Chứng chỉ MCSA khẳng định kỹ năng và kiến thức chuyên sâu của người sở hữu đối với việc cài đặt, vận hành, bảo trì hệ thống mạng máy tính trên nền tảng Microsoft Windows Server. Người sở hữu chứng chỉ này sẽ có nhiều ưu thế về cơ hội nghề nghiệp hơn. Vậy để hiểu chi tiết MCSA là gì? Và những thông tin liên quan đến MCSA….mời bạn theo dõi bài viết sau.
MCSA là gì? Chứng chỉ MCSA là gì?
MCSA viết tắt của cụm từ Microsoft Certified Solutions Associate, đây là chứng chỉ được cấp bởi Microsoft – hãng công nghệ nổi tiếng toàn cầu. Người đạt chứng chỉ này được công nhận có kiến thức và kỹ năng vững chắc trong việc triển khai, quản lý, giám sát hệ thống và ứng dụng của Microsoft.
Chứng chỉ MCSA dành cho các đối tượng như:
- Sinh viên học ngành công nghệ thông tin.
- Giảng viên.
- Nhân viên làm thiết kế, triển khai, quản trị hệ thống mạng sử dụng sản phẩm hay dịch vụ Microsoft.
- Người muốn tìm hiểu về kiến thức mạng.
- Người cần triển khai hệ thống hạ tầng mạng.
Lý do nên học MCSA
Người làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt làm việc trong môi trường có các ứng dụng công nghệ của Microsoft ưa chuộng chứng chỉ MCSA bởi các lý do sau đây:
- Có thể xây dựng, cấp phát nguyên, giám sát và quản lý, backup hệ thống máy chủ Windows Server.
- Nắm vững kiến thức và có kỹ năng tốt về thiết lập và quản trị hệ thống mạng cũng như về cấu trúc hạ tầng mạng.
- Mở rộng cơ hội nghề nghiệp với nhiều vị trí như: nhân viên triển khai và tích hợp hệ thống, nhân viên làm việc tại các trung tâm dữ liệu, chuyên viên quản trị hệ thống, kỹ sư mạng…
- Được cập nhật kiến thức công nghệ mới nhất của Microsoft.
- Có thu nhập cao, những người có chứng chỉ MCSA sẽ luôn có mức lương cao hơn những người không có chứng chỉ.
Nội dung khóa học MCSA cơ bản
Một khóa học cơ bản của chứng chỉ MCSA sẽ có những nội dung sau:
- Hyper – V : Cài đặt, khởi động máy ảo hyper V, Networking Hyper – V, các loại switch ảo, các loại ổ lưu trữ trong Hyper-V, Export và snapshot.
- Active Directory: Cài đặt AD, AD Domain and AD forest, OU, Users Account, Groups, FSMO Roles, Join client to Domain, Computer Account.
- File Server: NTFS permission, owner, inheritance; NAS gồm SMB file sharing, sharing permission; HA Fire Server, Quota.
- Group Policy: Custom Group Policy Object, Default GPO, Account Policy, Local Security.
- Event viewer: Logon audit, Access audit, System audit.
- DHCP Cluster: Install DHCP, DHCP Option, DHCP Failover Cluster.
- Backup and Restore: Backup schedule, Backup system state, Backup full, Restore.
So sánh chứng chỉ CCNA và MCSA
Cả CCNA và MCSA đều là những chứng chỉ phổ biến trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tuy nhiên giữa chúng có những điểm khác biệt, cụ thể:
CCNA | MCSA | |
---|---|---|
Kiến thức, kỹ năng | Chứng chỉ về các giải pháp mạng viễn thông do Cisco cấp. Kiến thức chủ yếu tập trung đến hạ tầng và kỹ thuật, gồm: địa chỉ IP, giao thức mạng và phương thức truyền tải gói tin trong mạng IP. | Chứng chỉ chuyên sâu về các sản phẩm, dịch vụ của Microsoft. Kiến thức chủ yếu tập trung về kỹ năng quản trị hệ thống máy chủ Windows và triển khai các dịch vụ trên Windows. |
Hình thức thi | Phải vượt qua 2 kỳ thi: – Bài thi #200-125 gồm toàn bộ chủ đề thuộc CND1 và ICND2 – Bài thi #20 -105 và 100-105 (ICND1 và ICND2) Trong đó: – NCDN1: tập trung về các loại mạng, quản lý môi trường mạng cấu hình thiết bị IOS, mạng truyền thống, nguyên tắc cơ bản về switching, giao thức TCP/IP, công nghệ WAN, IP Addressing và Routing. – ICND2: tập trung vào việc xác định tuyến IP, quản lý lưu lượng IP, thiết lập Point-to-Point, mở rộng Switched Networks với VLAN. | Phải vượt qua 4 kỳ thi: – #70-290 – #70-291 – #70-270 – Và một môn tự chọn Trong đó: – #70–290 và #70–291: tập trung về quản lý và duy trì cơ sở hạ tầng mạng Microsoft Windows Server 2003 – #70–270: về “Client Operating System” bao gồm: cài đặt, cấu hình và quản lý Microsoft Windows XP Professional. – Môn tự chọn: thí sinh được lựa chọn một trong các môn: Exchange Server, ISA Server và SQL Server. |
Cơ hội phát triển việc làm | – Chuyên viên vận hành hệ thống mạng. – Chuyên viên kinh doanh hoặc tư vấn thiết kế thiết bị mạng. – Chuyên giai cung cấp hạ tầng mạng. | – Chuyên viên triển khai giải pháp hệ thống điều hành Windows. – Chuyên gia hệ thống tại sàn chứng khoán, ngân hàng hoặc công viễn thông. |
Các loại chứng chỉ MCSA mới nhất
Từ tháng 01 năm 2021, Microsoft đã chính thức thu hồi các chứng chỉ MCSA (Microsoft Certified Solutions Associate) , MCDS ( Microsoft Certified Solutions Developer) và MCSE (Microsoft Certified Solutions Expert). Các loại chứng chỉ MCSA mới nhất gồm có:
- Azure Administrator Associate: Chứng chỉ về quản trị cơ sở hạ tầng đám mây Azure.
- Modern Desktop Administrator Associate: Chứng nhận về khả năng triển khai, quản lý và bảo mật các môi trường máy tính PC hiện đại của Microsoft 365.
- SQL Server Administrator Associate: Dành cho người quản trị CSDL trên nền tảng SQL Server.
- MCSA (Windows Server 2012): Xác nhận kỹ năng cài đặt, cấu hình và quản trị Windows Server 2012.
- MCSA (Windows Server 2016): Kỹ năng cơ bản để quản trị hệ thống và mạng dựa trên Windows Server 2016.
- MCSA (Microsoft Dynamics 365): Cấu hình, tùy chỉnh, sử dụng và bảo trì Microsoft Dynamics 365.
- MCSA (Microsoft Dynamics 365 for Operations): Chứng chỉ về quản trị cơ sở hạ tầng CSDL Microsoft SQL.
- MCSA (SQL 2016 Database Administration): Xác nhận kỹ năng cài đặt, cấu hình, triển khai, bảo trì SQL và nâng cấp các mô hình.
- MCSA (SQL Server 2012/2014): Xác nhận kỹ năng quản trị cơ sở dữ liệu, triển khai kho dữ liệu Server 2012/ 2014 và truy vấn.
- MCSA (Machine Learning): Khả năng vận hành học máy trong Big Data, SQL và R Server.
- MCSA (BI Reporting): Kỹ năng tạo, quản lý các giải pháp kinh doanh nhờ vào việc phân tích dữ liệu bằng Power BI.
- MCSA (Universal Windows Platform): Kỹ năng triển khai các ứng dụng Universal Windows Platform.
- MCSA (Web Applications): Kỹ năng triển khai, xây dựng các ứng dụng trên web trở nên hiện đại.
Tổng hợp tài liệu MCSA tiếng Việt full
Nếu có ý định tự học MCSA, bạn có thể tham khảo một số tài liệu tiếng Việt sau:
- MCSA Windows Server 2012 R2 Installation and Configuration Study Guide.
- MCSA 2012 Lab – Windows Server 70-410.
- Lab MCSA 2016 Tieng Viet.
- System Center 2012 R2.
- Hệ Thống Mạng Windows Server 2012 và Nâng Cao – 70-414.
Bên cạnh đó, bạn có thể học MCSA online miễn phí qua các website như: Microsoft Learn, ITProTV, YouTube,…
Câu hỏi thường gặp
Thi MCSA bao nhiêu tiền?
Chi phí để tham gia khóa học MCSA sẽ tùy mỗi trung tâm. Riêng phần lệ phí thi chứng chỉ MCSA mỗi môn là 50 USD, bạn cần thi đậu 4 môn vậy tổng sẽ 200 USD.
Đang làm IT support, chuyên môn khác có cần học MCSA không?
Việc có cần học MCSA khi đang làm IT support hay không còn phụ thuộc vào mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Nếu muốn phát triển công việc trong tương lai, bạn nên tham gia khóa học này.
Nếu đang là sinh viên có học MCSA được không?
Câu trả lời là có, bạn hoàn toàn có thể học chứng chỉ MCSA khi đang là sinh viên. Điều này mang đến lợi cho sinh viên như: nâng cao kiến thức và kỹ năng về hệ thống Windows, mở rộng cơ hội nghề nghiệp, tiền đề cho các chứng chỉ cao hơn…
Công việc IT System là làm gì?
Một nhân viên IT System có những nhiệm chính như:
– Cài đặt, cấu hình, vận hành, nâng cấp và bảo trì hệ thống máy tính bao gồm cả phần cứng mà phần mềm.
– Giám sát vận hành của hệ thống để kịp thời phát hiện, khắc phục sự cố.
– Bảo mật hệ thống khỏi các mối đe dọa an ninh mạng.
– Lập kế hoạch phát triển trì hệ thống.
– Lập các báo cáo kết quả theo yêu cấp trên.
– Hỗ trợ người dùng khi gặp các vấn đề liên quan đến hệ thống máy tính và mạng.
Có cần học CCNA trước khi học MCSA không?
Không bắt buộc bạn phải học CCNA trước khi học MCSA tuy nhiên nếu bạn đã có kiến thức về mạng từ CCNA sẽ thuận lợi hơn nhiều khi học MCSA.
MCSA có phù hợp với những người đang đi làm có kinh nghiệm nhưng chưa có bằng cấp IT không?
MCSA sẽ là lựa chọn tốt cho những ai đang đi làm có kinh nghiệm nhưng chưa có bằng cấp IT và muốn theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực quản trị hệ thống Windows Server.
Lời kết
Tóm lại, MCSA là chứng chỉ hữu ích cho những ai muốn làm việc trong môi trường công nghệ của Microsoft. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về MCSA là gì. Đừng quên truy cập Vietnix, để xem thêm nhiều thông tin bổ ích. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!