NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
25/10/2022
Lượt xem

Brand Awareness là gì? Bí quyết xây dựng nhận thức thương hiệu thành công

25/10/2022
13 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (114 bình chọn)

Có thể bạn đã nghe rất nhiều về Brand Awareness (nhận thức thương hiệu), đây là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong Marketing. Tuy nhiên, để hiểu đúng thuật ngữ Brand Awareness là gì và làm thế nào để có thể xây dựng được Brand Awareness hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Vì thế, Vietnix đã viết bài chia sẻ này để giúp cho người đọc có thể hiểu được nhận biết thương hiệu là gì?

Brand Awareness là gì?

Brand Awareness hay còn được gọi là nhận thức thương hiệu, chính là khả năng ghi nhớ và mức độ quen thuộc của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của doanh nghiệp.

Nhận thức thương hiệu là công việc quan trọng để nghiên cứu và phát triển hành vi khách hàng mục tiêu, tạo dựng chiến lược marketing đúng đắn.

Brand Awareness là gì?
Brand Awareness là gì?

Một doanh nghiệp tạo ra Brand Awareness hiệu quả sẽ giúp mang lại nhiều lợi ích rất lớn trong việc phát triển và quảng bá sản phẩm dịch vụ của mình tới khách hàng. Tạo ra được nhận thức thương hiệu sâu đậm trong lòng người dùng cũng giúp các doanh nghiệp có thể khôi phục lại một thương hiệu cũ của mình nhanh chóng.

Ví dụ: Khi nhắc tới thương hiệu Honda, chúng ta sẽ tự khắc nhớ đến đây là thương hiệu chuyên cung cấp các dòng xe máy cho nhiều phân khúc khách hàng tại thị trường Việt Nam. Hoặc chỉ cần nhìn qua logo, màu sắc,… đều dễ dàng nhận ra được. Như vậy, Honda đã rất thành công trong chiến lược nhận điện thương hiệu của mình.

Phân biệt Brand Awareness và Brand Recognition

Khi nói về nhận thức thương hiệu – Brand Awareness sẽ được chi ra làm hai loại chính là: 

  • Brand Recall: Là một thước đo định tính về khả năng ghi nhớ của người dùng đến thương hiệu của doanh nghiệp. Nói đơn giản, đó chính là khả năng gợi nhớ cho người tiêu dùng có thể ngay lập tức nhớ ra tên của thương hiệu, khi được nhắc về một sản phẩm hay là một dịch vụ bất kì mà thương hiệu đó đã và đang kinh doanh. Ví dụ khi nhắc tới sữa chua chúng ta sẽ nghĩ tới ngay Vinamilk.
  • Brand Recognition: Chỉ đơn giản là nhận diện thương hiệu, giúp chúng ta nhận ra được thương hiệu khi vô tình nhìn thấy.
Phân biệt Brand Awareness và Brand Recognition
Phân biệt Brand Awareness và Brand Recognition

Nói đơn giản, Brand Awareness sẽ bao gồm cả việc nhìn thấy tên thương hiệu là biết ngay đến sản phẩm của thương hiệu đó, và ngay khi nhắc đến các sản phẩm dịch vụ là biết tên thương hiệu cung cấp.

Tóm lại, Brand Recognition là một quá trình triển khai đầu tiên nằm trong Brand Awarenes (nhận thức thương hiệu).

Tầm quan trọng của Brand Awareness là gì?

Brand Awareness là cách giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu dễ dàng, tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu.

Dưới đây sẽ giải thích lý do tại sao nhận thức thương hiệu lại quan trọng như vậy:

  • Đầu tiên, đó chính là tăng nhận thức thương hiệu của doanh nghiệp cho người tiêu dùng. Giúp các doanh nghiệp có thể quảng bá được thương hiệu của mình nhanh chóng và giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ hiện đang kinh doanh đến với các khách hàng tiềm năng, giúp cho người tiêu dùng tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp nhiều hơn. Từ đó tạo ra danh tiếng và sự uy tín của doanh nghiệp trong lòng khách hàng, giúp đánh bại các đối thủ cạnh tranh cùng ngành, và đem lại nguồn doanh thu cao.
  • Xây dựng Brand Awareness hiệu quả  rất có lợi cho các doanh nghiệp mới, khi khách hàng chưa biết đến được thương hiệu của bạn. Tăng nhận thức của khách hàng về thương hiệu, và giúp họ biết  đến sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp nhiều hơn.
Vai trò của Brand Awareness
Vai trò của Brand Awareness
  • Giúp bảo vệ thương hiệu và đảm bảo sự phát triển lâu dài cho các doanh nghiệp, khi hàng ngày đều có các doanh nghiệp mới được thành lập cùng lĩnh vực kinh doanh.
  • Duy trì sự trung thành của khách hàng đối với các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Bên cạnh đó, Brand Awareness cũng giúp các doanh nghiệp đem lại nhiều lợi ích kinh doanh hơn, giúp mở rộng thị trường, tăng đối tượng khách hàng tiềm năng nhanh chóng.

Cách xây dựng Brand Awareness hiệu quả

Triển khai Brand Awareness là việc làm thật sự cần thiết cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên các doanh nghiệp cần có phương án tối ưu và nên thận trọng trong quy trình triển khai để tránh làm tốn kém thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp.

chien luoc brand awareness
Brand Awareness là gì? Bí quyết xây dựng nhận thức thương hiệu thành công 15

Dưới đây là cách để xây dựng Brand Awareness giúp các doanh nghiệp đạt hiệu quả nhanh chóng:

  • Bước 1: Trước khi xây dựng Brand Awareness các doanh nghiệp cần phải xác định được mục tiêu và đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp đang muốn hướng đến, và phù hợp cho lĩnh vực kinh doanh của mình.
  • Bước 2: Xây dựng hiệu quả các kênh quảng cáo truyền thông Social Media dựa trên sở thích sử dụng mạng xã hội hàng ngày của người dùng, giúp phủ sóng doanh nghiệp, làm cho nhiều khách hàng biết đến thương hiệu doanh nghiệp nhiều hơn.
  • Bước 3: Doanh nghiệp của bạn phải tự hoạch định được chiến lược hiệu quả dựa trên mức ngân sách mà doanh nghiệp có thể chi ra. Nếu doanh nghiệp bạn không có nguồn ngân sách lớn hãy chỉ tập vào các phương án tối ưu Brand Awareness giúp tăng trải nghiệm của người dùng và kích thích hành vi mua hàng nhanh chóng.
  • Bước 4: Xây dựng giá trị nội dung thương hiệu hoặc các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với khách hàng. Để thu hút và tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cùng ngành. Xác định được mục tiêu phát triển trong tương lai cho thương hiệu phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Bước 5: Sau khi triển khai Brand Awareness cần phải theo dõi kết quả mà doanh nghiệp đã đạt được. Kiểm tra xem đã thực hiện đủ các yêu cầu đặt ra lúc đầu hay chưa, và ảnh hưởng của thương hiệu hiện tại tới khách hàng như nào. Điểm lại các vấn đề còn hạn chế của chiến dịch để từ ra đưa ra phương án giải quyết nhanh chóng nhất.

Bí quyết thúc đẩy nhận thức thương hiệu là gì?

Bí quyết để thúc đẩy nhận thức thương hiệu cho khách hàng chính là các phương án mà doanh nghiệp đã và đang triển khai để giúp người tiêu dùng biết đến sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp nhanh chóng, với mức chi phí đầu tư thấp nhất.

Bí quyết thúc đẩy nhận thức thương hiệu
Brand Awareness là gì? Bí quyết xây dựng nhận thức thương hiệu thành công 16

Dưới đây là các bước để thúc đẩy nhận thức thương hiệu:

  • Bước 1: Lựa chọn đúng đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp đang muốn hướng đến.
  • Bước 2: Đa phần với các dịch vụ miễn phí sẽ luôn được khách hàng quan tâm hơn. Giúp tăng trải nghiệm của người dùng và kích thích hành vi mua hàng nhanh chóng.
  • Bước 3: Triển khai thêm các content sáng tạo miễn về thương hiệu, sản phẩm dịch vụ, hay là giải đáp thắc mắc của người dùng lên các trang mạng xã hội. Giúp tăng nhận thức về thương hiệu mạnh mẽ cho người dùng.
  • Bước 4: Đảm bảo tính nhất quán cho Brand Awareness trong từng chiến dịch quảng cáo. Như sự nhất quán về màu sắc, kích thước phông chữ, hình ảnh đại diện, logo thương hiệu,… từ đó giúp xây dựng thói quen cho khách hàng mỗi khi nhắc tới thương hiệu.
  • Bước 5: Đầu tư vào các quảng cáo nổi bật. Sử dụng các mẫu quảng cáo, hình ảnh và nội dung sáng tạo, giúp ghi đậm vào tâm trí người tiêu dùng, làm nổi bật lên giá trị thương hiệu. Chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được quảng cáo phông xanh da trời của điện máy xanh.
  • Bước 6: Thỉnh thoảng nên tài trợ cho một số chương trình để giúp tăng sự thân thiện và đem lại hài lòng của khách hàng. Tuy nhiên các doanh nghiệp nên lưu ý chỉ chọn các chương trình phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của mình.

Quy trình đo lường mức độ nhận diện của thương hiệu

Để có thể đo lường Brand Awareness, các doanh nghiệp cần phải dựa vào mục tiêu nhận biết thương hiệu ban đầu mà doanh nghiệp mình đã đưa ra. Sử dụng các dữ liệu thu thập được để giúp doanh nghiệp của bạn hiểu hơn về hành vi của người dùng, hoạt động của nhân viên, và cảm nhận của các đối thủ cạnh tranh trong ngành về thương hiệu của bạn.

Quy trình đo lường mức độ nhận diện của thương hiệu
Nhận thức thương hiệu có thể đo lường không

Các khía cạnh để đo lường Brand awareness cho doanh nghiệp

  • Khách hàng tiềm năng đang nhận biết bao nhiêu về thương hiệu.
  • Cảm nhận của khách hàng về các giá trị mà thương hiệu mang lại.
  • Chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng.
  • Mức độ hài lòng của khách hàng đối với lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Định vị về thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, và so với vị trí mà doanh nghiệp muốn đạt đến.

Phạm vi đo lường về Brand awareness của các doanh nghiệp

  • Lượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp mong muốn ở hiện tại và tương lai.
  • Quy mô đội ngũ nhân sự mà doanh nghiệp muốn phát triển.
  • Định hướng về các đối tác chiến lược và lựa chọn các nhà đầu tư hợp lý.
  • Triển khai quảng cáo Brand awareness trên các phương tiện truyền thông nào, nên để ai là người đại diện cho thương hiệu quả mình, và kênh truyền thông nào sẽ mang lại hiệu quả tối ưu.
  • Nên quảng cáo thương hiệu của mình tới cấp quản lý nhà nước nào là hiệu quả.
  • Triển khai các hoạt động xã hội phù hợp với loại hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Phương pháp dùng để đo lường Brand Awareness

Đây là phương pháp duy nhất mà rất nhiều doanh nghiệp đã thực hiện, đó là đo lường bằng chỉ số ABS đây là chỉ số sức mạnh thương hiệu:

ABS = trung bình A (chỉ số nhận biệt) + T( chỉ số dùng thử) + F(chỉ số thương hiệu quen thuộc) + C (độ phủ)

Chú thích: 

  • A là tỷ lệ nhận biết (của khách hàng) = tỷ lệ nhận biết đầu tiên + tỷ lệ nhận biết tiếp theo + tỷ lệ nhận biết tiếp theo + tỷ lệ nhận biết có gợi ý
  • T là chỉ số dùng thử (của khách hàng) = (tỷ lệ nhận biết có gợi ý / đã từng sử dụng)*100%
  • F là chỉ số thương hiệu quen thuộc = (tỷ lệ từng sử dụng / tỷ lệ dùng thường xuyên nhất)*100%
  • C là độ phủ của kênh phân phối trên thị trường mục tiêu

Một số phương pháp đánh giá mức độ nhận thức thương hiệu

Thông thường các doanh nghiệp sẽ sử dụng 2 phương pháp sau có thể tự theo dõi và đánh giá mức độ nhận thức về thương hiệu của mình:

Số liệu định lượng

  • Direct traffic/Lưu lượng truy cập trực tiếp: Là chỉ số ghi nhận khi người dùng đã truy cập trang web của doanh nghiệp bằng cách nhập URL trên trình duyệt web.
  • Site traffic numbers/số lưu lượng truy cập web: Là số người dùng đã truy cập trang web của doanh nghiệp dưới mọi hình thức.
  • Social engagement/Sự gắn kết, tương tác của khách hàng: Là các tương tác của người dùng về thương hiệu trên các trang mạng xã hội.

Số liệu định tính

Khác với số liệu định lượng, thì số liệu định tính sẽ không thể theo dõi được chính xác các con số. Nhưng việc sử dụng các công cụ hỗ trợ có thể đánh giá được thương hiệu của bạn đang được người dùng quan tâm ở mức độ nào, và tiến hành điều tra khảo sát nhận thức của người dùng về nhãn hiệu.

  • Google Search: Khi doanh nghiệp xây dựng website để phát triển thương hiệu. Người dùng có khả năng sẽ tìm kiếm từ khóa liên quan trực tiếp đến trang web của doanh nghiệp. Giúp cho website được hiển thị với tần suất thường xuyên hơn.
  • Social Listening: Các doanh nghiệp sẽ biết được thương hiệu của mình đang được người dùng thảo luận nhiều nhất ở đâu, và các phản hồi nhận được là tích cực hay tiêu cực, nhóm đối tượng khách hàng đang thảo luận về doanh nghiệp là ai, …
  • Google Alert: Cho phép các doanh nghiệp có thể theo dõi chủ đề và từ khóa nào đó có liên quan tới lĩnh vực kinh doanh, trên tất cả các diễn đàn. Một khi có người dùng đăng tải nội dung lên diễn đàn, thì các diễn đàn sẽ nhắc đến từ khóa mà doanh nghiệp đã cài đặt từ trước.
  • Tiến hành điều tra khảo sát nhận thức nhãn hiệu (brand awareness surveys): Đây là cách có thể giúp bạn thu thập trực tiếp những nhận xét của khách hàng, không chỉ về những gì họ nghĩ, mà còn là những nhận xét của họ đến thương hiệu của bạn.

Lời kết

Hy vọng với những nội dung đã chia sẻ bên trên, bạn đã có thể hiểu được Brand Awareness là gì và quy trình triển khai nhận biết thương hiệu. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của Vietnix. Đừng quên chia sẻ bài viết hữu ích này tới mọi người nhé!

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Hoàng Vui

SEO Specialist
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Banner group
Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

MAXSPEED HOSTING

TĂNG TỐC WEBSITE TOÀN DIỆN

CÔNG NGHỆ ĐỘC QUYỀN

PHẦN CỨNG MẠNH MẼ

HỖ TRỢ 24/7

ĐĂNG KÝ NGAY
Pattern

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

Icon
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1
Icon
XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG