NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
20/08/2024
Lượt xem

Thay đổi hostname hệ thống bằng lệnh hostname trong Linux qua 12 ví dụ chi tiết

20/08/2024
14 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

Lệnh hostname trong Linux là công cụ đắc lực giúp bạn khám phá và điều khiển tên máy chủ một cách dễ dàng. Hãy cùng Vietnix tìm hiểu chi tiết về lệnh hostname, từ định nghĩa cơ bản cho đến các ví dụ thực tế và những câu hỏi thường gặp.

Lệnh hostname trong Linux là gì?

Hostname hay tên máy chủ là tên duy nhất được thiết lập trong quá trình cài đặt ban đầu của hệ điều hành. Đối với các máy ảo, hostname sẽ được hệ thống gán tự động. Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể thay đổi hostname bằng lệnh hostname trong Linux.

Lệnh hostname trong Linux
Lệnh hostname trong Linux

Cú pháp của lệnh hostname là: 

hostname [OPTION]... [HOST_NAME]

Lưu ý: Với cú pháp trên, OPTION và HOST_NAME là hai thành phần không bắt buộc và bạn có thể sử dụng nhiều OPTION cùng lúc cho lệnh hostname.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết về các câu lệnh trong Linux cơ bản để nắm bắt thêm thông tin chi tiết:

11 tùy chọn của lệnh hostname trong Linux

Tuỳ chọnMô tả
– a, –aliasHiển thị tên bí danh của host (nếu có). Tuy nhiên, tùy chọn này hiện đã khá lỗi thời
-A, –all-fqdnsHiển thị tất cả FQDN – Fully Qualified Domain Name (tên miền đầy đủ) của máy
-b hoặc –bootCho phép đặt hostname cố định, nếu không có hostname nào được chỉ định, sẽ sử dụng hostname mặc định (hay localhost)
-d, –domainHiển thị domain DNS
-f, –fqdn, –longHiển thị FQDN với short hostname và domain DNS
-F, –fileĐọc hostname từ một file
-i, –ipHIển thị các network addresses được liên kết với hostname
-I, –all-ip Hiển thị tất cả các network addresses liên kết với hostname, bao gồm cả địa chỉ được cấu hình trên các giao diện mạng. 
-s, –shortHiển thị short hostname
-V, –versionHiển thị thông tin phiên bản đã cài đặt
-h, –helpHiển thị hướng dẫn trợ giúp

Lưu ý: Lệnh hostname có sự phân biệt giữa chữ hoa và chữ thường.

Ví dụ 1: Kiểm tra hostname của thiết bị bằng lệnh hostname trong Linux

Bạn có thể kiểm tra hostname của thiết bị bằng cách sử dụng lệnh hostname trong Linux. Các bước thực hiện cụ thể: 

Bước 1: Mở Ubuntu Terminal.

Bước 2: Nhập câu lệnh sau: 

hostname

Bước 3: Bấm Enter, output sẽ hiển thị hostname (trong ví dụ dưới là Ubuntu) trong thiết bị Linux. 

Kiểm tra hostname của thiết bị bằng lệnh hostname trong Linux
Kiểm tra hostname của thiết bị bằng lệnh hostname trong Linux

Ví dụ 2: Kiểm tra short hostname bằng lệnh hostname

Nếu máy tính Linux có hostname dài với nhiều dấu chấm, bạn có thể sử dụng các tùy chọn -s hoặc -short để hiển thị phần đầu tiên trong hostname. Ví dụ, nếu hostname đầy đủ là Ubuntu.Amdadul.UX.1997, bạn có thể hiển thị phần trước dấu chấm đầu tiên bằng cách thực hiện theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Mở Ubuntu Terminal.

Bước 2: Nhập lệnh sau: 

hostname

Bước 3: Bấm Enter, sau đó tiếp tục nhập lệnh sau cho short hostname: 

hostname -s

Hoặc: 

hostname --short

Bước 4: Bấm Enter, output sẽ hiển thị hostname và short hostname như hình minh họa dưới đây:

Kiểm tra short hostname bằng lệnh hostname trong Linux
Kiểm tra short hostname bằng lệnh hostname trong Linux

Ví dụ 3: Thay đổi hostname cho đến khi khởi động lại

Để thay đổi hostname cho đến khi khởi động lại, bạn cần kết hợp với lệnh sudo với thuộc tính là hostname mới. Bạn thực hiện theo hướng dẫn dưới đây để đổi hostname thành Amdadul, hostname mới sẽ tồn tại cho đến lần khởi động tiếp theo. 

Bước 1: Mở Ubuntu Terminal.

Bước 2: Nhập lệnh sau để xem hostname hiện tại: 

hostname

Bước 3: Bấm Enter, sau đó thay đổi hostname bằng lệnh lệnh sudo

sudo hostname Amdadul

Bước 4: Bấm Enter, nhập Password rồi tiếp tục bấm Enter.

Bước 5: Nhập dòng lệnh sau: 

hostname

Bước 6: Cuối cùng, hãy bấm Enter và màn hình sẽ hiển thị như sau: 

Thay đổi hostname cho đến khi khởi động lại
Thay đổi hostname cho đến khi khởi động lại

Sau khi thay đổi hostname, hostname đó sẽ tồn tại cho đến khi bạn khởi động lại máy tính. Hình dưới là hostname sau khi khởi động lại, có thể thấy rằng hostname đã tự động đổi thành tên cố định trước đó là Ubuntu.Amdadul.UX.1997.

hostname sau khi khởi động lại
hostname sau khi khởi động lại

Ví dụ 4: Thay đổi hostname vĩnh viễn

Nếu muốn thay đổi hostname vĩnh viễn, bạn có thể chạy lệnh sudo hostnamectl, hoặc chỉnh sửa file /etc/hostname  và  /etc/hosts thủ công bằng các trình soạn thảo (ví dụ như nano). Ví dụ dưới đây, Vietnix sẽ hướng dẫn bạn thực hiện với phương pháp đầu tiên để đổi hostname từ Ubuntu.Amdadul.UX.1997 thành Ubuntu: 

Bước 1: Mở Ubuntu Terminal và nhập lệnh sau để xem hostname hiện tại: 

hostname

Bước 2: Tiếp theo, hãy bấm Enter rồi thay đổi hostname vĩnh viễn với lệnh sau: 

sudo hostnamectl set-hostname Ubuntu

Bước 3: Bấm Enter, nhập Password và tiếp tục bấm Enter.

Bước 4: Nhập lại dòng lệnh sau để xem hostname đã được thay đổi thành công chưa: 

hostname

Bước 5: Sau khi bấm Enter, bạn sẽ nhìn thấy hostname lúc này đã được đổi từ Ubuntu.Lisa.UX.1998 thành Ubuntu.

hostname lúc này đã được đổi từ Ubuntu.Lisa.UX.1998 thành Ubuntu.
hostname lúc này đã được đổi từ Ubuntu.Lisa.UX.1998 thành Ubuntu.

Ví dụ 5: Hiển thị domain NIS

Nếu bạn đang sử dụng NIS (Network Information Service – dịch vụ thông tin mạng), bạn có thể kiểm tra domain DNS bằng lệnh hostname trong Linux với các tùy chọn -y ,  –yp  hoặc –nis. Cách thực hiện cụ thể sẽ là: 

Bước 1: Mở Ubuntu Terminal .

Bước 2: Nhập một trong ba lệnh sau: 

hostname -y
hostname --yp
hostname --nis

Bước 3: Bấm Enter. Lúc này, output sẽ hiển thị domain NIS trong terminal.

output sẽ hiển thị domain NIS trong terminal
output sẽ hiển thị domain NIS trong terminal

Ví dụ 6: Thay đổi domain NIS

Tương tự, bạn cũng có thể đổi domain NIS bằng lệnh hostname với các bước đơn giản dưới đây: 

Bước 1: Mở Ubuntu Terminal và nhập một trong số ba lệnh sau:

sudo hostname -y My_NIS
sudo hostname --yp My_NIS
sudo hostname --nis My_NIS

Bước 2: Bấm Enter và nhập Password.

Bước 3: Tiếp tục bấm Enter, sau đó nhập một trong ba lệnh sau để kiểm tra domain NIS mới: 

hostname -y
hostname --yp
hostname --nis

Bước 4: Bấm Enter, output sẽ hiển thị như sau. Có thể thấy rằng, domain NIS đã được đổi sang My_NIS .

domain NIS đã được đổi sang My_NIS
domain NIS đã được đổi sang My_NIS

Ví dụ 7: Hiển thị network addresses liên quan

Bạn có thể xem các network addresses liên quan đến hostname trên Linux bằng cách chạy lệnh hostname với các tùy chọn

-i 
 –ip-address. 

Ví dụ dưới đây sẽ hiển thị network addresses được liên kết với hostname Ubuntu bằng cách: 

Bước 1: Mở Ubuntu Terminal và nhập một trong số các lệnh sau: 

hostname -i
hostname --ip-address

Bước 2: Sau khi bấm Enter, bán sẽ nhìn thấy các network addresses liên quan đến hostname trong output:

các network addresses liên quan đến hostname trong output
các network addresses liên quan đến hostname trong output

Ví dụ 8: Hiển thị tất cả các network addresses

Bạn có thể xem danh sách tất cả các network addresses được cấu hình trên giao diện network bằng cách sử dụng lệnh hostname với tùy chọn -I hoặc –all-ip-address. Các bước cụ thể sẽ là: 

Bước 1: Mở Ubuntu Terminal .

Bước 2: Nhập một trong số các lệnh sau:

hostname -I
hostname --all-ip-address

Bước 3: Bấm Enter, output sẽ hiển thị danh sách tất cả network addresses trên host:

hiển thị danh sách tất cả network addresses trên host
hiển thị danh sách tất cả network addresses trên host

Ví dụ 9: Hiển thị Fully Qualified Domain Name (FQDN) của hệ thống

Fully Qualified Domain Name (hay FQDN) bao gồm cả short hostname và domain DNS. Để hiển thị thông tin này, bạn có thể sử dụng lệnh hostname với các tùy chọn -f , –fqdn hoặc  –long. Các bước cụ thể sẽ là:  

Bước 1: Mở Ubuntu Terminal và nhập một trong số các lệnh sau: 

hostname --long
hostname --fqdn
hostname -f

Bước 2: Sau khi bấm Enter, màn hình sẽ hiển thị thông tin về FQDN mà bạn cần: 

màn hình sẽ hiển thị thông tin về FQDN
Màn hình hiển thị thông tin về FQDN

Ví dụ 10: Hiển thị Alias do host đặt

Bạn có thể xem Alias (substitute hostname – tên thay thế hostname) đã được đặt trước đó bằng cách sử dụng lệnh hostname trong Linux. Dưới đây là các bước chi tiết: 

Bước 1: Mở Ubuntu Terminal và nhập một trong số các lệnh sau: 

hostname -a
hostname --alias

Bước 2: Bấm Enter. Lúc này, bạn có thể nhìn thấy trong hình bên dưới không có output nào vì chúng ta vẫn chưa đặt Alias để thay thế hostname trước đó. Tuy nhiên, nếu bạn đã đặt Alias, bạn sẽ nhận được output tương ứng. 

Hiển thị Alias do host đặt
Hiển thị Alias do host đặt

Ví dụ 11: Nhận trợ giúp về lệnh hostname trong Linux

Trang trợ giúp cho lệnh hostname trong Linux cung cấp cho người dùng một số mô tả ngắn gọn về lệnh này. Dưới đây là cách để bạn có thể xem chi tiết: 

Bước 1: Mở Ubuntu Terminal và nhập một trong số các lệnh sau: 

hostname --help
hostname -h

Bước 2: Bấm Enter, output sẽ hiển thị như sau: 

Nhận trợ giúp về lệnh hostname trong Linux
Nhận trợ giúp về lệnh hostname trong Linux

Ví dụ 12: Xem version của lệnh hostname trong Linux

Bạn có thể kiểm tra version hiện tại của lệnh hostname trên Linux với lệnh hostname và tùy chọn –version. Hãy thực hiện theo hướng dẫn sau: 

Bước 1: Mở Ubuntu Terminal .

Bước 2: Nhập một trong số các lệnh sau: 

hostname --version
hostname -V

Bước 3: Bấm Enter, lúc này output sẽ hiển thị version chính xác của lệnh hostname trong máy Linux: 

Xem version của lệnh hostname trong Linux
Xem version của lệnh hostname trong Linux

Câu hỏi thường gặp

Lệnh hostname dùng để xác định vị trí địa lý của máy tính được không?

Câu trả lời là không. Lệnh hostname chỉ đơn giản là trả về tên mà người dùng hoặc hệ thống đã đặt cho máy tính đó và tên này thường được sử dụng để dễ dàng nhận biết và quản lý máy tính trong mạng. Nó không chứa bất kỳ thông tin nào về vị trí địa lý của máy.

Có thể sử dụng lệnh hostname để quản lý nhiều tên máy chủ trên cùng một máy tính không?

Điều này là không thể. Mỗi máy tính trong mạng chỉ có một hostname duy nhất được hệ thống nhận dạng, được sử dụng để phân biệt máy tính đó với các máy tính khác trong mạng.

Lời kết

Bên trên là chức năng và một số ví dụ về lệnh hostname trong Linux mà bạn có thể tham khảo. Ngoài ra, đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo để cùng Vietnix tìm hiểu những kiến thức, thủ thuật hay ho, bổ ích nhất về Linux. 

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Hưng Nguyễn

Co-Founder
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Banner group
Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

Black Friday Hosting & VPS

Chương trình bắt đầu sau

Giảm giá 40% hosting VPS

50 coupon mỗi ngày

Gia hạn giá không đổi

NHẬN DEAL NGAY
Pattern

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

Icon
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1
Icon
XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG