Kali Linux là bản phân phối dựa trên Debian được sử dụng để kiểm tra bảo mật hệ thống và nghiên cứu về các lỗ hổng bảo mật mới. Hãy cùng Vietnix khám phá chi tiết các tính năng nổi bật của Kali Linux và cách thức hoạt động của các công cụ phổ biến.
Kali Linux là gì?
Kali Linux được thiết kế như một công cụ chuyên nghiệp giúp người dùng tìm kiếm và khắc phục lỗ hổng bảo mật trên hệ thống máy tính một cách dễ dàng và hiệu quả trên nhiều nền tảng khác nhau. Đây là phiên bản nâng cấp của Backtrack Linux, với nhiều công cụ và tính năng để hỗ trợ các chuyên gia bảo mật và nhà phân tích.
Kali Linux cung cấp một kho công cụ khổng lồ, giúp người dùng thực hiện các nhiệm vụ như:
- Kiểm tra thâm nhập
- Phân tích số liệu pháp y
- Nghiên cứu lỗ hổng
Hướng dẫn cách sử dụng Kali Linux cơ bản nhất
Để tận dụng hết tiềm năng của Kali Linux, bạn cần hiểu rõ cách sử dụng các công cụ và chức năng có sẵn. Dưới đây là 3 bước cơ bản để làm quen với Kali Linux:
Bước 1: Cài đặt Kali Linux
Bạn có thể cài đặt Kali Linux một cách đơn giản với 1 trong 2 cách dưới đây:
Cách 1: Bạn có thể cài đặt trực tiếp trên máy tính
Cách 2: Cài đặt trên máy ảo như VirtualBox, VMware. Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về cách cài đặt, hãy đọc bài cài đặt Kali Linux trên VMware của Vietnix.
Bước 2: Làm quen với giao diện
Kali Linux thường sử dụng giao diện GNOME, khá giống với các hệ điều hành Linux. Nên bạn có thể thao tác giống như các hệ điều hành khác mà không có gì thay đổi.
Bước 3: Khám phá các công cụ
Menu Applications: Tất cả các công cụ của Kali Linux được phân loại theo chủ đề trong menu này. Bạn có thể tìm thấy các công cụ cho quét mạng, khai thác lỗ hổng, phân tích package tin,…
Terminal: Là một phần quan trọng của Kali Linux vì terminal cho phép thực hiện nhiều tác vụ khác nhau như cài đặt phần mềm, quản lý file, kiểm tra hệ thống và thực hiện các lệnh liên quan đến bảo mật mạng và kiểm tra xâm nhập.
12 tính năng nổi bật nhất của Kali Linux
- Hơn 600 công cụ kiểm tra thâm nhập
- Miễn phí
- Open source Git tree
- Tuân thủ FHS
- Hỗ trợ thiết bị không dây trên phạm vi rộng
- Đánh giá lỗ hổng bảo mật
- Phân tích mã độc
- Quét mạng
- Chế độ pháp y
- Mã hóa toàn bộ ổ đĩa (FDE) Kali Linux
- Kali NetHunter
- Tùy chỉnh đầy đủ các ISO Kali
- Hơn 600 công cụ kiểm tra thâm nhập: Kali Linux đã cẩn trọng lựa chọn các công cụ đáng tin cậy nhất từ BackTrack như Crunch, Aircrak-ng, Wireshark, Nmap và loại bỏ những phần mềm thừa hoặc kém chất lượng.
- Miễn phí: Tương tự như BackTrack, người dùng có thể sử dụng Kali Linux mà không phải trả bất kỳ khoản phí nào.
- Open source Git tree: Kali Linux sử dụng hệ thống mã nguồn mở Git, cho phép bất kỳ ai tùy chỉnh hoặc tạo mới các package phần mềm theo nhu cầu riêng.
- Tuân thủ FHS: Kali Linux tuân thủ tiêu chuẩn phân cấp hệ thống file (Filesystem Hierarchy Standard), giúp người dùng định vị nhanh chóng các thành phần hệ thống như các file thực thi, thư viện hỗ trợ và dữ liệu liên quan.
- Hỗ trợ thiết bị không dây trên phạm vi rộng: Kali Linux đã vượt qua thách thức về hỗ trợ thiết bị không dây, cho phép người dùng kết nối và làm việc với nhiều loại thiết bị mạng không dây khác nhau, từ các card mạng không dây tích hợp đến các thiết bị USB.
- Đánh giá lỗ hổng bảo mật: Với công cụ chuyên dụng của Kali Linux, người dùng có thể xác định và đánh giá các lỗ hổng tiềm ẩn trong hệ thống, từ đó nâng cao mức độ bảo mật.
- Phân tích mã độc: Kali Linux cung cấp các dụng cụ giúp người dùng có thể tiến hành phân tích chuyên sâu các loại mã độc, từ đó đưa ra các giải pháp phòng ngừa và khắc phục hiệu quả.
- Quét mạng: Kali Linux cung cấp công cụ cho phép người dùng quét mạng một cách toàn diện, từ việc phát hiện các máy chủ cho đến việc xác định các dịch vụ đang chạy, nhằm đánh giá mức độ an toàn và xác định các lỗ hổng tiềm ẩn.
- Chế độ pháp y: Khi điều tra kỹ thuật số, bạn nên tránh làm thay đổi dữ liệu trên máy tính, nhưng các hệ điều hành hiện đại thường tự động kết nối ổ đĩa và gây ảnh hưởng đến điều tra. Tuy vậy, Kali Linux có hệ thống trực tiếp (live system) rất hữu ích vì có thể khởi động chế độ pháp y trên bất kỳ máy tính nào mà mà không cần truy cập hoặc thay đổi ổ cứng.
- Mã hóa toàn bộ ổ đĩa (FDE) Kali Linux: Kali Linux có tính năng mã hóa toàn bộ ổ cứng (LUKS FDE), đây là tính năng rất quan trọng cho máy tính dùng để kiểm tra an ninh mạng.
- Kali NetHunter: Kali Linux có thể chạy trên điện thoại Android do có phần mềm riêng (NetHunter App) và cửa hàng ứng dụng (NetHunter App Store). Thậm chí, biến điện thoại thành máy tính để bàn đầy đủ chức năng bằng KeX với các công nghệ chroot và container.
- Tùy chỉnh đầy đủ các ISO Kali: Kali Linux cho phép tạo phiên bản riêng theo nhu cầu của người dùng và có sẵn các gói phần mềm (metapackage), cách thức tạo đĩa cài đặt (ISO) đơn giản. Ngoài ra, Kali Linux sử dụng công cụ live-build để tùy chỉnh linh hoạt.
Ưu và nhược điểm của Kali Linux
Các package và kho lưu trữ đã ký GPG: Tất cả các package phần mềm trong Kali Linux đều được chứng thực bằng chữ ký điện tử của nhà phát triển, đảm bảo tính tin cậy và an toàn.
Hỗ trợ đa ngôn ngữ: Nhận thức được sự đa dạng về ngôn ngữ của người dùng trên toàn cầu, các nhà phát triển Kali Linux đã nỗ lực để đảm bảo rằng bất kỳ ai, dù sử dụng ngôn ngữ nào, đều có thể sử dụng hệ thống một cách hiệu quả.
Hỗ trợ ARMEL và ARMHF: Nhận thấy sự gia tăng nhanh chóng của các thiết bị ARM như Raspberry Pi và BeagleBone Black, đội ngũ phát triển Kali Linux đã quyết định mở rộng phạm vi hỗ trợ của hệ điều hành này. Với các bản cài đặt đầy đủ cho cả kiến trúc ARMEL và ARMHF, Kali Linux giờ đây đã có thể hoạt động mượt mà trên đa dạng các thiết bị ARM.
Yêu cầu kiến thức chuyên sâu: Kali Linux là một hệ điều hành rất phức tạp và đòi hỏi người dùng phải có kiến thức chuyên môn nhất định. Việc làm chủ các công cụ trong Kali Linux cần nhiều thời gian và sự kiên trì.
Pháp lý: Kali Linux là một công cụ hữu ích cho các chuyên gia bảo mật, nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro nếu rơi vào tay kẻ xấu. Hệ điều hành này có thể được sử dụng để tìm ra và khắc phục các lỗ hổng bảo mật, nhưng cũng có thể bị lợi dụng để thực hiện các cuộc tấn công mạng bất hợp pháp.
Bảo mật không chặt chẽ: Kali Linux được thiết kế để tập trung vào việc tìm ra điểm yếu của hệ thống khác. Do đó, các thiết lập bảo mật ban đầu của hệ điều hành này không được cấu hình chặt chẽ. Người dùng cần tự mình điều chỉnh và tăng cường bảo mật để tránh bị tấn công ngược lại.
8 công cụ chính thường đi kèm với Kali Linux
- Bản đồ Nmap
- Acunetix WVS, Nikto
- Nessus
- WireShark
- Metasploit
- John the Ripper
- Aircrack-ng
- Hashcat
Bản đồ Nmap: Công cụ này như một radar mạng, giúp bạn quét và khám phá mạng, tìm ra các máy chủ, dịch vụ đang hoạt động, các cổng mở và các hệ điều hành đang sử dụng.
Acunetix WVS, Nikto: Các công cụ chuyên dụng để kiểm tra lỗ hổng bảo mật của các ứng dụng web. Chúng sẽ tìm kiếm các lỗ hổng phổ biến như SQL injection, cross-site scripting (XSS),…
Nessus: là một công cụ chuyên dùng để quét và phát hiện các lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn trên hệ thống từ xa. Nessus hoạt động như một người thám tử mạng, nhanh chóng kiểm tra hàng ngàn điểm yếu và báo cáo lại để bạn có thể kịp thời vá lỗi.
WireShark: là công cụ phân tích package tin mã nguồn mở, vô cùng linh hoạt. Bạn có thể tùy chỉnh giao diện, tạo các báo cáo chi tiết và thậm chí viết các script để tự động hóa quá trình phân tích. Wireshark là một công cụ không thể thiếu cho bất kỳ ai muốn hiểu sâu về hoạt động của mạng.
Metasploit: Đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm tra và đánh giá mức độ an toàn của hệ thống. Với thư viện exploit khổng lồ, Metasploit giúp người dùng tìm ra và khai thác các lỗ hổng một cách nhanh chóng.
John the Ripper: Là một công cụ mã nguồn mở trong Kali Linux, được sử dụng để kiểm tra độ mạnh của mật khẩu và thực hiện tấn công bẻ khóa mật khẩu. Ngoài ra, John the Ripper hỗ trợ nhiều phương pháp bẻ khóa khác nhau, bao gồm tấn công brute-force, tấn công dựa trên từ điển (dictionary attack) và các phương pháp tấn công nâng cao khác.
Aircrack-ng: Là một công cụ dùng để kiểm tra bảo mật mạng Wi-Fi. Công cụ này cho phép thực hiện nhiều tác vụ liên quan đến mạng không dây như giám sát (monitoring), tấn công (attacking), kiểm tra (testing) và bẻ khóa (cracking) các mạng Wi-Fi.
Hashcat: Là một công cụ được sử dụng để khôi phục mật khẩu bị mất hoặc kiểm tra độ an toàn của mật khẩu. Hashcat có thể bẻ khóa nhiều loại mã hóa mật khẩu (hash) khác nhau, bao gồm MD5, SHA-1, SHA-256, bcrypt, và nhiều loại khác.
Câu hỏi thường gặp
Có những phân nhánh hoặc phiên bản khác của Kali Linux không?
Câu trả lời là Có, Kali Linux có nhiều phiên bản khác nhau, bao gồm Kali Linux ARM, Kali Linux NetHunter, và các phiên bản đặc biệt cho các mục đích cụ thể.
Kali Linux có hỗ trợ tiếng Việt không?
Mặc dù Kali Linux không có giao diện tiếng Việt mặc định, nhưng bạn có thể cài đặt các package ngôn ngữ để sử dụng tiếng Việt.
Kali Linux có thể được sử dụng để bảo vệ hệ thống mạng doanh nghiệp không?
Câu trả lời là có. Kali Linux là một công cụ để đánh giá và tăng cường bảo mật mạng doanh nghiệp.
Lời kết
Trong bài viết, Vietnix đã giới thiệu hệ điều hành chuyên dụng Kali Linux, những ưu nhược điểm và các tính năng nổi bật. Hãy cân nhắc kỹ nhu cầu, mục đích sử dụng và mức độ kiến thức trước khi quyết định sử dụng Kali Linux. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới để Vietnix giải đáp cho bạn!