Bên cạnh mô hình VPN phổ biến dành cho người dùng cá nhân – VPN Client to Site thì còn có một giải pháp khác chuyên dụng cho doanh nghiệp, đó là VPN Site to Site. Vậy VPN Site to Site là gì và khác biệt như thế nào với VPN Client to Site? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này.
VPN Site to Site là gì?
VPN Site to Site là một mô hình kết nối VPN dùng để liên kết hai hay nhiều mạng riêng tư thông qua liên kết mã bảo mật và an toàn. Thay vì yêu cầu mỗi người dùng kết nối riêng lẻ như VPN Client to Site, VPN Site to Site tạo ra một đường truyền đã được mã hóa dữ liệu và bảo mật mạng.
Mọi thiết bị trong mạng này có quyền truy cập từ xa vào tài nguyên, dữ liệu, ứng dụng chung một cách nhanh chóng, an toàn. Nhờ khả năng này mà mô hình VPN Site to Site đặc biệt hữu ích cho các tổ chức lớn hoặc doanh nghiệp có nhiều chi nhánh hay văn phòng đại diện muốn giảm chi phí thuê hạ tầng mạng.
Do nhu cầu truyền tải dữ liệu lớn và liên tục, VPN Site to Site thường được triển khai trên cơ sở hạ tầng có băng thông mạng cao để đảm bảo hiệu suất ổn định cho mọi hoạt động của tổ chức. Các giao thức VPN thường được áp dụng trong mô hình Site to Site là:
- IPsec (Internet Protocol Security).
- SSL/TLS (Secure Sockets Layer/Transport Layer Security).
VPN Client to Site là gì?
VPN Client-to-Site là một giao thức mạng riêng ảo (VPN) cho phép người dùng kết nối an toàn từ xa đến mạng riêng của công ty, văn phòng hoặc tổ chức thông qua một máy chủ VPN chuyên dụng. Nhờ vậy, người dùng có thể truy cập dữ liệu, tài nguyên, ứng dụng nội bộ một cách an toàn và bảo mật, ngay cả khi họ đang sử dụng mạng Wifi công cộng không an toàn.
Để sử dụng, người dùng cần cài đặt phần mềm VPN Client trên thiết bị cá nhân (PC, laptop, điện thoại) và đăng nhập vào VPN Server bằng tài khoản được cấp. Sau khi xác thực thành công, hệ thống sẽ tạo kết nối VPN được mã hóa bảo mật từ thiết bị cá nhân tới mạng nội bộ muốn truy cập.
VPN Client-to-Site đặc biệt hữu ích cho mô hình làm việc từ xa khi giúp nhân viên kết nối an toàn với mạng công ty từ bất kỳ đâu. Mọi thông tin trao đổi qua kết nối VPN đều được mã hóa, giúp giảm thiểu rủi ro từ các cuộc tấn công mạng.
Các giao thức VPN phổ biến được sử dụng trong VPN Client-to-Site bao gồm:
- PPTP (Point-to-Point Tunneling Protocol).
- L2TP (Layer 2 Tunneling Protocol).
- IPsec (Internet Protocol Security).
- SSL/TLS (Secure Sockets Layer/Transport Layer ).
Lợi ích của 2 mô hình VPN Site to Site và VPN Client to Site
Hai mô hình VPN Site-to-Site và VPN Client-to-Site mang đến những lợi ích vượt trội sau:
Đảm bảo quyền riêng tư
Khi sử dụng internet công cộng, thông tin cá nhân như mật khẩu, tên tuổi, thông tin tài khoản ngân hàng có thể dễ dàng bị đánh cắp bởi tin tặc để bán cho bên thứ 3. VPN Site-to-Site và VPN Client-to-Site sử dụng công nghệ mã hóa tiên tiến để bảo vệ dữ liệu của người dùng, ngăn chặn mọi hành vi xâm nhập trái phép.
Ẩn danh hoàn toàn trên mạng
VPN giúp che giấu địa chỉ IP thực để người dùng có thể truy cập ẩn danh trên internet. Nhờ vậy, bạn có thể tự do duyệt web, tham gia các diễn đàn, chia sẻ thông tin mà không lo bị theo dõi lịch sử tìm kiếm hay thu thập dữ liệu cá nhân trái phép.
Bảo vệ toàn vẹn dữ liệu
Khi sử dụng VPN, quá trình truyền tải, chia sẻ dữ liệu giữa các thiết bị sẽ được mã hóa hoàn toàn, ngăn chặn mọi hành vi xâm nhập, nghe lén hay đánh cắp dữ liệu từ tin tặc.
Sự khác biệt giữa mô hình VPN Site to Site và VPN Client to Site
VPN Site to Site và VPN Client to Site đều là những giải pháp mạng riêng ảo (VPN) phổ biến nhưng chúng phục vụ cho các mục đích khác nhau và có những đặc điểm riêng biệt. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết giúp bạn dễ dàng phân biệt hai loại VPN này:
Đặc điểm | VPN Site-to-Site | VPN Client-to-Site |
---|---|---|
Mục đích sử dụng | Kết nối chi nhánh hoặc văn phòng của tổ chức từ mọi địa điểm. | Truy cập mạng nội bộ từ xa một cách an toàn. |
Đối tượng người dùng | Doanh nghiệp và tổ chức quy mô lớn có nhiều chi nhánh. | Người dùng cá nhân, nhân viên thuộc tổ chức. |
Mã hóa dữ liệu | Có | Có |
Khả năng tích hợp di động | Khó tích hợp với ứng dụng di động. | Dễ dàng, người dùng có thể truy cập thông qua mọi thiết bị di động. |
Kết nối tự động | Duy trì kết nối liên tục và tự động. | Kết nối và duy trì theo yêu cầu người dùng. |
Câu hỏi thường gặp
VPN Site-to-Site có thể tích hợp với các giải pháp bảo mật khác của doanh nghiệp không (ví dụ: tường lửa, hệ thống phòng chống xâm nhập)?
Câu trả lời là CÓ. VPN Site-to-Site có thể dễ dàng kết nối và phối hợp với các giải pháp bảo mật phổ biến như tường lửa và hệ thống phòng chống xâm nhập (IPS) để giúp doanh nghiệp bảo vệ hệ thống của mình khỏi các mối đe dọa ngày càng tinh vi.
VPN Site-to-Site có phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa không (SME)?
Doanh nghiệp SME vẫn có thể sử dụng VPN Site-to-Site nhưng cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố sau:
– Nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp (số lượng chi nhánh, nhân viên cần truy cập, loại tài nguyên, dữ liệu cần chia sẻ,…)
– Nhà cung cấp dịch vụ VPN Site-to-Site.
– Chi phí triển khai, vận hành và duy trì hệ thống.
– Thử nghiệm trên một số phòng ban trước khi triển khai trên toàn bộ tổ chức.
Lời kết
Như vậy, tôi đã chia sẻ tới bạn những thông tin cần nắm về VPN Site to Site là gì cũng như phân biệt rõ mô hình này với VPN Client to Site. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn lựa chọn được giải pháp kết nối mạng phù hợp nhất cho nhu cầu sử dụng cá nhân hoặc doanh nghiệp của mình.