Hệ nhị phân là hệ đếm chỉ sử dụng hai ký tự là 0 và 1, được dùng phổ biến trong lĩnh vực máy tính và công nghệ số. Đây là cách máy tính lưu trữ và xử lý dữ liệu ở mức thấp nhất. Việc hiểu rõ hệ nhị phân sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận các khái niệm lập trình, điện tử và xử lý thông tin. Bài viết này sẽ giúp bạn nắm vững khái niệm hệ nhị phân là gì và hướng dẫn các cách giải mã số nhị phân đơn giản, dễ hiểu.
Những điểm chính
- Hệ nhị phân là gì? (mã nhị phân là gì): Biết được hệ nhị phân là một hệ đếm dùng hai ký tự là 0 và 1 để biểu đạt một giá trị số, bằng tổng số các lũy thừa của 2.
- Tìm hiểu hệ thống số nhị phân: Nắm được nguyên lý hoạt động của hệ nhị phân, phân biệt được nó với hệ thập phân quen thuộc và hiểu cách biểu diễn các giá trị số khác nhau.
- Đặc điểm của hệ thống số nhị phân: Nắm được cách tính giá trị của số nhị phân dựa trên trọng số và lũy thừa của 2, hiểu được tại sao hệ nhị phân còn được gọi là hệ trọng số.
- Ứng dụng của hệ nhị phân: Thấy được tính ứng dụng rộng rãi của hệ nhị phân trong đời sống, từ máy tính, điện tử đến các lĩnh vực khác như toán học, kỹ thuật, mã hóa.
- Ưu và nhược điểm của hệ nhị phân: Có cái nhìn tổng quan về cả ưu điểm (đơn giản, tiết kiệm, dễ biểu diễn, xử lý nhanh, dễ chuyển đổi, phù hợp logic) và nhược điểm (khó đọc, tính toán thủ công mất thời gian, dễ sai lệch, cần nhiều bit) của hệ nhị phân.
- Cách giải mã số nhị phân sang hệ thập phân: Được trang bị kiến thức và công cụ để chuyển đổi số nhị phân sang hệ thập phân, cả bằng cách tính toán thủ công và sử dụng các công cụ trực tuyến.
- Bảng số nhị phân từ 1 đến 100: Có sẵn bảng tra cứu nhanh chóng giá trị nhị phân tương ứng với số thập phân từ 1 đến 100.
- Giới thiệu về Vietnix: Là nhà cung cấp dịch vụ hosting, VPS tốc độ cao, ổn định và bảo mật.
- Câu hỏi thường gặp: Giải đáp những thắc mắc thường gặp liên quan đến hệ nhị phân.
Hệ nhị phân là gì?
Hệ nhị phân (hay mã nhị phân hoặc hệ đếm cơ số 2) là một hệ đếm dùng hai ký tự để biểu đạt một giá trị số, bằng tổng số các lũy thừa của 2, được biểu thị chỉ bằng các chữ số 0 và 1. Trong hệ nhị phân không tồn tại những số khác từ 2 – 9. Số nhị phân có ưu điểm tính toán khá đơn giản, dễ thực hiện nên chúng được sử dụng để kiến tạo căn bản trong hệ thống máy tính.

Ví dụ: 10001; 101001, 111000, 110100,101010,…
Tìm hiểu hệ thống số nhị phân
Trong hệ thống số nhị phân sử dụng 2 làm cơ số. Do đó, chỉ cần sử dụng hai ký tự 0 và 1 là bạn có thể biểu diễn cho tất cả các giá trị số. Chúng khác với hệ thập phân sử dụng 10 chữ số từ 0 đến 9.
Các giá trị từ 0 đến 10 khi biểu diễn sang hệ nhị phân lần lượt sẽ là 0, 1, 10, 11, 100, 101, 110, 111, 1000, 1001, 1010.

Hệ nhị phân có vai trò quan trọng trong xây dựng lý thuyết thông tin và hệ thống máy tính bởi tính đơn giản, dễ xử lý khi các chữ số chỉ là 0 và 1. Chẳng hạn như khi biểu diễn trạng thái thiết bị điện, ứng với trạng thái bật – tắt, đóng – mở thì việc dùng hai giá trị 0 và 1 để biểu diễn rất tiện và có độ tin cậy cao.
Đặc điểm của hệ thống số nhị phân là gì?
Hệ thống bảng mã nhị phân là một dạng kỹ thuật biểu diễn số. Hệ nhị phân được dùng phổ biến trong lĩnh vực kỹ thuật số. Hệ thống số nhị phân được sử dụng trong việc biểu diễn các đại lượng nhị phân cho các thiết bị có duy nhất hai trạng thái hoạt động như có – không, đúng – sai, đóng – mở,…
Trong bảng nhị phân, chỉ sử dụng duy nhất hai ký hiệu là 0 và 1. Trong cách biểu đạt số nhị phân, người ta thường sử dụng thêm tiền tố 0b hoặc hậu tố 2.

Số nhị phân có đặc điểm khá đặc biệt, trọng số của vị trí mỗi chữ số sẽ là lũy thừa của 2. Mỗi vị trí chữ số trong hệ nhị phân có giá trị gấp 2 lần vị trí đứng sau chúng. Như vậy, khi tính giá trị mỗi chữ số thập phân, ta nhân mỗi chữ số với giá trị của vị trí chữ số đó, sau đó cộng các kết quả lại với nhau. Do đó, hệ nhị phân còn có tên gọi khác là hệ trọng số (hệ thống số vị trí).
Ứng dụng rộng rãi của hệ nhị phân trong thực tế
Với khả năng biểu diễn thông tin bằng hai ký hiệu 0 và 1, hệ nhị phân đóng vai trò then chốt trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là công nghệ máy tính và điện tử.
Trong công nghệ máy tính
- Mã hóa kỹ thuật số: Hệ nhị phân là nền tảng cho việc mã hóa mọi dạng dữ liệu, bao gồm số, chữ cái, ký hiệu, âm thanh, hình ảnh và video, thành chuỗi bit 0 và 1 để máy tính có thể xử lý.
- Ngôn ngữ máy và lập trình: Máy tính hoạt động dựa trên ngôn ngữ máy, chính là hệ nhị phân. Các ngôn ngữ lập trình cấp cao mà con người sử dụng đều được biên dịch hoặc thông dịch thành mã nhị phân để máy tính hiểu và thực thi.
- Đại số Boolean: Hệ nhị phân là cơ sở cho đại số Boolean, một hệ thống toán học logic sử dụng các phép toán AND, OR, NOT,… Đại số Boolean được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế mạch điện tử và lập trình.
Trong thiết bị điện tử
Hệ nhị phân biểu diễn trạng thái bật/tắt của các mạch điện tử. Ví dụ, một dải điện áp từ 0V đến 0.8V có thể đại diện cho bit 0 (tắt), trong khi dải điện áp từ 2V đến 5V đại diện cho bit 1 (bật).
Các lĩnh vực khác
Ngoài ra, hệ nhị phân còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác như toán học (hệ đếm, lý thuyết số), kỹ thuật (điều khiển tự động, viễn thông), mã hóa/giải mã thông tin (bảo mật dữ liệu, mật mã), trò chơi điện tử (đồ họa, logic game) và nghệ thuật (hình ảnh kỹ thuật số, âm nhạc điện tử). Hệ nhị phân cũng là nền tảng cho các hệ đếm khác như bát phân và thập lục phân.
Ưu và nhược điểm của hệ nhị phân
Đơn giản, dễ sử dụng: Chỉ gồm hai ký tự 0 và 1 nên rất dễ lập trình và thực hiện các phép toán cơ bản.
Tiết kiệm không gian lưu trữ: Một bit chỉ có hai trạng thái, giúp dữ liệu được nén gọn hơn so với hệ thập phân.
Dễ biểu diễn bằng thiết bị điện tử: Các trạng thái 0 và 1 tương ứng với bật/tắt, có điện/không điện – rất phù hợp với thiết kế mạch.
Xử lý nhanh và chính xác: Các hệ thống máy tính dễ xử lý số nhị phân, giúp giảm thiểu lỗi trong quá trình biên dịch và tính toán.
Dễ chuyển đổi: Có thể dễ dàng chuyển sang các hệ khác như bát phân, thập lục phân.
Phù hợp với xử lý logic: Là cơ sở cho đại số Boolean và các phép toán logic trong lập trình và kỹ thuật số.
Khó đọc và khó hiểu với con người: Các chuỗi nhị phân thường dài, gây khó khăn khi đọc và ghi nhớ.
Tính toán thủ công mất thời gian: Việc chuyển đổi giữa hệ nhị phân và thập phân đòi hỏi nhiều bước tính toán.
Dễ sai lệch khi truyền tải hoặc lưu trữ: Chỉ một thay đổi nhỏ ở một bit cũng có thể dẫn đến sai số lớn trong kết quả.
Cần nhiều bit để biểu diễn số lớn: Làm tăng dung lượng bộ nhớ và băng thông cần thiết cho lưu trữ và truyền dữ liệu.

Các cách giải mã số nhị phân cơ bản
Để có thể đổi hệ nhị phân sang số thập phân bạn có thể làm thủ công hoặc sử dụng trang web, cụ thể như sau:
Cách tính số nhị phân sang hệ thập phân thủ công
Bạn hoàn toàn có thể thực hiện cách tính nhị phân thủ công để đổi số nhị phân sang số thập phân. Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Viết số nhị phân thành một dãy các ký tự 0 và 1.
- Bước 2: Theo thứ tự từ phải qua trái, viết lũy thừa của 2 tương ứng dưới mỗi chữ số, trong đó số mũ là thứ tự tương ứng của chữ số đó trong số nhị phân trên. Theo thứ tự 2^0 đến hết.
- Bước 3: Tính giá trị các lũy thừa của 2 vừa lập ra.
- Bước 4: Bỏ đi các giá trị ở vị trí số 0, lấy giá trị ở vị trí số 1. (Tương ứng với cách lấy lũy thừa vừa tính được nhân với chữ số tương ứng là 0 hoặc 1)
- Bước 5: Cộng các giá trị vừa tính ở bước 3 lại với nhau. Kết quả nhận được chính là giá trị thập phân tương ứng của số nhị phân.
Ví dụ: Ta giải mã giá trị của dãy 1001001 như sau:
Bước 1 | 1 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 1 |
Bước 2 | 25 | 25 | 24 | 23 | 22 | 21 | 20 |
Bước 3 | 64 | 32 | 16 | 8 | 4 | 2 | 1 |
Bước 4 | 64 | 0 | 0 | 8 | 0 | 0 | 1 |
Giá trị số nhị phân là: 64 + 0 + 0+ 8 + 0 + 0 + 1 = 73.
Hoặc đến bước 2, bạn có thể thực hiện phép tính sau:
(1 * 2⁶) + (0 * 2⁵) + (0 * 2⁴) + (1 * 2³) + (0 * 2²) + (0 * 2¹) + (1 * 2⁰)= 73
Như vậy, sau 5 bước thực hiện ta giải mã được giá trị của số nhị phân 1001011 trong hệ thập phân sẽ là 73.
Công cụ chuyển đổi số nhị phân sang số thập phân
Mình cung cấp một công cụ online miễn phí giúp bạn chuyển đổi số nhị phân sang số thập phân dễ dàng và nhanh chóng. Bạn chỉ cần nhập số nhị phân vào ô “Nhập số nhị phân“, sau đó nhấp “Chuyển đổi“, kết quả sẽ ngay lập tức được hiển thị bên dưới.
Các trang web giúp chuyển đổi số nhị phân sang số thập phân
Nếu không muốn tốn thời gian ngồi mò mẫm giải mã thủ công, bạn có thể sử dụng một số website hỗ trợ công cụ chuyển đổi giữa số nhị phân và số thập phân hoặc cả bảng mã hex chữ cái đều được. Cùng tham khảo một số trang web chuyển đổi các hệ số online dưới đây nhé.
1. Binary Translator
Bạn truy cập vào trang chủ website Binary Translator, ở mục chọn dạng chuyển đổi, bạn chọn “binary to decimal” để chuyển từ số nhị phân sang số thập phân. Sau đó nhập số nhị phân muốn chuyển đổi vào ô bên trái. Kết quả số thập phân trả về sẽ được hiện bên phải.

Bên cạnh việc chuyển đổi từ hệ nhị phân sang thập phân, trang web này còn hỗ trợ chuyển đổi qua lại giữa nhiều hệ mã khác nhau như hex, oct, text. Bạn cũng có thể chuyển các chuỗi ký tự thành mã nhị phân bằng công cụ này, hãy thử khám phá thêm với công cụ này nhé.

2. Unit-conversion.info
Nếu bạn thích thú với tính năng chuyển đổi qua lại giữa mã nhị phân với chữ cái, công cụ Unit-conversion.info sẽ là một gợi ý nữa dành cho bạn. Ưu điểm của công cụ này là giải mã chính xác giữa text và hệ nhị phân, ít bị lỗi font chữ.

Bảng số nhị phân từ 1 đến 100
Dưới đây là bảng mã số nhị phân các giá trị từ 1 đến 100 mà mình đã tổng hợp, các bạn có thể tham khảo.
Số thập phân | Số nhị phân |
---|
Vietnix – Nhà cung cấp hosting, VPS tốc độ cao, ổn định và bảo mật
Vietnix là đơn vị cung cấp hosting, VPS tốc độ cao uy tín dành cho doanh nghiệp, nổi bật với tốc độ vượt trội, khả năng vận hành ổn định và tính bảo mật cao. Dịch vụ hosting, VPS tại Vietnix sử dụng hạ tầng hiện đại, ổ cứng SSD/NVMe siêu tốc, CPU mạnh mẽ thế hệ mới cùng hệ thống giám sát và bảo vệ dữ liệu chặt chẽ. Đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ 24/7, luôn sẵn sàng xử lý mọi sự cố nhanh chóng, giúp khách hàng vận hành hệ thống mượt mà và an toàn.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 265 Hồng Lạc, Phường 10, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh
- Hotline: 1800 1093
- Email: sales@vietnix.com.vn
- Website: https://vietnix.vn/
Câu hỏi thường gặp
Phép cộng trong hệ nhị phân được thực hiện như thế nào?
Phép cộng nhị phân tương tự phép cộng thập phân, nhưng chỉ dùng hai chữ số 0 và 1. Quy tắc cơ bản: 0 + 0 = 0, 0 + 1 = 1, 1 + 0 = 1, và 1 + 1 = 10 (0 viết xuống, 1 nhớ sang hàng tiếp theo).
Làm thế nào để chuyển đổi một số thập phân sang hệ nhị phân và ngược lại?
– Từ thập phân sang nhị phân: Chia liên tục số thập phân cho 2, lấy phần dư theo thứ tự ngược lại để được số nhị phân. Đây là một dạng chuyển đổi nhị phân.
– Từ nhị phân sang thập phân: Nhân mỗi chữ số của số nhị phân với 2 mũ vị trí của nó (tính từ phải sang trái, bắt đầu từ 0), rồi cộng các kết quả lại. Quá trình này cũng có thể coi là dịch mã nhị phân sang hệ thập phân.
Hệ nhị phân được sử dụng để biểu diễn những loại dữ liệu nào trong máy tính?
Máy tính nhị phân sử dụng hệ nhị phân để biểu diễn mọi loại dữ liệu, bao gồm số, văn bản, hình ảnh, âm thanh và video. Tất cả đều được mã hóa thành chuỗi 0 và 1 thông qua biểu diễn số nhị phân và các phương pháp mã hóa khác.
Nếu máy tính sử dụng hệ tam phân (cơ số 3) thay vì nhị phân, liệu hiệu suất và kiến trúc của máy tính sẽ thay đổi như thế nào?
Máy tính tam phân về lý thuyết có thể lưu trữ nhiều thông tin hơn trên cùng một số lượng phần tử vật lý so với máy tính nhị phân, tiềm năng tăng hiệu suất tính toán. Tuy nhiên, việc thiết kế và chế tạo phần cứng cho hệ tam phân phức tạp và tốn kém hơn nhiều so với hệ nhị phân nên chưa khả thi trong thực tế. Kiến trúc máy tính cũng cần được thiết kế lại hoàn toàn để tương thích với hệ tam phân.
Tóm lại, hệ nhị phân là nền tảng cốt lõi của thế giới kỹ thuật số, chi phối cách máy tính lưu trữ và xử lý thông tin. Việc nắm vững khái niệm cơ bản và các phương pháp giải mã số nhị phân không chỉ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về hoạt động của máy móc mà còn mở ra cánh cửa khám phá nhiều lĩnh vực công nghệ khác. Nếu còn điều gì chưa rõ, bạn có thể bình luận ngay bên dưới.
Hệ nhị phân của 1001001 trên viết bằng 75 dưới viết 73 không thống nhất. Làm mình tính đi tính lại vẫn không ra 75. Bạn nên xem lại.1001001 (nhị phân) tương đương với:
1
×
2
6
+
0
×
2
5
+
0
×
2
4
+
1
×
2
3
+
0
×
2
2
+
0
×
2
1
+
1
×
2
0
1×2
6
+0×2
5
+0×2
4
+1×2
3
+0×2
2
+0×2
1
+1×2
0
=
1
×
64
+
0
×
32
+
0
×
16
+
1
×
8
+
0
×
4
+
0
×
2
+
1
×
1
1×64+0×32+0×16+1×8+0×4+0×2+1×1
=
64
+
0
+
0
+
8
+
0
+
0
+
1
64+0+0+8+0+0+1
= 73 (thập phân)
Vậy số nhị phân 1001001 tương đương với số thập phân 73.
Cảm ơn góp ý của bạn nhé, hiện tại bài viết đã được điều chỉnh thông tin lại. Thông tin đến bạn.
10101001 11001100 11100011 10011001 11111100 10101010 11011101 10111010 10010101