biến thể của mô hình PEST

Theo thời gian, đã có một số yếu tố mới được thêm vào trong quá trình phân tích mô hình PEST với mục đích cung cấp cho doanh nghiệp một cái nhìn toàn diện hơn. Sự có mặt của những yếu tố này tạo nên những biến thể trong mô hình PEST. Phổ biến nhất là một số biến thể như sau:

  • Mô hình PESTEL/PESTLE: Biến thể này có 2 yếu tố là pháp luật (Legal) và môi trường (Environmental) được bổ sung vào.
  • Mô hình SLEPT: Đây là biến thể đã được thêm vào yếu tố pháp luật. 
  • Mô hình STEEPLE: Là mô hình biến thể có yếu tố đạo đức (Ethics) được thêm vào.
  • Mô hình STEEPLED: Mô hình biến thể có yếu tố nhân khẩu học (Demographic) được thêm vào. 
PESTLE là biến thể của mô hình PEST
PESTLE là biến thể của mô hình PEST

Hạn chế của mô hình PEST

Bên cạnh những lợi ích đã mang lại, mô hình PEST cũng tồn tại một số điểm hạn chế mà doanh nghiệp cần lưu ý khi áp dụng như sau:

  • Các yếu tố bên ngoài của mô hình PEST đều là những biến số. Hiểu đơn giản, những yếu tố đó không cố định mà luôn thay đổi liên tục. Do đó mà doanh nghiệp khó có thể đưa ra được các dự đoán chính xác về tương lai. Hoặc, trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp có thể nhận ra sự thay đổi nhưng vì không quan tâm ngay từ giai đoạn đầu nên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả cuối cùng của chiến lược.  
  • Mô hình PEST có cấu trúc đơn giản. Trong phân tích PEST, các nhà phân tích thường chỉ trình bày một danh sách gồm tập hợp các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô có thể gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Do đó, ngoại trừ đi sâu vào phân tích một số yếu tố có thể gây tác động lớn đến doanh nghiệp thì nhìn chung, việc phân tích không đem lại nhiều kết quả thiết thực.   
  • Có nhiều khó khăn trong việc thu thập dữ liệu liên quan đến môi trường bên ngoài. Nhiều doanh nghiệp đôi khi phải tiêu hao phần lớn thời gian và tiền bạc của mình mới có thể thành công trong việc phân tích mô hình PEST. Chưa kể là sau một thời gian dữ liệu không còn chính xác có thể dẫn đến các sai lầm trong phân tích chiến lược của doanh nghiệp. 
  • Kết quả phân tích mô hình PEST có thể không chính xác. Để phân tích PEST được diễn ra đòi hỏi doanh nghiệp phải thu thập và xử lý rất nhiều thông tin. Tuy nhiên chính bởi vì có quá nhiều thông tin mà doanh nghiệp đã gặp khó khăn trong việc xác định yếu tố nào quan trọng. Điều này có thể dẫn đến sai lầm trong quá trình phân tích.
  • Kết quả phân tích PEST vẫn chưa đủ để doanh nghiệp hoạch định chiến lược. Doanh nghiệp không chỉ phân tích mỗi yếu tố môi trường bên ngoài mà còn phải thực hiện phân tích cả về yếu tố môi trường bên trong lẫn các yếu tố cạnh tranh. Như vậy mới có thể đem đến một góc nhìn toàn diện hơn, giúp việc hoạch định chiến lược diễn ra suôn sẻ và có hiệu quả. 
Mô hình PEST cũng có những hạn chế của riêng mình
Mô hình PEST cũng có những hạn chế của riêng mình

Tại sao cần mô hình PEST trong môi trường kinh doanh

Mô hình PEST ra đời đã trở thành công cụ hỗ trợ hữu hiệu, giúp doanh nghiệp hiểu và có cái nhìn khách quan, toàn cảnh về môi trường kinh doanh mà mình đang hoạt động. Để rồi từ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng nhận định được đâu là cơ hội cần đón nhận và đâu là thách thức tiềm ẩn phải đối mặt. 

