NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
17/09/2024
Lượt xem

Lệnh chage trong Linux – Hướng dẫn cách sử dụng lệnh với 7 ví dụ chi tiết

17/09/2024
16 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

Lệnh chage trong Linux thường được sử dụng để quản lý thông tin tài khoản người dùng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khái niệm, các tùy chọn có sẵn và cách sử dụng lệnh chage qua 7 ví dụ về cách sử dụng dòng lệnh.

Lệnh chage trong Linux là gì?

Lệnh chage trong Linux là một công cụ quản lý hệ thống có thể kiểm tra và điều chỉnh thông tin về tài khoản người dùng. Khi sử dụng lệnh chage bạn có thể đảm bảo rằng các tài khoản người dùng luôn được bảo mật và tuân thủ các chính sách về mật khẩu của hệ thống.

Lệnh chage trong Linux
Lệnh chage trong Linux

Lệnh chage được xem là một dòng lệnh dễ sử dụng trong việc quản lý hệ thống hệ điều hành. Bạn có thể bắt đầu thực thi lệnh ngay trên một số hệ điều hành dựa trên Linux có giao diện thân thiện như Ubuntu. Bên cạnh đó, nếu như bạn là người mới bắt đầu sử dụng Linux, bạn có thể tham khảo qua các câu lệnh trong Linux để biết thêm chi tiết.

Cú pháp cơ bản của lệnh chage

Để xem hoặc chỉnh sửa thông tin về tuổi của tài khoản người dùng, bạn chỉ cần nhập lệnh chànge theo cú pháp sau: 

chage [-OPTION] [USER]

Lưu ý: Trong lệnh trên, OPTION là một tùy chọn có thể thêm vào, nhưng không bắt buộc.

7 tùy chọn sử dụng lệnh chage

Tùy chọnMô tả
-lHiển thị thông tin về thời hạn của tài khoản
-dThay đổi ngày thay đổi mật khẩu cuối cùng
-EChỉ định ngày hết hạn của tài khoản
-IChỉ định số ngày không hoạt động của tài khoản
mChỉ định số ngày tối thiểu giữa các lần thay đổi mật khẩu
-MChỉ định số ngày tối đa giữa các lần thay đổi mật khẩu
-W Chỉ định số ngày cảnh báo

Lưu ý: Các tùy chọn trong giao diện dòng lệnh (CLI) của Linux phân biệt chữ hoa và chữ thường, vì vậy bạn hãy nhập chính xác để sử dụng. Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm lệnh chage trong trang hướng dẫn (man page) để biết thêm về các tùy chọn của lệnh này.

Ví dụ 1: Hiển thị thông tin thời gian hoạt động của tài khoản

Bạn có thể sử dụng lệnh chage và kết hợp với tùy chọn -I để xem thời gian hoạt động của một tài khoản trên Linux. Và trong trường hợp nếu bạn muốn xem thông tin của một tài khoản root từ lệnh sudo ban đầu. Bạn làm theo các bước dưới đây để thực hiện:

Bước 1: Mở ứng dụng Terminal.

Bước 2: Bạn nhập lệnh sudo theo cú pháp sau vào cửa sổ Terminal: 

sudo chage -l root

Bước 3: Sau khi nhập lệnh xong, bạn nhấn Enter để chạy lệnh.

Bước 4: Nhập mật khẩu của tài khoản root  khi được hệ thống yêu cầu.

Bước 5: Cuối cùng bạn nhấn Enter.

Kết quả: Giống như hình bên dưới, trên giao diện của Terminal hiển thị thông tin thời gian hoạt động của tài khoản.

Cách xem thời gian hoạt động của một tài khoản trên Linux
Cách xem thời gian hoạt động của một tài khoản trên Linux

Ví dụ 2: Chỉnh sửa ngày thay đổi mật khẩu cuối cùng của tài khoản

Bạn có thể sử dụng lệnh chage cùng với tùy chọn -d để thay đổi ngày thay đổi mật khẩu cuối cùng của tài khoản và với tài khoản root bạn hãy thêm sudo trước câu lệnh. Để thực hiện bạn làm theo các bước sau đây.

Bước 1: Khởi động ứng dụng Terminal

Bước 2: Sau đó trong cửa sổ Terminal bạn nhập chính xác lệnh:

sudo chage -d 2022-12-01 root

Lưu ý: Bạn có thể tùy ý thay đổi ngày tháng theo ý muốn.

Bước 3: Nhấn phím Enter để chạy lệnh

Bước 4: Bạn nhập mật khẩu của tài khoản root nếu được yêu cầu và sau đó nhấn Enter

Bước 5: Nếu bạn muốn kiểm tra lại ngày thay đổi mật khẩu cuối cùng của tài khoản bạn nhập lệnh sau: 

sudo chage -l root

Bước 6: Nhấn Enter để chạy lệnh

Kết quả: Trong hình ảnh dưới đây, bạn sẽ thấy ngày thay đổi mật khẩu cuối cùng của tài khoản đã được thay đổi.

Đây là giao diện của Terminal trước khi thay đổi ngày thay đổi mật khẩu cuối cùng.

Ngày thay đổi mật khẩu cuối cùng của tài khoản đã được thay đổi
Ngày thay đổi mật khẩu cuối cùng của tài khoản đã được thay đổi

Còn đây là giao diện của Terminal sau khi thay đổi ngày thay đổi mật khẩu cuối cùng.

Giao diện của Terminal sau khi thay đổi ngày thay đổi mật khẩu cuối cùng
Giao diện của Terminal sau khi thay đổi ngày thay đổi mật khẩu cuối cùng

Ví dụ 3: Thiết lập ngày hết hạn của tài khoản người dùng

Trong ví dụ này, chúng ta sẽ sử dụng lệnh chage cùng với tùy chọn -E để đặt ngày hết hạn cho một tài khoản người dùng trên Linux và bạn phải sử dụng lệnh sudo để truy cập vào root. Để thực hiện bạn làm theo các bước sau đây:

Bước 1: Mở ứng dụng terminal

Bước 2: Gõ lệnh sau vào cửa sổ Terminal để đặt hạn sử dụng cho tài khoản root đến ngày 5 tháng 10 năm 2080 và nhấn Enter: 

sudo chage -E 2080-10-05 root

Lưu ý: Bạn có thể thay đổi ngày tháng theo ý muốn.

Bước 3: Bạn nhập mật khẩu của tài khoản root khi được yêu cầu và sau đó nhấn Enter để tiếp tục.

Bước 4: Để kiểm tra hạn sử dụng tài khoản, bạn gõ lệnh sau:

sudo chage -l root

Bước 5: Cuối cùng, nhấn phím Enter để chạy lệnh.

Kết quả: Trong hình dưới đây, bạn có thể thấy ngày hết hạn của tài khoản đã được thay đổi.

Đây là giao diện của Terminal trước khi chỉ định ngày hết hạn tài khoản.

Ngày hết hạn của tài khoản đã được thay đổi
Ngày hết hạn của tài khoản đã được thay đổi

Còn đây là giao diện của Terminal sau khi chỉ định ngày hết hạn tài khoản.

Giao diện của Terminal sau khi chỉ định ngày hết hạn tài khoản
Giao diện của Terminal sau khi chỉ định ngày hết hạn tài khoản

Ví dụ 4: Đặt lại khoảng thời gian tối thiểu giữa các lần đổi mật khẩu trên Linux

Trong ví dụ này, chúng ta sẽ sử dụng lệnh chage với tùy chọn -m và bạn cũng cần sử dụng lệnh sudo để truy cập với quyền root. Để thực hiện điều này, hãy làm theo các bước sau:

Bước 1: Mở terminal Ubuntu

Bước 2: Để đặt thời gian tối thiểu trước khi mật khẩu hết hạn, nhập lệnh sau vào Terminal và nhấn Enter:

sudo chage -m 1 root

Bước 3: Khi được yêu cầu nhập mật khẩu, bạn hãy nhập mật khẩu của tài khoản và tiếp tục nhấn Enter.

Bước 4: Để kiểm tra ngày hết hạn của tài khoản, nhập lệnh sau vào cửa sổ lệnh:

sudo chage -l root

Bước 5: Cuối cùng, bạn nhấn phím Enter để chạy lệnh.

Kết quả: Trong hình ảnh dưới đây, bạn có thể thấy thời gian tối thiểu giữa các lần đổi mật khẩu của tài khoản đã được thay đổi.

Giao diện của Terminal trước khi thay đổi thời gian tối thiểu giữa các lần đổi mật khẩu.

Thời gian tối thiểu giữa các lần đổi mật khẩu của tài khoản đã được thay đổi
Thời gian tối thiểu giữa các lần đổi mật khẩu của tài khoản đã được thay đổi

Giao diện của Terminal sau khi thay đổi thời gian tối thiểu giữa các lần đổi mật khẩu.

Giao diện của Terminal sau khi thay đổi thời gian tối thiểu giữa các lần đổi mật khẩu
Giao diện của Terminal sau khi thay đổi thời gian tối thiểu giữa các lần đổi mật khẩu

Ví dụ 5: Thay đổi thời gian tối đa giữa các lần đổi mật khẩu trên Linux

Trong ví dụ này, chúng ta sẽ kết hợp lệnh chage với tùy chọn -m và sử dụng lệnh sudo để có quyền truy cập vào tài khoản root. Bạn có thể làm theo các bước sau đây:

Bước 1: Đầu tiên, mở Terminal Ubuntu.

Bước 2: Để thiết lập số ngày tối đa giữa các lần đổi mật khẩu, nhập lệnh sau vào Terminal và nhấn Enter:

sudo chage -M 90000 root

Bước 3: Khi được hệ thống yêu cầu nhập mật khẩu, bạn hãy nhập mật khẩu của tài khoản vào cửa sổ Terminal và nhấn Enter.

Bước 4: Để kiểm tra ngày hết hạn của tài khoản, bạn nhập lệnh sau vào cửa sổ Terminal:

sudo chage -l root

Bước 5: Cuối cùng, bạn nhấn phím Enter.

Kết quả: Trong các hình ảnh sau, bạn có thể thấy số ngày tối đa giữa lần đổi mật khẩu của tài khoản đã được thay đổi.

Giao diện của Terminal trước khi chỉ định số ngày tối đa giữa lần đổi mật khẩu.

số ngày tối đa giữa lần đổi mật khẩu của tài khoản trước khi thay đổi
số ngày tối đa giữa lần đổi mật khẩu của tài khoản trước khi thay đổi

Giao diện của Terminal sau khi chỉ định số ngày tối đa giữa lần đổi mật khẩu.

Giao diện của Terminal sau khi chỉ định số ngày tối đa giữa lần đổi mật khẩu
Giao diện của Terminal sau khi chỉ định số ngày tối đa giữa lần đổi mật khẩu

Ví dụ 6: Đặt số ngày trước lịch hẹn thay đổi mật khẩu của tài khoản

Trong ví dụ này, chúng ta sẽ sử dụng chage cùng với tùy chọn -W trên hệ thống Linux. Để thực hiện, bạn cần sử dụng lệnh sudo để có quyền truy cập root. Bạn làm theo các bước dưới đây.

Bước 1: Mở terminal Ubuntu.

Bước 2: Để đặt số ngày cảnh báo trước khi đổi mật khẩu tài khoản, nhập lệnh sau vào cửa sổ lệnh và nhấn Enter:

sudo chage -W 3 root

Bước 3: Bạn sẽ được hệ thống sẽ yêu cầu nhập mật khẩu, hãy nhập mật khẩu của tài khoản vào cửa sổ lệnh và nhấn Enter.

Bước 4: Để kiểm tra ngày hết hạn tài khoản, nhập lệnh sau vào cửa sổ Terminal:

Bước 5: Cuối cùng, nhấn phím Enter để chạy lệnh.

Kết quả: Trong hình ảnh dưới đây, bạn có thể thấy số ngày cảnh báo trước khi hết hạn mật khẩu của tài khoản đã được thay đổi.

Giao diện của Terminal trước khi đặt số ngày cảnh báo trước khi hết hạn mật khẩu.

Ngày cảnh báo trước khi hết hạn mật khẩu của tài khoản đã được thay đổi
Ngày cảnh báo trước khi hết hạn mật khẩu của tài khoản đã được thay đổi

Giao diện của Terminal sau khi đặt số ngày cảnh báo trước khi hết hạn mật khẩu.

Giao diện của Terminal sau khi đặt số ngày cảnh báo trước khi hết hạn mật khẩu
Giao diện của Terminal sau khi đặt số ngày cảnh báo trước khi hết hạn mật khẩu

Ví dụ 7: Thay đổi thông tin về thời gian hoạt động của tài khoản người dùng

Trong ví dụ này, chúng ta sẽ sử dụng lệnh chage và lệnh sudo để truy cập vào quyền tài khoản root. Để thực hiện bạn làm theo các bước sau đây.

Bước 1: Mở ứng dụng Terminal

Bước 2: Để thay đổi thông tin về thời gian hoạt động của tài khoản người dùng, nhập lệnh sau vào cửa sổ Terminal và nhấn Enter:

sudo chage sylvie

Lưu ý: sylvie là tên người dùng. Bạn có thể thay thế bằng bất kỳ tên người dùng nào khác.

Bước 3: Nhập thông tin mới khi được yêu cầu.

Bước 4: Sau đó nhấn Enter sau mỗi giá trị

Bước 5: Để kiểm tra thông tin đã thay đổi, bạn nhập lệnh sau vào terminal và nhấn Enter:

sudo chage -l sylvie

Kết quả: Như bạn thấy ở hình bên dưới, các thông tin về thời gian hoạt động của tài khoản đã được thay đổi.

Thay đổi thông tin về thời gian hoạt động của tài khoản người dùng
Thay đổi thông tin về thời gian hoạt động của tài khoản người dùng

Câu hỏi thường gặp

Có thể sử dụng lệnh chage để thay đổi đường dẫn thư mục home của người dùng không?

Câu trả lời là không. Lệnh chage chỉ tập trung quản lý đến thông tin liên quan đến mật khẩu và dữ liệu đăng nhập của người dùng:
1. Ngày hết hạn mật khẩu: Thiết lập thời hạn để người dùng phải đổi mật khẩu.
2. Ngày tài khoản hết hạn: Quản lý thời gian hoạt động của tài khoản.
3. Trạng thái tài khoản: Khóa, mở khóa hoặc vô hiệu hóa tài khoản.
4. Số lần đăng nhập thất bại tối đa: Thiết lập giới hạn số lần nhập sai mật khẩu trước khi tài khoản bị khóa.

Có thể sử dụng lệnh chage để thay đổi thông tin liên hệ của người dùng không?

Câu trả lời là không. Để thay đổi thông tin liên hệ của người dùng, bạn cần sử dụng các lệnh hoặc công cụ khác, tùy thuộc vào hệ điều hành và hệ thống quản lý người dùng mà bạn đang sử dụng.

Có thể sử dụng lệnh chage để thay đổi nhóm chính của người dùng không?

Câu trả lời là không thể. Bạn nên sử dụng lệnh usermod chỉnh sửa nhiều thông tin về tài khoản người dùng, bao gồm cả việc thay đổi nhóm chính.

Lời kết

Chúng ta vừa tìm hiểu cụ thể về lệnh change trong Linux thông qua các ví dụ. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn và có thể giúp bạn sử dụng lệnh change hiệu quả trong công việc của mình. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới.

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Hưng Nguyễn

Co-Founder
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG