Linux Mint là một hệ điều hành dựa cung cấp một môi trường máy tính thân thiện và dễ sử dụng cho người dùng. Hãy cùng Vietnix tìm hiểu Linux Mint là gì? Và tìm hiểu lý do tại sao Linux Mint là một lựa chọn tốt hơn để sử dụng.
Linux Mint là gì?
Linux Mint là một trong những bản phân phối Linux, được thiết kế với mục tiêu mang đến một trải nghiệm sử dụng máy tính đơn giản, dễ dàng và trực quan hơn cho người dùng, đặc biệt là những người mới làm quen với hệ điều hành Linux.
6 tính năng nổi bật của Linux Mint
- Giao diện dễ sử dụng: Linux Mint có giao diện giống Windows nên rất dễ hiểu và sử dụng. Vì vậy, người chưa có kinh nghiệm về Linux vẫn có thể sử dụng Linux Mint một cách dễ dàng.
- Độ tin cậy cao: Linux Mint cập nhật phần mềm chậm hơn các hệ điều hành khác. Nhưng mỗi lần cập nhật đều được kiểm tra kỹ lưỡng để tránh làm hỏng hệ thống, giúp hệ thống hoạt động ổn định hơn.
- Trình quản lý phần mềm: Giao diện đơn giản, chia phần mềm thành từng nhóm và có đánh giá từ người dùng. Bạn có thể tìm và cài đặt phần mềm mình cần một cách nhanh chóng.
- Môi trường desktop Cinnamon: Linux Mint có nhiều giao diện khác nhau, nhưng giao diện chính là Cinnamon, được đánh giá là đẹp và dễ sử dụng nhất.
- Trình quản lý cập nhật: Giúp bảo vệ máy tính bằng cách cập nhật phần mềm thường xuyên. Bạn có thể chọn cập nhật tự động hoặc tự chọn phần mềm cần cập nhật giúp máy tính chạy ổn định và an toàn hơn.
- Phần mềm cài sẵn: Linux Mint đã cài sẵn nhiều phần mềm cần thiết như LibreOffice để làm văn bản, Firefox để lên mạng và phần mềm nghe nhạc.
5 phiên bản Linux Mint
- Cinnamon: Là một giao diện người dùng đồ họa (GUI) được thiết kế để cung cấp một trải nghiệm thân thiện và dễ sử dụng cho người dùng. Điểm nổi bật của Cinnamon là khả năng tùy biến cao, hiệu năng tốt và hỗ trợ nhiều tiện ích mở rộng, giúp người dùng dễ dàng tùy chỉnh theo nhu cầu cá nhân.
- Mate: Được thiết kế để mang lại một trải nghiệm ổn định, nhẹ nhàng, và truyền thống, phù hợp với những người dùng yêu thích giao diện và cách thức hoạt động của GNOME 2. MATE cung cấp nhiều ứng dụng cốt lõi như Caja (trình quản lý file), Pluma (trình soạn thảo văn bản), và Atril (trình xem tài liệu), tất cả đều được tối ưu để hoạt động mượt mà trên nhiều cấu hình phần cứng, từ máy tính cũ đến mới.
- XFCE: Được thiết kế để tiết kiệm tài nguyên hệ thống nhưng vẫn cung cấp giao diện thân thiện và đầy đủ tính năng. Các ứng dụng cốt lõi của XFCE như Thunar (trình quản lý file), xfce4-panel (thanh công cụ), và xfce4-settings (công cụ quản lý thiết lập).
- Edge: Ngoài các giao diện máy tính khác, Linux Mint còn có một phiên bản gọi là Edge giống với Cinnamon, nhưng có phần gọi là Kernel mới hơn để tương thích với các thiết bị máy tính hiện đại hơn.
- LMDE: Là phiên bản của hệ điều hành Linux Mint dựa trên Debian thay vì Ubuntu. LMDE thường được chọn bởi người dùng muốn một hệ thống bền vững và ít thay đổi và độc lập hơn, đồng thời duy trì khả năng tùy chỉnh và dễ sử dụng của Linux Mint.
Ưu và nhược điểm của Linux Mint
Giao diện thân thiện: Môi trường desktop Cinnamon giống với các hệ điều khác nên dễ làm quen. Giao diện có thể tùy chỉnh theo ý thích nhưng vẫn giữ được sự gọn gàng.
Quản lý phần mềm tiện lợi: Giúp cài đặt ứng dụng từ phần mềm văn phòng đến phần mềm chỉnh sửa ảnh, video một cách dễ dàng.
Hiệu suất và độ ổn định cao: Linux Mint chạy rất mượt mà và không bị lỗi nhiều trên nhiều loại máy tính, kể cả máy cũ.
Bảo mật và quyền riêng tư: Hệ thống thường xuyên cập nhật để ngăn chặn các nguy hiểm. Ngoài ra, Linux Mint không thu thập nhiều thông tin cá nhân của người dùng, giúp bảo vệ quyền riêng tư.
Phần mềm toàn diện: Linux Mint đã cài sẵn nhiều phần mềm cần thiết cho sử dụng hàng ngày.
Khả năng tương thích phần cứng: Đôi khi Linux Mint có thể gặp vấn đề với phần cứng. Phần mềm điều khiển thiết bị (driver) có thể không tương thích, khiến máy tính không hoạt động đúng.
Ít ứng dụng thương mại: Mặc dù có nhiều phần mềm trong kho ứng dụng của Linux Mint, nhưng không phải tất cả phần mềm đều có phiên bản cho Linux. Đặc biệt là những phần mềm thương mại và trò chơi phổ biến.
Khó khăn trong học tập: Mặc dù Linux Mint dễ sử dụng nhưng chuyển từ hệ điều hành khác sang thì cần thời gian làm quen với cách quản lý hệ thống và sắp xếp dữ liệu mới.
Hỗ trợ Wayland kém: Linux Mint chưa hỗ trợ tốt giao thức Wayland mới nên hình ảnh hiển thị trên màn hình có thể không đẹp như mong đợi.
Tính năng tiên tiến bị hạn chế: Linux Mint thường cập nhật phần mềm chậm hơn các hệ điều hành khác, vì vậy bạn sẽ phải đợi lâu hơn để sử dụng những tính năng mới nhất.
8 lý do Linux Mint tốt hơn Ubuntu
Sử dụng bộ nhớ trong Cinnamon thấp hơn GNOME
Linux Mint muốn loại bỏ những thứ không cần thiết để tạo trải nghiệm dễ chịu cho người dùng. Vì vậy, Linux Mint dùng giao diện Cinnamon thay vì GNOME.
Mặc dù Ubuntu và Linux Mint không khác biệt lớn, nhưng Mint được ưa chuộng vì dùng ít bộ nhớ hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng bộ nhớ còn phụ thuộc vào phần mềm đang chạy và độ tương thích với hệ thống.
Bản phân phối Linux Mint không tốn quá nhiều tài nguyên, nên là lựa chọn phù hợp với máy có cấu hình thấp. Nếu bạn chỉ có chip i3 và 4GB RAM thì giao diện Cinnamon sẽ hoạt động tốt hơn so các đối thủ khác.
Software Manager
Trình quản lý phần mềm của Linux Mint nhẹ, hoạt động mượt mà và không bị chậm. Ngược lại, trình quản lý phần mềm Ubuntu thường chậm, nặng máy và khó sử dụng. Mặc dù đã cải thiện hơn trong những năm gần đây, nhưng vẫn thường khởi động chậm hoặc bị đứng khi cập nhật hay cài đặt ứng dụng.
Mặt khác, Software Manager của Linux Mint nhẹ hơn, nhanh hơn và luôn hoạt động nhanh bất cứ khi nào bạn cần.
Software Sources với nhiều tính năng hơn
Ở Software Sources, ngoài việc quản lý kho phần mềm, đặt lại cài đặt mặc định và tùy chỉnh một số thứ khác giống với Ubuntu. Thì Linux Mint còn cho phép xóa bỏ các package phần mềm không cần thiết, thêm khóa bảo mật, xóa các mục trùng lặp và nhiều tùy chọn khác mà Ubuntu không có.
Themes, Applets và Desklets
Để thay đổi giao diện trên Linux Mint, bạn không cần cài thêm phần mềm gì cả, mà tùy chỉnh trực tiếp trong System Settings. Thậm chí, bạn còn có thể tải giao diện từ cộng đồng mạng về sử dụng. Còn với Ubuntu, việc thay đổi giao diện phức tạp hơn, bạn phải tìm nơi để tải giao diện về rồi mới cài đặt được.
Ngoài ra, Linux Mint có một khu vực riêng để quản lý các tiện ích nhỏ gọi là applets và desklets. Bạn cũng có thể tìm và tải thêm nhiều tiện ích từ mạng internet, Ubuntu không có tính năng này.
Codec, Flash và các app mặc định khác
Bạn nên cài đặt Codec trong khi cài đặt hệ điều hành, nếu không bạn sẽ gặp khó khăn về sau. Ngoài ra, Ubuntu có package tên là Ubuntu Restricted Extras bao gồm Codec, Adobe Flash,…
Có thể bạn sẽ không tìm thấy Ubuntu Restricted Extras được liệt kê trong trung tâm phần mềm Ubuntu, mà bạn phải cuộn xuống và chọn install GStreamer.
Mặc dù Linux Mint không cài sẵn codec, nhưng khi bạn tìm kiếm codec bằng trình quản lý phần mềm, vẫn sẽ cung cấp cho bạn các tùy chọn chính xác. Ngoài ra, bạn có thể cài đặt package Ubuntu-restricted-extras để lấy các codec phổ biến.
Nhiều lựa chọn Desktop hơn với sự hỗ trợ dài hạn
Ubuntu và Linux Mint đều hỗ trợ cập nhật hệ thống trong 5 năm. Tuy nhiên, một số phiên bản của Ubuntu như Kubuntu, Lubuntu chỉ được cập nhật trong 3 năm. Ngược lại, tất cả các phiên bản của Linux Mint đều được cập nhật trong 5 năm. Điều này mang lại cho Linux Mint một chút lợi thế so với Ubuntu và các lựa chọn desktop khác nhau mà không bao gồm bản cập nhật phần mềm.
Linux Mint vô hiệu hóa Snap Store theo mặc định
Snap Store có nhiều ứng dụng có sẵn và cập nhật thường xuyên, Ubuntu cho phép người dùng sử dụng snap store mặc định. Tuy nhiên, các quyết định thay đổi bộ phận từ APT sang Snap khi không có sự đồng ý, đã làm mất đi ra nhiều người dùng.
Vì vậy, nếu bạn là người không thích Snap store, Linux Mint sẽ là một lựa chọn tốt để chặn APT cài đặt Snaps.
Các app Linux Mint được cài sẵn
Linux Mint team thực hiện một số công việc trên các công cụ đã được cài đặt sẵn như update manager trên Linux Mint và app Timeshift để backup/restore dễ dàng.
Trình quản lý cập nhật giúp kiểm soát việc cập nhật phần mềm trên máy tính Linux và cho phép chọn những gì cần cập nhật và xem thông tin chi tiết về từng bản cập nhật. Ngoài ra, bạn còn có thể vào phần Timeshift trực tiếp từ trình quản lý cập nhật để sao lưu và khôi phục hệ thống nhanh chóng.
Trình quản lý cập nhật giúp quản lý bản cập nhật phần mềm tốt. Bạn nên sử dụng thêm phần mềm Timeshift khi muốn sao lưu hệ thống và khôi phục máy tính dễ dàng hơn.
Lựa chọn Linux Mint hay Ubuntu?
Nếu bạn là người dùng mới thì nên sử dụng cả hai và tìm ra cái phù hợp với mong muốn và nhu cầu. Linux Mint và Ubuntu đều rất phổ biến trong cộng đồng Linux và cung cấp rất nhiều khả năng tương thích với phần mềm.
Nếu bạn là người sử dụng MS Windows, hãy sử dụng Linux Mint. Nhưng nếu bạn am hiểu về công nghệ nhiều, hãy gắn bó với Ubuntu, vì nó cung cấp một hệ thống tuyệt vời cho phiên bản mới nhất.
Download Linux Mint
Bản phản hành mới nhất là Linux Mint 20.1, với tên là “Ulyssa”. Bạn có thể Download Linux Mint tại đây:
Xem thêm: Hướng dẫn cài đặt Linux Mint 20 đơn giản bằng USB
Câu hỏi thường gặp
Linux Mint có dễ sử dụng cho người mới bắt đầu không?
Linux Mint được thiết kế với giao diện thân thiện, dễ hiểu và có nhiều hướng dẫn hỗ trợ, phù hợp cho người mới bắt đầu.
Linux Mint có hỗ trợ các ứng dụng phổ biến như Microsoft Office và Adobe Photoshop không?
Linux Mint không hỗ trợ trực tiếp các ứng dụng này nhưng có các lựa chọn thay thế miễn phí và tương thích như LibreOffice và GIMP.
Có thể cài đặt phần mềm trên Linux Mint từ các nguồn bên ngoài không?
Câu trả lời là CÓ, bạn có thể cài đặt phần mềm từ các nguồn bên ngoài bằng cách thêm kho lưu trữ phần mềm hoặc sử dụng các gói cài đặt độc lập. Tuy nhiên, cần thận trọng với các nguồn không đáng tin cậy.
Lời kết
Trong bài viết trên Vietnix đã cung cấp các thông tin chi tiết giúp liên quan tới Linux Mint và những ưu nhược điểm mà bạn cần nắm khi sử dụng hệ điều hành. Ngoài ra, đừng quên đón đọc các nội dung tiếp theo của Vietnix để không bỏ lỡ kiến thức hay ho về Linux.