NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
18/07/2024
Lượt xem

Fintech là gì? Giải mã xu hướng thay đổi ngành tài chính truyền thống

18/07/2024
18 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

Theo một báo cáo gần đây, giá trị Thị trường Fintech Việt Nam được dự đoán là sẽ tăng từ 39,02 tỷ USD 72,24 tỷ USD vào năm 2029, với tốc độ CAGR là 13,11%. Sự tăng trưởng chóng mặt này cho thấy tiềm năng to lớn của Fintech và tầm ảnh hưởng của nó đối với ngành tài chính nói chung. Vậy Fintech là gì và nó có tác động gì đến đời sống hiện đại? Hãy tìm câu trả lời chi tiết trong bài viết dưới đây.

Fintech là gì?

Fintech, viết tắt của Financial Technology. Là khái niệm chung bao hàm việc ứng dụng những tiến bộ công nghệ vào việc đổi mới và nâng cao chất lượng các hoạt động, dịch vụ tài chính. Hiện nay, Fintech thường được dùng để chỉ các công ty tận dụng internet, công nghệ điện toán đám mây, phần mềm mã nguồn mở và các công nghệ tiên tiến khác để cải thiện hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và đầu tư.

Fintech Là ứng dụng những tiến bộ công nghệ vào việc đổi mới và nâng cao chất lượng với tài chính
Fintech Là ứng dụng những tiến bộ công nghệ vào việc đổi mới và nâng cao chất lượng với tài chính

Mục tiêu chính của Fintech là đơn giản hóa và dân chủ hóa các dịch vụ tài chính, trở nên dễ tiếp cận, thuận tiện cho mọi người. Fintech đã và đang thay đổi cách chúng ta quản lý tài chính, thực hiện giao dịch, đầu tư và tương tác với các tổ chức tài chính.

Vai trò của Fintech

Vai trò của Fintech là gì cũng là một thắc mắc phổ biến của nhiều công dân số. Fintech đã tạo ra một cuộc cách mạng trong hoạt động của các tổ chức tài chính. Fintech giúp doanh nghiệp cung cấp sản phẩm và dịch vụ tài chính nhanh chóng, hiệu quả với chi phí thấp hơn, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Bên cạnh đó, Fintech là động lực thúc đẩy xu hướng chuyển đổi từ giao dịch tiền mặt truyền thống sang giao dịch trực tuyến. Các giải pháp như internet banking, ví điện tử, thanh toán di động… Ngày càng phổ biến, mang lại sự tiện lợi và an toàn cho người dùng.

Đặc biệt, Fintech còn là “cầu nối” giúp người dân ở vùng sâu, vùng xa dễ dàng tiếp cận các dịch vụ tài chính. Góp phần đảm bảo mọi người dân đều có cơ hội tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính một cách bình đẳng.

Fintech cung cấp phẩm và dịch vụ tài chính nhanh chóng
Fintech cung cấp phẩm và dịch vụ tài chính nhanh chóng

Tốc độ phát triển của Fintech

Từ khi ra mắt, công nghệ tài chính (Fintech) đã thu hút sự quan tâm đặc biệt từ giới chuyên gia, nhà đầu tư và các tổ chức tài chính. Bằng chứng là tổng vốn đầu tư Fintech toàn cầu đã đạt mức ấn tượng 31,7 tỷ USD chỉ trong nửa đầu năm 2018, tăng gấp ba lần so với cùng kỳ năm trước, với gần 450 thương vụ đầu tư Fintech thành công (theo báo cáo Pulse of Fintech H1’2018 của KPMG).

Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này khi chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ của Fintech trong những năm gần đây. Không chỉ có các startup Fintech mới tham gia, mà cả các ngân hàng truyền thống cũng đang tích cực chuyển đổi và ứng dụng Fintech để xây dựng hệ thống ngân hàng số, điển hình như BIDV, Vietinbank, VPBank, TPBank,… nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch nhanh chóng và tiện lợi của khách hàng. 

Hiện tại, Việt Nam có 48 công ty Fintech, trong đó 48% tập trung vào lĩnh vực thanh toán, cung cấp các giải pháp thanh toán trực tuyến và kỹ thuật số cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Một số công ty Fintech nổi bật hiện nay là Momo, OnePay, VTCPay, VNPay, ZingPay, ZaloPay,…

Mặc dù có sự tăng trưởng ấn tượng, thị trường Fintech vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Theo báo cáo Vietnam Fintech Report 2020 của Robocash Group, sự phát triển của công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), blockchainbig data được dự đoán sẽ tiếp tục thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ từ chính phủ và các chính sách Fintech như Nghị định 101/2020/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho Fintech phát triển.

Fintech đang tăng trưởng mạnh trên thế giới
Fintech đang tăng trưởng mạnh trên thế giới

Fintech hướng đến những đối tượng nào?

Có thể thấy Fintech đang ngày càng trở nên phổ biến và có sức ảnh hưởng lớn đến ngành tài chính truyền thống. Sau khi trả lời cho câu hỏi fintech là gì, hãy cùng điểm qua một số đối tượng hưởng lợi từ Fintech nhé!

Khách hàng

Fintech mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tài chính thuận tiện và dễ dàng hơn bao giờ hết. Với các ứng dụng thanh toán di động, ví điện tử, hay các nền tảng cho vay ngang hàng, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch tài chính mọi lúc mọi nơi, không còn bị giới hạn bởi thời gian và địa điểm. 

Các tổ chức tài chính

Hợp tác với các công ty Fintech, ngân hàng và các tổ chức tài chính khác có thể nâng cao trải nghiệm khách hàng, cải thiện quy trình hoạt động và giảm thiểu chi phí. Fintech cũng cung cấp cho các tổ chức tài chính những công cụ và giải pháp công nghệ tiên tiến, giúp họ thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Các công ty Fintech tại Việt Nam

Ban đầu, các công ty Fintech hoạt động độc lập, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghệ thông tin. Tuy nhiên, nhận thấy tiềm năng to lớn từ việc ứng dụng công nghệ vào tài chính, họ đã mạnh dạn mở rộng hoạt động để mang đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tài chính chất lượng.

Các công ty Fintech hoạt động độc lập, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghệ thông tin
Các công ty Fintech hoạt động độc lập, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghệ thông tin

Fintech bao gồm những gì? Những sản phẩm fintech

Về bản chất, Fintech là sự kết hợp giữa tài chính và công nghệ, sử dụng các giải pháp kỹ thuật số để cung cấp dịch vụ tài chính một cách hiệu quả, tiện lợi và tiếp cận được nhiều người hơn. Fintech được ứng dụng để tạo ra các sản phẩm tài chính – ngân hàng phục vụ hai đối tượng chính là khách hàng và các định chế tài chính.

Đối với khách hàng, các sản phẩm Fintech tập trung vào việc nâng cao trải nghiệm người dùng và cung cấp các giải pháp, công cụ hỗ trợ quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn. Các dịch vụ được quan tâm phát triển thường là quản lý tài sản, hỗ trợ tài chính cho dự án xuất nhập khẩu, quản lý tài khoản cá nhân,… 

Nhóm sản phẩm dành cho các định chế tài chính lại tập trung vào các tính năng nâng cao bảo mật hệ thống, quản trị rủi ro, nhận diện và xác thực khách hàng, đồng thời nghiên cứu hành vi và nhu cầu của họ. Nhờ đó, các tổ chức tài chính có thể vận hành an toàn, hiệu quả và đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường.

Hãy cùng điểm qua một số ứng dụng nổi bật nhất của Fintech hiện nay:

  • Ví điện tử: Thay thế cho tiền mặt truyền thống, ví điện tử cho phép người dùng thực hiện các giao dịch nhận – chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, mua sắm trực tuyến một cách nhanh chóng và tiện lợi. Một số ví điện tử phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới bao gồm Paypal, Payoneer, Momo, ZaloPay, Moca, VNPay…
  • E-banking (Ngân hàng điện tử): Bộ công cụ này cung cấp các dịch vụ tài chính trực tuyến như chuyển tiền, kiểm tra tài khoản, thanh toán hóa đơn, mua sắm hàng hóa… mọi lúc mọi nơi thông qua SMS Banking, Mobile Banking, Internet Banking.
  • P2P Lending (Cho vay ngân hàng): Đây là mô hình kết nối trực tiếp người cho vay và người đi vay mà không cần thông qua trung gian là các tổ chức tài chính truyền thống. Người cho vay có thể đầu tư với số vốn nhỏ và nhận lãi suất hấp dẫn.
  • Ứng dụng quản lý ngân sách: Giúp người dùng theo dõi thu nhập, chi tiêu, lập kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả thông qua các ứng dụng như Money Lover, Spendee, MISA Money Keeper…
  • Ứng dụng đầu tư chứng khoán: Cho phép nhà đầu tư dễ dàng theo dõi thị trường, phân tích và đặt lệnh mua bán chứng khoán ngay trên điện thoại di động thông qua các ứng dụng như VNDirect, Infina, Finhay…
  • Tín dụng trả góp: Fintech tạo điều kiện cho khách hàng mua sắm trả góp các sản phẩm, dịch vụ với thủ tục đơn giản, nhanh chóng thông qua các ứng dụng vay tiền của ngân hàng và công ty tài chính.
  • Tiền điện tử (Cryptocurrency): Đây là loại tiền tệ kỹ thuật số được mã hóa, phi tập trung, không chịu sự quản lý của bất kỳ quốc gia nào, mang lại tính bảo mật và tiềm năng tăng trưởng cao.
  • Công nghệ Blockchain: Công nghệ cốt lõi này tạo ra sự đột phá trong nhiều lĩnh vực nhờ tính bảo mật cao và khả năng tạo ra môi trường giao dịch an toàn, minh bạch. Blockchain đang được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng để bảo mật hệ thống, nhận diện khách hàng và thu thập dữ liệu.
Fintech mang đến nhiều sản phẩm tài chính chất lượng
Fintech mang đến nhiều sản phẩm tài chính chất lượng

Fintech có phải sự lựa chọn an toàn cho người dùng

Theo thống kê của Forbes, các sản phẩm Fintech được 68% người dân hiện nay sử dụng. Con số này đã phần nào chứng minh độ an toàn của Fintech. Lý do mà Fintech được giá cao về tính an toàn là nhờ vào ứng dụng công nghệ bảo mật sinh trắc học, mật khẩu và Blockchain với các nút mã hóa phức tạp. Tuy nhiên, Fintech vẫn tồn tại một số rủi ro như sau:

  • Tình trạng lừa đảo qua điện thoại, đánh cắp thông tin người dùng để chiếm đoạt tài khoản ngân hàng và ví điện tử vẫn diễn ra phổ biến.
  • Sự tăng giảm thất thường của giá cổ phiếu các công ty Fintech làm dấy lên nghi ngờ về tính ổn định và khả năng phát triển bền vững của hệ thống.
  • Vấn đề xác minh thông tin khách hàng trong mảng tín dụng vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là khi dữ liệu trên các kho ứng dụng chưa đầy đủ và còn nhiều hạn chế. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả ngân hàng, tổ chức tín dụng và người vay.

Tình hình fintech tại Việt Nam và thế giới

Fintech đang trở thành một làn sóng mạnh mẽ trên toàn cầu, thu hút sự quan tâm và đầu tư lớn từ các chuyên gia công nghệ, tài chính, định chế tài chính và giới đầu tư. Báo cáo của KPMG cho thấy, chỉ trong nửa đầu năm 2018, tổng vốn đầu tư vào Fintech đã tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2017. Sự tăng trưởng ổn định này phản ánh niềm tin vào tiềm năng phát triển của Fintech và dự báo sự thay đổi sâu rộng trong ngành tài chính toàn cầu.

Tại Việt Nam, số lượng các công ty Fintech tại đã tăng gấp đôi so với năm 2016, trong đó có sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp trẻ đầy tiềm năng. Nhiều ngân hàng lớn như VPBank, TPBank, Vietinbank, BIDV… đã và đang đầu tư mạnh vào phát triển hệ thống, tăng cường bảo mật và nâng cao chất lượng dịch vụ. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của các ví điện tử đã giúp giao dịch tài chính của người dùng thuận tiện hơn bao giờ hết.

Ngày càng có nhiều sản phẩm Fintech ra đời tại Việt Nam
Ngày càng có nhiều sản phẩm Fintech ra đời tại Việt Nam

Những cơ hội và thách thức cho fintech tại thị trường Việt Nam

Fintech tại Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, mở ra nhiều cơ hội đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho thị trường tài chính. Về cơ hội, Fintech giúp các tổ chức tài chính thấu hiểu nhu cầu khách hàng, từ đó phát triển các sản phẩm và dịch vụ phù hợp, nâng cao chất lượng phục vụ.

Các giải pháp Fintech, đặc biệt là các dịch vụ trực tuyến, cho phép ngân hàng hoạt động 24/7, xử lý đồng thời nhiều giao dịch, tăng hiệu suất vượt trội so với phương thức truyền thống. Bên cạnh đó, Fintech còn mở ra tiềm năng ứng dụng tiền ảo vào thanh toán trực tuyến, thay thế dần các phương thức và tài sản truyền thống.

Fintech cũng đối mặt với không ít thách thức. Đầu tiên, luật pháp Việt Nam hiện nay chưa theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ, gây khó khăn cho việc quản lý và phát triển Fintech. Một thách thức khác là nhiều công ty fintech còn hạn chế về năng lực công nghệ, khó cạnh tranh với các đối thủ lớn và đảm bảo an ninh bảo mật.

Cuối dùng, thói quen người dùng cũng là một cản trở cho sự phát triển của Fintech, vì người dùng Việt Nam vẫn còn quen thuộc với các phương thức tài chính truyền thống, cần thời gian để chuyển đổi sang sử dụng các dịch vụ fintech.

Câu hỏi thường gặp

Fintech là ngành gì? Làm Fintech là làm gì?

Fintech ngành ứng dụng công nghệ vào các dịch vụ tài chính truyền thống. Làm Fintech nghĩa là bạn sẽ tham gia vào việc phát triển và vận hành các sản phẩm, dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ, chẳng hạn như ví điện tử, ứng dụng thanh toán, nền tảng cho vay ngang hàng, quản lý tài sản kỹ thuật số,…

Lương ngành công nghệ tài chính tại Việt Nam?

Theo khảo sát lương của ITviec năm 2023, mức lương trung bình của nhân lực Fintech tại Việt Nam dao động từ 1.500 USD đến 4.500 USD/tháng, tùy thuộc vào kinh nghiệm và vị trí công việc cụ thể. Một số vị trí có mức lương cao nhất trong ngành Fintech bao gồm:
– Giám đốc công nghệ (CTO): 4.500 – 7.000 USD/tháng.
– Kiến trúc sư giải pháp: 3.000 – 5.000 USD/tháng.
– Quản lý sản phẩm: 2.500 – 4.000 USD/tháng.
– Chuyên viên phân tích dữ liệu: 2.000 – 3.500 USD/tháng.
– Lập trình viên (developer): 1.500 – 3.000 USD/tháng.

Amber fintech là gì? 

Amber Fintech thực hiện các hoạt động thăm dò, điều tra và nghiên cứu thị trường để tìm kiếm và kết nối người vay với những sản phẩm tài chính phù hợp nhất từ các tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam. Qua đó, Amber Fintech không chỉ giúp người vay tiếp cận nguồn vốn dễ dàng, thuận tiện mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển lành mạnh và minh bạch của thị trường tài chính.

App fintech là gì?

App Fintech, hay còn gọi là ứng dụng công nghệ tài chính, là một giải pháp tài chính hiện đại, được thiết kế dưới dạng ứng dụng di động hoặc phần mềm. App Fintech giúp người dùng dễ dàng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, ngân hàng ngay trên thiết bị số của mình. Thay vì phải đến trực tiếp các chi nhánh ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính, người dùng có thể thực hiện các giao dịch như chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, đầu tư, vay vốn,… một cách nhanh chóng và an toàn chỉ với vài thao tác đơn giản trên ứng dụng.

Fintech credit là gì?

Theo định nghĩa của CGFS và FSB (2017), Fintech Credit (Tín dụng Công nghệ Tài chính) là hoạt động cho vay được thực hiện thông qua các nền tảng điện tử, nổi bật nhất là mô hình cho vay ngang hàng (P2P Lending). Trong mô hình này, người đi vay và nhà đầu tư được kết nối trực tiếp với nhau, tạo điều kiện cho việc giao dịch tín dụng diễn ra nhanh chóng và linh hoạt.

Vega fintech là gì?

Vega Fintech là một công ty Fintech cung cấp các giải pháp công nghệ cho các tổ chức tài chính, ngân hàng và doanh nghiệp. Các sản phẩm của Vega Fintech bao gồm giải pháp liên quan đến tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,…

Lời kết

Hi vọng nội dung phía trên sẽ giúp bạn hiểu về Fintech là gì một cách chi tiết nhất. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ và nhu cầu ngày càng cao của người dùng, Fintech hứa hẹn sẽ tiếp tục mang đến những giải pháp đột phá, tạo ra một tương lai tài chính thuận tiện, minh bạch và hiệu quả hơn cho tất cả mọi người.

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG