Việc phát triển các phần phềm công nghệ hiện nay cần đòi hỏi sự chính xác, nhanh nhạy và tối ưu trong thời đại công nghệ số. Vì thế, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, DevOps ra đời với những cải tiến vượt trội đem lại hiệu quả cao. Vậy DevOps là gì? Những kỹ năng cần thiết của một DevOps Engineer là gì? Hãy cùng Vietnix làm rõ qua bài viết sau đây!
DevOps là gì?
DevOps là tên gọi của hai từ Development (phát triển tính năng sản phẩm) và Operations (vận hành). Thuật ngữ này được hiểu đơn giản là sự kết hợp hoàn hảo giữa người làm phát triển phần mềm với bộ phận vận hành để rút ngắn quá trình phát triển sản phẩm, đem lại hiệu quả tối ưu nhất.
- Development (giai đoạn phát triển): bao gồm các phần việc của UI designer, developer, QA/QC,…
- Operations (giai đoạn vận hành): là sự tham gia của: system engineer, operation executive, system administrator, DBA, release engineer, network engineer…
Thực chất, DevelOps không phải là một tools hỗ trợ làm việc mà nó là sự tổ hợp của các nguyên lý, thực hành và quy trình có khả năng tự động hóa trong lập trình và chuyển giao phần mềm.
Công việc DevOps là làm gì?
Cùng với phương pháp Agile, DevOps là một thành phần vô cùng quan trọng trong quy trình phát triển phần mềm. Nó có khả năng hoàn thiện việc chuyển đổi quy trình phát triển và vận hành phần mềm từ waterfall sang mô hình CI/CD. Cụ thể:
- Continuous Integration (CI): Nghĩa là tích hợp liên tục, đây là phương pháp đòi hỏi các lập trình viên thường xuyên phải hợp nhất hoặc thay đổi trong code về một repo master, các build và test sau đó sẽ tự động chạy. Mục tiêu của CI đó là tìm ra bug sớm, thông báo cho các lập trình viên. Sau đó lập trình viên có thể khắc phục ngay lập tức hoặc quay trở lại để không làm ảnh hưởng đến người khác. Đồng thời nhờ vào CI, code được hợp nhất mỗi ngày giúp giảm thiểu thời gian, cải thiện chất lượng và ra mắt các bản cập nhật mới
- Continuous Development (CD): Nghĩa là phát triển liên tục. Mọi thay đổi, hợp nhất đều được duyệt qua test và sẽ tự động triển khai production. Nghĩa là bạn cố gắng xây dựng bản mới nhất hoặc tìm repo mới nhất đã được test, sau đó tiến hành triển khai trên production. CD là một lựa chọn tuyệt vời để tăng tốc quá trình triển khai sản phẩm liên tục. Cùng với đó là đáp ứng được liên tục các yêu cầu của khách hàng.
- Infrastructure as Code (IaC): Nghĩa là xây dựng kiến trúc, là phương pháp giúp quản lý , xây dựng cơ sở hạ tầng cho sản phẩm của bạn. Thay vì thực hiện thủ công, bạn có thể viết code và thực hiện chạy tự động. Để phục vụ được chuẩn hóa các bản patch và version mới nhất, Infrastructure cần được cấu hình tự động hoàn toàn.
- Communication and Collaboration: Là các công cụ bí mật giúp doanh nghiệp phát triển và đánh giá DevOps. Nó có khả năng thúc đẩy quá trình phát triển, vận hành các nhóm các như: marketing, sales. Và giúp các bộ phận của tổ chức doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu của mình.
Lợi ích của DevOps mang lại cho doanh nghiệp
Vị trí DevOps Engineer và các hoạt động DevOps đều có vai trò cực kỳ quan trọng tạo nên sự thành công của công ty công nghệ. Những lợi ích mà DevOPs mang lại đó là:
Tối ưu hóa sự phát triển, mang lại hiệu quả cho sản phẩm
Nhờ sự kết hợp và tích cực giữa các lập trình viên và hệ thống công nghệ vận hành, DevOps giúp thúc đẩy nhanh vòng đời phát triển sản phẩm.
Xây dựng tiến độ làm việc giữa các phòng ban tổ chức đồng đều hơn
Các DevOps Engineer cần phải làm việc song song với các phòng ban có liên quan trong công ty, đảm bảo rằng tất cả đều hướng đến một mục đích chung. Từ đó, mọi người có sự gắn kết nhịp nhàng hơn trong công việc.
Khả năng làm việc được tự động hóa, giảm rủi ro và tăng tỷ lệ thành công
DevOps tận dụng các kỹ thuật tự động và công cụ làm việc trong quá trình code, test,… Điều này làm giảm thiểu những sai sót không đáng có do con người gây ra và từ đó hạn chế các thất bại.
Mức độ tin cậy được đảm bảo
Bằng cách sử dụng các phương pháp tích hợp và phân phối liên tục để thường xuyên kiểm tra các thay đổi, luôn đảm bảo an toàn và hoạt động chính xác, hiệu quả.
DevOps quản lý chất lượng các bản cập nhật ứng dụng để khi phân phối ra thị trường đảm, bảo được độ tin cậy, trải nghiệm tích cực cho người dùng.
Mở rộng quy mô quản lý sản phẩm
Các công ty có thể dễ dàng quản lý những hệ thống phức tạp, mức độ rủi ro nhờ vào sự tự động hóa và tính nhất quán của DevOps.
Những kỹ năng cần thiết để trở thành DevOps?
Một DevOps ngoài việc bổ sung kiến thức học DevOps để trở nên chuyên nghiệp, muốn thực sự thành công cần phải dựa vào những kỹ năng sau đây:
Kỹ năng chuyên môn lập trình
Với các bạn đang theo học công nghệ thông tin, kỹ năng lập trình là điều kiện tiên quyết, bắt buộc mà các bạn phải đảm bảo. Đặc biệt là đối với vị trí DevOps, bạn thường sẽ phải gánh cả công việc của bộ phận vận hành (Operations).
Các ngôn ngữ lập trình như: Shell Script, Python thường được dùng cho việc phát triển phần mềm. Ngoài ra, ở khâu vận hành, bạ cần phải biết và sử dụng thành thạo các hệ điều hành như: Linux, MacOS, Windows.
Chính vì thế, một DevOps Engineer cần có một nền tảng vững chắc để có thể phát triển sự nghiệp của mình.
Sử dụng thành thạo chuỗi công cụ DevOps tool chain
Môi trường DevOps thường phải vận dụng các công cụ có sẵn cho việc tự động hóa với mục tiêu tăng tốc phần mềm. Mỗi chuỗi công cụ DevOps sẽ tương ứng với các nhu cầu khác nhau như: cung cấp máy chủ, quản lý cấu hình, triển khai code…
Vì vậy, để trở thành một DevOps chuyên nghiệp, bạn cần phải học DevOps bằng cách sử dụng thành thạo chuỗi công cụ DevOps để hoàn thành tốt trách nhiệm công việc trong phát triển cũng như quá trình vận hành của toàn bộ hệ thống.
Chuỗi công cụ thường dùng trong DevOps đó là:
- Công cụ điều phối cơ sở hạ tầng: Terraform, Chef, Ansible, Puppet…
- Công cụ tự động hóa tiến hành, máy chủ tích hợp liên tục: Docker, Jenkins, Vagrant…
- Công cụ quản lý cấu hình và bảo mật hệ thống: Vault, Consul. Etcd…
- Công cụ giám sát và phân tích hệ thống phần mềm: Sensu, New Relic, Datadog…
Kỹ năng giao tiếp và hợp tác
Ngoài hiểu rõ về chuyên môn làm việc, kỹ năng giao tiếp cũng là điều mà bạn cần để tâm. Nó như một “chìa khóa” mở ra cánh cửa dẫn bạn đến thành công vậy.
Tính cẩn thận và chỉn chu trong công việc và cuộc sống
Đặc biệt đối với lĩnh vực công nghệ thông tin, bạn chỉ cần mắc một lỗi nhỏ có thể làm gián đoạn công việc chậm tiến độ, ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống.
Bạn cần rèn luyện tính cẩn thận cho bản thân từ việc sắp xếp tài liệu ngăn nắp, gọn gàng đến sự chỉn chu trong lời nói khi giao tiếp, thuyết trình.
Biết lắng nghe và học hỏi
Bạn nên kiên nhẫn, cởi mở nhận những ý kiến, đóng góp và nhận xét của những người xung quanh để hoàn thiện bản thân ngày càng tốt hơn. Biết học hỏi từ những người xung quanh để cải thiện những thiếu sót của mình.
Bên cạnh đó, một DevOps Engineer cũng cần có:
- Kinh nghiệm làm việc trong system và IT corporations, biết quản lý dữ liệu.
- Nắm vững các quy trình thực hiện (CI/CD) và công cụ tự động hóa.
- Kỹ năng sử dụng các công nghệ và mã nguồn mở, coding/scripting.
- Biết cố gắng và chú trọng vì một mục tiêu chung đó là: cung cấp phần mềm chất lượng tốt, đáng tin cậy và đem lại lợi nhuận cho khách hàng.
Tài liệu học DevOps tham khảo
Dưới đây là một vài đề xuất gợi ý dành cho bạn:
- Cuốn sách Devops – The Phoenix Project: cuốn sách này khá nổi tiếng và được nhiều bạn đọc lựa chọn bởi nó khái quát đúng về công việc và luôn hướng đến lợi ích của tập thể, lợi ích của công ty
- DevOps Việt Nam: Trang hội nhóm trên Facebook dành riêng cho các DevOps Engineer tại Việt Nam. Ở đây, bạn sẽ thấy được nhiều bài viết cha sẻ về kinh nghiệm cho đến tuyển dụng vị trí trí này của các doanh nghiệp
- Cuốn sách Infrastructure as Code – Managing Servers in the Cloud: trong cuốn sách này, tác giả xác định rõ những thách thức liên quan đến quá trình chuyển đổi và giải thích cụ thể về các công cụ và dịch vụ để quản lý cơ sở hạ tầng dưới dạng mã Code.
Câu hỏi thường gặp
Sự khác biệt giữa DevOps và agile là gì?
Agile tập trung vào việc hỗ trợ các developer và chu trình phát triển dự án hiệu quả hơn, trong khi DevOps đưa nhóm vận hành vào hoạt động để cho phép tích hợp liên tục và phân phối.
DevOps có phải là một phần mềm không?
DevOps là sự kết hợp giữa nhà phát triển phần mềm (dev) và hoạt động (ops) .
Nó được định nghĩa là một phương pháp kỹ thuật phần mềm với mục đích tích hợp công việc của các nhóm phát triển phần mềm và vận hành phần mềm bằng cách tạo điều kiện cho văn hóa cộng tác và chia sẻ trách nhiệm.
Lời kết
Đến đây, Vietnix hy vọng bạn đã có thể hiểu rõ bản chất của DevOps là gì hay DevOps là làm gì và những kỹ năng cần thiết của một DevOps Engineer. Nếu bạn quan tâm đến dịch vụ này hãy liên hệ tới Vietnix để được tư vấn nhé!