Schema Organization là loại schema giúp cung cấp thông tin chi tiết về tổ chức, doanh nghiệp hoặc công ty của bạn. Việc thêm Schema Organization không chỉ cải thiện khả năng hiển thị của trang web trong kết quả tìm kiếm mà còn giúp tăng cường độ tin cậy và sự chuyên nghiệp của tổ chức trong mắt người dùng. Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn bạn cách thêm Schema Organization trong Rank Math chi tiết và đơn giản nhất.
Những điểm chính
- Khái niệm: Hiểu rõ Schema Organization là gì, công dụng chính của loại schema này.
- Lợi ích của việc triển khai Schema Organization: Cải thiện SEO, hiển thị thông tin doanh nghiệp đầy đủ trên Google và nâng cao trải nghiệm người dùng.
- Cách thêm Schema Organization: Nắm được cách thiết lập các yếu tố cơ bản của Schema Organization bằng Rank Math để tối ưu thông tin doanh nghiệp.
- Cách xác thực Schema Organization: Biết được cách kiểm tra tính chính xác của Schema Organization qua công cụ kiểm tra đáng tin cậy.
- Cách xóa Schema Organization khỏi tất cả các trang ngoại trừ trang chủ: Hướng dẫn chỉ hiển thị schema trên trang chủ, linh hoạt kiểm soát vị trí áp dụng schema.
- Cách xóa Schema Organization khỏi trang chủ: Nắm được quy trình loại bỏ Schema Organization khỏi trang chủ khi không cần thiết.
- Cách thêm Code Snippet: Hướng dẫn sử dụng code snippet để tùy chỉnh và tối ưu Schema Organization trong Rank Math.
- Biết thêm Vietnix là đơn vị cung cấp dịch vụ hosting chất lượng cao.
Schema Organization là gì?
Schema Organization hay còn gọi là Schema Company là một loại schema giúp cung cấp thông tin về tổ chức của bạn cho các công cụ tìm kiếm, bao gồm tên tổ chức, logo, thông tin liên hệ và nhiều thông tin khác. Việc thêm Schema Organization vào code HTML của website giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn và hiển thị thông tin về tổ chức của bạn một cách chính xác trong kết quả tìm kiếm.
Để thực hiện SEO và triển khai Schema Organization hiệu quả, bạn cần một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ và một nền tảng lưu trữ ổn định. Với WordPress Hosting từ Vietnix, bạn không chỉ được đảm bảo hiệu suất và tốc độ website tối ưu, mà còn nhận miễn phí plugin Rank Math SEO. Đây là công cụ lý tưởng giúp bạn dễ dàng tạo và tối ưu hóa Schema Organization. Ngoài ra, khi lựa chọn web hosting này, bạn còn nhận thêm plugin Elementor Pro, Smush Pro và hơn 500 theme bản quyền hoàn toàn miễn phí. Xem chi tiết ngay bên dưới!
Tạo Website nhanh chóng & dễ dàng với
KHO THEME VÀ PLUGIN WORDPRESS MIỄN PHÍ!
Đăng ký WordPress Hosting – Nhận ngay quà tặng hấp dẫn!
Khám phá ngay bộ quà tặng!Lợi ích của việc triển khai Schema Organization
Việc triển khai Schema Organization có thể nâng cao khả năng hiển thị của website trong cách kết quả tìm kiếm liên quan của các công cụ tìm kiếm, thông qua việc cung cấp các thông tin chi tiết về doanh nghiệp. Đồng thời, các blog trên trang web của bạn cũng trở nên thu hút hơn, khi các công cụ tìm kiếm có thể hiển thị rich snippets, thông tin bổ sung và các thông tin chi tiết như địa chỉ và giờ hoạt động.
Ngoài ra, việc áp dụng Schema Organization có thể giúp tăng khả năng xuất hiện trong các Knowledge Panels, nâng cao độ tin cậy và tăng độ phủ trong kết quả tìm kiếm. Một ví dụ điển hình là Apple, công ty này cũng đã xuất hiện trong Knowledge Panels với các thông tin chi tiết về doanh nghiệp. Mặc dù việc triển khai Schema Organization không đảm bảo tổ chức của bạn sẽ xuất hiện trong Knowledge Panels, nhưng nó sẽ cải thiện khả năng được đưa vào danh sách này.
Cách thêm Schema Organization
Hiện tại, bạn có thể sử dụng tính năng Local SEO trong Rank Math để thêm Schema Organization vào website WordPress của mình mà không cần phải viết code. Để kích hoạt tính năng này, bạn vào Rank Math SEO > Dashboard trong bảng điều khiển WordPress. Bật module Local SEO và nhấp vào nút Setting bên cạnh để truy cập vào phần cài đặt. Ngoài ra, bạn cũng có thể vào mục Rank Math SEO và chọn Titles & Meta để đến phần tương tự.
Tại mục này, bạn tìm đến tab Local SEO và chọn tùy chọn Organization như hình dưới đây. Tiếp theo, bạn có thể cung cấp các thông tin chi tiết về công ty của mình.
Dưới đây là các thuộc tính Schema Markup yêu cầu cho Organization:
- Tên website.
- Tên website thay thế.
- Tên người hoặc tổ chức.
- Mô tả.
- Logo.
- URL.
- Sử dụng nhiều địa điểm.
- Email.
- Địa chỉ.
- Định dạng địa chỉ.
- Loại hình kinh doanh.
- Số điện thoại.
- Thông tin bổ sung.
Bây giờ, hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết về các thuộc tính này ngay bên dưới:
1. Tên trang web
Tại trường này, bạn sẽ nhập tên của website của mình. Tên mà bạn nhập vào sẽ được hiển thị trên các trang kết quả tìm kiếm. Đây là thông tin quan trọng giúp người dùng nhận diện và tìm thấy website khi thực hiện các truy vấn. Hãy đảm bảo tên website bạn nhập chính xác và phản ánh đúng thương hiệu hoặc nội dung của trang web.
2. Tên thay thế của trang web
Tại đây, bạn cần cung cấp tên thay thế cho website của mình, nếu có. Tên thay thế này có thể là một tên khác của website, viết tắt hoặc một tên ngắn gọn hơn. Rank Math sẽ sử dụng dữ liệu bạn cung cấp ở trường “alternateName” trong schema để giúp công cụ tìm kiếm nhận diện website của bạn tốt hơn và hiển thị trong các kết quả tìm kiếm phù hợp.
3. Tên cá nhân/tổ chức
Trường này dành cho tên mà bạn muốn hiển thị trên Knowledge Panel của Google. Tên này nên là tên của công ty bạn, giúp công cụ tìm kiếm nhận diện rõ ràng tổ chức của bạn khi xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm, đặc biệt là trong các Knowledge Panel. Hãy chắc chắn rằng tên bạn nhập chính xác và phản ánh đúng thương hiệu của công ty.
4. Description
Tại trường này, bạn có thể cung cấp mô tả chi tiết về tổ chức của mình, để công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về công ty của bạn và hiển thị thông tin chính xác hơn trong các kết quả tìm kiếm. Hãy chắc chắn rằng mô tả của bạn rõ ràng, ngắn gọn và phản ánh đầy đủ các giá trị, sứ mệnh và dịch vụ mà tổ chức cung cấp.
5. Logo
Tại đây, bạn có thể tải lên logo đại diện cho tổ chức của mình.
Để bắt đầu, bạn nhấp vào nút “Add or Upload File” để mở Thư viện WordPress > Chọn tab Upload Files, sau đó chọn tệp logo từ máy tính và tải lên. Sau khi tải lên xong, nhấp vào nút Use this file để xác nhận lựa chọn. Logo đã được cập nhật sẽ xuất hiện bên cạnh tùy chọn này.
Logo được khuyến nghị có dạng vuông với kích thước tối thiểu là 112 x 112 pixel. Bạn vẫn có thể nhấp vào nút Add or Upload File để thay đổi logo nếu cần. Để xóa logo, bạn chỉ cần di chuột qua logo và nhấp vào biểu tượng X xuất hiện.
Lưu ý
Đảm bảo rằng URL của hình ảnh có thể được tìm kiếm và lập chỉ mục, đồng thời ở định dạng hỗ trợ bởi Google, chẳng hạn như BMP, GIF, JPEG, PNG, WebP, AVIF, hoặc SVG.
6. URL
Tại đây, bạn có thể nhập URL của website tổ chức. Nếu website trùng với website mà bạn đang cấu hình schema này, hãy nhập URL hiện tại của website. Việc cung cấp URL này giúp các công cụ tìm kiếm nhận diện tổ chức của bạn một cách duy nhất và chính xác, từ đó cải thiện khả năng hiển thị và sự liên kết của website trong kết quả tìm kiếm.
7. Sử dụng nhiều vị trí
Tính năng Multiple Locations cho phép tạo ra các loại bài đăng riêng biệt, nơi mà bạn có thể tạo các trang riêng cho từng vị trí của công ty. Điều này giúp việc quản lý nhiều vị trí trở nên dễ dàng hơn. Bằng cách sử dụng tính năng Multiple Locations, Schema Organization có thể bao phủ nhiều địa điểm mà công ty hoạt động. Bạn có thể dễ dàng bật hoặc tắt tính năng này tùy theo nhu cầu.
Lưu ý
Nếu bạn bật tính năng Multiple Locations một số tùy chọn mà mình đề cập dưới đây sẽ không khả dụng, vì bạn sẽ phải thêm các thông tin này cho từng trang vị trí riêng biệt.
8. Email
Bạn nên nhập địa chỉ email doanh nghiệp có thể hiển thị trên các công cụ tìm kiếm, đảm bảo email này chính xác, đang hoạt động và có thể truy cập thường xuyên để tiện cho việc kiểm tra. Đây là phương thức liên lạc mà khách hàng sẽ sử dụng, vì vậy việc duy trì email hoạt động liên tục là yếu tố quan trọng để hỗ trợ họ hiệu quả.
9. Địa chỉ
Trong phần này, bạn cần nhập địa chỉ kinh doanh của mình (địa chỉ vật lý hoặc địa chỉ gửi thư). Hãy đảm bảo rằng địa chỉ bạn cung cấp là chính xác tuyệt đối để công cụ tìm kiếm có thể hiểu đúng và hiển thị thông tin một cách chính xác. Địa chỉ cần cung cấp bao gồm:
- Địa chỉ đường phố – Địa chỉ đầy đủ của bạn.
- Khu vực – Thành phố của địa chỉ gửi thư.
- Vùng – Khu vực của địa chỉ gửi thư, ví dụ như phường, thị trấn.
- Mã bưu điện – Mã bưu điện của địa chỉ.
- Quốc gia – Sử dụng mã quốc gia hai chữ cái theo chuẩn ISO 3166-1 alpha-2 để chỉ quốc gia của bạn, ví dụ: “US” cho Hoa Kỳ và “CA” cho Canada.
10. Định dạng địa chỉ
Tại trường này, bạn có thể tùy chỉnh định dạng địa chỉ của công ty mình. Các thông tin này sẽ được hiển thị trên giao diện người dùng khi bạn sử dụng shortcode Local SEO.
Bạn luôn có thể thay đổi biến để phù hợp với định dạng mong muốn, thực hiện bằng cách sử dụng các thẻ có sẵn dưới đây hoặc chọn các tùy chọn từ menu thả xuống như đã trình bày. Hãy chắc chắn rằng định dạng địa chỉ bạn chọn phù hợp với thông lệ và dễ hiểu cho người dùng.
11. Loại hình doanh nghiệp
Tại mục này, bạn sẽ chỉ định loại hình doanh nghiệp mà bạn đang điều hành. Rank Math cung cấp nhiều lựa chọn khác nhau để người dùng có thể tự do lựa chọn. Bạn có thể cuộn qua các tùy chọn và chọn loại hình doanh nghiệp mô tả chính xác nhất về công ty của bạn. Nếu đang vận hành một website thương mại điện tử, bạn hãy chọn Store. Đối với các doanh nghiệp địa phương như nhà hàng, hãy sử dụng loại Local Business cụ thể nhất.
12. Số điện thoại
Tại đây, bạn cần cung cấp số điện thoại của doanh nghiệp. Đây là thông tin quan trọng vì Google sẽ hiển thị số điện thoại của bạn như một trong những chi tiết quan trọng của doanh nghiệp.
Rank Math cho phép người dùng chỉ định mục đích sử dụng cho từng số điện thoại đã nhập và bạn có thể chọn mục đích sử dụng qua biểu tượng mũi tên thả xuống. Nếu cần thêm số điện thoại khác, bạn có thể sử dụng nút Add Number để bổ sung. Bạn chắc chắn rằng số điện thoại này là chính xác và dễ dàng liên lạc cho khách hàng.
13. Thông tin bổ sung
Trong trường này, bạn có thể cung cấp các chi tiết khác về công ty để làm cho Schema Organization của mình thêm chi tiết. Những thông tin này có thể được sử dụng để phân biệt (hoặc làm rõ) tổ chức của bạn với những tổ chức khác trong kết quả tìm kiếm.
Dưới đây là các thông tin bổ sung có thể cung cấp:
- Tên pháp lý: Cung cấp tên mà công ty bạn đã đăng ký nếu khác với tên tổ chức. Ví dụ, tên pháp lý của Google là Google LLC.
- Ngày thành lập: Ngày thành lập tổ chức của bạn theo định dạng ngày ISO 8601, ví dụ: 2024-02-20.
- Mã ISO 6523: Mã ISO 6523 của tổ chức, bao gồm mã Quốc Tế (ICD) theo sau là mã định danh. Ví dụ: 0088:123456789012345 (GS1 Global Location Number).
- DUNS: Số DUNS của Dun & Bradstreet để nhận diện tổ chức. Google khuyến nghị sử dụng mã ISO 6523 với tiền tố 0060 thay vì DUNS.
- Mã LEI: Mã nhận diện tổ chức của bạn. Google khuyến nghị sử dụng mã ISO 6523 với tiền tố 0199 thay vì cung cấp mã LEI trực tiếp.
- Mã NAICS: Mã phân loại ngành nghề Bắc Mỹ (NAICS) của tổ chức, nếu có.
- Mã số địa chỉ toàn cầu (GLN): Cung cấp mã số nhận diện địa điểm tổ chức từ GS1.
- Mã VAT: Mã số thuế VAT (thuế giá trị gia tăng) của tổ chức, nếu áp dụng.
- Mã số thuế: Mã số thuế của tổ chức, nếu có. Đảm bảo mã số thuế khớp với quốc gia trong địa chỉ.
- Số lượng nhân viên: Số lượng nhân viên trong tổ chức của bạn.
Khi bạn đã nhập tất cả thông tin cần thiết trên, đừng quên nhấn nút Save Changes để lưu lại các thay đổi
Nếu bạn muốn hiển thị thông tin liên hệ của mình theo định dạng thu hút hơn, hãy sao chép shortcode liên hệ ở đầu trang SEO địa phương, như hiển thị bên dưới.
Bạn có thể sử dụng shortcode này để cung cấp thông tin cần thiết nếu bạn không có trang chuyên biệt chứa thông tin công ty.
Cách xác thực Schema Organization
Sau khi bạn đã thêm Schema Organization vào trang web của mình, bạn có thể xác thực bằng cách sử dụng Google Rich Results Test. Trình xác thực này sẽ giúp xác định bất kỳ lỗi nào trong schema mà bạn vừa tạo. Đầu tiên, bạn truy cập Rich Results Test, nhập URL trang web và nhấp vào TEST URL để thực hiện kiểm tra.
Bài kiểm tra sẽ thông báo schema trên trang được kiểm tra, cùng với mọi lỗi hoặc đề xuất cải tiến cho schema này.
Cách xóa Schema Organization khỏi tất cả các trang ngoại trừ trang chủ
Bạn có thể sử dụng code bên dưới để xóa Schema Organization khỏi tất cả các trang ngoại trừ trang chủ:
add_filter( 'rank_math/json_ld', function( $data, $jsonld ) {
if ( is_front_page() || ! isset( $data['publisher'] ) ) {
return $data;
} unset( $data['publisher'] );
unset( $data['place'] ); return $data;
}, 99, 2);
Cách xóa Schema Organization khỏi trang chủ
Để xóa Schema Organization khỏi trang chủ, bạn có thể sử dụng code sau:
add_filter( 'rank_math/json_ld', function( $data, $jsonld ) {
if ( ! is_front_page() || ! isset( $data['publisher'] ) ) {
return $data;
} unset( $data['publisher'] );
unset( $data['place'] ); return $data;
}, 99, 2);
Lưu ý
Tất cả các thực thể này đều được kết nối với nhau và trong hầu hết trường hợp bạn không nên xóa bất kỳ thực thể nào khỏi schema, chỉ những nhà phát triển có kiến thức vững chắc về chính xác những gì họ đang làm mới nên thử làm điều này. Ngoài ra, bạn cũng không nên xóa các thực thể toàn cục vì nó có thể phá vỡ cấu trúc schema.
Cách thêm Code Snippet
Bạn nên thêm các đoạn code được đề cập ở trên vào tệp rank-math.php của theme . Thêm nó vào theme gốc có nghĩa là bạn sẽ mất tất cả các thay đổi đã cập nhật.
1. Truy cập Them File Editor
Đầu tiên, bạn truy cập vào WordPress Dashboard > Appearance > Theme File Editor (đối với Classic Theme) như hiển thị bên dưới hoặc WordPress Dashboard > Tools > Theme File Editor (đối với Block Theme).
2. Chỉnh sửa file rank-math.php
Để chỉnh sửa file rank-math.php của theme, bạn nhấp vào file rank-math.php từ sidebar bên phải đẻ xem tất cả các tệp trong theme của bạn.
Sau đó, bạn thêm code vào trường như hiển thị ở trên và nhấp vào “ Update File”.
Vietnix – Giải pháp hosting chất lượng cao phù hợp với mọi nhu cầu
Tự hào là một trong những nhà cung cấp dịch vụ hosting hàng đầu tại Việt Nam, Vietnix mang đến các giải pháp lưu trữ web ổn định, an toàn và phù hợp với mọi nhu cầu của khách hàng. Với hệ thống máy chủ mạnh mẽ, công nghệ bảo mật tiên tiến và đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp 24/7, Vietnix cam kết mang đến trải nghiệm dịch vụ tuyệt vời. Liên hệ ngay để nhận sự hỗ trợ chi tiết và tận hưởng các ưu đãi hấp dẫn!
Thông tin liên hệ:
- Website: https://vietnix.vn/
- Hotline: 1800 1093
- Email: sales@vietnix.com.vn
- Địa chỉ: 265 Hồng Lạc, Phường 10, Quận Tân Bình, TP HCM.
Câu hỏi thường gặp
Liệu Google có thể hiểu schema organization của tôi ngay lập tức không?
Việc Google hiểu và xử lý dữ liệu có cấu trúc (schema organization) là một quá trình. Dù Google đã có những tiến bộ đáng kể trong việc đọc và hiểu schema, nhưng vẫn cần một khoảng thời gian nhất định để hệ thống của họ thu thập, xử lý và cập nhật thông tin mới.
Có nên sử dụng nhiều loại schema organization trên cùng một trang không?
Việc sử dụng nhiều loại schema organization trên cùng một trang là hoàn toàn có thể và thường được khuyến khích, miễn là bạn làm đúng cách. Tuy nhiên, có một số lưu ý quan trọng khi sử dụng nhiều loại schema:
– Mỗi loại schema chỉ nên được sử dụng một lần trên một trang: Tránh lặp lại các thuộc tính của schema, điều này có thể gây nhầm lẫn cho các công cụ tìm kiếm.
– Đảm bảo các schema không mâu thuẫn: Các schema khác nhau phải cung cấp thông tin nhất quán và không mâu thuẫn với nhau.
– Sử dụng các thuộc tính phù hợp: Chỉ sử dụng các thuộc tính có liên quan đến nội dung của bạn. Việc sử dụng quá nhiều thuộc tính không cần thiết có thể gây nhiễu.
– Kiểm tra và xác thực schema: Sử dụng các công cụ kiểm tra schema của Google để đảm bảo rằng schema của bạn được cấu trúc đúng và không có lỗi.
Schema Organization có thể được sử dụng cho các trang web nào?
Schema Organization là một công cụ vô cùng hữu ích để giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung của trang web. Thế nên bất kể bạn đang sở hữu một trang web thương mại điện tử, một blog, một trang tin tức hay một trang web cá nhân, việc sử dụng schema này đều mang lại nhiều lợi ích.
Trong bài viết trên, mình đã tổng hợp các thông tin chi tiết nhất về cách thiết lập, chỉnh sửa và xóa Schema Organization, hy vọng các thông tin này hữu ích đối với bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại bình luận ngay bên dưới, mình sẽ giải đáp nhanh nhất!