Tóm lại, hiểu về mô hình PEST trong môi trường kinh doanh có thể giúp doanh nghiệp hoạch định chiến lược một cách chi tiết và phù hợp với ngành hàng đang hoạt động. Đồng thời, mô hình này còn giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa các cơ hội cũng như giảm thiểu đáng kể các rủi ro sắp đến. 

Xem thêm: Customer Data Platforms(CDP) là gì? Vai trò của CDP trong doanh nghiệp

Phân tích 4 yếu tố của mô hình PEST

Doanh nghiệp có thể nắm được bức tranh toàn diện về thị trường dựa vào phân tích 4 yếu tố cấu thành nên mô hình PEST sau đây:

1. Yếu tố chính trị trong mô hình PEST

Yếu tố chính trị tác động trực tiếp và gây ảnh hưởng không nhỏ đến các lĩnh vực quan trọng như: Lao động xã hội, giáo dục, cơ sở hạ tầng và nền tảng kinh tế. Trong mô hình PEST, có 3 yếu tố liên quan thuộc về chính trị mà doanh nghiệp cần chú trọng:

  • Sự ổn định của chính trị: Đây là yếu tố liên quan đến vấn đề ngoại giao, xung đột chính trị của thể chế pháp luật. Nếu nhà nước xây dựng thể chế ổn định, doanh nghiệp sẽ được tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động sản xuất kinh doanh và ngược lại. 
  • Mức độ can thiệp của Chính phủ: Chính phủ vừa là nhân tố kiểm soát, tài trợ và khuyến khích nhưng cũng đồng thời là nhà cung cấp dịch vụ công cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp nếu nắm bắt được mức độ can thiệp của chính phủ trong các lĩnh vực sẽ đem lại nhiều cơ hội phát triển kinh doanh hơn. 
  • Pháp luật: Trong môi trường kinh doanh, để các doanh nghiệp có một sân chơi công bằng và phát triển bền vững, nhà nước đã thực hiện ban hành một số bộ luật như luật đầu tư, lao động, thuế,… cùng những chính sách về thương mại, điều tiết cạnh tranh, phát triển ngành,… Qua đó, những doanh nghiệp nào hiểu và chấp hành đúng luật pháp sẽ tận dụng được cơ hội từ điều khoản pháp lý mang lại. Đồng thời, việc hiểu các điều khoản luật pháp còn giúp doanh nghiệp nhanh chóng đề ra các đối sách kịp thời và giảm thiểu thiệt hại xảy ra trong kinh doanh.
Yếu tố chính trị ảnh hưởng rất lớn đến mô hình PEST
Yếu tố chính trị ảnh hưởng rất lớn đến mô hình PEST

2. Yếu tố kinh tế trong mô hình PEST

Theo Gillespie (2007), các yếu tố kinh tế có tác động trực tiếp và liên tục đến quá trình hoạt động cũng như phát triển của các doanh nghiệp. Trong đó, tiêu biểu là sự tác động của 7 yếu tố sau:

  • Tăng trưởng kinh tế GDP: Sự tăng trưởng về thu nhập của người dân trong nền kinh tế có thể thúc đẩy nhu cầu của họ đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Mặt khác, khi nền kinh tế phát triển sẽ tạo nên nhiều cơ hội kinh doanh hơn là một nền kinh tế suy thoái.
  • Chính sách về tiền tệ và tỷ giá hối đoái: Các đồng tiền mệnh giá cao gây ảnh hưởng đến cán cân thương mại và tăng tỷ lệ giá ngoại tệ. Điều này làm cho tình trạng xuất khẩu trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, cán cân thương mại cũng góp phần tác động không nhỏ đến đầu tư nước ngoài. 
  • Định hướng thị trường: Tùy thuộc vào quốc gia thuộc chủ nghĩa xã hội hay tư bản mà các doanh nghiệp buộc phải phát triển theo định hướng thị trường của quốc gia đó. 
  • Lãi suất và xu hướng lãi suất: Gia tăng lãi suất có thể gây cản trở đầu tư vì doanh nghiệp phải tốn nhiều chi phí hơn trong việc vay vốn. Ngoài ra, mức lãi suất cao còn khiến người tiêu dùng chú trọng tiết kiệm nhiều hơn là chi tiêu. Điều này làm giảm đáng kể nhu cầu tiêu dùng của người dân.
  • Lạm phát: Mức độ lạm phát có thể làm gia tăng nhu cầu về tiền lương của người lao động. Điều này gây tác động không nhỏ đến doanh nghiệp khi nguồn lương cho nhân sự cũng tăng lên đáng kể. Tình trạng lạm phát sẽ không khuyến khích tiết kiệm và tạo nhiều rủi ro hơn cho hoạt động đầu tư. Ngược lại, giảm phát sẽ khiến cho nền kinh tế trở nên đình trệ. 
  • Trình độ phát triển kinh tế: Doanh nghiệp có nhiều cơ hội mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh trong điều kiện quốc gia có trình độ phát triển kinh tế cao. Ngược lại, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc tồn tại nếu quốc gia có trình độ phát triển kinh tế lạc hậu.
  • Cơ sở hạ tầng và tài nguyên thiên nhiên: Đây là yếu tố nền tảng cho đầu vào của doanh nghiệp. Cụ thể hơn, quốc gia có cơ sở hạ tầng hiện đại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Mặt khác, quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào sở hữu nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho một số ngành mũi nhọn. 
Tăng trưởng GDP là 1 trong 7 yếu tố kinh tế của mô hình PEST
Tăng trưởng GDP là 1 trong 7 yếu tố kinh tế của mô hình PEST

3. Yếu tố văn hóa xã hội trong mô hình PEST

Các yếu tố xuất phát từ môi trường văn hóa xã hội có thể làm thay đổi nhu cầu tiêu dùng đối với các sản phẩm của doanh nghiệp và quan điểm cá nhân của người lao động. Trong đó, phải kể đến sự tác động của 4 yếu tố sau:

  • Các tiêu chuẩn và giá trị văn hóa: Nhận thức cách sống và làm việc của người lao động hay xu hướng người tiêu dùng chấp nhận sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 
  • Dân số, tỷ lệ gia tăng dân số và cơ cấu độ tuổi: Xu hướng tiêu dùng được quyết định bởi tỷ lệ dân số già hay trẻ đang chiếm ưu thế. Chính những thông tin về dân số (vùng, khu vực, quốc gia) sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng định hướng chiến lược sản phẩm của mình. Ví dụ: Dân số già hóa khiến nhu cầu về y tế, thuốc men tăng cao, trong khi đó, nhu cầu về các hoạt động giải trí lại suy giảm.
  • Tốc độ đô thị hóa: Tốc độ đô thị hóa cao dẫn tới sự thay đổi nhanh chóng của yếu tố văn hóa xã hội và giúp doanh nghiệp dễ dàng hòa nhập hơn với thị trường quốc tế. 
  • Thái độ nghề nghiệp: Tùy thuộc vào thái độ đối với mỗi nghề nghiệp mà người lao động hay người tiêu dùng có các quan điểm đánh giá khác nhau về doanh nghiệp. Điều này có thể đem đến thuận lợi hoặc khó khăn trong quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ. 
Thái độ nghề nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới yếu tố văn hóa trong mô hình PEST
Thái độ nghề nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới yếu tố văn hóa xã hội trong mô hình PEST

4. Yếu tố công nghệ trong mô hình PEST

Nhờ sự ra đời của các công nghệ mới đã giúp doanh nghiệp giảm thiểu nhiều chi phí cũng như góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Mặt khác, các công nghệ cùng những cải tiến kỹ thuật còn giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm và quy trình sản xuất mới. Một số yếu tố công nghệ mà doanh nghiệp cần chú ý khi phân tích mô hình PEST là:

  • Đầu tư nghiên cứu và phát triển: Sự ra đời và phát triển của công nghệ không chỉ tạo ra các sản phẩm mới phù hợp với người tiêu dùng mà còn tạo áp lực, làm gia tăng sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Do đó, ngày nay doanh nghiệp nào càng chú trọng đầu tư nghiên cứu về công nghệ càng đem về cho mình nhiều cơ hội phát triển. 
  • Vòng quay công nghệ: Sự bùng nổ của công nghệ đã làm rút ngắn vòng quay công nghệ và tạo áp lực cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành.  
  • Bản quyền: Bảo vệ bản quyền công nghệ là một yếu tố hết sức quan trọng, không chỉ giúp doanh nghiệp nắm vững bí quyết nghề nghiệp mà còn góp phần tạo sự đột phá trong sản xuất dịch vụ.
Đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội phát triển hơn
Đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội phát triển hơn

Ví dụ về phân tích chi tiết mô hình PEST của Vinamilk

Để dễ hình dung về những ảnh hưởng mà các yếu tố từ môi trường vĩ mô tác động đến doanh nghiệp, hãy tham khảo qua ví dụ minh họa phân tích chi tiết mô hình PEST của Vinamilk sau đây:

Yếu tố chính trị (Political)

Luật pháp của một quốc gia đóng vai trò quan trọng và có tác động không nhỏ đến các chiến lược kinh doanh của thương hiệu. Tại thị trường Việt Nam, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm là một yếu tố được đánh giá nghiêm ngặt. 

Mặt khác, cũng còn một số tiêu chí về sản phẩm cần doanh nghiệp đáp ứng trước khi đưa chúng ra thị trường. Cụ thể, doanh nghiệp Vinamilk hiện đã và đang tuân thủ nghiêm ngặt các yếu tố thuộc về thể chế và luật pháp ở Việt Nam (nhất là trong ngành sữa). 

Các tiêu chí về thể chế và luật pháp ở Việt Nam mà Vinamilk tuân thủ thực hiện:

  • Đáp ứng cơ sở pháp lý trong việc thành lập hộ kinh doanh chế biến mặt hàng sữa và các chế phẩm từ sữa.
  • Sở hữu nguồn vốn điều lệ đầy đủ nhằm đáp ứng các nhu cầu trang trải về chi phí vận hành của doanh nghiệp. 
  • Trụ sở và các địa điểm kinh doanh hợp pháp.
  • Doanh nghiệp có mã số thuế được đăng ký tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam. 
  • Trang bị giấy chứng nhận có đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. 
  • Doanh nghiệp có đăng ký bảo hộ về quyền sở hữu trí tuệ. 

Ngược lại, cũng có một yếu tố về thể chế chính trị Việt Nam tác động tích cực đến tình hình kinh doanh của Vinamilk:

  • Sự hòa bình về chính trị cùng những bộ luật bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp đã đem lại nhiều thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Vinamilk. 
  • Các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được chính phủ ban hành (tiêu biểu là ngân sách 2000 tỷ đồng được phê duyệt nhằm hỗ trợ cho các dự án phát triển ngành sữa năm 2020). 
Phân tích về mô hình PEST của thương hiệu Vinamilk
Phân tích về mô hình PEST của thương hiệu Vinamilk

Yếu tố kinh tế (Economics)

Cùng với sự phát triển về kinh tế, nhu cầu chăm sóc sức khỏe ở người tiêu dùng cũng ngày càng gia tăng đã tạo điều kiện cho ngành sữa ngày càng được ưa chuộng. Hơn thế, chất lượng sữa hiện nay cũng đang là một trong những yếu tố hàng đầu được quan tâm.

Một số yếu tố trọng yếu của nền kinh tế ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của Vinamilk:

  • Kinh tế Việt Nam phát triển đã tạo ra nhiều tác động tích cực đến nhu cầu tiêu dùng sữa. 
  • Áp lực mà Vinamilk phải chịu khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO – Tổ chức thương mại quốc tế.
  • Đầu vào của Vinamilk chịu nhiều ảnh hưởng khi tình trạng lạm phát tăng cao. 
  • Giá bò giống nhập vào tăng đã đẩy giá thành sản phẩm Vinamilk tăng lên.

Yếu tố văn hóa – xã hội (Social – Culture)

Bởi vì mức sống của người dân Việt Nam đang cải thiện và gia tăng ngày một tốt hơn đã làm cho nhu cầu sử dụng sữa ngày càng tăng cao. Do đó, xét về những yếu tố đem lại lợi thế cạnh tranh hàng đầu cho Vinamilk không thể không kể đến yếu tố văn hóa – xã hội này.

Cụ thể hơn về những yếu tố thuộc văn hóa – xã hội ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Vinamilk trên thị trường:

  • Mức sống gia tăng đã tạo điều khiển cho thị trường tiêu thụ sữa phát triển.
  • Nhu cầu chăm sóc và cải thiện sức khỏe với sữa và các chế phẩm từ sữa ngày càng thu hút nhiều người quan tâm và tiêu dùng.
  • Ước tính tỷ lệ trẻ em Việt Nam bị suy dinh dưỡng hiện vẫn còn cao. Điều này là một trong số nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của ngành sữa.
  • Người dân Việt Nam vẫn chưa xây dựng thói quen uống sữa nên đây là một cơ hội phát triển lớn cho Vinamilk.

Yếu tố công nghệ (Technology)

Những yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến sự phát triển của Vinamilk:

  • Năng lực sản xuất sữa ra thị trường của Vinamilk đang ngày một gia tăng nhờ sự chuyển đổi công nghệ sản xuất sữa bột sấy từ “gõ” sang “thổi”.
  • Thời gian bảo quản sản phẩm lâu dài hơn nhờ sự phát triển của công nghệ chiết lon sữa bột.
  • Chất lượng sản phẩm Vinamilk tăng dần theo thời gian nhờ sự phát triển của công nghệ thanh trùng sữa nhiệt độ cao. 
  • Chất lượng sản phẩm được kiểm duyệt dựa trên tiêu chuẩn ISO đem đến sự an tâm cho người tiêu dùng khi sử dụng các sản phẩm sữa Vinamilk. 

Mô hình PEST và SWOT: Cái nào tốt hơn?

Bởi vì cả 2 mô hình PEST và SWOT đều sở hữu những điểm tích cực và tiêu cực khác nhau nên để kết luận được mô hình nào tốt hơn cần tùy thuộc vào cách doanh nghiệp phân tích, áp dụng chúng vào thực thế. Đầu tiên, doanh nghiệp cần phân tích về mô hình PEST rồi sau đó mới đến phân tích SWOT.

Cụ thể, phân tích PEST sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn khách quan về tình hình trong và ngoài nước để dựa vào đó mà phát triển kinh doanh. Sau khi phân tích PEST, doanh nghiệp tiếp tục phân tích mô hình SWOT để hiểu và xác định được vị trí của mình trước bối cảnh thế giới (bao gồm các điểm mạnh và hạn chế). 

Câu hỏi thường gặp

Lợi ích của mô hình PEST là gì?

Áp dụng mô hình PEST trong kinh doanh giúp doanh nghiệp:
– Xác định được các yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 
– Doanh nghiệp có thể nhanh chóng xây dựng chiến lược, kế hoạch ứng phó kịp thời, phù hợp mỗi khi xuất hiện cơ hội hay thách thức. 

Mô hình PEST là viết tắt của từ gì?

Các chữ cái trong mô hình PEST là viết tắt của các từ:
– P – Politics: Tình hình chính trị. 
– E – Economics: Tình hình kinh tế.
– S – Social: Tình hình xã hội. 
– T – Technology: Tình hình công nghệ. 

Lời kết

Trên đây là những thông tin về mô hình PEST trong kinh doanh giúp doanh nghiệp thành công hoạch định các chiến lược, kế hoạch để đối phó phù hợp với những biến động từ môi trường. Ngoài ra, Vietnix cũng chia sẻ ví dụ về mô hình PEST của Vinamilk để giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình phân tích này. Mong rằng từ những thông tin này, bạn có thể áp dụng thành công PEST cho doanh nghiệp của mình.

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Trần Đức Trung

Sale Manager
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Thao Thi-Phuong Pham
Khách
Thao Thi-Phuong Pham
1 năm trước

cho e hỏi có mô hình nào đối lập với PEST/PESTLE không ạ, kiểu phân tích 1 yếu tố( tổ chức) có ảnh hưởng gì tới các yếu tố vĩ mô ( văn hóa, chính trị, xã hội không ạ)

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Banner group
Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

MAXSPEED HOSTING

TĂNG TỐC WEBSITE TOÀN DIỆN

CÔNG NGHỆ ĐỘC QUYỀN

PHẦN CỨNG MẠNH MẼ

HỖ TRỢ 24/7

ĐĂNG KÝ NGAY
Pattern

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

Icon
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1
Icon
XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG