Để đáp ứng nhu cầu về truyền tải dữ liệu tốc độ cao, hệ thống cáp mạng đã có nhiều cải tiến. Trong đó, cáp DAC được sử dụng rộng rãi bởi sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như giá thành rẻ, ít tiêu thụ điện năng, độ bền và hiệu suất cao… Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết cáp DAC là gì? Ưu nhược điểm của loại cáp này thế nào?…. hãy cùng tôi theo dõi bài viết sau.
Cáp DAC là gì?
Cáp DAC (viết tắt của cụm từ Direct Attach Cable) hay còn gọi là cáp đồng gắn trực tiếp. Loại cáp này gồm cáp đồng twinax với các đầu nối cắm được ở hai đầu và có định mức từ 24 đến 30AWG. Cáp có cấu tạo tương đối đơn giản gồm: lỗi dẫn (conductor), lớp điện môi (Dielectric), lớp kim loại bảo vệ, vỏ bọc (Sheath) và đầu nối.
Cáp DAC không trực tiếp truyền dẫn tín hiệu Analog mà chỉ truyền tín hiệu số (Digital). Việc truyền tín hiệu Analog sẽ phức tạp và có thể làm giảm hiệu suất hoạt động. Nhờ vậy cáp có thể hỗ trợ tốc độ đường truyền dữ liệu cao được sử dụng để kết nối các cổng của các thiết bị mạng như switch, máy chủ, router hoặc thiết bị lưu trữ dữ liệu. Nhằm đáp ứng các nhu cầu truyền tải dữ liệu đa dạng, cáp DAC có nhiều cấu hình khác nhau như: cáp SFP+ DAC, cáp SFP28 DAC, cáp QSFP…
Phân loại cáp DAC
Cáp DAC được phân thành hai loại chính:
- Cáp DAC thụ động: Thiếu các thành phần điện tử tích hợp nên mức tiêu thụ điện năng tối thiểu là 0,15W và chỉ hỗ trợ khoảng cách ngắn dưới 7m. Chi phí đầu tư cáp DAC thụ động thấp hơn các loại cáp DAC khác.
- Cáp DAC chủ động: Nhờ vào khả năng khuếch đại và cân bằng tín hiệu được tích hợp sẵn, loại cáp DAC này có phạm vi hoạt động lên đến 15m và chất lượng đường truyền ổn định hơn. Tuy nhiên, cáp DAC chủ động đắt hơn và cũng tiêu thụ nhiều điện năng hơn (khoảng 0,5 -1w).
Ngoài ra, người ta cũng có thể phân loại cáp DAC thành:
- Cáp DAC trực tiếp: Có cấu tạo đơn giản, giá thành rẻ, chiều dài từ 0,5 m – 15 m, giúp kết nối trực tiếp một cổng/thẻ dòng với một cổng/thẻ dòng khác.
- Cáp DAC mở rộng: Có cấu tạo phức tạp và giá thành cao hơn, có thể kết nối một cổng/thẻ dòng với tối đa 4 cổng/thẻ dòng khác.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo về thiết bị mạng qua các bài viết sau:
Ưu nhược điểm của cáp DAC
Ưu nhược điểm chính của cáp DAC được thể hiện qua bảng sau:
Tiết kiệm chi phí: Giá thành thấp hơn so với cáp quang. Ngoài ra việc tiêu thụ ít điện năng cũng giúp giảm thiểu chi phí vận hành.
Đáng tin cậy, tuổi thọ cao: Cáp được làm bằng đồng twin nên rất chắc chắn, khó hư hỏng. Bên cạnh đó các mô-đun kết nối trực tiếp với cổng của thiết bị tạo thành một khối tiếp xúc vật lý đảm bảo an toàn kết nối.
Hiệu suất cao: Có tốc độ truyền dữ liệu có thể lên đến 100 Gbps, độ trễ thấp, khả năng chống nhiễu điện từ tốt.
Tính linh hoạt: Dễ vận chuyển và lắp đặt, hỗ trợ nhiều loại đầu nối khác nhau đáp ứng nhu cầu người dùng.
Khoảng cách truyền bị giới hạn: Khoảng cách vật lý giữa các cổng kết nối dưới 15m tuy nhiên còn phụ thuộc vào tốc độ của dữ liệu. Nếu tốc độ dữ liệu càng tăng lên thì khoảng cách này càng nhỏ. Vì vậy chỉ phù hợp sử dụng để kết nối thiết bị trong cùng một giá dữ liệu.
Hạn chế về khả năng mở rộng: Do giới hạn về chiều dài truyền nên gặp khó khăn trong việc mở rộng hệ thống mạng.
Yêu cầu tương thích cao: Cần đảm bảo loại đầu nối, tốc độ dữ liệu, giao thức truyền dẫn phải tương tích với cáp DAC nếu không có thể dẫn đến lỗi kết nối hoặc giảm hiệu suất truyền dữ liệu.
Có nên chọn cáp DAC thay cho module quang không?
Bạn cần biết những lợi ích khi sử dụng cáp DAC là gì để có thể quyết định có nên thay thế cho module quang không, cụ thể:
- Tiêu thụ điện năng ít hơn: Nếu so với các module quang thì cáp DAC, đặc biệt là cáp DAC thụ động ít tiêu tốn điện năng hơn.
- Chi phí thấp hơn: Giá thành của module quang cao hơn cáp DAC vì có cấu tạo phức tạp hơn. Cáp DAC không yêu cầu bản vá hoặc cáp bổ sung để kết nối thiết bị.
- Dễ cài đặt, sử dụng: Nếu module quang cần kết nối với các thiết bị khác phải tương thích với nhau thì cáp DAC chỉ cần có một thành phần được kết nối với nhau.
Nhờ vào những lợi ích trên cáp DAC được lựa chọn phổ biến hơn module quang cho hệ thống mạng không đòi hỏi sự quá phức tạp.
So sánh cáp DAC và cáp AOC
Cả cáp DAC và AOC đều dùng để kết nối trực tiếp với các thiết bị mạng như bộ định tuyến, máy chủ, bộ nhớ lưu trữ… Tuy nhiên giữa chúng có một số điểm khác biệt sau:
Cáp DAC | Cáp AOC | |
---|---|---|
Công dụng | Phù hợp kết nối các thiết bị trong cùng một tủ Rack. | Phù hợp kết nối các thiết bị giữa các tủ Rack trong trung tâm dữ liệu. |
Khoảng cách | DAC thụ động: tối đa 7mDAC chủ động tối đa 15m | Xa hơn lên đến 300m. |
Giá thành | Rẻ hơn vì sử dụng dây đồng và cấu tạo đơn giản, ít thành phần hơn. | Đắt hơn do sử dụng cáp quang và có cấu tạo phức tạp hơn. |
Chi phí vận hành | Rẻ hơn. | Cao hơn. |
Khả năng chống nhiễu | Dễ bị nhiễu điện từ. | Miễn nhiễm với nhiễu điện từ. |
Trọng lượng | Nặng hơn. | Một sợi cáp AOC chỉ nặng bằng ¼ sợi cáp DAC. |
Bán kính uốn cong | Lớn hơn. | Nhỏ hơn. |
Ứng dụng của cáp DAC
Cáp DAC được ứng dụng nhiều trong các trung tâm dữ liệu, cụ thể:
- Kết nối ToR/Tủ Rack liền kề: Dù là cáp DAC thụ động hay chủ động đều phù hợp để kết nối thiết bị giữa các giá đỡ liền kề hoặc ToR ngắn hơn.
- Kết nối giữa các hàng: Với khoảng cách không quá 15m, cáp DAC chủ động là giải pháp hữu hiệu nhất trong ứng dụng giữa các hàng.
- Kết nối cuối hàng: Miễn là khoảng cách phù hợp, cáp DAC là giải pháp tốt nhất cho các kết nối cuối hàng.
Ngoài ra, cáp DAC còn được sử dụng rộng rãi trong một số lĩnh vực khác như:
- Kết nối thiết bị giám sát
- Kết nối các thiết bị âm thanh
- Thiết bị công nghiệp…
Nguyên nhân cáp DAC phổ biến ở các trung tâm dữ liệu
Cáp DAC ngày càng trở nên phổ biến ở các trung tâm dữ liệu bởi vì những lý do sau:
- Tiết kiệm chi phí: so với cáp quang truyền thống, DAC có giá rẻ hơn.
- Ít tiêu tốn điện năng: DAC có thiết kế tản nhiệt nên giúp giảm mức tiêu thụ điện năng nhờ vậy mà giảm chi phí vận hành trung tâm dữ liệu.
- Nhiệt độ hoạt động rộng hơn: do cáp DAC ít tỏa nhiệt và có cấu trúc đơn giản nên giúp tản nhiệt ra môi trường xung quanh nhanh hơn cáp quang. Nhờ vậy mà DAC có thể hoạt động trong dải nhiệt độ rộng hơn.
- Độ tin cậy: thời gian trung bình giữa các lần hỏng lên đến 500 triệu giờ vì vậy cáp DAC là sản phẩm có độ bền cao.
- Tốc độ truyền cao: Cáp hỗ trợ tốc độ truyền có thể lên đến 100Gbps đáp ứng nhu cầu truyền tải dữ liệu trong các trung tâm dữ liệu.
Những lưu ý khi chọn cáp DAC
Để sử dụng cáp DAC hiệu quả, khi mua bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nhu cầu sử dụng cáp DAC là gì?
- Xác định vị trí kết nối của thiết bị từ đó biết được chiều dài cần thiết của cáp là bao nhiêu.
- Ngân sách của bạn là bao nhiêu? Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí thì có thể chọn cáp DAC thụ động thay vì chủ động.
- Cách quản lý cáp như thế nào? Đường dẫn cáp thế nào? Tủ Rack có đủ không gian để đặt cáp không?
- Tính khả dụng và tương tích của cáp? Có hệ thống cáp mới chưa?
Câu hỏi thường gặp
Ngoài việc sử dụng kết nối DAC, còn có những lựa chọn kết nối nào khác cho các thiết bị điện tử tốc độ cao?
Ngoài cáp DAC, bạn còn có một số lựa chọn kết nối khác cho các thiết bị điện tử tốc độ cao như:
– Kết nối HDMI: Dùng kết nối video và âm thanh như tivi, máy chiếu, màn hình…
– Kết nối Thunderbolt: Kết nối tốc độ truyền tải dữ liệu cao và hỗ trợ nhiều tính năng.
– Kết nối USB Type-C: Tiết kiệm chi phí khi cần kết nối nhiều thiết bị với nhau.
– Kết nối mạng: Kết nối nhiều thiết bị qua mạng.
Sử dụng cáp DAC có độ bền cao không? Cần lưu ý gì để đảm bảo tuổi thọ hoạt động của cáp DAC?
Cáp DAC có độ bền cao hơn so với các loại cáp mạng khác với tuổi thọ trung bình có thể lên đến 10 năm hoặc lâu hơn nếu biết cách sử dụng và bảo quản. Một số lưu ý để đảm bảo tuổi thọ hoạt động của cáp DAC:
– Sử dụng đúng loại cáp DAC.
– Lắp đặt đúng cách.
– Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, hóa chất, nước…
– Hạn chế sử dụng ở những môi trường có độ ẩm cao hoặc bụi bẩn.
– Thường xuyên kiểm tra cáp.
– Tránh để cáp tiếp xúc với vật sắc nhọn.
Cáp data là gì?
Cáp data là loại cáp được dùng để kết nối các thiết bị điện tử với mục đích truyền tải thông tin giữa chúng. Có nhiều cáp data với các đặc điểm và ứng dụng khác nhau nhưng nhìn chung chức năng chính vẫn là dùng để trao đổi thông tin giữa hai hoặc nhiều thiết bị được kết nối với nhau.
Cáp sạc là gì?
Cáp sạc là loại dây dẫn điện được sử dụng để kết nối thiết bị điện tử với nguồn điện. Nhiệm vụ chính của cáp sạc là cung cấp năng lượng cho thiết bị hoạt động bằng cách truyền tải điện năng từ ổ cắm điện đến thiết bị.
Lời kết
Mong rằng với những thông tin chia sẻ bên trên đã giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi cáp DAC là gì? Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết khác của Vietnix để cập nhật những kiến thức hữu ích về công nghệ thông tin.