Lệnh yum trên Linux là một lệnh giúp quản lý các chương trình trên máy tính Linux của bạn. Trong bài viết này, Vietnix sẽ cùng bạn tìm hiểu từ khái niệm, các tùy chọn cho đến các ví dụ cụ thể của lệnh yum để áp dụng khi làm việc trên Linux hiệu quả và nhanh chóng.
Những điểm chính
- Hiểu rõ lệnh yum trong Linux: Bạn sẽ hiểu được định nghĩa và mục đích sử dụng lệnh yum, giúp bạn quản lý phần mềm trên hệ thống Linux hiệu quả.
- Nắm vững các tùy chọn của lệnh yum: Bạn sẽ nắm được các tùy chọn quan trọng của lệnh yum, từ đó dễ dàng thực hiện các thao tác.
- Khám phá 9 ví dụ thực tế với lệnh yum: Bài viết cung cấp 9 ví dụ cụ thể giúp bạn nắm được cách sử dụng lệnh yum trong các tình huống thực tế.
- Hiểu rõ các trường hợp sử dụng đa dạng của lệnh yum: Bạn sẽ khám phá được những ứng dụng khác của lệnh yum.
- Vietnix – Hỗ trợ doanh nghiệp Việt vươn tới thành công
Lệnh yum là gì?
Yum viết tắt của từ Yellowdog Updater Modified là một trình quản lý package trên hệ điều hành Linux. Với YUM, bạn có thể dễ dàng cài đặt, cập nhật và xóa các phần mềm phổ biến như Apache, MySQL, Python… Lệnh yum
giúp đơn giản hóa quá trình quản lý phần mềm, đảm bảo hệ thống của bạn luôn cập nhật và hoạt động ổn định.
Cú pháp của lệnh yum:
yum [options] [command] [package ...]
Lưu ý
Các từ được đặt trong dấu ngoặc vuông là các tùy chọn trong cú pháp ở trên. Ba dấu chấm sau package (gói) cho biết nhiều gói có thể được truyền vào đối số.
Các tùy chọn của lệnh yum
Lệnh yum
trong Linux có rất nhiều tùy chọn cho bạn sử dụng. Để xem tất cả các tùy chọn, bạn có thể xem trong trang hướng dẫn của lệnh yum
qua lệnh sau:
man yum
Dưới đây là một số lệnh yum
được sử dụng nhiều nhất:
Lệnh | Giải thích |
---|---|
yum install package | Cài đặt một package |
yum reinstall package | Cài đặt lại một package |
yum update package | Cập nhật một package |
yum list | Liệt kê ra danh sách các package |
yum remove package | Xóa một package |
yum downgrade package | Downgrade (hạ cấp) một package |
9 ví dụ cụ thể của lệnh yum trong Linux
- Ví dụ 1: Cài đặt một package trên Linux
- Ví dụ 2: Cài đặt lại một package trên Linux
- Ví dụ 3: Cập nhật một package trên Linux
- Ví dụ 4: Liệt kê ra danh sách các package trên Linux
- Ví dụ 5: Gỡ cài đặt một package trên Linux
- Ví dụ 6: Downgrade (hạ cấp) một package trên Linux
- Ví dụ 7: Tìm kiếm một package bằng lệnh yum
- Ví dụ 8: Tìm kiếm một file trong các package
- Ví dụ 9: Quản lý kho lưu trữ package trên Linux
Ví dụ 1: Cài đặt một package trên Linux
Ở ví dụ này để có thể cài đặt một package có tên là php bằng lệnh yum
, bạn có thể nhập lệnh sau và cửa sổ dòng lệnh (Terminal) và nhấn Enter:
sudo yum install php
Trong đó: Lệnh sudo ở trước dòng lệnh sudo yum install cho phép người dùng có quyền truy cập vào tài khoản root.
Kết quả chạy lệnh: Như hình ảnh ở trên, bạn sẽ thấy package php đã được cài đặt thông qua lệnh yum
.
Lưu ý
- Nếu bạn muốn cài đặt 1 nhóm package, thì có thể sử dụng lệnh yum groupinstall theo sau là tên của nhóm package. Cú pháp như sau: yum groupinstall GroupName.
- Để cài đặt kho lưu trữ, bạn sử dụng lệnh yum install theo sau là tên của kho lưu trữ: yum install RepositoryName.
- Để cài đặt một package nằm bên trong một kho lưu trữ cụ thể, bạn sử dụng lệnh theo cú pháp sau: yum enablerepo=RepositoryName install PackageName.
- Để cài đặt một package tự động, bạn sử dụng lệnh yum cùng với tùy chọn -y, cú pháp như sau: yum -y install PackageName.
- Để xem thông tin chi tiết về quá trình cài đặt,z bạn sử dụng lệnh yum cùng với tùy chọn -v, cú pháp như sau: yum -v install PackageName.
- Để cài đặt một package rpm từ một file trên máy tính, bạn dùng lệnh yum localinstall theo sau là đường dẫn của file đó. Cú pháp thực hiện như sau: yum localinstall PathName.
Và từ phiên bản RHEL 6 trở lên, bạn chỉ cần sử dụng mỗi lệnh yum install thay vì lệnh yum localinstall.
Ví dụ 2: Cài đặt lại một package trên Linux
Ở ví dụ này bạn sẽ sử dụng lệnh yum
reinstall để cài đặt lại một package đã có. Hãy nhập chính xác lệnh sau vào cửa sổ Terminal và nhấn Enter để cài đặt lại package php:
sudo yum reinstall php
Kết quả chạy lệnh: Như bạn thấy ở dưới quá trình cài đặt lại package php đã hoàn thành.
Ví dụ 3: Cập nhật một package trên Linux
Ví dụ này bạn sử dụng lệnh yum update để có thể cập nhật một package bất kỳ và ở đây chúng ta sẽ áp dụng lệnh package
firefox. Bạn nhập chính xác lệnh sau vào cửa sổ dòng lệnh và nhấn Enter:
sudo yum update firefox
Kết quả chạy lệnh: Bạn có thể thấy từ hình minh họa về quá trình cập nhật của package firefox.
Lưu ý
- Để có thể cập nhật nhiều package cùng một lúc, hãy sử dụng cú pháp như sau: yum groupupdate PackageName.
- Để cập nhật lại toàn bộ hệ thống của package, bạn sử dụng theo cú pháp như sau: yum update.
- Để cập nhật về phiên bản mật cho hệ thống, bạn hãy sử dụng cú pháp như sau: yum update –security.
- Để kiểm tra package nào có thể được cập nhật, bạn sử dụng cú pháp như sau: yum check-update.
- Để cập nhật lên một phiên bản cụ thể mà bạn muốn cho một package cụ thể, bạn sẽ cần phải ghi ra phiên bản của gói đó, cú pháp như sau: yum update-to PackageVersion.
- Để loại trừ một package cụ thể khi bạn cập nhật lại toàn bộ hệ thống, bạn sử dụng cú pháp sau để chỉ định không cập nhật package này: yum update exclude=PackageName.
Ví dụ 4: Liệt kê ra danh sách các package trên Linux
Khi sử dụng lệnh yum list
để xem danh sách các package, vì không có đối số nên sẽ trả về một danh sách tất cả các package có sẵn. Bạn có thể kết kết quả của lệnh này với lệnh head để xem một số package cụ thể. Như trong ví dụ dưới đây chúng ta sẽ xem 10 package đầu tiên, thực hiện cú pháp như sau:
sudo yum list | head -10
Kết quả chạy lệnh: Như hình ảnh dưới, bạn có thể thấy các gói đã được liệt kê theo dạng danh sách.
Lưu ý
- Để xem danh sách toàn bộ nhóm phần mềm, hãy nhập lệnh này vào cửa sổ dòng lệnh và nhấn Enter: yum grouplist
- Nếu chỉ muốn xem danh sách các package đã được cài đặt, bạn hãy sử dụng lệnh này vào cửa sổ dòng lệnh và nhấn Enter: yum list installed
- Để xem danh sách toàn bộ kho lưu trữ đang có sẵn trên hệ thống, bạn có thể dùng lệnh sau vào cửa sổ dòng lệnh và nhấn Enter: yum repolist all
- Nếu chỉ muốn xem danh sách các kho lưu trữ đang được bật, bạn hãy sử dụng lệnh này trong cửa sổ dòng lệnh và nhấn Enter: yum repolist
- Để xem danh sách các gói đã cài đặt bằng kho lưu trữ hiện bị vô hiệu hóa, hãy nhập lệnh sau vào terminal và nhấn Enter: yum list extras
- Để xem danh sách các dependencies của package, bạn có thể dụng lệnh sau trong cửa sổ dòng lệnh và nhấn Enter: yum deplist PackageName
Ví dụ 5: Gỡ cài đặt một package trên Linux
Trong ví dụ này bạn sẽ sử dụng lệnh yum remove
để xóa một package theo sau đó là tên của package mà bạn muốn xóa. Chúng ta sẽ tiếp tục với package php, bạn hãy nhập lệnh sau vào terminal và nhấn Enter để xóa package php đã được cài đặt trước đó:
sudo yum remove php
Kết quả chạy lệnh: Như hình ảnh ở dưới, bạn sẽ thấy quá trình xóa package php.
Lưu ý
- Để xóa một nhóm phần mềm, bạn hãy sử dụng lệnh sau vào cửa sổ Terminal và nhấn Enter: yum groupremove GroupName.
- Để xóa các dependencies không sử dụng, bạn có thể sử dụng lệnh sau trong cửa dòng lệnh và nhấn Enter: yum autoremove.
Ví dụ 6: Downgrade (hạ cấp) một package trên Linux
Ở ví dụ này bạn sẽ sử dụng lệnh yum downgrade
để làm cho một package bất kỳ quay trở lại phiên bản cũ hơn. Chúng ta sẽ tiếp tục sử dụng package php, bạn hãy nhập chính xác lệnh này vào cửa sổ Terminal và nhấn Enter:
sudo yum downgrade php
Kết quả chạy lệnh: Như bạn thấy ở hình minh họa, quá trình downgrade của package php.
Lưu ý
Downgrade có thể gây xung đột với các package khác sử dụng phiên bản mới hơn. Điều này có thể làm hệ thống không ổn định hoặc hoạt động bất thường. Vì vậy, hãy luôn sao lưu hệ thống trước khi giảm phiên bản để có thể khôi phục nếu xảy ra vấn đề.
Ví dụ 7: Tìm kiếm một package bằng lệnh yum
Trong ví dụ này bạn sử dụng lệnh yum search
theo sau là tên của package mà bạn muốn tìm. Chúng ta sẽ tiếp tục thực hiện trên package PHP, trong cửa sổ Terminal bạn hãy nhập chính xác lệnh sau và nhấn Enter:
sudo yum search php
Kết quả chạy lệnh: Như hình ảnh minh họa cho thấy kết quả tìm kiếm của package php.
Lưu ý
- Để xem thông tin về kho lưu trữ, trong cửa sổ Terminal bạn nhập lệnh sau và nhấn Enter: yum repoinfo RepositoryName.
- Để xem thông tin về một package, bạn hãy nhập lệnh sau vào cửa sổ dòng lệnh và nhấn Enter: sudo yum info PackageName.
Ví dụ 8: Tìm kiếm một file trong các package
Trong ví dụ này bạn sẽ sử dụng lệnh yum provides
theo sau là đường dẫn đến tên file để tìm file bạn muốn. Ở đây, để tìm một file cụ thể trong các package, hãy nhập lệnh sau vào terminal và nhấn Enter:
sudo yum provides /etc/httpd/conf/httpd.conf
Lệnh này được dùng để tìm kiếm package cung cấp file đã chỉ định (trong trường hợp này là /etc/httpd/conf/httpd.conf). Khi bạn chạy lệnh này, yum sẽ tìm kiếm trong tất cả các package có sẵn trên hệ thống và nội dung của package để tìm bất kỳ gói nào khớp với tên file đã chỉ định. Sau đó, lệnh yum
sẽ hiển thị thông tin chi tiết về package chứa file đó, bao gồm tên package, phiên bản, kho lưu trữ và các thông tin khác.
Kết quả chạy lệnh: Như trên hình minh họa, cho thấy quá trình tìm kiếm một file có đường dẫn là /etc/httpd/conf/httpd.conf.
Ví dụ 9: Quản lý kho lưu trữ package trên Linux
Để làm được điều này bạn cần kích hoạt kho lưu trữ package bằng lệnh yum-config-manager
. Trước khi làm điều này, bạn cần phải kiểm tra xem các kho lưu trữ phần mềm đang hoạt động như thế nào bằng lệnh sau:
sudo yum repolist all
Kết quả chạy lệnh: Bạn sẽ thấy trạng thái ban đầu của các kho lưu trữ phần mềm.
Trong hình ảnh trên, bạn có thể thấy kho lưu trữ crb bị vô hiệu. Để kích hoạt kho lưu trữ này, bạn có thể sử dụng lệnh sau:
sudo yum-config-manager --enable crb
Bây giờ sau khi chạy lệnh xong, nếu bạn kiểm tra trạng thái của kho lưu trữ, bạn sẽ thấy kho lưu trữ được kích hoạt. Bạn nhập lệnh sau vào cửa sổ Terminal và nhấn Enter:
sudo yum repolist all
Kết quả chạy lệnh: Bạn có thể thấy trên hình kho lưu trữ crb đã được bật.
Lưu ý
Để vô hiệu hóa một kho lưu trữ, bạn có thể sử dụng cú pháp sau: sudo yum-config-manager –disable RepositoryName.
Các trường hợp sử dụng đa dạng của lệnh yum
Trường hợp 1: Xóa bộ nhớ tạm (Cache)
Để có thể xóa các file bộ nhớ tạm này, bạn nhập chính xác lệnh sau vào cửa sổ Terminal và nhấn Enter:
sudo yum clean all
Kết quả chạy lệnh: Bạn có thể thấy trên hình 25 file bộ nhớ tạm đã được xóa đi
Trường hợp 2: Hiển thị thông tin lịch sử lệnh yum
Ở trường hợp này bạn hãy nhập chính xác lệnh sau vào cửa sổ Terminal và nhấn Enter để xem toàn bộ lịch sử sử dụng lệnh yum trong hệ thống:
sudo yum history
Kết quả chạy lệnh: Trong hình ảnh dưới bạn có thể quan sát các hành động bạn đã thực hiện như lịch sử lệnh, hiển thị ID giao dịch, dòng lệnh, ngày và giờ. Mỗi hành động được gọi là một giao dịch. Ví dụ, nếu bạn đã cài đặt phần mềm php, đó sẽ là một giao dịch. Nếu bạn đã gỡ bỏ phiên bản cũ của php, đó cũng là một giao dịch.
Trường hợp 3: Xem thông chi tiết của một giao dịch cụ thể
Trường hợp này bạn có thể sử dụng lệnh yum history info
và nhập số thứ tự của giao dịch đó để xem chi tiết của một giao dịch đó. Trong cửa sổ Terminal bạn hãy nhập chính xác lệnh xong và nhấn enter để xem thong tin giao dịch số 3:
sudo yum history info 3
Kết quả chạy lệnh: Các thông tin của giao diện số 3 đã được hiển thị trên giao diện cửa sổ Terminal.
Trường hợp 4: Hoàn tác của một giao dịch cụ thể
Trường hợp này, bạn sẽ sử dụng lệnh yum history undo
theo sau là ID giao dịch, ở đây chúng ta sẽ thực hiện ở giao dịch số 2 (đã được Downgrade tại package php). Bây giờ để hoàn tác giao dịch này, nghĩa là nâng cấp gói php, bạn có thể sử dụng lệnh sau vào cửa sổ Terminal và nhấn Enter:
sudo yum history undo 2
Kết quả chạy lệnh: Từ hình ảnh, bạn có thể thấy, quá trình nâng cấp package php đang được thực hiện.
Lưu ý
Ngoài cách trên, bạn có thể sử dụng rollback: sudo yum history undo Transaction_ID.
Rollback tương tự như undo. Sự khác biệt là rollback hoàn tác mọi thứ từ giao dịch đó đến phiên bản mới nhất của hệ thống.
Trường hợp 5: Thực hiện lại một hành động trước đó
Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng lệnh yum history redo
, ở đây chúng ta muốn làm lại hành động downgrade gói php có mã giao dịch là 2. Bạn nhập chính xác lệnh sau vào cửa sổ Terminal và nhấn Enter để thực hiện lại hành động của giao dịch số 2:
sudo yum history redo 2
Kết quả chạy lệnh: Bạn có thể giao dịch số 2 đang được thực hiện lại, cụ thể là downgrade package php.
Trường hợp 6: Giao diện tương tác của “yum”
Lệnh yum
có một môi trường dòng lệnh tương tác riêng. Để sử dụng môi trường dòng lệnh này, đầu tiên bạn cần phải sử dụng lệnh sau trên cửa sổ Terminal và nhấn Enter:
sudo yum shell
Sau đó nhập mật khẩu của bạn khi được hệ thống yêu cầu. Khi môi trường dòng lệnh xuất hiện, bạn có thể sử dụng như một môi trường dòng lệnh bình thường để cài đặt, cập nhật hoặc xóa package và các hoạt động khác. Ở môi trường dòng lệnh này, đôi lúc bạn cần sử dụng lệnh run
để thực thi một lệnh. Ví dụ, để xóa package php, trong cửa sổ dòng lệnh bạn hãy nhập lệnh sau và nhấn Enter:
remove php
Tiếp theo bạn nhập run và nhấn Enter
Kết quả lệnh: Trong hình ảnh ở dưới, bạn có thể thấy quá trình xóa cài đặt của package php đang được thực hiện.
Lưu ý
Môi trường dòng lệnh tương tác của yum có một tính năng đặc biệt là có thể thực thi nhiều lệnh trong cùng một lần thực thi lệnh yum, Ví dụ, bạn có thể viết các lệnh sau:
sudo yum shell
> install php
> update firefox
> remove vsftpd
> run
Sau khi bạn nhập lệnh run và nhấn Enter:
- package php được cài đặt
- package firefox được cập nhật
- package vsftpd đã bị xóa
Vietnix – Hỗ trợ doanh nghiệp Việt vươn tới thành công
Với hơn 12 năm kinh nghiệm và hàng ngàn khách hàng đã tin tưởng, Vietnix tự hào khẳng định vị thế là một trong những đơn vị uy tín trong ngành công nghệ tại Việt Nam. Được vinh danh trong Top 10 The Best of Vietnam 2023 – Thương hiệu hàng đầu Việt Nam 2023, Vietnix cung cấp các giải pháp công nghệ sáng tạo và tối ưu, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ và đạt được những mục tiêu bền vững.
Dịch vụ VPS AMD Vietnix được thiết kế để đáp ứng nhu cầu vận hành ổn định và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Với ổn định cao và uptime tối đa 99.9%, cùng tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh gấp 10 lần, dịch vụ VPS của Vietnix mang đến hiệu suất vượt trội cho các ứng dụng đòi hỏi tài nguyên mạnh mẽ. Đội ngũ kỹ thuật viên của Vietnix luôn sẵn sàng hỗ trợ 24/7, đảm bảo cung cấp dịch vụ đáng tin cậy và hiệu quả cho khách hàng.
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 18001093
- Email: sales@vietnix.com.vn
- Địa chỉ: 265 Hồng Lạc, Phường 10, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Website: https://vietnix.vn/
Chúng ta vừa tìm hiểu cụ thể về lệnh yum và vai trò của lệnh này trong việc quản lý package trên hệ thống Linux. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn và giúp bạn sử dụng lệnh yum một cách hiệu quả trong công việc của mình. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hoặc muốn tìm hiểu thêm về lệnh yum, hãy để lại bình luận bên dưới.