Khi tìm hiểu về mạng Wifi, chắc hẳn bạn đã nghe qua các thuật ngữ thông dụng như WEP, WPA, WPA2. Trong đó, WPA được xem là một trong những chuẩn bảo mật wifi phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về WPA, vậy nên trong bài viết dưới đây, tôi sẽ giải đáp WPA là gì, và các tính năng nổi bật của chuẩn bảo mật này!
WPA là gì?
Bảo mật wifi trong thời điểm hiện tại là vô cùng quan trọng bởi chúng ngăn chặn các tác nhân truy cập mạng bất hợp pháp, ảnh hưởng đến nguồn kết nối của người dùng. Để đáp ứng nhu cầu của người dùng, các chuẩn bảo mật wifi đã ra đời, trong đó có WPA.
WPA là viết tắt của từ Wifi Protected Access, được phát triển bởi Wifi Alliance vào năm 2003 để thay thế cho chuẩn bảo mật WEP (Wired Equivalent Privacy) đã bị lỗi thời. Đây được xem là một chuẩn bảo mật wifi hiệu quả bởi chúng ngăn mọi cuộc tấn công từ hacker, đảm bảo các kết nối an toàn đến mạng của người dùng. Hơn nữa, WPA còn sử dụng giao thức TKIP (Temporal Key Integrity Protocol) để thực hiện mã hóa dữ liệu, nhằm cung cấp độ bảo mật cao hơn cho mạng Wifi.
Ưu và nhược điểm của WPA
Thực tế, WPA trở nên thông dụng bởi độ bảo mật tốt cho mạng Wifi. Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm nổi bật, WPA vẫn tồn tại một số nhược điểm mà bạn cần nắm rõ:
WPA ngăn chặn tình trạng đánh cắp dữ liệu qua mạng Wifi bởi thực hiện quá trình mã hóa dựa trên việc giải mã AES.
Đảm bảo chỉ có bạn hoặc những người được bạn cấp quyền truy cập vào mạng Wifi thông qua yêu cầu xác thực trước khi kết nối.
Tăng cường khả năng quản lý và bảo mật bằng cách tạo ra những mạng ảo để tách biệt dữ liệu của người dùng và các thiết bị.
Dùng TKIP để giải mã và đề phòng các cuộc tấn công từ quá trình thu thập dữ liệu.
WPA dùng cơ chế đổi khóa tự động nhằm ngăn chặn mọi truy cập mạng bất hợp pháp và để thay đổi khóa mã hóa trong thời gian thực.
WPA dùng PSK (Pre-Shared Key) để mã hóa dữ liệu, nếu người dùng thiết lập mật khẩu Wifi không đủ mạnh là cơ hội cho các hacker thử truy cập bằng các khóa mà họ biết để tấn công vào mạng của người dùng.
WPS (Wifi Protected Setup) được xem là một phần của WPA và nó có thể tạo ra lỗi bảo mật nếu bị tắt hoặc không được cấu hình đúng.
So với WPA2 và WPA3, WPA có độ an toàn ít hơn.
Có thể không phù hợp với phần cứng hoặc hệ điều hành cũ.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết sau đây để tăng hiệu quả khi sử dụng wifi:
4 tính năng nổi bật của WPA
WPA sở hữu các tính năng rất nổi trội như: kiểm tra danh tính, mã hóa tối đa, dùng mật khẩu động và hỗ trợ nhiều phương thức xác thực, cụ thể:
1. Dùng mật khẩu động
Mật khẩu động là mật khẩu được thay đổi liên tục sau mỗi lần kết nối để tránh các cuộc tấn công mạng. Do đó, WPA dùng loại mật khẩu này để bảo vệ mạng wifi.
2. Kiểm tra danh tính
WPA có tính năng kiểm tra danh tính để đảm bảo rằng chỉ người dùng hoặc những ai được cấp quyền mới có thể truy cập vào mạng wifi của bạn.
3. Mã hóa tối đa
WPA dùng mã hóa AES (Advanced Encryption Standard) để chắc chắn rằng mọi dữ liệu khi được truyền qua mạng Wifi đều được bảo mật hiệu quả.
4. Hỗ trợ nhiều phương thức xác thực
Phương thức xác thực mà WPA sử dụng bao gồm: xác thực từ xa, sử dụng mã PIN để cấp quyền truy cập cho những ai mà người dùng cho phép kết nối mạng wifi của họ.
Với 04 tính năng nổi bật trên, WPA trở thành chuẩn bảo mật đáng tin cậy cho các thiết bị thu phát mạng không dây (mạng wifi). Bên cạnh đó, người dùng khi sử dụng WPA đều có thể yên tâm bởi độ bảo mật và tính riêng tư luôn được đảm bảo, tránh mọi xâm nhập và lộ thông tin cá nhân.
Cách hoạt động của WPA là gì?
Cách hoạt động chính của WPA là mã hóa các gói dữ liệu đã được truyền qua mạng wifi. Cụ thể gồm các bước:
- Bước 1: Xác thực
Khi một thiết bị kết nối với mạng wifi đã được cài đặt WPA, thiết bị đó cần đăng nhập thông tin trước. Sau đó, mạng wifi và thiết bị sẽ tiến hành trao đổi thông tin xác thực, nếu khớp bạn mới có thể truy cập vào mạng này.
- Bước 2: Tạo khóa
Khi thiết bị được xác thực xong, WPA tạo mã khóa mới cho từng gói dữ liệu bằng cách dùng quy trình bắt tay 4 chiều. Công dụng của khóa này là để mã hóa dữ liệu được truyền đi giữa mạng wifi và thiết bị.
- Bước 3: Mã hóa
WPA dùng TKIP và AES trong suốt quá trình mã hóa. Trong đó, TKIP dùng cho WPA, còn AES áp dụng với WPA2 và WPA3.
- Bước 4: Chuyển dữ liệu đi
Các dữ liệu sau khi được mã hóa xong sẽ truyền đi qua mạng wifi. Vì đây là các dữ liệu đã được mã hóa nên những người chặn các tệp thông tin này sẽ không đọc được.
- Bước 5: Giải mã
Khi dữ liệu được truyền đến thiết bị đích, WPA sẽ sử dụng khóa mã hóa để giải mã dữ liệu.
- Bước 6: Kiểm tra tính nguyên vẹn
Để đảm bảo dữ liệu không bị giả mạo hay thất lạc trong quá trình truyền tải, WPA sẽ thực hiện tính năng kiểm tra tính nguyên vẹn của thông tin (MIC).
2 phiên bản nâng cấp của WPA
Hiện WPA có 02 phiên bản nâng cấp gồm: WPA2 và WPA3. Trong đó:
WPA2
Sử dụng giao thức CCMP dựa trên thuật toán mã hóa tiêu chuẩn AES, có công dụng xác thực tin nhắn cao. Tuy nhiên, WPA2 vẫn có một số lỗi cần khắc phục, vì đây sẽ là cơ sở dễ xảy ra tình trạng truy cập trái phép vào mạng wifi của cá nhân và doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung, WPA2 vẫn hoàn thiện hơn WPA bởi các biện pháp bảo mật tốt, luôn giám sát, sử dụng mật khẩu mạnh để đảm bảo độ bảo mật hiệu quả và thường xuyên cập nhật hệ điều hành.
WPA3
Được ra mắt vào năm 2018 và là phiên bản nâng cấp mới chất của WPA cho đến hiện tại. Trong đó, WPA3 cung cấp các tính năng ưu việt mới như:
- Mã hóa giao thức GCMP-256.
- Thực hiện trao đổi SAE.
- Nâng cấp độ mạnh mã hóa lên đến 192bit.
- Chế độ xác thực tin nhắn HMAC 384bit.
- Giao thức toàn vẹn BIP-GMAC-256.
- Cấp phép cho các thiết bị kết nối wifi.
Đặc biệt, tính năng trao đổi SAE tạo sự an toàn nhất định cho việc trao đổi khóa ban đầu, nhờ đó cải thiện tính bảo mật trong truy cập cá nhân. Ngoài ra, tính năng cấp phép cho các thiết bị kết nối vào mạng wifi rất hiện đại khi không sử dụng mật khẩu chia sẻ, thay vào đó quét mã QR nhanh chóng và tiện lợi hơn.
WPA, WPA2 và WPA3, nên dùng phiên bản nào?
Một số người dùng cân nhắc trong việc lựa chọn WPA, WPA2 hay WPA3 sao cho phù hợp, vậy bạn hãy dựa trên các chi tiết sau:
- WPA: Chỉ nên chọn khi thiết bị không hỗ trợ phiên bản WPA2 và WPA3. Vì WPA vẫn có độ bảo mật thấp hơn so với 02 phiên bản còn lại.
- WPA2: Có độ bảo mật tốt hơn so với WPA, được xem là phiên bản phổ biến và chuẩn nhất trong việc bảo vệ kết nối mạng không dây.
- WPA3: Chỉ nên sử dụng khi thiết bị của bạn tương thích với phiên bản này. Vì WPA3 cung cấp nhiều tính năng nâng cao trong việc bảo mật và không phải thiết bị nào cũng có thể thích ứng được.
Như vậy, nếu giữa 03 phiên bản này, người dùng nên ưu tiên xem xét độ tương hợp giữa thiết bị với WPA3 trước, vì đây là phiên bản cao cấp và hiện đại nhất nên sẽ tốt hơn cho bạn. Trong trường hợp thiết bị không thích ứng được, bạn hãy chọn phiên bản WPA2.
Câu hỏi thường gặp
Làm thế nào để kiểm tra xem mạng Wi-Fi của tôi có sử dụng WPA không?
Người dùng có thể kiểm tra mạng Wifi của mình sử dụng WPA được hay không với 02 cách:
– Xem trên thiết bị: Đối với cả hệ điều hành Windows 10 và Android, bạn vào mục Wifi, chọn “Thuộc tính” (Windows 10) và “Nâng cao” (Android), sau đó xem chuẩn bảo mật ở mục “Loại bảo mật” (Windows 10) và “Bảo mật” (Android).
– Xem trên trang quản trị của bộ định tuyến: Mở trình duyệt web và nhập địa chỉ IP của bộ định tuyến, sau đó đăng nhập bằng tên người dùng và mật khẩu mà bạn đã đăng ký. Tiếp theo, tìm trang cài đặt bảo mật wifi trong phần “Cài đặt không dây”, “Bảo mật” và “WLAN” để xem.
Liệu các lỗ hổng bảo mật của WPA có ảnh hưởng đến việc sử dụng cá nhân của tôi không?
Có. Các lỗ hổng bảo mật của WPA có thể khiến người dùng gặp nhiều rắc rối khi:
– Các hacker lợi dụng lỗ hổng WPA để đánh cắp mật khẩu, email hoặc thông tin tài chính của người dùng.
– Kẻ xâm nhập vào hệ thống mạng trái phép có thể kiểm soát được lưu lượng truy cập web của người dùng.
– Kẻ tấn công cài các phần mềm chứa virus vào thiết bị của người dùng qua mạng wifi mà chúng kết nối được.
Lời kết
Bài viết trên giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về WPA là gì, đồng thời hiểu được tầm quan trọng trong việc dùng WPA để bảo vệ mạng Wifi khỏi các kẻ tấn công mạng, từ đó đảm bảo dữ liệu luôn được an toàn. Hy vọng bạn sẽ nắm được các tính năng nổi bật và các phiên bản WPA2, WPA3 để có thể lựa chọn phiên bản bảo vệ mạng không dây tốt nhất cho thiết bị.