NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định

Cách thêm Schema Fact Check (Claim Review) trong Rank Math

Ngày đăng:11/02/2025
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (1 bình chọn)

Schema Fact Check là một loại schema giúp Google và các công cụ tìm kiếm xác định, hiển thị thông tin kiểm chứng tính xác thực của một tuyên bố. Trong bài viết này, bạn sẽ tìm hiểu cách thêm Schema Fact Check vào bài viết trên WordPress cũng như hướng dẫn tuân thủ các tiêu chuẩn của Google để tăng cơ hội nội xuất hiện trên rich snippets.

Những điểm chính

  • Khái niệm: Hiểu được Schema Fact Check là gì và lợi ích của schema này.
  • Cách thêm Schema Fact Check vào WordPress: Biết cách kích hoạt và thiết lập Schema Fact Check trong Rank Math để hiển thị thông tin kiểm chứng rõ ràng.
  • Cài đặt Schema Fact Check chi tiết: Nắm vững các tùy chọn quan trọng khi thiết lập schema này.
  • Hướng dẫn tuân thủ tiêu chuẩn Fact Check của Google: Đảm bảo website tuân theo các yêu cầu của Google để tránh lỗi và cải thiện khả năng hiển thị.
  • Câu hỏi thường gặp: Giải đáp những thắc mắc phổ biến về Schema Fact Check.
  • Biết thêm Vietnix là nhà cung cấp dịch vụ hosting chất lượng cao.

Schema Fact Check là gì?

Schema Fact Check (hay Claim Review) là một loại dữ liệu có cấu trúc giúp các công cụ tìm kiếm như Google hiểu rằng một trang web đang thực hiện kiểm chứng thông tin (fact-checking). Điều này rất quan trọng đối với các trang web chuyên đánh giá tính chính xác của tin tức, bài viết hoặc các tuyên bố trên internet. Schema này giúp Google hiển thị kết quả kiểm chứng trong Rich Snippet và hỗ trợ người dùng nhanh chóng tìm được độ chính xác của một thông tin nào đó.

Schema Fact Check là một loại schema giúp các công cụ tìm kiếm như Google hiểu rằng một trang web đang thực hiện kiểm chứng thông tin
Schema Fact Check là một loại schema giúp các công cụ tìm kiếm như Google hiểu rằng một trang web đang thực hiện kiểm chứng thông tin

Việc triển khai Schema Fact Check giúp nâng cao độ tin cậy của nội dung, đặc biệt quan trọng đối với các website cung cấp thông tin. Nếu bạn đang xây dựng một trang web trên WordPress và muốn tận dụng tối đa schema để cải thiện SEO, hãy tham khảo ngay dịch vụ WordPress hosting của Vietnix. Web hosting này không chỉ đảm bảo tốc độ nhanh, bảo mật cao mà còn tặng kèm Rank Math Pro – công cụ hỗ trợ tạo schema dễ dàng, giúp website hiển thị chuyên nghiệp hơn trên Google. Tham khảo ngay để tối ưu website của bạn!

Tạo website nhanh chóng & dễ dàng với

BỘ QUÀ TẶNG MIỄN PHÍ KHI MUA HOSTING TẠI VIETNIX!

Quà tặng gồm các plugin cao cấp và hơn 500 theme bản quyền hoàn toàn miễn phí!

Xem quà tặng ngay!
image banner
vector stroke

Cách thêm Schema Fact Check vào bài viết trên WordPress

Bước 1: Kích hoạt Schema Module trong Rank Math

Trước tiên, bạn cần đảm bảo Rank Math PRO đã được cài đặt và module Schema đã được kích hoạt trên website. Để bật hoặc kiểm tra lại thì bạn thực hiện như sau: 

  1. Vào WordPress Admin > Rank Math SEO > Dashboard > Modules.
  2. Bật Schema (Structured Data).
  3. Bật module này lên để kích hoạt tính năng Schema trên website.
Kích hoạt Schema Module trong Rank Math
Kích hoạt Schema Module trong Rank Math

Bước 2: Truy cập vào chỉnh sửa bài viết và mở Rank Math

Sau khi đã bật module Schema, bạn mở chỉnh sửa bài viết hoặc trang bất kỳ mà bạn muốn thêm Schema Fact Check.

Truy cập vào chỉnh sửa bài viết
Truy cập vào chỉnh sửa bài viết
  1. Nhấn vào biểu tượng Rank Math SEO bên cạnh điểm SEO của bài viết để mở cài đặt SEO.
  2. Hoặc nhấn vào dấu ba chấm dọc ở góc trên bên phải và chọn Rank Math trong phần Plugins.
Mở Rank Math
Mở Rank Math

Bước 3: Truy cập Schema Generator

Sau khi đã bật module Schema, bạn có thể thêm nhiều schema vào bài viết hoặc trang: 

  1. Chuyển đến tab Schema trong giao diện Rank Math.
  2. Nhấp vào Schema Generator để mở Schema Builder.
Truy cập Schema Generator
Truy cập Schema Generator

Bước 4: Truy cập Schema Builder trong Rank Math

Sau khi mở Schema Generator, bạn sẽ thấy danh sách các loại Schema có sẵn. Bạn thực hiện theo các bước sau để thiết lập Schema FactCheck:

  1. Tìm Schema FactCheck trong danh sách.
  2. Nhấn Use để mở Schema Builder.

iconLưu ý

Schema FactCheck chỉ có trong Rank Math PRO. Nếu bạn chưa cài đặt phiên bản PRO, hãy nâng cấp và kích hoạt để sử dụng tính năng này.

Nhấp Use tại FactCheck trong Schema Generator
Nhấp Use tại FactCheck trong Schema Generator

Sau khi mở Schema Builder, bạn sẽ thấy các tùy chọn cấu hình chi tiết cho Schema FactCheck. Để thiết lập các trường này một cách chuẩn xác, bạn hãy theo dõi chia sẻ của mình ở phần tiếp theo.

Các trường cần điền cho Schema Fact Check
Các trường cần điền cho Schema Fact Check

Cách cài đặt Schema Fact Check chi tiết

1. Mô tả đánh giá (Description)

Trường mô tả cho phép bạn nhập nội dung tóm tắt về quá trình Claim Review. Bạn có thể sử dụng các biến (variables) để tự động tạo nội dung phù hợp với từng bài viết. Nội dung mô tả cần rõ ràng, ngắn gọn và giúp người đọc hiểu ngay được tuyên bố nào đang được kiểm chứng cũng như phương pháp đánh giá của bạn.

Ví dụ: Nếu bạn đang kiểm chứng tuyên bố “Uống nước chanh có thể chữa cảm lạnh”, phần mô tả có thể là: “Bài viết này kiểm chứng tuyên bố rằng nước chanh có khả năng chữa cảm lạnh bằng cách phân tích các nghiên cứu khoa học hiện có.”

Nhập mô tả cho Schema Fact Check
Nhập mô tả cho Schema Fact Check

2. Vị trí hiển thị đánh giá (Review Location)

Trường này cần bạn chọn vị trí hiển thị của phần đánh giá trên trang. Bạn có thể chọn các vị trí có sẵn hoặc chọn Custom. Trong trường hợp nếu chọn tùy chỉnh, bạn sẽ nhận được một shortcode để chèn vào bài viết từ trường kế tiếp

Tùy chọn Review Location trong Schema Fact Check
Tùy chọn Review Location trong Schema Fact Check

3. Shortcode

Shortcode là đoạn code bạn có thể sao chép và dán vào bài viết để hiển thị nội dung đánh giá. Việc sử dụng shortcode giúp bạn linh hoạt trong việc bố trí thông tin fact-check trên trang mà không cần can thiệp vào mã nguồn của website.

Tùy chọn Shortcode trong Schema Fact Check
Tùy chọn Shortcode trong Schema Fact Check

4. Đánh giá (Rating)

Trường Rating giúp bạn đánh giá mức độ chính xác của tuyên bố theo thang điểm số. Google sẽ hiển thị kết quả dưới dạng văn bản dựa trên giá trị số bạn cung cấp. Một số hệ thống đánh giá phổ biến như:

  • 1 – False (Sai hoàn toàn).
  • 2 – Mostly False (Hầu hết sai).
  • 3 – Half True (Một phần đúng).
  • 4 – Mostly True (Hầu hết đúng).
  • 5 – True (Đúng hoàn toàn).

Bạn cần nhập điểm đánh giá vào trường Rating và thiết lập thang điểm bằng cách nhập giá trị tối thiểu và tối đa vào các trường tương ứng. (Rating Minimum và Rating Maximum).

Ví dụ: Nếu bạn kiểm chứng tuyên bố “Cà phê giúp giảm nguy cơ ung thư”, nhưng chỉ tìm thấy bằng chứng thuyết phục, bạn có thể chấm điểm 3 – Half True.

Đánh giá mức độ chính xác của thông tin trong Schema Fact Check
Đánh giá mức độ chính xác của thông tin trong Schema Fact Check

5. Alternate name

Thực tế, Google có thể tự động diễn giải số điểm bạn nhập vào hệ thống. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nhập một cụm từ thay thế (Alternate name) để mô tả rõ ràng hơn cho người đọc, không chỉ để Google hiểu.

Ví dụ: Thay vì chỉ nhập “3 – Half True”, bạn có thể nhập “Một phần chính xác, nhưng chưa đủ bằng chứng khoa học” để giúp người đọc hiểu rõ hơn về kết quả kiểm chứng.

Tùy chọn Alternate name trong Schema Fact Check
Tùy chọn Alternate name trong Schema Fact Check

6. URL nguồn

Trường này yêu cầu bạn nhập URL của trang chứa tuyên bố mà bạn đang kiểm chứng. Đây là một trường bắt buộc vì Google cần biết nguồn gốc, độ uy tín của thông tin. Nếu bạn không nhập URL hoặc nhập sai, bài viết của bạn có thể không đủ điều kiện để hiển thị trên kết quả tìm kiếm của Google. Một lưu ý quan trọng là mỗi trang web chỉ nên có một element ClaimReview. Nếu bạn thêm nhiều ClaimReview trên cùng một trang, Google có thể không hiển thị trang đó trên Rich Result.

Tùy chọn URL nguồn
Tùy chọn URL nguồn

7. Tác giả đánh giá (Author Name)

Trường này dùng để nhập tên của người hoặc tổ chức thực hiện việc kiểm chứng. Nếu tuyên bố đến từ một bài báo, bạn có thể nhập tên tác giả của bài báo gốc. Nếu tuyên bố đến từ một nguồn không xác định (ví dụ như thông tin lan truyền trên mạng xã hội), bạn có thể điền “Social Media Users”.

Ví dụ:

  • Nếu Lê Nam đang kiểm chứng một tin tức trên Vietnix, có thể nhập Lê Nam – Vietnix.
  • Nếu do một nhóm chuyên gia thực hiện, có thể nhập Vietnix Fact-Check Team.

Tùy chọn tác giả đánh giá
Tùy chọn tác giả đánh giá

8. Ngày xuất bản (Published Date)

Đây là ngày bạn công bố bài viết kiểm chứng, Google sẽ sử dụng thông tin này để xác định ngày cập nhật của nội dung. Nếu có nhiều bài kiểm chứng về cùng một tuyên bố, Google có thể ưu tiên hiển thị bài viết mới nhất.

Tùy chọn ngày xuất bản
Tùy chọn ngày xuất bản

9. Thông tin về phát ngôn (Claim Appearance)

Phần này cho phép bạn nhập các thông tin liên quan đến tuyên bố mà bạn đang kiểm chứng. Theo hướng dẫn của Google, các thông tin này sẽ tự động được Rank Math đưa vào thuộc tính “itemReviewed”. Các trường quan trọng bao gồm:

  • Headline: Nhập tiêu đề của thông tin cần kiểm chứng.
  • URL: Nhập đường dẫn đến trang đã đăng tải thông tin này.
  • Author Name (Bắt buộc): Nhập tên tác giả của thông tin.
  • Published Date: Ngày tuyên bố xuất hiện lần đầu tiên.

Nếu đây là một tin đồn lan truyền trên mạng xã hội, bạn có thể nhập “Social Media Users” thay vì tên một cá nhân cụ thể.

Schema Fact Check Example – Ví dụ thực tế trên Google:
Nếu bạn tìm kiếm cụm từ Trái đất là phẳng, Google có thể hiển thị kết quả từ các trang kiểm chứng tin tức như sau:

  • Tuyên bố: Trái đất là phẳng.
  • Kết quả kiểm chứng: 1 – False – Trái đất có hình cầu theo các nghiên cứu khoa học.
  • Nguồn kiểm chứng: National Geographic
  • Ngày xuất bản: 10/02/2025

Sau khi nhập đầy đủ thông tin, bạn nhấn Save để lưu lại thay đổi; còn nếu đây là bài viết mới thì nhấn Publish để xuất bản.

Tùy chọn Claim Appearance
Tùy chọn Claim Appearance

Để đảm bảo dữ liệu FactCheck Schema của bạn được Google nhận diện chính xác, hãy sử dụng Google’s Rich Results Testing Tool  – Schema Fact Check Online để kiểm tra và xác nhận. Công cụ này sẽ phân tích trang của bạn và hiển thị thông tin chi tiết về cách Google đọc dữ liệu Fact Check. Nếu có lỗi hoặc thiếu thông tin, bạn có thể sửa ngay để đảm bảo bài viết của mình đủ điều kiện hiển thị trên Google.

Hướng dẫn tuân thủ tiêu chuẩn Fact Check của Google

Sau khi bạn đã đánh dấu Claim Review bằng Fact Check Schema, Google có toàn quyền quyết định có hiển thị kết quả fact-check dưới dạng Rich Result hay không. Tuy nhiên, bạn có thể tăng khả năng được hiển thị bằng cách tuân theo các nguyên tắc của Google. Dưới đây là những điều kiện quan trọng giúp cải thiện cơ hội xuất hiện trên kết quả tìm kiếm:

1. Website nên có nhiều trang chứa ClaimReview

Google sẽ ưu tiên các trang web có lịch sử kiểm chứng thông tin một cách thường xuyên, thay vì những trang mới chưa từng thực hiện đánh giá nào. Điều này có nghĩa là nếu trang web của bạn chỉ có một bài fact-check duy nhất, thì khả năng Google hiển thị kết quả dưới dạng Rich Snippet sẽ thấp hơn.

Website nên có nhiều trang chứa ClaimReview
Website nên có nhiều trang chứa ClaimReview

2. Tránh sự không nhất quán giữa dữ liệu có cấu trúc và nội dung trang

Một lỗi nghiêm trọng có thể khiến Google không hiển thị fact-check là khi nội dung trang và dữ liệu có cấu trúc không khớp nhau. Sự không nhất quán này có thể khiến người dùng hiểu sai và Google có thể xem đây là một nỗ lực thao túng thông tin, dẫn đến việc trang web của bạn không được hiển thị trong kết quả tìm kiếm fact-check.

Ví dụ: Trong schema, bạn đánh dấu tuyên bố là False (Sai hoàn toàn). Nhưng trong nội dung bài viết, bạn lại trình bày theo hướng tuyên bố đó đúng.

3. Phân tích fact-check cần minh bạch về nguồn thông tin

Google yêu cầu nội dung fact-check phải có nguồn gốc rõ ràng. Điều này có nghĩa là bạn cần:

  • Cung cấp nguồn dữ liệu gốc mà bạn dựa vào để kiểm chứng tuyên bố.
  • Giải thích phương pháp mà bạn đã sử dụng để kiểm tra tính chính xác của thông tin.
  • Trích dẫn tài liệu tham khảo, nghiên cứu khoa học hoặc các nguồn tin cậy khác.
Nguồn thông tin minh bạch
Nguồn thông tin minh bạch

4. Website cần có chính sách chỉnh sửa và cập nhật thông tin

Nếu có sai sót trong bài viết, cần có quy trình sửa lỗi và thông báo đến người đọc. Và người dùng có thể báo cáo nếu họ phát hiện lỗi trong bài viết fact-check.

5. Không đăng nhiều Fact Checks trên cùng một trang

Mỗi trang trên website chỉ nên chứa một đánh giá ClaimReview duy nhất. Nếu bạn có nhiều đánh giá fact-check trên cùng một trang, Google có thể không hiểu chính xác nội dung bạn đang muốn truyền tải, khiến trang đó không đủ điều kiện hiển thị Rich Result.

Ngoại lệ: Nếu có các phiên bản trang khác nhau (ví dụ: phiên bản mobile và desktop), chúng có thể chứa cùng một ClaimReview.

Câu hỏi thường gặp

Schema Fact Check Template là gì?

Đây là mẫu schema dành cho Fact Check, giúp định dạng thông tin kiểm chứng theo tiêu chuẩn Google.

Google Fact Check Explorer là gì?

Đây là công cụ của Google giúp người dùng tra cứu các bài viết kiểm chứng thông tin từ nhiều tổ chức uy tín. Tại đây tập hợp các bài fact-check từ các trang web đáng tin cậy như Snopes, AFP Fact Check, Politifact,… Bạn có thể nhập một từ khóa hoặc nội dung cần kiểm chứng để xem có ai đã xác thực chưa.

Google Fact Check Tools là gì?

Là một bộ công cụ của Google dành cho các nhà phát triển và quản trị web muốn tích hợp Fact Check vào nội dung của họ. Bao gồm:
Fact Check Explorer (Tra cứu bài fact-check).
Structured Data Testing Tool (Kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu có cấu trúc).
Rich Results Test (Kiểm tra xem Fact Check Schema có hiển thị đúng trên Google hay không).

Google Fact Check Tools API là gì?

Google Fact Check Tools API là một công cụ dành cho các nhà phát triển muốn tích hợp dữ liệu fact-check vào ứng dụng hoặc website của họ. API này cho phép truy xuất dữ liệu từ các bài kiểm chứng đã được công nhận trên Google, giúp hiển thị thông tin xác thực một cách trực quan hơn.

Có thể tìm Google Fact Check Video ở đâu?

Google có các video hướng dẫn về cách sử dụng Fact Check Schema và các công cụ fact-check khác. Nội dung thường có trên kênh Google Search Central trên YouTube hoặc Google Developer. Bạn có thể tìm kiếm trên YouTube với từ khóa “Google Fact Check Schema” để xem hướng dẫn chi tiết.

Làm cách nào để kiểm tra thông tin trên Internet?

Đây là các phương pháp giúp kiểm chứng thông tin trực tuyến:
Kiểm tra nguồn tin: Xem bài viết đến từ trang web nào, có đáng tin cậy không?
Tìm các bài fact-check: Dùng Google Fact Check Explorer để kiểm tra xem tuyên bố đó đã được xác thực chưa.
Đối chiếu với các nguồn tin cậy: Kiểm tra thông tin trên báo chí chính thống hoặc các tổ chức kiểm chứng tin tức.
Sử dụng công cụ như Google Reverse Image Search: Kiểm tra hình ảnh có bị chỉnh sửa hoặc lấy từ bối cảnh khác không.
Tìm bài viết gốc: Nếu thông tin trích dẫn từ một nguồn khác, hãy tìm bài viết gốc để xác thực.

Việc triển khai Schema Fact Check không chỉ giúp nội dung của bạn trở nên đáng tin cậy hơn mà còn góp phần nâng cao uy tín website trong mắt Google và người đọc. Hy vọng với những hướng dẫn chi tiết trong bài, bạn có thể dễ dàng thiết lập Schema Fact Check một cách chính xác và hiệu quả. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới để mình có thể hỗ trợ!

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Đánh giá mức độ hữu ích của bài viết

Thất vọng

Chưa hữu ích

Bình thường

Hữu ích

Rất hữu ích

Lê Nam

WordPress Expert
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Banner group
Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

Icon tab

MAXSPEED HOSTING

TĂNG TỐC WEBSITE TOÀN DIỆN

CÔNG NGHỆ ĐỘC QUYỀN

Vector

PHẦN CỨNG MẠNH MẼ

Vector

HỖ TRỢ 24/7

Vector
ĐĂNG KÝ NGAYGroup icon
khuyến mãi cuối tháng 3
Nhanh tay, số lượng có hạn!
17/03/2025 - 31/03/2025
Pattern

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

CẢM ƠN BẠN ĐÃ ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

Vietnix sẽ luôn cố gắng cải thiện chất lượng dịch vụ mỗi ngày

ĐÓNG

Đánh giá mức độ hữu ích của bài viết

Thất vọng

Chưa hữu ích

Bình thường

Hữu ích

Rất hữu ích

Icon
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1
Icon
XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG