Bật remote MySQL trên aaPanel là một bước quan trọng trong việc quản lý cơ sở dữ liệu trên máy chủ của bạn. Việc kích hoạt tính năng này cho phép bạn truy cập vào cơ sở dữ liệu MySQL từ xa, mở ra nhiều khả năng hữu ích trong việc phát triển và quản lý ứng dụng web. Tuy nhiên, việc thực hiện cài đặt và cấu hình cho phép kết nối từ xa có thể đòi hỏi một số bước cụ thể. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về cách thực hiện điều này trên aaPanel để tối ưu hóa quá trình làm việc của bạn.
Lợi ích của việc bật remote MySQL trên aaPanel
Bật Remote MySQL trên aaPanel mang lại nhiều lợi ích cho người dùng và quản trị viên hệ thống, đặc biệt là trong việc quản lý và tương tác với cơ sở dữ liệu từ xa. Dưới đây là một số lợi ích chính của việc sử dụng Remote MySQL:
- Cho phép truy cập và quản lý database từ xa: Bạn có thể dễ dàng truy cập và quản lý cơ sở dữ liệu MySQL của mình từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet, mà không cần phải truy cập trực tiếp vào máy chủ.
- Tăng hiệu quả làm việc: Việc truy cập và quản lý cơ sở dữ liệu từ xa giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức, đặc biệt là khi bạn cần làm việc với nhiều máy chủ hoặc cần truy cập cơ sở dữ liệu từ nhiều địa điểm khác nhau.
- Hỗ trợ cộng tác: Bật Remote MySQL trên aaPanel cho phép nhiều người cùng truy cập và quản lý cơ sở dữ liệu MySQL, giúp nâng cao hiệu quả cộng tác trong các dự án phát triển website.
- Hạn chế truy cập trực tiếp: Việc bật Remote MySQL giúp hạn chế truy cập trực tiếp vào máy chủ MySQL, từ đó giảm thiểu nguy cơ bị tấn công và xâm nhập dữ liệu.
Nhìn chung, bật Remote MySQL trên aaPanel mang lại nhiều lợi ích cho người dùng, giúp quản trị cơ sở dữ liệu MySQL dễ dàng, hiệu quả và an toàn hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng tính năng này một cách cẩn thận và tuân thủ các biện pháp bảo mật để đảm bảo an toàn cho dữ liệu.
Một số bài viết khác bạn có thể quan tâm:
Hướng dẫn bật remote MySQL trên aaPanel
Để có thể bật remote MySQL trên aaPanel, bạn chỉ cần thực hiện 3 bước như sau:
Bước 1: Truy cập trang dashboard aaPanel
Người dùng tiến hành truy cập vào đường dẫn liên kết aaPanel: http://ip-cua-ban:8888
(port 8888 là port mặc định, giá trị có thể thay đổi tuỳ theo người dùng).
Bước 2: Bật remote MySQL cho database trên aaPanel
Người dùng truy cập mục Databases trên thanh menu phía bên trái.
Tại đây bạn sẽ chọn các database cần sử dụng tính năng remote, tiếp theo bấm Permission ở menu phía bên phải.
Bảng thiếp lập phân quyền sẽ hiện ra và người dùng có 3 tuỳ chọn:
- Local server: chỉ các kết nối trong hệ thống mạng được phép truy cập.
- Everyone: mọi IP đang hoạt động đều có thể kết nối vào database.
- Specified IP: chi cho phép một vài IP cụ thể, liệt kê các IP cách nhau bằng dấu phẩy.
Khi chọn xong bạn bấm Submit để xác nhận thây đổi Permission, nếu bạn muốn kết nối đến database được mã hoá có thể chọn thêm Force SSL, đổi lại hiệu suất kết nối có thể bị giảm đi.
Sau khi hoàn tất phân quyền, người dùng tiến hành remote đến database.
Trong ví dụ này Vietnix dùng phần mềm HeidiSQL để kết nối.
Ở đây bạn cần khai báo các thông tin như sau:
- Network type: đây là kiểu quản lý database được chọn để kết nối vào dữ liệu của bạn – có hỗ trợ rất nhiều trình quản lý cơ sở dữ liệu khác nhau – mặc định là MariaDB or MySQL (TCP/IP).
- Library: cung cấp file DLL thư viện cho hoạt động của trình quản lý (mặc định là libmysql.dll).
- Hostname/IP: domain hoặc IP dẫn đến máy chủ bạn cần (ở đây là aaPanel).
- Username: Các bạn điều Username của database, mặc định aaPanel Database và Username sẽ giống nhau.
- Password: Mật khẩu của Username của bạn.
- Port: 3306
Hãy save lại thông tin của session cho các lần truy cập sau. Chọn Open để tiến hành truy cập.
Bước 3: Mở port 3306 trên aaPanel
Sau khi chọn Open thì mình gặp lỗi không thể kết nối được đến host. Nếu bạn kết nối được thì có thể bỏ qua bước sau. Tuy nhiên, nếu kết nối thất bại nên bạn cần làm một điều, đó chính là mở port 3306.
Sẽ có một số trường hợp Port 3306 được thêm vào tự động nhưng sẽ bị tắt (Deny), việc bạn cần làm là kích hoạt lại port bằng cách bấm vào Deny hoặc Edit để thay đổi.
Trong tình huống port này chưa có sẵn, bạn có thể chọn Add Rule và thêm vào thủ công như hình trên.
Sau đó bạn thực hiện kết nối lại một lần nữa.
Vậy là bạn đã thành công trong việc bật remote MySQL trên aaPanel.
Lời kết
Hy vọng nội dung trên đã giúp bạn hiểu được cách bật remote MySQL trên aaPanel nhanh chóng, nếu có bất kì câu hỏi hay khó khăn nào trong quá trình thực hiện bạn có thể để lại comment dưới bài viết này, đội ngũ kỹ thuật của Vietnix sẽ hỗ trợ bạn. Ngoài ra bạn có thể xem thêm các bài liên quan đến aaPanel như Khôi phục mật khẩu trên aaPanel hay Cài đặt WordPress với Plugin OneClick trên aaPanel tại blog của Vietnix. Chúc bạn thành công!