NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
26/08/2024
Lượt xem

Main Server là gì? Cần lưu ý gì khi mua Main Server

26/08/2024
16 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

Main server được ví như bộ não giúp server có thể hoạt động một cách ổn định, liên tục và bền bỉ. Vì thế, người ta thường sẽ lựa chọn các main server có chất lượng tốt để đảm bảo khả năng xử lý dữ liệu và hiệu suất hoạt động của hệ thống. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Vietnix tìm hiểu main server là gì và cách chọn mua main server phù hợp với nhu cầu của bạn. 

Main Server là gì?

Main server (Mainboard Server) là bo mạch chủ của máy chủ – một linh kiện không thể thiếu trong server, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên môi trường tối ưu cho các thành phần, linh kiện khác hoạt động. Nói cách khác, Mainboard là linh kiện trung gian kết nối các linh kiện và đảm bảo hệ thống luôn vận hành một cách ổn định, hiệu quả. Main server thường bao gồm: Khe cắm RAM, các khe cắm mainboard, nơi xử lý CPU và một số card hỗ trợ khác. 

Main server (Mainboard Server) là bo mạch chủ của máy chủ
Main server (Mainboard Server) là bo mạch chủ của máy chủ

Cấu tạo của Mainboard Server

Main server được cấu thành từ các thành phần chính sau: 

  • Chipset: Chipset Driver chịu trách nhiệm điều khiển và kết nối các thành phần chính trên mainboard như CPU, RAM, ổ cứng,… Cụ thể, thành phần này sẽ chuyển dữ liệu từ ổ cứng đến bộ nhớ và cuối cùng là CPU. Chipset thường có 2 thành phần chính là Northbridge và Southbridge. 
  • BIOS (Basic Input/Output System): Là hệ thống phần mềm cơ bản của mainboard server, thực hiện chức năng khởi động, kiểm tra, cấu hình phần cứng và tải hệ điều hành vào bộ nhớ. Đồng thời, người dùng có thể điều chỉnh các thông số hệ thống thông qua giao diện BIOS. Hiện nay, BIOS có hai loại chính, một là được hàn trực tiếp vào main server, hai là cắm vào ổ cắm tháo rời. 
  • Socket: Là chân cắm kết nối CPU với Mainboard Server. Vì vậy khi lựa chọn Socket, bạn cần phải chọn Mainboard có socket tương thích với CPU đang sử dụng. 
  • CPU: Đây là bộ xử lý trung tâm của main server, chịu trách nhiệm thực hiện các tác vụ tính toán và điều khiển toàn bộ hoạt động của hệ thống. CPU cũng phải là loại được main server hỗ trợ, vì mỗi CPU sẽ có socket khác nhau. 
  • BUS: Là hệ thống đường truyền dữ liệu giữa các thành phần trong Mainboard, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ truyền tải dữ liệu và hiệu suất hoạt động của hệ thống. Hiện có một số loại BUS thường gặp là Front-Side BUS (FSB), Memory BUS, PCIe BUS…
  • PCIe: Chuẩn kết nối tốc độ cao trên Mainboard, được sử dụng để kết nối các card mở rộng như card mạng, card đồ họa, card RAID… PCIe hiện có rất nhiều phiên bản với số lượng lane khác nhau, phiên bản càng mới thì băng thông sẽ càng cao. 
Cấu tạo của Mainboard Server
Cấu tạo của Mainboard Server

Vai trò của main server

Main server đóng vai trò quan trọng đối với sự vận hành của một hệ thống máy tính, cụ thể là:

  • Kết nối các linh kiện, thành phần trong server để tạo thành hệ thống vận hành ổn định và hiệu quả.
  • Tối ưu hóa tốc độ xử lý dữ liệu của server và quyết định khả năng truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị trong hệ thống.
  • Phân phối và điều chỉnh dòng điện đến các linh kiện, thành phần khác nhau, từ đó đảm bảo chúng luôn hoạt động một cách liên tục và hiệu quả. 
  • Đảm bảo độ bền, tính ổn định và tạo nên hình thái cấu trúc cho server.

Cách thức hoạt động của Mainboard Server

  • Khởi động: Khi server được bật, BIOS/UEFI trên mainboard sẽ khởi động và tiến hành kiểm tra phần cứng để đảm bảo các thành phần trong hệ thống (RAM, CPU, ổ cứng) đang hoạt động bình thường, đồng thời cung cấp giao diện cấu hình để người dùng thiết lập thứ tự khởi động, tùy chọn phần cứng và các cấu hình bộ nhớ. 
  • Tải và khởi động hệ điều hành: Tiếp theo, BIOS/UEFI sẽ tiếp tục tìm và tải Bootloader được chỉ định để khởi động hệ điều hành, sau đó chuyển quyền điều khiển cho hệ điều hành đó. Lúc này, hệ điều hành sẽ chịu trách nhiệm khởi động bằng cách tải các driver cần thiết và thiết lập môi trường hoạt động cho các ứng dụng và dịch vụ. 
Cách thức hoạt động của Mainboard Server
Cách thức hoạt động của Mainboard Server
  • Quản lý, điều phối phần cứng: Chipset đảm nhận vai trò điều phối và quản lý các phần cứng như CPU, RAM và các thiết bị khác, đồng thời quyết định cách thức dữ liệu được truyền qua các BUS và xác định các tính năng mà mainboard hỗ trợ. Song song với đó, CPU sẽ làm việc với RAM và thiết bị khác thông qua BUS, chipset để xử lý các lệnh và thực hiện tính toán. 
  • Kết nối và giao tiếp: Các BUS như Memory BUS, Front-Side BUS hay PCIe BUS trên mainboard có nhiệm vụ truyền tải dữ liệu giữa các thành phần trong main server. Ngoài ra, chúng còn ảnh hưởng đến tốc độ và băng thông kết nối của hệ thống. Nếu muốn nâng cao băng thông và hiệu suất, bạn có thể gắn các card mở rộng vào khe PCIe như card mạng, card đồ họa, card RAID… 
  • Quản lý nguồn điện, nhiệt độ: Mainboard bao gồm các mạch điều khiển nguồn có chức năng phân phối nguồn điện cho phần cứng của thiết bị, đảm bảo hệ thống luôn hoạt động ổn định, hiệu quả, tránh trường hợp quá tải và hỏng hóc. Ngoài ra, nhiệt độ cũng được kiểm soát một cách hiệu quả với hệ thống quạt và cảm biến nhiệt độ được tích hợp trong Mainboard. 
  • Kết nối mạng và lưu trữ: Ngoài chức năng quản lý kết nối ổ cứng và các thiết bị lưu trữ, Mainboard còn cho phép hệ thống tương tác với mạng và thiết bị ngoại vi thông qua cổng USB, Ethernet và một số cổng khác. Bên cạnh đó, chipset trong Mainboard sẽ được tích hợp với RAID để tối ưu bảo mật và nâng cao hiệu suất hoạt động. 
  • Hỗ trợ và mở rộng: Người dùng có thể nâng cấp và mở rộng hệ thống bằng cách nâng cấp bộ nhớ RAM, gắn thêm card mở rộng và thay đổi một số linh kiện khác nhau trong main server. 

Ưu điểm của main server

Main server có 2 ưu điểm chính đến từ độ bền và khả năng tối ưu điện năng: 

  • Độ bền: Main server được cấu thành từ các thành phần chất lượng cao nên có thể hoạt động liên tục trong thời gian dài mà vẫn đảm bảo về tốc độ xử lý.
  • Thiết kế chịu lỗi: Được cấu thành từ các vật liệu cao cấp và tích hợp với nhiều tính năng (mạch bảo vệ nguồn điện, hệ thống làm mát…), main server có khả năng hoạt động tốt trong điều kiện khắc nghiệt của môi trường server. Ngoài ra, main server còn đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục thông qua nguồn điện dự phòng.
  • Quản lý nhiệt độ tốt: Ngoài thiết kế tối ưu để phân tán nhiệt tốt, main server còn được tích hợp với hệ thống làm mát hiện đại như quạt, cảm biến, bộ tản nhiệt… để duy trì nhiệt độ luôn trong phạm vi an toàn, từ đó bảo vệ linh kiện và tránh gây ảnh hưởng đến hệ thống.
  • Tương thích và hỗ trợ cao: Main server có thể tương thích với nhiều linh kiện, thành phần khác nhau (RAM, CPU…) từ đó cho phép người dùng mở rộng hoặc bảo trì hệ thống một cách dễ dàng. Đi kèm với đó là các tính năng, công cụ quản lý phần cứng giúp bạn kịp thời phát hiện các vấn đề. 
Ưu điểm của main server
Ưu điểm của main server
  • Quản lý nguồn hiệu quả: Với các mạch điều khiển nguồn tiên tiến, main server có thể giảm lượng điện năng tiêu thụ mà không làm ảnh hưởng đến hiệu suất. Đồng thời, main server còn được tích hợp với tính năng điều chỉnh điện áp tự động và chế độ tiết kiệm năng lượng tiên tiến.
  • Tiết kiệm năng lượng: Main server có thể tự động điều chỉnh tốc độ quạt và hệ thống làm mát dựa trên tình trạng thực tế nhờ vào cảm biến nhiệt độ. Đi kèm với đó là các công nghệ tiên tiến như AMD Precision Boost hoặc Intel Turbo Boost giúp tối ưu hóa năng lượng sao cho phù hợp với khối lượng công việc. 
  • Tương thích với linh kiện tiết kiệm năng lượng: Main server có khả năng tương thích cao với các linh kiện, công nghệ tiên tiến như SSDs, ổ cứng, bộ nhớ tiết kiệm năng lượng… từ đó giảm thiểu điện năng tiêu thụ của hệ thống. 
  • Tối ưu chi phí: Với cường độ hoạt động cùng hiệu suất vượt trội, main server vẫn có thể tối ưu điện năng nhờ vào thiết kế chuyên biệt. Qua đó, người dùng có thể giảm thiểu chi phí vận hành hệ thống và tiết kiệm chi phí hơn so với các Main truyền thống. 

Những điều cần lưu ý khi sử dụng main server 

  • Loại CPU được hỗ trợ: Khi chọn main server, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo rằng chúng hỗ trợ cho CPU bạn đang sử dụng. Hiện nay, main server thường sẽ hỗ trợ các loại CPU đa nhân, CPU nhiều Socket và CPU của Intel Xeon, AMD. Ngoài ra, đối với các CPU mới hơn, bạn cần cập nhật BIOS/UEFI của main server.
  • Hỗ trợ RAM: Main server thường hỗ trợ các loại RAM như DDR4 DDR5, ECC RAM… Tuy nhiên, hãy kiểm tra để chắc chắn rằng RAM đó tương thích với khe cắm của Mainboard. Ngoài ra, check dung lượng RAM được hỗ trợ tối đa cũng là điều cần thiết để đảm bảo hiệu suất của hệ thống. 
  • Hạn chế cập nhật Driver: So với Mainboard máy tính cá nhân, Mainboard Server thường ít cập nhật Driver hơn và bạn cần phải kiểm tra thường xuyên để cập nhật lên phiên bản mới nhất. Tuy nhiên, cần lưu ý là một số driver có thể sẽ không tương thích với hệ điều hành hoặc phần mềm mới nhất mà bạn đang sử dụng.
  • Mainboard Server không tương thích với các thiết bị ngoại vi: Mainboard Server có khả năng tương thích cao với thiết bị và linh kiện server. Tuy nhiên, đối với các thiết bị ngoại vi tiêu chuẩn, hệ thống này thường sẽ không hỗ trợ hoặc không hoạt động tốt. Vì thế, kiểm tra trước khi kết nối cũng là việc làm vô cùng cần thiết.
  • Tốn nhiều thời gian khởi động: Thời gian khởi động của Mainboard Server thường sẽ lâu hơn so với các Mainboard máy tính cá nhân. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tối ưu thời gian này bằng cách thiết lập cấu hình BIOS/UEFI và đảm bảo rằng phần cứng của hệ thống luôn hoạt động một cách ổn định, hiệu quả. 
  • Thay thế, sửa chữa khó khăn: Mainboard Server có thiết kế khá phức tạp nên nếu gặp sự cố trong quá trình sử dụng, bạn cần phải liên hệ với đơn vị chuyên dụng nếu không có kiến thức chuyên môn và công cụ sửa chữa chuyên biệt. Không nên sự ý thực hiện có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống. 
Những điều cần lưu ý khi sử dụng main server 
Những điều cần lưu ý khi sử dụng main server 

Sự khác biệt giữa main server và mainboard máy tính thông thường

Đặc điểmMain serverMani thông thường
Mục đích sử dụngDùng trong server hoặc hệ thống của các doanh nghiệp lớnDùng trong máy tính để bàn, máy tính cá nhân, laptop
Độ bềnĐộ bền cao hơnĐộ bền tiêu chuẩn
Thời gianHoạt động ổn định với hiệu suất cao cùng độ bền vượt trội trong thời gian dàiKhông hoạt động tốt bằng main server với hiệu suất và thời gian tương đương.
Số lượng SocketCó nhiều hơn 2 tùy theo nhu cầuChỉ có 1
Cổng kết nốiNhiều hơnÍt hơn
Hỗ trợ CPUHỗ trợ nhiều CPU, thường là CPU đa nhânHỗ trợ 1 CPU, thường là CPU nhân đơn
RAMDung lượng RAM lớn với nhiều khe cắm hơnDung lượng RAM đủ dùng với ít khe cắm hơn
Khe cắmNhiều hơnÍt hơn
Khe cắm mở rộngNhiều khe PCIe hơnÍt khe PCIe hơn
Quản lý nguồnHiệu quả, có khả năng dự phòngĐơn giản, không có dự phòng
Bảo mậtTích hợp nhiều tính năng cao cấp như Secure Boot, TPMChỉ có các tính năng cơ bản
Quản lý từ xaHỗ trợ qua IPMI hoặc các công cụ, phần mềm quản lý phần cứngHỗ trợ hạn chế hoặc không hỗ trợ
Khả năng mở rộngHỗ trợ nâng caoHỗ trợ cơ bản
Tiết kiệm năng lượngKhả năng tiết kiệm năng lượng tốt với nhiều công nghệ tiên tiếnTiết kiệm năng lượng ở mức cơ bản, ít công nghệ tiên tiến
Tương thíchTương thích tốt với linh kiện server chuyên dụngTương thích với linh kiện tiêu chuẩn của máy tính cá nhân
Giá cảCao hơnThấp hơn
Sự khác biệt giữa main server và mainboard máy tính thông thường

Lưu ý quan trọng khi mua main server

  • Hãng sản xuất: Để đảm bảo về chất lượng và độ bền, bạn nên ưu tiên lựa chọn các thương hiệu uy tín như Supermicro, Asus, Intel… 
  • Kích thước: Hãy kiểm tra kích thước để đảm bảo rằng Mainboard Server đó tương thích với khung server mà bạn đã lắp đặt.
  • Cổng kết nối: Mainboard Server có càng nhiều RAM, cổng kết nối và khe cắm mở rộng thì sẽ càng thuận tiện hơn trong việc sử dụng và nâng cấp.
  • Chipset: Chipset cung cấp nhiều thông tin chi tiết liên quan đến hiệu suất, khả năng mở rộng và tính tương thích của hệ thống, bao gồm số lượng khe cắm RAM, dung lượng hỗ trợ tối đa, card mở rộng… 
  • Tốc độ của BUS: Tốc độ BUS càng cao thì hiệu suất hệ thống càng tốt, tuy nhiên bạn còn cần bus max của main hỗ trợ.
  • Mã của sản phẩm: Hãy đọc các thông số đi sau thương hiệu main server để xác định mã của sản phẩm để kiểm tra tính tương thích ở nhiều phương diện.
Lưu ý quan trọng khi mua main server
Lưu ý quan trọng khi mua main server

Hãng sản xuất main server uy tín, chất lượng

Hiện nay, Asus và SuperMicro là hai trong số các nhà sản xuất nổi tiếng nhất trên thế giới. Trong đó, Supermicro sẽ là gợi ý hàng đầu cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ đang tìm kiếm giải pháp tối ưu chi phí mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ chức năng cần thiết. Ngược lại, hãng Asus được nhiều doanh nghiệp lớn lựa chọn để phục vụ khối lượng công việc lớn và tất nhiên là chi phí cho main server của Asus cũng cao hơn rất nhiều so với Supermicro.

Câu hỏi thường gặp

Main server V4 giá bao nhiêu?

Tùy thuộc vào cấu hình mà main server V4 sẽ có giá dao động từ 5.000.000 – 10.000.000 VND, giá có thể biến đổi theo thị trường tùy từng thời điểm.

Mainboard 4 CPU mua ở đâu? 

Bạn có thể tìm mua Mainboard 4 CPU tại một số thương hiệu chuyên cung cấp phần cứng máy tính và máy chủ trên thị trường Việt Nam như Gearvn, Hoàng Hà PC, CellphoneS… 

PC Server là gì? 

PC Server – Personal Computer Server là một loại máy tính cá nhân được thiết kế chuyên biệt để hoạt động như một server. Thông thường, PC Server sẽ được trang bị phần cứng chất lượng và cấu hình mạnh mẽ hơn so với các máy tính thông thường để đáp ứng nhu cầu quản lý, phân phối và xử lý dữ liệu. 

Các loại mainboard hỗ trợ CPU Xeon? 

Một số loại Mainboard hỗ trợ CPU Xeon hiện nay là: Supermicro Mainboards, ASUS Server Motherboards, Gigabyte Server Motherboards, ASRock Rack Motherboards, Intel Server Boards, MSI Server Motherboards… 

Lời kết

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ main server là gì và cách chọn main server phù hợp với nhu cầu của mình. Ngoài ra, đừng quên chia sẻ để mọi người cùng tham khảo nếu cảm thấy thông tin trên hữu ích.

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Hưng Nguyễn

Co-Founder
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Banner group
Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

MAXSPEED HOSTING

TĂNG TỐC WEBSITE TOÀN DIỆN

CÔNG NGHỆ ĐỘC QUYỀN

PHẦN CỨNG MẠNH MẼ

HỖ TRỢ 24/7

ĐĂNG KÝ NGAY
Pattern

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

Icon
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1
Icon
XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG