Kích hoạt OPCache trên aaPanel là một phần quan trọng trong việc tối ưu hóa hiệu suất và cải thiện trải nghiệm sử dụng website. OPCache giúp tăng cường tốc độ tải trang bằng cách lưu trữ mã nguồn PHP đã chuyển đổi trong bộ nhớ cache. Điều này không chỉ giảm thời gian phản hồi của trang web mà còn giảm tải cho máy chủ, cải thiện khả năng mở rộng và tiết kiệm tài nguyên hệ thống. Hãy cùng Vietnix tìm hiểu thêm cách kích hoạt OPCache trên aaPanel để tận dụng những lợi ích này trong bài viết dưới đây.
OPCache là gì ?
Ban đầu được gọi là “Zend Optimizer +” và sau đó được đổi tên thành Zend OPCache (được giới thiệu trong PHP 5.5.0), là một phần mở rộng PHP mạnh mẽ được xây dựng để cải thiện hiệu suất của PHP và tăng cường hiệu suất tổng thể của ứng dụng. OPCache có sẵn dưới dạng một phần mở rộng thông qua PECL cho các phiên bản từ PHP 5.2, 5.3 và 5.4. Công cụ này hoạt động bằng cách lưu trữ mã byte của script đã được biên dịch trước vào trong bộ nhớ dùng chung, loại bỏ việc cần thiết của PHP phải tải và phân tích cú pháp script mỗi lần có yêu cầu.
Một số bài viết khác về aaPanel:
Lợi ích của OPCache
- Tăng tốc độ website: OPCache có thể giúp tăng tốc độ website của bạn lên tới 4 lần, giúp giảm thời gian tải trang và cải thiện hiệu suất tổng thể.
- Giảm tải máy chủ: OPCache giúp giảm tải máy chủ bằng cách giảm thiểu thời gian cần thiết để PHP xử lý mã PHP. Điều này có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí máy chủ và cải thiện khả năng lưu trữ.
- Cải thiện khả năng tương thích: OPCache hỗ trợ nhiều phiên bản PHP khác nhau, giúp đảm bảo website của bạn hoạt động tốt với phiên bản PHP mà bạn đang sử dụng.
- Dễ sử dụng: OPCache được tích hợp sẵn trong aaPanel, vì vậy bạn không cần phải cài đặt hoặc cấu hình thủ công.
- An toàn và bảo mật: OPCache được phát triển bởi đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm tại Zend Technologies và được sử dụng bởi hàng triệu website trên toàn thế giới.
Ngoài những lợi ích trên, OPCache còn mang lại một số lợi ích khác như:
- Giảm %CPU sử dụng cho máy chủ.
- Giảm thời gian đáp ứng đầu tiên (TTFB) cho tất cả các trang web PHP trên máy chủ.
- Cải thiện SEO
- Nâng cao trải nghiệm người dùng
Các bước thực hiện kích hoạt OPCache trên aaPanel
- Bước 1: Truy cập vào giao diện quản trị aaPanel
- Bước 2: Kích hoạt OPCache trên phiên bản PHP
- Cách 3: Kiểm tra phiên bản
Để kích hoạt OPCache trên aaPanel, bạn chỉ cần thực hiện 3 bước đơn giản sau đây.
Bước 1: Truy cập vào giao diện quản trị aaPanel
Để truy cập vào aaPanel, hãy truy cập đường dẫn có dạng http://IP:8888
, trong đó IP sẽ được thay thế bằng địa chỉ IP của máy chủ cài đặt aaPanel và port 8888 là port mặc định có thể thay đổi tuỳ ý người dùng. Sau khi đã truy cập thành công vào giao diện aaPanel, Vietnix tiếp tục tới bước tiếp theo.
Bước 2: Kích hoạt OPCache trên phiên bản PHP
Tại đây, Vietnix sử dụng hai phiên bản PHP là 8.0 và PHP 8.2. Do đó, Vietnix sẽ hướng dẫn chỉnh sửa cho phiên bản PHP 8.2 trước. Trên giao diện aaPanel, bạn hãy nhấp vào phiên bản PHP 8.2.
Sau đó, bạn tiếp tục nhấp vào tính năng “Install Extensions” như hình dưới đây.
Tại đây, bạn tìm mục OPCache và nhấp vào “Install” ở phía cuối dòng tương ứng.
Sau khi bạn chọn Install sẽ hiện thông báo xác nhận.
Quá trình cài đặt diễn ra khá nhanh chóng.
Cách 3: Kiểm tra phiên bản
Bạn có thể kiểm tra lại kết quả bằng cách sử dụng tính năng Terminal của aaPanel hoặc dùng SSH vào server và dùng lệnh php -v
để xem kết quả. Bạn cũng có thể áp dụng cái OPCache cho các phiên bản PHP khác tuỳ theo mục đích sử dụng.
Như vậy, chúng ta đã hoàn tất các bước để kích hoạt OPCache trên aaPanel. Sau khi cài đặt xong OPCache, bạn có thể nhận thấy mức sử dụng CPU đã giảm đi đáng kể. Từ đó, chúng ta hoàn toàn có thể thêm số lượng website nhiều hơn trên máy chủ aaPanel này.
Lời kết
Trong bài viết này, bạn đã cùng Vietnix tìm hiểu cách kích hoạt OPCache trên aaPanel một cách đơn giản và hiệu quả. OPCache đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hiệu suất của các ứng dụng PHP trên máy chủ aaPanel, giúp giảm thiểu tải cho máy chủ và cải thiện trải nghiệm của người dùng. Bằng cách kích hoạt OPCache, bạn có thể tận dụng tối đa khả năng của máy chủ và triển khai nhiều website một cách linh hoạt. Hy vọng thông qua hướng dẫn trên, bạn đã có thêm kiến thức và kỹ năng để tối ưu hóa máy chủ của mình trên aaPanel.