Hiện nay, ổ cứng SATA dần trở nên quen thuộc và thường được dùng trong các thiết bị lưu trữ dữ liệu, laptop và máy tính để bàn. Vậy SATA là gì? Hãy cùng Vietnix tìm hiểu kỹ hơn về định nghĩa, các ưu và nhược điểm của ổ cứng SATA qua bài viết sau đây.
SATA là gì? Ổ cứng SATA
SATA viết tắt của Serial Advanced Technology Attachment – Serial ATA là chuẩn kết nối thường dùng trong các loại ổ cứng như SSD, HDD và một số loại bo mạch chủ (mainboard). Mục đích của việc sáng tạo ổ cứng SATA là để thay thế IDE, một giao diện phổ biến của parallel ATA.
Vào năm 1986, ổ cứng ATA được xem là giải pháp phổ biến nhất dùng để lưu trữ dữ liệu trên máy tính. Năm 2000, ổ cứng SATA được tạo ra với tốc độ ghi chép dữ liệu ấn tượng và sớm vượt qua ổ cứng ATA trước đó. Trong cùng thời điểm, tốc độ của SATA khoảng 600MB/giây, trong khi ATA chỉ đạt khoảng 20% so với SATA, tức là khoảng 133MB/giây. Tính đến hiện nay, tốc độ của SATA đã chạm mốc 6GB/giây, còn ATA chỉ dừng lại ở tốc độ 600MB/giây.
Cha đẻ của chuẩn giao tiếp SATA chính là tổ chức Serial ATA Working Group, họ đã cho ra đời nhiều phiên bản SATA như SATA III hay SATA 3.0 và đến năm 2020, phiên bản SATA 3.5 được xem là phiên bản hoàn thiện và mạnh mẽ nhất.
Các phiên bản của ổ cứng SATA đến hiện nay
Tính đến hiện tại, ổ cứng SATA đã có nhiều phiên bản nổi bật và phổ biến. Mỗi phiên bản đều sở hữu những tính năng riêng biệt, cụ thể:
Tên phiên bản | Đặc điểm |
---|---|
SATA 1.0 | Được sản xuất vào năm 2003 và là phiên bản đầu tiên.Khả năng tương thích còn kém, có nhiều nhược điểm, tốc độ tải chỉ khoảng 1.5GB/giây.Cần sử dụng chip cầu nối PC để tạo độ tương thích với SATA nhưng làm chúng mất đi công nghệ Native Command Queuing (NCQ). |
SATA 2.0 | Được phát hành vào tháng 04/2004.Là phiên bản cải tiến và khắc phục những hạn chế ở phiên bản SATA 1.0.Đã được trang bị công nghệ NCQ.Tốc độ truyền tải là 3GB/giây. |
SATA 3.1 | Ra đời nhằm cải thiện một số yếu tố cho phiên bản SATA 3 như: lệnh hàng đợi TRIM, hiệu suất ổ SSD.Tốc độ truyền tải nâng lên khoảng 6GB/giây. |
SATA 3.2 | Được ra mắt vào tháng 08/2013.Hỗ trợ đặc biệt cho thiết bị SATA Express, tiêu chuẩn M.2 và thiết bị ATA. |
SATA 3.3 | Được sản xuất vào tháng 02/2016.Hỗ trợ công nghệ ghi từ tính Shingled Magnetic Recording (SMR).Giúp tăng dung lượng và mật độ lưu trữ qua việc ghi đè dữ liệu trong ổ HDD. |
SATA 3.4 | Ra mắt vào tháng 06/2018.Được trang bị khả năng giám sát nhiệt độ, theo dõi và báo cáo thứ tự ghi.Việc truyền tài dữ liệu, bảo mật và lưu trữ được hiệu quả. |
SATA 3.5 | Được sản xuất vào tháng 07/2020. Là phiên bản hoàn thiện nhất tính đến hiện tại.Có khả năng làm tối ưu thời gian xử lý dữ liệu, giảm độ trễ khi truyền dữ liệu và cải thiện lệnh hàng đợi NCQ. |
Các thông tin liên quan về cáp và đầu nối SATA
Những thông tin liên quan đến cáp và đầu nối SATA mà người dùng cần hiểu rõ gồm:
- Cáp SATA là một cáp dài có 7 chân.
- Các đầu của cáp và đầu nối phải mỏng và phẳng, trong đó một đầu được thiết kế vuông góc để quản lý các cáp hiệu quả.
- Một đầu có gắn nhãn của chuẩn kết nối SATA được gắn vào cổng trên mainboard.
- Đầu có cạnh vuông được cắm vào mặt sau của những thiết bị lưu trữ tương tự SATA.
- Trên ổ cứng ngoài được bố trí các external SATA (eSATA) có kết nối chuẩn SATA, để ổ cứng ngoài này có thể cắm được vào các đầu eSATA ở đằng sau máy tính, bên cạnh các cổng kết nối khác như: dây cáp mạng, màn hình, cổng USB.
- Bên trong máy tính, các chuẩn kết nối SATA được nối tương tự với các bo mạch chủ. Riêng ổ eSATA có bố trí thêm hot-swap như một chuẩn kết nối SATA nội bộ.
- Ổ cứng loại eSATA là một cáp không truyền điện, chỉ truyền dữ liệu.
Vai trò ổ cứng SATA
Khi đã hiểu rõ về định nghĩa của ổ cứng SATA, điều tiếp theo mà bất kỳ người dùng nào dù là cá nhân hay doanh nghiệp đều phải nắm chính là vai trò của chúng. Ổ cứng SATA giữ các nhiệm vụ như:
- Lưu trữ các tập tin, hệ điều hành và dữ liệu khác trên thiết bị.
- Khởi chạy hệ thống và truyền tải dữ liệu giữa bộ xử lý và ổ cứng của máy tính.
- Ổ cứng SATA dùng cổng SATA để kết nối trực tiếp với mainboard nhằm thúc đẩy tốc độ truyền dữ liệu giữa mainboard và SATA được nhanh chóng hơn.
- Dung lượng của SATA lên đến vài TB nên khả năng quản lý và lưu trữ dữ liệu luôn được linh hoạt.
- Đảm bảo tính an toàn và tăng cường độ bảo mật bằng cách tạo hệ thống RAID.
Ưu và nhược điểm của ổ cứng SATA
Sự phổ biến của ồ cứng SATA trên thị trường là điều không thể chối cãi. Bạn cần nắm rõ những ưu – nhược điểm của loại ổ cứng này như sau:
Giá rẻ: Ổ SATA có giá thành thấp hơn so với một số dòng ổ cứng khác, hợp với túi tiền của nhiều đối tượng người dùng.
Hoạt động tốt với nhiều phần cứng: SATA được xem là một giao diện và nhiều ổ cứng dùng để giao tiếp với thiết bị. Vì vậy, các nhà sản xuất đã thiết kế sao cho cổng SATA có thể tương thích với đa dạng ổ cứng khác nhau.
Không dùng nhiều năng lượng: Một ổ SATA tuy có truyền dữ liệu một cách nhanh chóng thì phần năng lượng mà chúng tiêu hao không quá nhiều như những ổ cứng khác
Hiệu suất và tốc độ: Tuy có băng thông tối đa là 6Gbps nhưng tốc độ của ổ SATA chậm hơn so với SAS.
Thực hiện kết nối đồng loạt: Khi xét về tổng số thiết bị mà người dùng kết nối trong cùng một hệ thống, những thiết bị có ổ cứng và ổ quang đều có thể kết nối với SATA và SAS. Tuy nhiên, với một máy tính có hỗ trợ SATA thì chỉ có thể kết nối khoảng 10 thiết bị.
Dây cáp: Sắp xếp khá lộn xộn vì mỗi SATA phải đi kèm với các cổng riêng của chúng.
Dùng trong máy chủ và máy trạm: SATA dùng cho cả máy chủ và máy trạm thường gặp nhiều bất lợi hơn so với ổ SAS. Vì bình thường các máy chủ có vô số các ổ cứng khác nhau và việc hỗ trợ thêm SATA cần có kế hoạch triển khai và mở rộng đáng kết trước khi sử dụng.
So sánh ổ cứng SSD và ổ cứng SATA
Tính năng | Ổ SATA | Ổ SSD |
---|---|---|
Phương thức lưu trữ | Dùng đĩa cứng | Dùng bộ nhớ flash |
Thời gian truy cập | Chậm | Nhanh |
Dung lượng lưu trữ | Cao | Thấp |
Tốc độ truyền dữ liệu | Bình thường | Nhanh |
Tiêu thụ năng lượng | Cao | Thấp |
Giá cả | Thấp | Cao |
Sự tác động va chạm vật lý | Bị ảnh hưởng | Không bị ảnh hưởng |
Tuổi thọ và độ bền | Thấp | Tốt hơn |
Cách kiểm tra máy tính có hỗ trợ ổ cứng SATA không?
Khi người dùng muốn kiểm tra liệu máy tính mình đang dùng có hỗ trợ ổ SATA, bạn có thể bắt đầu bằng việc kiểm tra Mainboard hoặc sử dụng phần mềm.
- Dùng Mainboard: Tuy các máy tính hiện nay đa phần đều hỗ trợ ổ SATA, nhưng nếu bạn đang dùng Mainboard thì việc kiểm tra lại là điều hết sức quan trọng. Với máy tính, người dùng có thể xem trên Mainboard để biết có cổng SATA hay không và nếu có thì tên thường được in ngay trên Mainboard đó.
- Sử dụng phần mềm: Người dùng cần tải phần mềm CrystalDiskInfo về máy tính để bắt đầu kiểm tra. Phần mềm này chuyên dùng để kiểm tra ổ cứng đang dùng chuẩn giao tiếp SATA nào, hay máy có gặp tình trạng xấu nào hay không.
Câu hỏi thường gặp
HDD SATA là gì?
– HDD là thuật ngữ viết tắt của từ Hard Disk Drive và là ổ cứng giúp lưu trữ nhiều dữ liệu quan trong.
– SATA là một giao thức kết nối.
Vậy nên, HDD SATA là một loại ổ cứng dùng SATA để kết nối với máy chủ. Đây cũng là một thiết bị cấp quyền cho những thiết bị lưu trữ như: ổ đĩa quang và ổ cứng kết nối với bo mạch chủ.
Cổng SATA là gì?
Cổng SATA được xem là một loại chuẩn giao tiếp giúp các thiết bị như ổ SSD, ổ HDD, ổ đĩa DVD kết nối với bo mạch chủ của máy tính.
Khe cắm HDD SATA là gì?
Khe cắm HDD SATA được đặt trên bo mạch chủ, có chức năng hỗ trợ kết nối các ổ cứng, ổ SSD với máy tính và ổ đĩa quang. Ngoài ra, khe cắm HDD SATA còn đem đến nguồn điện cho những thiết bị thực hiện quá trình lưu trữ.
SATA liệu có phải là ổ cứng SSD?
SATA không phải là ổ cứng SSD. VÌ SATA có thời gian truy cập chậm hơn và tốc độ truyền tải dữ liệu chỉ ở mức trung bình. Với ổ cứng SSD, chúng không dùng đĩa cứng để thực hiện lưu trữ như SATA mà lưu bằng bộ nhớ flash.
Nếu ổ cứng SATA hỏng thì sửa chữa như thế nào?
Nếu ổ SATA bị hư, bạn cần tham khảo qua một số cách sửa chữa gồm:
– Dùng phần mềm khôi phục dữ liệu: Các phần mềm này có nhiệm vụ quét và phục hồi các tệp tin đã bị hỏng hoặc mất trên ổ cứng. Cách này chỉ nên dùng trong trường hợp phần mềm của bạn đang gặp lỗi.
– Thay thế phần cứng mới: Bạn có thể thay các linh kiện hỏng thành mới, sửa chữa phần cứng đang bị hư và điều này nên để các chuyên gia thực hiện.
– Kiểm tra lại cáp SATA: Nếu máy tính không nhận ổ cứng của bạn, thì hãy kiểm tra cáp SATA xem có bị hư hay lỏng không. Hoặc tốt hơn là bạn sẽ thay cáp SATA mới hoàn toàn.
– Dùng tính năng sửa chữa Windows: Với các lỗi trên ổ cứng, trong tập tin hay bad sector, bạn hãy dùng các chức năng sửa chữa ổ đĩa có trong Windows để xử lý.
SATA 6gb/s là gì?
SATA 6GB/s là một chuẩn SATA phiên bản thứ 3, với tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa lên đến 6GB/s. Đây cũng là chuẩn kết nối thông dụng nhất tính đến thời điểm hiện tại.
Lời kết
Bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn về SATA là gì, đồng thời biết thêm nhiều ưu điểm, hạn chế của chuẩn giao tiếp này và sự khác nhau giữa ổ SSD và ổ SATA. Vietnix hy vọng các thông tin trong bài sẽ hữu dụng với bạn,