NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
26/08/2022
Lượt xem

Lợi thế cạnh tranh là gì? Cách xây dựng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

26/08/2022
15 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (128 bình chọn)

Từ khóa lợi thế cạnh tranh là gì vẫn luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo các doanh nghiệp. Bởi nó được biết đến như một chiếc chìa khóa vàng để doanh nghiệp khai quật sức mạnh và giữ vững vị thế trên thị trường. Vậy, chi tiết về lợi thế cạnh tranh thế nào, mời bạn đón đọc bài viết dưới đây của Vietnix nhé!

Lợi thế cạnh tranh là gì?

Lợi thế cạnh tranh là một từ khóa bao hàm các yếu tố giúp cho một doanh nghiệp trở nên nổi bật hơn giữa hàng triệu đối thủ hoạt động cùng ngành. Khi sở hữu được lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ tìm được chỗ đứng trên thị trường và nhanh chóng khẳng định thương hiệu vươn tầm thế giới. Người tiêu dùng cũng sẽ đặt niềm tin vào đơn vị và góp phần thúc đẩy lợi nhuận của công ty ngày một tăng cao.

Lợi thế cạnh tranh là gì?
Lợi thế cạnh tranh là gì?

Các yếu tố cấu thành lợi thế cạnh tranh cho một doanh nghiệp thường bao gồm:

  • Cơ cấu chi phí.
  • Chất lượng sản phẩm.
  • Mạng lưới phân phối.
  • Dịch vụ khách hàng, chế độ chăm sóc…

>> Xem thêm: Phân tích thị trường là gì? Giá trị mang lại từ phân tích thị trường dành cho doanh nghiệp

Một số ví dụ lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Bạn sẽ hiểu hơn về lợi thế cạnh tranh là gì thông qua một số ví dụ dưới đây:

Bánh trung thu Kinh Đô

Đây vốn là thương hiệu bánh lâu đời và được rất nhiều người Việt chọn lựa. Nhắc đến bánh trung thu, người ta sẽ nghĩ ngay đến thương hiệu này với câu slogan “Thấy Kinh Đô là thấy Tết”.

thay kinh do la thay tet
Slogan “Thấy Kinh Đô là thấy Tết” – lợi thế cạnh tranh của Kinh Đô

Mặc dù ở thời điểm hiện tại, nhà sáng lập Kinh Đô đã nhượng quyền thương hiệu cho đối tác nước ngoài nhưng nhiều người dùng vẫn lựa chọn tin tưởng bởi đơn vị có sự uy tín và phân phối sản phẩm chất lượng. Đây cũng là một lợi thế cạnh tranh của Kinh Đô mà rất ít các đơn vị bán bánh trung thu khác có được.

Amazon

Sàn thương mai điện tử (TMĐT) lớn nhất thế giới này đã khẳng định lợi thế của họ nằm ở chỗ đa dạng sự lựa chọn. Cụ thể, CEO Amazon đã chuyển sang buôn bán tất cả các loại hình sản phẩm trên sàn. Người dùng có thể tìm thấy bất cứ sản phẩm ở lĩnh vực nào họ muốn trên Amazon. Điều này đã nhanh chóng giúp Amazon nổi bật hơn các đối thủ khác.

Vingroup

Lợi thế cạnh tranh của Vingroup đến từ tên tuổi của CEO Phạm Nhật Vượng và các sản phẩm hàng hóa có giá trị cộng hưởng tốt. Đại đa số người dân Việt Nam ở thời điểm hiện tại đều biết đến CEO Vingroup và đặc biệt đặt niềm tin ông. Bởi các giá trị sản phẩm mà ông Vượng mang đến luôn mang tầm cỡ quốc tế, có tính sang trọng và nâng cấp cuộc sống người dân.

Vinhomes Central Park
Vinhomes Central Park

Khi bạn mua nhà Vingroup, bạn cũng sẽ có xu hướng dùng thêm sản phẩm khác của tập đoàn. Ví dụ như bệnh viện, trường học, khu nghỉ dưỡng,… Đây đều là những lợi thế cạnh tranh mang giá trị cộng hưởng tốt, bền vững.

Tầm quan trọng của lợi thế cạnh tranh trong doanh nghiệp là gì?

Thương hiệu và lợi nhuận là đích đến cuối cùng của mỗi một doanh nghiệp. Và việc tìm ra lợi thế cạnh tranh, xây dựng một chiến lược phát triển tốt sẽ giúp công ty nhân đôi khả năng hiện thực hóa mục tiêu ban đầu. Thêm vào đó, lợi thế cạnh tranh cũng được ví như một đòn bẩy quan trọng để giúp doanh nghiệp bật xa hơn so với đối thủ của mình.

Từ đó, giúp cho khách hàng tiếp cận nhanh và gần hơn với thương hiệu của bạn. Tính bền vững và lợi nhuận tăng cũng sẽ dựa trên sự thành công của các yếu tố lợi thế cạnh tranh đó.

Phân loại lợi thế cạnh tranh 

Dựa theo phân tích của giới chuyên gia thì ở thời điểm hiện tại có các loại lợi thế cạnh tranh mà doanh nghiệp cần biết là:

  • Sản phẩm mà doanh nghiệp mang lại có những ưu điểm vượt trội hơn so với đối thủ hay không?
  • Giá cả hàng hóa, vật phẩm bán ra của đơn vị thấp hơn so với những đối thủ cùng ngành khác.
  • Sự khác biệt trong sản phẩm mà doanh nghiệp mang ra chứa tính ưu việt, vượt trội hơn so với những vật phẩm của đối thủ cạnh tranh trước đó.
  • Chất lượng dịch vụ CSKH của doanh nghiệp tốt, được khách hàng đánh giá tích cực.
  • Hoạt động thanh toán, giao hàng và chi phí vận chuyển được khách hàng đánh giá 5 sao.
  • Sản phẩm và mặt hàng đơn vị cung cấp có đầy đủ các thông tin mà khách hàng cần.

Những yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Có khá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp. Cụ thể:

Yếu tố bên ngoài

  • Nền kinh tế chung: Nếu nền kinh tế tăng trưởng đồng nghĩa với việc mọi hoạt động kinh doanh của đơn vị sẽ diễn ra suôn sẻ và ngược lại. Kinh tế suy thoái, không ổn định sẽ khiến cho khách hàng dè dặt hơn trong việc chi tiêu và sắm sửa các vật phẩm. 
  • Thị hiếu và nhu cầu sống: Nếu như doanh nghiệp muốn giữ chân được khách hàng lâu dài thì bắt buộc phải hiểu được nhu cầu sống và thị hiếu của họ. Để làm được điều này, đơn vị bạn phải thực hiện các cuộc nghiên cứu sâu. Từ đó, mang đến những giải pháp kinh doanh hữu hiệu nhất. 
  • Hệ thống pháp luật: Tất cả các ngành nghề, đơn vị kinh doanh đều chịu chi phối của các điều luật. Vì thế, ngay từ đầu, doanh nghiệp cần phải thỏa mãn được các điều kiện mà luật pháp quy định. Điều này giúp bạn tránh những vấn đề phạm pháp, ảnh hưởng đến danh tiếng của thương hiệu về sau. 
  • Công nghệ, mạng xã hội: Áp dụng công nghệ tốt, tối ưu hóa được giá trị của mạng xã hội sẽ giúp doanh nghiệp phát triển ngày càng đi lên.

Yếu tố bên trong

Những yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế kinh doanh này bắt nguồn từ doanh nghiệp. Điển hình là: 

  • Năng lực tổ chức quản lý vận hành doanh nghiệp của những người có thẩm quyền cao nhất. 
  • Năng lực tiếp cận cũng như ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, khác biệt vượt trội so với đối thủ cùng ngành. 
  • Khả năng áp dụng các chiến thuật marketing. Doanh nghiệp cần có đội ngũ chuyên biệt phụ trách mảng này. Họ là những người có năng lực thực chiến, nắm bắt nhanh thời cuộc và kéo khách hàng đến gần hơn với sản phẩm của đơn vị. 
  • Đội ngũ nhân dự của doanh nghiệp làm tốt, tiếp thu nhanh thông tin và các công nghệ tân tiến, biết vận dụng thực tế là một lợi thế cạnh tranh lớn mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn có.

Cách xác định lợi thế cạnh tranh

Cách xác định lợi thế cạnh tranh là gì? Đối với thắc mắc này, chúng tôi có 4 phương pháp gửi đến bạn:

 1. Tự đánh giá năng lực của bản thân, doanh nghiệp

Đây là bước đầu tiên đặt nền móng cơ sở để tạo ra những lợi thế cạnh tranh vượt trội so với đối thủ.

Cách để giúp bạn tự đánh giá được năng lực của bản thân, doanh nghiệp là:

  • Vạch ra các ưu, nhược điểm của bản thân. 
  • Điểm mạnh của bạn là gì so với đối thủ? 
  • Đối thủ đang có điểm yếu nào mà bạn có thể biến thành sức mạnh cạnh tranh của mình. 
Tự đánh giá năng lực của bản thân, doanh nghiệp
Tự đánh giá năng lực của bản thân, doanh nghiệp

Khi có được đáp án cho những câu hỏi trên bạn sẽ xây dựng được lợi thế cạnh tranh sơ khai để chiến đấu với đối thủ.

2. Chú trọng vào yếu tố sáng tạo

Đây tiếp tục là một cách xác định lợi thế cạnh tranh mà doanh nghiệp cần biết. Đừng bao giờ cho rằng, việc sao chép đối thủ hoặc đi theo lối mòn cũ sẽ giúp bạn nhanh chóng thành công như nhiều doanh nghiệp khác.

Chú trọng vào yếu tố sáng tạo
Chú trọng vào yếu tố sáng tạo

Tốt hơn hết, hãy chủ động tìm các hướng làm mang cá tính riêng của bạn. Sự sáng tạo này sẽ giúp cho sản phẩm đầu ra của bạn mang nhiều điểm riêng, khác biệt và nhanh chóng thu hút được ánh nhìn của khách hàng.

3. Phân tích các điểm yếu mà đối thủ cạnh tranh đang có

Đây là bí mật của rất nhiều nhà doanh nghiệp thành công. Họ luôn biết nhìn nhận, đánh giá và tìm ra những khuyết thiếu của đối thủ. Để từ đó, họ biết điểm mấu chốt để vượt mặt đối thủ là gì. Cuối cùng khắc phục và nhanh chóng chiếm ưu thế với nguồn khách hàng mà đối thủ đang có.

4. Tìm ra lợi thế nổi bật của mình

 Nếu bạn hỏi cách để xác định lợi thế cạnh tranh là gì thì đừng quên bỏ lỡ đáp án này. Khi bạn tìm ra được các ưu thế nổi trội của mình sẽ nhận thấy được hướng phát triển nên đi theo lối nào. Từ những điểm mạnh mà bản thân có, bạn khai thác và tìm ra những lợi thế vượt trội khác của doanh nghiệp để cạnh tranh với đối thủ cùng ngành. Mặc dù phương pháp này khá khó để thực hiện. Thế nhưng, nếu làm được, doanh nghiệp của bạn sẽ sớm được thị trường nhắc đến như một ông hoàng đấy.

Cách nâng cao lợi thế cạnh tranh đối với doanh nghiệp

Doanh nghiệp bạn đã biết cách xác định lợi thế cạnh tranh là gì rồi đúng không? Vậy thì, áp dụng ngay các cách nâng cao lợi thế dưới đây để nhanh chóng đưa công ty ra thị trường quốc tế nhé!

Tập trung vào yếu tố cốt lõi là chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Bởi đây là yếu tố mà khách hàng quan tâm hơn cả. Nếu doanh nghiệp của bạn bán sản phẩm kém chất lượng thì dù mẫu mã có đẹp đến nhường nào vẫn không thắng được đối thủ.

Tập trung vào yếu tố cốt lõi
Tập trung vào yếu tố cốt lõi

Khách hàng ngày càng thông minh, họ dè dặt hơn trong mọi quyết định. Vì thế, nếu sản phẩm không chất lượng và thực sự xuất sắc, việc quay lưng với doanh nghiệp là điều sớm muộn.

Do vậy, cách để nâng cao lợi thế cạnh tranh ban đầu là doanh nghiệp tập trung vào chất lượng sản phẩm. Hàng hóa bạn bán ra cần phải đảm bảo được yếu tố: An toàn, chất lượng, đa giá trị.

Chú trọng dịch vụ CSKH

Đây cũng là cách để nâng cao lợi thế cạnh tranh mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng nên biết. Khách hàng cảm thấy được trân trọng, thấu hiểu luôn có xu hướng sử dụng hàng của bạn nhiều hơn. Và tỉ lệ mà họ mang sản phẩm của công ty đi giới thiệu cho bè bạn cũng cao hơn khi được đơn vị chăm sóc tốt. Do đó, đừng quên tập trung vào dịch vụ, trải nghiệm khách hàng bạn nhé!

Chú trọng vào dịch vụ chăm sóc khách hàng
Chú trọng vào dịch vụ chăm sóc khách hàng

Cách tốt nhất để tối ưu hóa dịch vụ CSKH là:

  • Lên quy trình tư vấn chăm sóc cho mọi nhu cầu của khách hàng.
  • Chủ động gợi ý những sản phẩm liên quan, đúng với nhu cầu của họ.
  • Giải quyết mọi phản hồi, khiếu nại nhanh chóng
  • Vạch rõ kế hoạch chăm sóc, hậu mãi tốt cho khách hàng sau mua hàng.

Giảm thiểu tối đa ngân sách kinh doanh

Nhìn qua tưởng chừng như đây là cách nâng cao lợi thế vô lý. Thế nhưng, thực chất cách thực hiện này vô cùng hữu hiệu trong đời sống hiện tại. Khi mà thị trường xuất hiện cùng lúc 2 sản phẩm có cùng chất lượng và mẫu mã nhưng khác nhau về giá. Bạn nghĩ xem, khách hàng sẽ lựa chọn mua vật phẩm nào? Dĩ nhiên, khách hàng luôn có xu hướng mua sản phẩm tối ưu chi phí hơn.

Giảm thiếu tốt đa ngân sách kinh doanh
Giảm thiếu tốt đa ngân sách kinh doanh

Vì thế, trong các phân đoạn sản xuất, bạn nên giảm thiểu ngân sách để giảm giá thành sản phẩm ở mức tốt nhất. Đây cũng là một lợi thế cạnh tranh hữu hiệu mà bạn tốt hơn so với đối thủ.

 Tập trung vào sự sáng tạo

Doanh nghiệp không nên ngừng lại ở những suy nghĩ truyền thống. Bạn nên có sự bứt phá và tạo ra nhiều giá trị thiết thực hơn cả.

Ví dụ như: Chú ý đến ngày sinh nhật của khách hàng VIP để gửi tặng họ các mã ưu đãi, lời chúc sinh nhật. Bên cạnh đó còn gửi tặng đến những món quà lưu niệm hoặc thực hiện chương trình tri ân vào mỗi cuối năm, lễ tết…

Mặc dù những điều này mang giá trị tinh thần nhỏ nhưng lại đặc biệt được khách hàng coi trọng. Giới chuyên gia kinh doanh cũng cho biết, đây là chìa khóa để bạn giữ chân khách hàng với sản phẩm của doanh nghiệp.

Áp dụng công nghệ tân tiến

Thời đại phát triển công nghệ 4.0 mọi thứ đều có xu hướng thay đổi. Máy móc hay phương hướng vận hành của các hoạt động kinh doanh cũng sẽ khác so với truyền thống xưa. Vì thế, việc áp dụng công nghệ tân tiến, thích nghi với những thay đổi của thời đại cũng chính là cách để bạn nâng cao lợi thế cạnh tranh.

Thời đại phát triển công nghệ 4.0 mọi thứ đều có xu hướng thay đổi
Thời đại phát triển công nghệ 4.0 mọi thứ đều có xu hướng thay đổi

Việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật tốt cũng sẽ đẩy nhanh tốc độ sản xuất và tăng năng suất hiệu quả. Mặt khác, doanh nghiệp cũng có thể nhờ vào đó để tạo ra sự đột phá sản phẩm. Nhờ vậy, lâu dần hình thành nên những yếu tố vượt xa đối thủ.

Hợp tác – cách nâng cao lợi thế cạnh tranh tốt

Chủ động tạo mối quan hệ, liên kết giữa các đối tác doanh nghiệp cùng ngành là cách nâng cao lợi thế cạnh tranh mà chúng tôi đang nhắc đến với bạn. Khi bạn hợp tác với các doanh nghiệp khác, chiết khấu chi phí cũng như hiệu quả vận hành sẽ hiệu quả hơn hẳn.

Hợp tác - cách nâng cao lợi thế cạnh tranh tốt
Hợp tác – cách nâng cao lợi thế cạnh tranh tốt

Một ví dụ nhỏ giúp bạn hình dung tốt hơn như sau: Doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh mặt hàng thực phẩm đông lạnh. Bạn có thể móc nối cùng với các kho sỉ hàng đông lạnh số lượng lớn ở địa bàn hoạt động. Để từ đó lấy chiết khấu và giúp cho các đơn vị có được lợi nhuận cao nhất.

Lời kết

Lợi thế cạnh tranh là gì cũng như các phương án nâng cao yếu tố này trong quá trình phát triển của doanh nghiệp đã được phân tích chi tiết ở trên. Nắm vững và vận dụng tốt lợi thế cạnh tranh thì vạch đích sẽ không còn xa đối với doanh nghiệp của bạn. Vì thế, đừng quên note lại và thực nghiệm từ bây giờ nhé!

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Trần Đức Trung

Sale Manager
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Banner group
Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

MAXSPEED HOSTING

TĂNG TỐC WEBSITE TOÀN DIỆN

CÔNG NGHỆ ĐỘC QUYỀN

PHẦN CỨNG MẠNH MẼ

HỖ TRỢ 24/7

ĐĂNG KÝ NGAY
Pattern

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

Icon
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1
Icon
XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG