NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
14/12/2022
Lượt xem

G Suite là gì? Sự khác nhau giữa G Suite và Gmail

14/12/2022
25 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (156 bình chọn)

Nhu cầu sử dụng email theo tên miền và lưu trữ dữ liệu ngày càng tăng cao với các doanh nghiệp, tổ chức hiện nay. Thấu hiểu điều đó, G Suite đã xuất hiện và trở thành một giải pháp văn phòng toàn diện dành cho doanh nghiệp. Vậy, G Suite là gì? G Suite quan trọng như thế nào và nó có gì vượt trội so với các nền tảng tương đương? Hãy cùng Vietnix tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

G Suite là gì?

G Suite là một bộ công cụ do Google xây dựng dựa trên nền tảng điện toán đám mây nhằm mang lại cho các doanh nghiệp một phương thức làm việc và cộng tác hoàn toàn mới. Từ đó, G Suite giúp nâng cao hiệu suất và hiệu quả công việc trong quá trình vận hành của tổ chức.

G Suite là gì?
G Suite là gì?

G Suite được người dùng đánh giá cao bởi sự thân thiện, dễ sử dụng và khả năng tiết kiệm tối đa chi phí cho doanh nghiệp, nhất là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cụ thể, G Suite cho phép các thành viên trong công ty đều có thể sử dụng và cùng làm việc với nhau dù ở bất kỳ nơi đâu hay qua bất kỳ thiết bị nào, miễn là có kết nối internet.

Nhiều người lầm tưởng G Suite chỉ là đơn giản là ứng dụng Gmail của Google. Tuy nhiên, ngoài Gmail thì bộ công cụ này còn mang lại nhiều tính năng hữu ích dành cho các tổ chức, doanh nghiệp. Chẳng hạn như bạn có thể đặt lịch làm việc, tham gia cuộc họp qua video trực tuyến, chia sẻ dữ liệu và cùng chỉnh sửa trực tuyến thông qua những ứng dụng Calendar, Docs, Sheets, Forms, Sites, Slides, Hangouts, Vault, Gmail và Drive.

Đặc biệt khi đăng ký G Suite, doanh nghiệp sẽ được cung cấp một địa chỉ email gắn liền với tên miền của mình (hay còn được gọi là tài khoản G Suite). Từ đó, bạn có thể thông qua tài khoản để thêm mới, sửa đổi hoặc xóa đi người dùng trong hệ thống của mình.

Tầm quan trọng của G Suite

Không phải ngẫu nhiên mà G Suite trở nên phổ biến và thịnh hành như hiện tại. Bộ công cụ này ngày càng có vai trò quan trọng đối với cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức bởi nó mang lại nhiều lợi ích nổi trội như:

  • Tiết kiệm chi phí: G Suite giúp doanh nghiệp tiết kiệm một khoản chi phí kha khá bao gồm chi phí lắp đặt phần cứng phần mềm, thuê đội ngũ nhân viên IT và bảo trì hệ thống. 
  • Tích hợp linh hoạt: G Suite còn được tích hợp nhiều ứng dụng thông qua nền tảng điện toán đám mây. Như vậy, doanh nghiệp có thể tận dụng hệ sinh thái đa dạng của G Suite một cách tối ưu mà không cần phải băn khoăn đến chi phí bản quyền.
  • Tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp, uy tín từ trong nội bộ: G Suite sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển cộng đồng làm việc và mang lại giá trị chung cho toàn thể nhân viên của mình. Đồng thời, một email với tên miền riêng của doanh nghiệp cũng góp phần xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp, uy tín cho công ty.
  • Sử dụng tiện lợi: G Suite cho phép người dùng truy cập mọi lúc mọi nơi. Đi kèm với đó là bộ nhớ lưu trữ lên đến 30G hoặc không giới hạn khi được nâng cấp lên sẽ giúp cho doanh nghiệp dẹp tan nỗi lo về dung lượng bị đầy. 
ung dung g suite la gi
G Suite là gì? Sự khác nhau giữa G Suite và Gmail 30

Bên cạnh các điểm nổi bật đặc trưng trên, với mỗi đối tượng sử dụng, G Suite sẽ đóng một vai trò riêng. Cụ thể là:

Đối với người dùng

  • Cho phép truy cập mọi lúc mọi nơi, trên mọi nền tảng.
  • Cho phép người dùng lưu trữ dữ liệu với dung lượng 30GB hoặc không giới hạn.
  • Cho phép chia sẻ và cùng chỉnh sửa dữ liệu trực tuyến.
  • Bộ lọc Email thông minh tránh được các tin rác, spam.
  • Cho phép biên tập trực tuyến và trò chuyện với đồng nghiệp thông qua video, tin nhắn.
  • Độ bảo mật cao.

Đối với chủ doanh nghiệp

  • Tăng hiệu suất và giảm thiểu tối đa chi phí.
  • Đem lại phương thức làm việc và phương thức giao tiếp mới với sự liên kết giữa các nhân viên.
  • Giúp doanh nghiệp dễ dàng triển khai các hoạt động và thay đổi trong thời gian nhanh chóng.
  • Tạo nên môi trường công nghệ thu hút nhân lực trẻ.
  • Thay thế phương thức điều hành bằng việc tập trung vào các sáng kiến, chiến lược.

Đối với các kỹ sư công nghệ

  • Giảm thiểu chi phí liên quan đến phần cứng, phần mềm và chi phí bảo trì.
  • Không mất nhiều thời gian để đào tạo cho nhân sự về cách sử dụng.
  • Chỉ tri trả chi phí cố định, không mất phí bản quyền cũng như trung tâm dữ liệu.
  • Cho phép tích hợp làm việc một lúc trên nhiều ứng dụng.

Bất kì một bộ công cụ nào cũng đều có những điểm nổi bật và một vài nhược điểm cần khắc phục. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp phù hợp để lưu trữ dữ liệu cho G Suite, hãy tham khảo dịch vụ hosting giá rẻ của Vietnix.

Ưu nhược điểm của G Suite

Dưới đây là các ưu – nhược điểm của G Suite mà bạn có thể tham khảo để có cái nhìn tổng quan nhất về bộ công cụ này.

uu diem nhuoc diem g suite
G Suite là gì? Sự khác nhau giữa G Suite và Gmail 31

Ưu điểm của G Suite

  • Có giao diện thân thiện và dễ sử dụng.
  • Được tích hợp bởi nhiều ứng dụng và công cụ trực tuyến.
  • Cho phép trao đổi thông qua chat, video call.
  • Cho phép người dùng lưu trữ và chia sẻ dữ liệu trực tuyến.
  • Hỗ trợ người dùng tạo lịch làm việc, tăng cao năng suất và hiệu suất làm việc.
  • Người dùng có thể cùng chỉnh sửa, biên tập trực tuyến.
  • Cho phép truy cập ở bất cứ đâu và bất kỳ thiết bị nào nhờ vào cơ chế lưu trữ dữ liệu trên cloud.

Nhược điểm

  • Server máy chủ không được đặt tại Việt Nam nên dữ liệu có thể bị mất đi nếu vấn đề kỹ thuật xuất hiện.
  • Trong trường hợp một doanh nghiệp có nhiều thành viên, cần phải tạo nhiều tài khoản. Và lúc này, chi phí dịch vụ có thể tăng lên. Vì vậy, G Suite đối với các doanh nghiệp lớn có thể sẽ trở nên đắt đỏ hơn.

Các tính năng cơ bản có trong G Suite

Dưới đây là những tính năng cơ bản có trong G Suite mà doanh nghiệp có thể tận dụng nhằm nâng cao hiệu quả công việc trong tổ chức của mình.

Google Docs, Forms, Sheet, Slides

Những dữ liệu được tạo ra và có trên Docs, Forms, Sheet hay Slides đều sẽ được lưu trữ trực tuyến và tự động trên Google Drive. Từ đó, bạn có thể dễ dàng tạo nên các bảng tính, mẫu slide thuyết trình hay văn bản trực tuyến mà không lo lắng về vấn đề mất dữ liệu khi quên sao lưu hoặc gặp sự cố bất ngờ nào đó.

Google Docs, Forms, Sheet, Slides
G Suite là gì? Sự khác nhau giữa G Suite và Gmail 32

Ngoài ra, các thành viên được chia sẻ dữ liệu đều được phép biên tập và bình luận trong nội dung đó. Hiện nay, nhóm công cụ này còn được nâng cấp với lịch sử thay đổi được lưu trữ không giới hạn và cho phép người dùng truy cập cả khi không có internet.

Google Drive

Google Drive được Google phát triển dựa trên nền tảng điện toán đám mây với dung lượng không giới hạn. Đây là tính năng hữu ích và đóng vai trò quan trọng, giúp doanh nghiệp gác lại nỗi lo về rủi ro đánh mất dữ liệu.

g suite driver
G Suite là gì? Sự khác nhau giữa G Suite và Gmail 33

Đặc biệt với Google Drive, bạn còn có thể chia sẻ các file với dung lượng lớn. Song song với đó, tính năng đồng bộ hóa sẽ tạo điều kiện cho người dùng truy cập ở bất kỳ đâu và trên bất kỳ thiết bị nào. Nhìn chung, Drive khá tương đồng với OneDrive của Outlook.

Gmail

Gmail của G Suite có dung lượng lên đến 15GB. Đây là mức dung lượng khá ổn để bạn có thể lưu trữ được nhiều thư hơn. Đồng thời, người dùng cũng có thể dễ dàng sắp xếp, phân loại thư để thuận tiện trong việc tìm kiếm.

gmail
G Suite là gì? Sự khác nhau giữa G Suite và Gmail 34

Hơn cả thế là tính năng tìm kiếm Google cùng với tin nhắn nhanh. Theo đó, Gmail hỗ trợ người dùng trả lời tin nhắn email trong thời gian thực. Ngoài tính năng ở phiên bản Gmail miễn phí trên, các doanh nghiệp còn có thể thay đổi và định dạng cho phù hợp như đổi email theo tên miền của công ty, lọc spam, chữ ký điện tử, tính năng quét virus, đính kèm với dung lượng 5TB…

Gmail cũng cho phép người dùng sử dụng khi ngoại tuyến và không có kết nối Internet (tính năng Gmail Offline). Lúc này bạn sẽ truy cập Gmail Lab để bật chế độ ngoại tuyến.

Google Site

Google Site cho phép người dùng tạo trang web của mình mà không cần am hiểu kỹ năng lập trình cũng như tốn kém chi phí. Bạn có thể thêm nội dung, kéo thả hình ảnh, video cùng một số thành phần khác để tạo nên trang web hoàn chỉnh. Theo đó, trang web sẽ tự động điều chỉnh sao cho phù hợp với cả điện thoại và máy tính.

google site 1
G Suite là gì? Sự khác nhau giữa G Suite và Gmail 35

Google Site tỏ ra hiệu quả khi doanh nghiệp sử dụng công cụ này để lưu trữ thông tin nội bộ. Qua đó, nhân viên có thể nhanh chóng nắm bắt và chia sẻ thông tin trong công ty. Đồng thời, người dùng có thể hiển thị thêm các tiện ích khác như Document, Spreadsheets, presentations,… Tất cả người dùng sẽ được tự do sáng tạo, chỉnh sửa mà không cần lo lắng về dung lượng ổ cứng hay chi phí quản lý.

Google Calendar

Google Calendar giúp mỗi thành viên từ cấp quản lý đến nhân viên đều có thể tạo nên một lịch trình và nhắc nhở cuộc hẹn để tối ưu hóa thời gian, đồng thời có những sắp xếp hợp lý nhất.

calendar
G Suite là gì? Sự khác nhau giữa G Suite và Gmail 36

Ngoài ra, ứng dụng này còn giúp người dùng dễ dàng kiểm tra lịch trống, tạo lịch họp, check phòng họp, thời gian họp cũng như chia sẻ các tài nguyên… Cùng với đó, tính năng đồng bộ cũng cho phép các nhân viên trong tổ chức có thể truy cập mọi lúc mọi nơi trên mọi thiết bị để xem được lịch của mình.

Google Hangouts

Google Hangouts – sau này đổi tên là là Google Meet được xem như một công cụ hữu ích để các nhân viên trong cùng doanh nghiệp có thể trao đổi và làm việc với nhau. Nổi bật trong đó có thể kể đến tính năng chat, nhắn tin, tin nhắn thoại và video call.

Đặc biệt, Google Hangouts cho phép cùng lúc 15 người tham gia trong một cuộc thảo luận. Như vậy, thông tin sẽ được chia sẻ một cách nhanh chóng và mọi thành viên đều có thể nắm bắt được thông tin quan trọng trong công việc. Tương tự các ứng dụng trên, Google Hangouts có thể sử dụng trên mọi nền tảng và tại mọi thời điểm.

Google Keep

Google Keep được ví như một cuốn sổ ghi chú với dung lượng khổng lồ. Tính năng này chính thức ra mắt từ 20/03/2013 và cho phép người dùng sử dụng để ghi chú bằng văn bản, danh sách, thậm chí là hình ảnh và âm thanh. Người dùng có thể sử dụng Google Keep phiên bản web hay trên ứng dụng di động ở cả hệ điều hành Android và iOS.

Google Vault

Google Vault là một ứng dụng cực kỳ hữu ích đối với phiên bản Enterprise và Business. Ứng dụng này cho phép người dùng tìm kiếm và trích xuất dữ liệu. Từ đó, họ có thể tạo nên Electronic Discovery – tức khám phá thông tin ở định dạng điện từ.

Sở hữu nhiều tính năng như vậy nhưng chi phí sử dụng G Suite được đánh giá là khá rẻ. Bạn có thể tham khảo ngay bảng giá các gói dịch vụ của G Suite dưới đây để đưa ra lựa chọn phù hợp.

Bảng giá chi phí các gói G Suite

Các gói dịch vụ của G Suite được cung cấp với mức giá cụ thể là:

Tên góiGiá 
Business Starter$3
Business Standard$7.20
Business Plus$18
EnterpriseLiên hệ

Lưu ý: 
– Mức giá trên áp dụng cho 1 user/Tháng.
– Hiện tại, G Suite đã được thay thế bằng Google Workspace. Doanh nghiệp nếu muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ của bộ công cụ này cần phải nâng cấp lên phiên bản Google Workspace. 
– Đây là bảng giá của Google Workspace cập nhật vào thời điểm tháng 11/2022. Chi phí của gói Business Starter và Business Standard là mức giá khuyến mãi cho khách hàng mới và được áp dụng cho 20 user đầu tiên được thêm vào gói dịch vụ.

Hướng dẫn đăng ký G Suite

Kể từ tháng 07/2022, Google đã có thông báo chính thức về việc phiên bản G Suite sẽ không còn khả dụng. Các doanh nghiệp đang sử dụng G Suite có thể nâng cấp lên bản trả phí Google Workspace trước khi G Suite hoàn toàn bị khai tử để tiếp tục sử dụng các tính năng kế thừa từ bộ công cụ này.

G Suite nay đã được thay thế bằng Google Workspace với nhiều ứng dụng hơn
G Suite nay đã được thay thế bằng Google Workspace với nhiều ứng dụng hơn

Như vậy, để đăng ký G Suite (nay là Google WorkSpace) bạn cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Để đăng ký , bạn truy cập vào trang chủ Google Workspace theo đường link: https://workspace.google.com/

Bước 2: Tiến hành nhập thông tin của doanh nghiệp, bao gồm Tên doanh nghiệp, số lượng nhân viên, quốc gia và chọn “Tiếp theo”.

Bước 3: Nhập thông tin người đăng ký với: Họ, Tên địa chỉ Email.

Bước 4: Tích ô “Có, tôi có miền có thể sử dụng” nếu bạn đã có tên miền sẵn. Trường hợp chưa có, bạn cần phải mua tên miền và đăng ký sử dụng tên miền. Bạn có thể tham khảo thêm các tên miền Việt Nam và quốc tế mà Vietnix hiện đang cung cấp.

Bước 5: Nhập tên miền một cách chính xác. Tiếp đó, bạn cần tạo tên người dùng (đây sẽ là địa chỉ email đầu tiên, email quản trị gốc của bạn) và mật khẩu (mật khẩu email theo tên miền đó).

Bước 6: Thiết lập tài khoản. Lúc này, bạn trỏ MX từ domain về Google Workspace. Sau đó click vào “Tiếp theo” để đến với bước 7.

Bước 7: Thêm người dùng (tức là các thành viên trong công ty). Với phiên bản dùng thử, bạn có thể tạo tối đa 10 người dùng trong thời gian 14 ngày.

Bước 8: Chọn “Tiếp theo” rồi tải tệp html được cung cấp bởi Google về máy của mình. Sau đó, bạn tải lên thư mục gốc của Website. 

Bước 9: Tại bước này, bạn tiến hành thêm bảng ghi vào Domain.

Bước 10: Bây giờ, bạn chỉ cần xác minh tên miền và đến với các bước thiết lập email. Việc xác minh chỉ diễn ra trong vòng vài phút và sau đó, hãy nhấn “Tiếp theo” để hoàn tất bước xác minh cũng như hoàn thành việc thiết lập. Và đây cũng chính là bước cuối trong quá trình đăng ký G Suite của bạn.

So sánh G Suite với Gmail miễn phí

Nhiều người vẫn lầm tưởng G Suite với Gmail. Thực tế đây là 2 bộ công cụ hoàn toàn khác biệt với những tiêu chí sau:

Tiêu chíG SuiteGmail
Dung lượngG Suite khi nâng cấp lên gói thấp nhất đã có 30GB dung lượng và cho phép lưu trữ với dung lượng không giới hạn trên điện toán đám mây với gói cao hơn (Business và Enterprise)Chỉ cung cấp 15GB miễn phí.
Tệp đính kèmG Suite cho phép gửi và nhận tệp đính kèm với dung lượng lên đến 50MB và hỗ trợ mọi loại tệp một cách dễ dàng.Người dùng có thể gặp khó khăn khi đính kèm hình ảnh, video. Thường phải mất 2 – 3 bước mới có thể hoàn tất toàn bộ và dung lượng file đính kèm bị giới hạn.
Quảng cáo và SpamKhông bị làm phiền bởi quảng cáo và spamThường xuyên bị spam và quảng cáo, trong khi những tin quan trọng đôi khi bị rơi vào mục spam.
Cộng tác nhómCho phép cộng tác nhóm một cách đơn giản, nhanh chóng. Ví dụ, bạn có thể tạo một email đại diện phòng ban như sales@vietnix.vn, sau đó thêm các thành viên trong team vào để cùng cộng tác.Cho phép cc, bcc email tới những người bạn muốn chia sẻ.
Xét duyệt email đến và điG Suite cho phép sử dụng tính năng xét duyệt dành riêng cho quản trị viên. Bạn có thể dùng tính năng này để dừng việc gửi email của nhân viên dưới quyền. Sau đó kiểm tra lại và chỉnh sửa hoàn tất trước khi gửi đi.Không có tính năng xét duyệt.
Bản sao email và bằng chứng pháp lýQuản trị viên có quyền thiết lập lưu trữ bản sao cho những email bị xóa. Đây sẽ là chứng cứ pháp lý cần thiết cho doanh nghiệp trước pháp luật khi cần thiết.Bị hạn chế.
Lịch sử gửi –  nhận emailTất cả các hoạt động từ gửi – nhận email đều được ghi lại tại lịch sử email. Bao gồm cả ngày giờ, người nhận, tác vụ đó được thực hiện ở thiết bị nào…Thông qua đó, doanh nghiệp hoàn toàn có thể kiểm soát dữ liệu và có bằng chứng cho một số rủi ro có thể xảy ra.Gmail miễn phí không có tính năng kiểm tra lịch sử gửi – nhận email.
Email tên miền doanh nghiệpG Suite cho phép tạo email gắn với tên miền của doanh nghiệp (chẳng hạn như: cskh@vietnix.vn). Đây là một cách giúp xây dựng hình ảnh công ty chuyên nghiệp, uy tín hơn trong mắt khách hàng. Song song với đó, bạn cũng có thể tạo bí danh và thêm tối đa 30 bí danh hoàn toàn miễn phí để phục vụ cho nhiều trường hợp.Gmail sẽ mặc định đuôi @mail.com. Bạn không được tùy chọn như G Suite.

So sánh G Suite với Microsoft 365

G Suite và Microsoft 365 đều là những giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay. Điểm khác biệt chính của 2 giải pháp này có thể kể đến như:

Tiêu chíG Suite Microsoft 365
Giá cả
– Gói Business Starter: $3/User/Tháng
– Gói Business Standard: $7.2/User/Tháng
– Gói Business Plus: $18/User/Tháng
Về mặt chi phí, G Suite sẽ tiết kiệm hơn so với Microsoft 365 và miễn phí cuộc gọi thông qua Hangouts, Voicei…
– Business Essentials: $5/User/Tháng
– Business: $8,25/User/Tháng
– Business Premium: $12,50/User/Tháng
– Enterprise E1: $8/User/Tháng
– Enterprise ProPlus: $12/User/Tháng
– Enterprise E3: $20/User/Tháng
– Enterprise E5: $35/User/Tháng
Các gói của Microsoft 365 lại khá đa dạng. Tuy nhiên bạn sẽ phải trả thêm chi phí khi gọi Skype ở những gói dưới Premium.
Ứng dụngBộ ứng dụng của G Suite sẽ bao gồm: Gmail, Google Docs, Sheets, Slides, Google Drive, Keep, Hangouts, Calendar…Office 365 của Microsoft bao gồm: PowerPoint, Skype, Outlook, OneDrive, Word, Excel, One Note…
Dung lượngG Suite cung cấp 30GB dung lượng lưu trữ với gói Business Starter. Gói Business Standard là 2TB. Gói Business Plus lên đến 5TB và gói Enterprise là không giới hạn.
Microsoft 365 cho phép lưu trữ 1TB dung lượng cho mỗi người (áp dụng chung cho tất cả các gói). Mặc dù có giới hạn, nhưng đây vẫn là một dung lượng khá lớn. Riêng dung lượng cho email là 50GB và tách biệt hoàn toàn.
Lưu trữ đám mâyDrive của Google cho phép bạn lưu trữ, chia sẻ file hay tải dữ liệu trên đám mây xuống thiết bị của mình (máy tính, điện thoại di động…) Ngoài ra, Google Drive còn cho phép làm việc ngoại tuyến trong trường hợp mất mạng. Tương tự G Suite, Microsoft 365 cho phép người dùng lưu trữ, chia sẻ tài liệu, tải file về thiết bị. Đồng thời, bộ công cụ này được đồng bộ hóa các file với OneDrive. 
Email theo tên miền doanh nghiệpCó hỗ trợ tạo email tên miền riêng cho doanh nghiệp.Có hỗ trợ tạo email tên miền riêng cho doanh nghiệp.
Khả năng làm việc nhómThông qua Google Drive, người dùng được quyền phân quyền (quyền xem, chỉnh sửa hoặc nhận xét) đối với tài liệu được chia sẻ). Đồng thời, bạn cũng có thể tìm kiếm vị trí của các tập tin, thư mục một cách nhanh chóng và dễ dàng với Google Drive. 
Như vậy, nhiều người dùng có thể đồng thời chỉnh sửa trong một file làm việc. Hãy để lại ghi chú, bình luận, gợi ý thay đổi hoặc khôi phục các phiên bản cũ nếu cần.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia các cuộc gọi nhóm hoàn toàn miễn phí như Hangouts. 
Cuối cùng, Calendar và Keep của G Suite chắc chắn sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực khi giúp bạn tạo nên các tác vụ, danh sách công việc cần làm, ghi chú về sự kiện, đánh dấu mốc thời gian quan trọng…
Với OneDrive, bạn cũng có thể chia sẻ và cùng cộng tác bằng cách phân quyền để làm việc với các nhân sự khác tổng công ty. Qua đó, bạn có thể để lại ghi chú, đề xuất hay bình luận các nội dung được chia sẻ một cách dễ dàng.
Khác với G Suite, Microsoft 365 cho phép người dùng trao đổi, gửi tin nhắn và trò chuyện video thông qua Skype. Về vấn đề này, bạn sẽ không tốn phí trong cuộc gọi video của Skype to Skype. Nhưng nếu bạn gọi đến số điện thoại thì bạn sẽ phải mất một số phí nhỏ. 
Ngoài ra, bạn cũng cần phải mua số và tín dụng để thực hiện các cuộc gọi trong hoặc ngoài nước.

So sánh G Suite với WorkSpace

Như đã nhắc tới ở phần trên, G Suite đã chính thức không còn khả dụng sau từ tháng 7 năm 2022. Vì thế, doanh nghiệp cần phải nâng cấp G Suite lên Google Workspace (phiên bản thay thế của G Suite) để tiếp tục sử dụng dịch vụ của bộ công cụ này.

So sánh G Suite với WorkSpace
So sánh G Suite với WorkSpace

Google Workspace sẽ tiếp tục kế thừa những ưu điểm vượt trội của G Suite. Đi kèm với đó, phiên bản này còn được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Cụ thể là:

Về giá cả và tính năng

Nếu như G Suite chỉ có 3 gói là Basic (5$/ user/ tháng), Business (10$/ user/ tháng) và Enterprise (25$/ user/ tháng), thì Google WorkSpace sẽ có loại bỏ đi gói Basic và thay bằng 3 gói Business cùng với 1 gói Enterprise. Cụ thể, giá cả sẽ tăng so với giá cũ, đi kèm với đó là hàng loạt tính năng được thêm vào. Cụ thể là:

Tên góiGiá Đặc điểm
Business Starter$6/User/Tháng (Giá ưu đãi: $3)– Cung cấp email doanh nghiệp với khả năng tùy chỉnh và độ an toàn cao.
– Cho phép tối đa 100 người tham dự trong cuộc họp video.
– Cung cấp dung lượng lưu trữ cho mỗi user với 30GB.
– Chế độ kiểm soát về bảo mật và quản lý. Bao gồm các dịch vụ hỗ trợ thông thường.
Business Standard$12/User/Tháng (Giá ưu đãi: $7.2)– Cung cấp email doanh nghiệp với khả năng tùy chỉnh và độ an toàn cao.
– Cho phép tối đa 150 người tham dự trong cuộc họp video (có thêm tính năng ghi âm)
– Cung cấp dung lượng lưu trữ cho mỗi user với 2TB.
– Chế độ kiểm soát về bảo mật và quản lý.
– Bao gồm các dịch vụ hỗ trợ thông thường và cho phép nâng cấp (trả phí) lên hỗ trợ nâng cao.
Business Plus$18/User/Tháng– Cung cấp email doanh nghiệp với khả năng tùy chỉnh và độ an toàn cao, cộng thêm eDiscovery và khả năng lưu trữ dữ liệu.
– Cho phép tối đa 500 người tham dự trong cuộc họp video (có thêm tính năng ghi âm và theo dõi tình hình tham dự)
– Cung cấp dung lượng lưu trữ cho mỗi user với 5TB
– Chế độ kiểm soát nâng cao về bảo mật và quản lý, bao gồm Vault và khả năng quản lý thiết bị đầu cuối nâng cao.
– Bao gồm các dịch vụ hỗ trợ thông thường và cho phép nâng cấp (trả phí) lên hỗ trợ nâng cao.
EnterpriseLiên hệ– Cung cấp email doanh nghiệp với khả năng tùy chỉnh eDiscovery, độ an toàn cao với chuẩn mã hóa phần mở rộng thư Internet an toàn/đa mục đích (S/Mine)
– Cho phép tối đa 500 người tham dự trong cuộc họp video (có thêm tính năng ghi âm, theo dõi tình hình tham dự và phát trực tiếp có khả năng khử tiếng ồn)
– Cung cấp dung lượng lưu trữ cho mỗi user tùy theo nhu cầu người dùng.
– Tùy chọn kiểm soát nâng cao liên quan đến vấn đề bảo mật, quản lý và tuân thủ. Kèm theo đó là NCMDL, Vault, vùng dữ liệu và tính năng quản lý thiết bị đầu cuối dành riêng cho các doanh nghiệp.
– Bao gồm các dịch vụ hỗ trợ nâng cao và cho phép nâng cấp (trả phí) lên hỗ trợ đặc biệt.

Về quản lý thiết bị

Bản Basic của G Suite không có các tính năng như Google Workspace như: 

  • Tính năng quản lý thiết bị Android.
  • Phân phối ứng dụng dành cho thiết bị di động.
  • Quản lý điểm cuối nâng cao.

Dung lượng lưu trữ

Bộ nhớ không giới hạn đã bị xóa bỏ khỏi gói Business khi sử dụng với hơn 5 người dùng. Thay vào đó, doanh nghiệp chỉ được sở hữu đặc quyền lưu trữ không giới hạn với gói Enterprise. Ngoài ra, khi muốn chuyển sang gói Google Workspace, doanh nghiệp còn phải tốn một khoản phí nhất định. 

Bảo mật & Quản trị 

G Suite trước đây sẽ không bao gồm tùy chỉnh nâng cao như: chặn email spam – quảng cáo, lọc email, đặt các quy tắc kiểm soát nội bộ… Ngoài ra, tính năng Report and Audit hỗ trợ thống kê lịch sử hoạt động, cho phép quản trị viên tùy chỉnh, truy xuất dữ liệu lịch sử, sao lưu – khôi phục dữ liệu, báo cáo, phân tích hoạt động người dùng với toàn hệ thống… cũng chỉ mới được ra mắt ở Google Workspace. 

Bảo mật & Quản trị 
Google Workspace được nâng cấp nhiều tính năng bảo mật hơn rất nhiều

Có thể thấy G Suite trước đây hay Google Workspace hiện tại đều là bộ công cụ tích hợp rất hữu ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu bạn chỉ muốn sử dụng dịch vụ email theo tên miền cho cá nhân, tổ chức với mức chi phí tiết kiệm hơn thì sao? Lúc này Email Doanh Nghiệp của Vietnix sẽ là giải pháp tối ưu nhất cho bạn.

Dịch vụ Email Doanh Nghiệp của Vietnix giúp bạn dễ dàng thiết lập địa chỉ email với tên miền tổ chức, nâng cao sự chuyên nghiệp cho công việc. Với khả năng gửi thư vào inbox lên đến 99%, bảo mật mạnh mẽ và chống spam hiệu quả, dịch vụ này giúp bạn quản lý tài khoản email thuận tiện và an toàn. Nếu bạn chưa biết nên sử dụng gói dịch vụ nào thì có thể liên hệ với đội ngũ Vietnix để được tư vấn chi tiết nhất. Đồng thời, đội ngũ kĩ thuật luôn túc trực 24/7 sẽ giúp bạn giải quyết bất cứ vấn đề nào phát sinh trong quá trình cài đặt và sử dụng.

Lời kết

Như vậy, bài viết trên đã giải đáp câu hỏi G Suite là gì của đa số độc giả. Hiện nay, G Suite đã chính thức được chuyển đổi thành Google WorkSpace với sự điều chỉnh về cả tính năng lẫn giá cả. Bạn có cảm thấy hài lòng về sự đổi mới của Google không? Chia sẻ ngay cùng Vietnix nhé.

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Hoàng Vui

SEO Specialist
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Banner group
Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

MAXSPEED HOSTING

TĂNG TỐC WEBSITE TOÀN DIỆN

CÔNG NGHỆ ĐỘC QUYỀN

PHẦN CỨNG MẠNH MẼ

HỖ TRỢ 24/7

ĐĂNG KÝ NGAY
Pattern

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

Icon
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1
Icon
XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG