Lỗi DNS server isn’t responding là một sự cố phổ biến, đặc biệt thường gặp trên các thiết bị sử dụng hệ điều hành Windows, khiến quá trình truy cập Internet bị gián đoạn. Trong bài viết này, mình sẽ phân tích cụ thể các nguyên nhân và hướng dẫn chi tiết cách khắc phục hiệu quả lỗi này.
Những điểm chính
- Khái niệm lỗi DNS server isn’t responding: Biết được lỗi The DNS server isn’t responding là lỗi xảy ra khi trình duyệt không thể kết nối với DNS server.
- Nguyên nhân gây ra lỗi DNS server isn’t responding: Biết được các nguyên nhân phổ biến gây ra lỗi the DNS server isn’t responding, bao gồm vấn đề kết nối mạng, cấu hình DNS, trình duyệt, máy chủ DNS, phần cứng mạng,…
- Cách sửa lỗi DNS server isn’t responding: Cung cấp hướng dẫn chi tiết 10 cách sửa lỗi DNS server isn’t responding trên Windows và macOS.
- Giới thiệu Vietnix: Biết được Vietnix là nhà cung cấp hosting và VPS uy tín, có tốc độ nhanh, sự ổn định và hỗ trợ kỹ thuật 24/7.
Lỗi DNS server isn’t responding là gì?
Lỗi DNS server isn’t responding là lỗi xảy ra khi trình duyệt không thể kết nối với DNS server. DNS là hệ thống có nhiệm vụ chuyển đổi tên miền (như vietnix.vn) thành địa chỉ IP để máy tính hiểu và truy cập được website. Khi DNS server không phản hồi hoặc quy trình phân giải tên miền bị gián đoạn, bạn sẽ không thể truy cập Internet và nhận được thông báo lỗi DNS server isn’t responding.

Các nguyên nhân phổ biến gây ra lỗi DNS server isn’t responding
- Kết nối mạng hoặc Internet gặp sự cố.
- Cấu hình DNS không chính xác.
- Trình duyệt đã quá cũ hoặc bị lỗi.
- Máy chủ DNS đang tạm thời ngừng hoạt động.
- Card mạng hoặc router bị lỗi.
- Dịch vụ DNS trên thiết bị bị ngắt quãng.
- Phần mềm diệt virus hoặc tường lửa chặn truy cập DNS.
- Sự cố phát sinh từ phía người dùng.

Việc gặp phải lỗi DNS server isn’t responding thường xuyên có thể ảnh hưởng đáng kể đến trải nghiệm trực tuyến của bạn. Một giải pháp hiệu quả để giảm thiểu rủi ro này là sử dụng dịch vụ hosting hoặc VPS chất lượng cao. Với hạ tầng mạng ổn định và đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ 24/7, các dịch vụ như hosting, VPS tốc độ cao của Vietnix sẽ giúp đảm bảo website của bạn luôn hoạt động mượt mà, hạn chế tối đa các sự cố liên quan đến DNS.
10 cách khắc phục lỗi DNS server isn’t responding
- Chuyển sang trình duyệt khác
- Khởi động máy tính ở chế độ Safe Mode
- Tạm thời vô hiệu hóa phần mềm chống virus và firewall
- Tắt kết nối phụ
- Tắt tính năng Windows Peer-to-Peer
- Khởi động lại Router của bạn
- Cài đặt Updated Network Adapter Drivers
- Xóa bộ nhớ DNS Cache của bạn cài đặt lại địa chỉ IP
- Vô hiệu hóa IPv6
- Thay đổi Default DNS Server trên máy tính Windows của bạn
Như vậy, bạn đã hiểu rõ thông báo lỗi DNS server isn’t responding và các nguyên nhân gây ra lỗi này. Giờ là lúc tìm cách khắc phục. Dưới đây là 10 cách sửa lỗi DNS server isn’t responding trên Windows và macOS.
1. Chuyển sang trình duyệt khác
Bước đầu tiên là khắc phục sự cố bằng các kiểm tra các kết nối DNS của bạn. Việc sửa lỗi DNS server isn’t responding có thể đơn giản như chuyển đổi hoặc cập nhật trình duyệt web của bạn.

Để thực hiện việc này, hãy thử truy cập web từ một trình duyệt khác. Ví dụ: nếu trình duyệt mặc định của bạn là Safari hoặc Google Chrome, hãy truy cập trang web từ Mozilla FireFox hoặc Microsoft Edge.
Nếu việc chuyển đổi trình duyệt hoạt động, bạn có thể cần cập nhật trình duyệt mặc định của mình lên phiên bản mới nhất hoặc gỡ cài đặt và cài đặt lại. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn thấy thông báo “DNS Server Not Responding”, thì trình duyệt của bạn không gây ra lỗi này.
2. Khởi động máy tính ở chế độ Safe Mode
Nếu hệ điều hành của bạn không hoạt động bình thường, nó có thể dẫn đến thông báo lỗi “DNS Server Not Responding”. Do đó, bạn có thể thử khởi động thiết bị Windows của mình ở chế độ Safe Mode để xem liệu cách này có giải quyết được sự cố hay không.
Làm như vậy sẽ hạn chế các file và tài nguyên được sử dụng để chạy Windows và có thể đây là một cách hiệu quả để khắc phục sự cố.
Để khởi động máy tính Window 10 của bạn ở chế độ Safe Mode, trước tiên hãy chọn nút Windows, sau đó di chuột đến biểu tượng Power:

Tiếp theo, giữ phím Shift đồng thời chọn Restart:

Trong cửa sổ xuất hiện, nhấp vào Troubleshoot > Advanced. Trong Advanced Options, chọn Start-up Settings, sau đó chọn Restart. Các tùy chọn khác sẽ xuất hiện, bạn có thể nhấn 4 hoặc 5 để bật chế độ Safe Mode hoặc bật Safe Mode với mạng tương ứng. Sau đó, máy tính của bạn sẽ khởi động ở chế độ Safe Mode.
Nếu đang sử dụng Windows 7 trở xuống, bạn có thể khởi động lại ở chế độ Safe Mode bằng cách đi tới Power>Restart. Sau đó, trong khi khởi động laị hãy giữ phím F8.
Quá trình này tương tự trên các thiết bị macOS.
Trong khi máy đang khởi động lại và boot up, nhấn giữ phím Shift. Khi logo Apple xuất hiện,bạn có thể nhả nó ra. Sau đó thiết bị của bạn sẽ khởi động ở chế độ Safe Mode.
Sau khi máy tính của bạn ở chế độ Safe Mode, hãy thử truy cập trang web. Nếu như không phải là sự cố kết nối mạng, thì có thể là do cài đặt hoặc phần mềm bên thứ ba, chẳng hạn như ứng dụng chống virus.
3. Tạm thời vô hiệu hóa phần mềm chống virus và firewall
Nếu việc chuyển đổi trình duyệt không giải quyết được lỗi DNS server isn’t responding, thì bước tiếp theo là tạm thời tắt kích hoạt firewall. Phần mềm chống virus và firewall rất quan trọng để bảo vệ thiết bị của bạn. Nhưng đôi khi chúng có thể gây ra sự cố ảnh hưởng đến kết nối mạng.
Đối với người dùng Windows, bạn có thể thực hiện việc này bằng cách di chuyển tới Setting và điều hướng đến Update & Security > Windows Security > Virus & Threat Protection > Manager Settings.

Người dùng Mac có thể tìm thấy tùy chọn này bằng cách điều hướng đến System Preferences > Security & Privacy > Firewall.
Sau khi firewall bị vô hiệu hóa, hãy truy cập lại trang web từ trình duyệt của bạn. Nếu điều này khắc phục được lỗi DNS server isn’t responding, bạn có thể cân nhắc chuyển đổi chương trình chống virus hoặc định cấu hình lại cài đặt của ứng dụng. Dù bằng cách nào, hãy nhớ kích hoạt lại firewall sau khi hoàn tất.
4. Tắt kết nối phụ
Nếu việc vô hiệu hóa phần mềm chống virus hoặc firewall không sửa được lỗi DNS server isn’t responding thì một giải pháp tiềm năng khác là tắt mọi kết nối phụ có sẵn trên thiết bị.
Để thực hiện việc này trong Windows, hãy nhập “Network connections” vào hộp tìm kiếm. Tiếp theo, nhấp vào View network connections:

Thao tác này sẽ đưa bạn đến Network Connections. Bất kỳ kết nối nào không sử dụng sẽ có dấu (X) màu đỏ bên cạnh. Bấm chuột phải, sau đó chọn Disable.

Lặp lại điều này cho bất kỳ kết nối nào khác hiện không hoạt động. Khi hoàn tất, hãy khởi động lại trình duyệt và thử truy cập lại website.
Nếu đang sử dụng macOS, bạn có thể thực hiện việc này bằng cách nhấp vào biểu tượng Apple, sau đó hướng đến System Preferences > Network. Các kết nối của bạn sẽ được liệt kê ở phía bên trái cửa sổ.

Để ngắt kết nối hoặc tắt một trong những cái đó, hãy chọn và nhấp vào dấu (-) ở cuối cửa sổ.
5. Tắt tính năng Windows Peer-to-Peer
Nếu bạn đang sử dụng Windows và việc tắt firewall hoặc các kết nối phụ vẫn chưa giải quyết được thông báo lỗi DNS Server Isn’t Responding. Bạn có thể thử chọn một tùy chọn khác: Peer-to-Peer (P2P). Lưu ý: Đây là thứ bạn sẽ chỉ tìm thấy trong Windows 10.
Tính năng này giúp bạn bảo toàn bandwidth được tải xuống. Về cơ bản, nó cho phép bạn tải xuống bản cập nhật Windows một lần, sau đó sử dụng thiết bị của bạn để truyền bá hoặc chia sẻ phiên bản cập nhật đó trên các máy tính khác có trong mạng cục bộ của bạn.
Thật không may, đôi khi nó cùng có thể làm gián đoạn quy trình DNS. Do đó, bạn nên vô hiệu hóa để xem liệu điều này có giải quyết được lỗi mà bạn đang gặp phải hay không.
Để làm như vậy, hãy nhấp vào biểu tượng Windows, sau đó là Settings (biểu tượng hình bánh răng)>Update & Security:

Trong cửa sổ mở ra ở phía bên trái, hãy chọn Delivery Optimization:

Bên cạnh Allow downloads from other PCs, nhấp vào để tắt tùy chọn này:

Khi bạn hoàn tất, hãy khởi động lại máy tính và thử truy cập lại vào trang web.
6. Khởi động lại Router của bạn
Bước khắc phục sự cố tiếp theo là khởi động lại Router của bạn. Làm như vậy sẽ xóa bộ nhớ cache của router và có thể là giải pháp để giải quyết thông báo lỗi DNS server isn’t responding.
Hầu hết các modem đều có nút nguồn cho phép bạn tắt nguồn nhanh chóng. Sau một phút hoặc lâu hơn, hãy bật lại modem và đợi nó thiết lập lại kết nối. Sau khi hoàn tất, hãy kiểm tra xem bạn có thể truy cập Internet từ trình duyệt của mình hay không.

Lưu ý rằng đôi khi chỉ khởi động lại Router là không đủ. Bạn có thể khởi động lại nó bằng cách rút phích cắm hoàn toàn, sau đó đợi ít nhất 30 giây trước khi cắm và bật lại.
7. Cài đặt Updated Network Adapter Drivers
Một lý do khác khiến bạn có thể thấy thông báo lỗi DNS Server Not Responding là nếu Windows Network Adapter Driver quá lỗi thời. Nếu trường hợp này xảy ra, việc tải xuống bản mới hoặc cập nhật là giải pháp bạn cần làm.
Có một số cách để cập nhật Network Adapter Driver. Một là làm điều đó theo cách thủ công, bạn chỉ nên làm theo cách này nếu bạn đã quen với việc làm việc với driver. Ngoài ra, bạn có thể làm điều đó bằng cách sử dụng công cụ tự động như Driver Easy hoặc Snappy Driver Installer (SDI):

Một trong hai giải pháp này sẽ tự động nhận dạng hệ thống của bạn và định vị driver thích hợp để bạn sử dụng. Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng phương pháp này vì nó giúp loại bỏ nguy cơ lỗi của con người. Chẳng hạn như tải xuống hoặc cài đặt sai driver trên thiết bị của bạn.
Sau khi bạn tải xuống SDI và hoàn tất cài đặt driver, hãy khởi động lại máy của bạn. Sau đó thử kết nối lại với Internet để xác định xem điều này có giải quyết được sự cố hay không.
8. Xóa bộ nhớ DNS Cache của bạn cài đặt lại địa chỉ IP
Nếu bạn đã loại bỏ trình duyệt, phần mềm chống virus và router là nguồn gây ra sự cố. Thì đã đến lúc bạn phải chuyển sự chú ý đến cài đặt DNS của mình. Đối với bộ nhớ cache của router, có thể DNS của bạn cần được xóa trước khi nó có thể kết nối internet đúng cách hoặc IP của bạn có thể cần được đặt lại.
Nếu bạn đang sử dụng Windows, hãy bắt đầu bằng cách nhập “cmd” vào taskbar, sau đó chọn app Command Prompt.

Trong cửa sổ mở ra, nhập “ipconfig / flushdns” và nhấn Enter:

Khi quá trình kết thúc, nó sẽ hiển thị một thông báo cho bạn biết rằng DNS cache đã được xóa thành công. Lặp lại quá trình này cho các lệnh sau:
ipconfig /registerdns
ipconfig /release
ipconfig /renew
Nếu đang sử dụng Mac, bạn có thể xóa bộ nhớ DNS cache của mình bằng cách mở app Terminal ( nhấn tổ hợp Command + Space, sau đó nhập “Terminal” vào Spotlight). Trong cửa sổ ứng dụng Terminal, nhập thông tin sau:
dscacheutil -flushcache
Nhấn phím Enter. Sẽ không có thông báo thành công như trên các thiết bị Windows. Tuy nhiên, chỉ cần chạy lệnh này sẽ xóa bộ nhớ DNS cache.
9. Vô hiệu hóa IPv6
IPv6 là phiên bản Internet Protocol mới nhất giúp định tuyến lưu lượng giữa mạng và internet. Rất tiếc, nó cũng có thể gây ra lỗi DNS server isn’t responding.
Do đó, một giải pháp khác để sửa lỗi DNS server isn’t responding là vô hiệu hóa IPv6. Để thực hiện việc này trong Windows, hãy mở Network Connections, sau đó nhấp chuột phải vào kết nối hiện tại của bạn. Trong menu dropdown, chọn Properties:

Trong Networking của bảng vừa mở ra, cuộn xuống cho đến khi thấy Internet Protocol Version 6 (TCP/IPv6):

Hãy bỏ chọn Internet Protocol Version 6 (TCP/IPv6), sau đó nhấp OK. Làm mới trình duyệt của bạn và thử kết nối lại với Internet.
Để tắt IPv6 trong macOS, trước tiên bạn cần xác định giao diện mạng bạn đang sử dụng. Để thực hiện việc này, hãy mở app Terminal, sau đó đưa ra lệnh sau:
networksetup -listallnetworkservices
Nếu bạn muốn tắt IPv6 cho kết nối wireless, hãy sử dụng lệnh sau:
networksetup -setv6off Wi-Fi
Để kết nối với Ethernet, bạn sẽ sử dụng:
networksetup -setv6off Ethernet
Sau đó, nhấn phím Enter và làm mới trình duyệt của bạn để xem sự cố đã được giải quyết hay chưa.
10. Thay đổi Default DNS Server trên máy tính Windows của bạn
Một giải pháp khác mà bạn có thể thử để khắc phục lỗi DNS server isn’t responding trong Windows là thay đổi Default DNS Server. Để thực hiện việc này trong Windows 7, 8 hoặc 10, bước đầu tiên là truy cập vào Network Connection Properties.
Bắt đầu bằng cách nhấp vào nút Windows ở góc dưới cùng bên trái của taskbar. Trong mục tìm kiếm, nhập “Network connections”, sau đó chọn View network connections.

Tiếp theo, chọn Internet Adapter hiện đang sử dụng (WLAN cho kết nối không dây hoặc LAN cho kết nối có dây). Nhấp chuột phải vào Internet Adapter, sau đó bấm vào Properties:

Trong cửa sổ mở ra, chọn Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4), sau đó bấm nút Properties:

Để chỉ định một địa chỉ DNS server khác, hãy chọn Use the following DNS server addresses và nhập địa chỉ của một server thay thế:

Ví dụ: Bạn có thể nhập DNS server của Google là “8.8.8.8” trong Preferred DNS server. Sau đó, bạn có thể thêm “8.8.4.4” trong Alternative DNS server. Sau đó nhấn OK.
Nếu bạn đang dùng macOS, bạn có thể tìm các cài đặt này bằng cách nhấp vào biểu tượng Apple, sau đó là System Preferences:

Sau đó, chọn biểu tượng Network. Chọn Network hiện tại của bạn, sau đó ấn nút Advanced:

Trong DNS, nhấp vào nút (+) bên cạnh “IPv4 or IPv6 addresses” và nhất Enter.

Sau khi bạn nhập thông tin DNS mới, hãy nhấp OK. Sau đó nhấp vào Apply. Khởi động lại trình duyệt của bạn, sau đó truy cập trang web bạn đang muốn truy cập. Bạn sẽ thấy lỗi DNS server isn’t responding đã được giải quyết.
Vietnix – Nhà cung cấp hosting, VPS tốc độ cao cho mọi nhu cầu
Vietnix là nhà cung cấp dịch vụ hosting và VPS uy tín tại Việt Nam, đặt ưu tiên hàng đầu vào tốc độ truy cập vượt trội và sự ổn định tuyệt đối. Hệ thống máy chủ hiện đại cùng hạ tầng mạng chất lượng cao đảm bảo website của bạn luôn hoạt động mượt mà, ngay cả trong giờ cao điểm.
Bên cạnh đó, đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp luôn hỗ trợ khách hàng 24/7, sẵn sàng giải quyết mọi vấn đề nhanh chóng. Lựa chọn Vietnix, bạn không chỉ nhận được dịch vụ chất lượng mà còn đồng hành cùng một đối tác uy tín trong hành trình phát triển kinh doanh trực tuyến.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 265 Hồng Lạc, Phường 10, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh
- Hotline: 1800 1093
- Email: sales@vietnix.com.vn
- Website: https://vietnix.vn/
Tóm lại, lỗi DNS server isn’t responding có thể gây cản trở quá trình truy cập Internet, nhưng hoàn toàn có thể khắc phục được với những cách đơn giản đã nêu trong bài. Hy vọng những hướng dẫn trên sẽ giúp bạn xử lý sự cố hiệu quả và nhanh chóng. Đừng quên kiểm tra lại cấu hình mạng định kỳ để tránh lỗi DNS server isn’t responding tái diễn.