NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
04/06/2024
Lượt xem

CDN là gì? Thông tin chi tiết về Content Delivery Network

04/06/2024
32 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (105 bình chọn)

CDN được biết đến là một hệ thống máy chủ sử dụng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, CDN vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ với nhiều bộ phận người dùng. Vậy CDN là gì? Hãy cùng tôi tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về CDN cũng như cách hoạt động của hệ thống máy chủ này.

CDN là gì?

CDN viết tắt của Content Delivery Networks, là một mạng lưới lớn mà bao gồm nhiều máy chủ liên kết với nhau nhằm nâng cao tốc độ tải trang web cho một số ứng dụng cần dùng nhiều dữ liệu. Ngoài ra, CDN còn được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là mạng phân phối nội dung.

Nói một cách cụ thể, khi bạn truy cập vào một website nào đó, dữ liệu từ máy chủ của trang web đó sẽ di chuyển qua mạng Internet trước, sau đó mới truyền đến thiết bị của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn ở vị trí cách xa máy chủ của website đó thì thời gian tải tệp sẽ tốn rất nhiều, ví dụ như tải hình ảnh hay video.

Vì vậy, để giải quyết vấn đề này, các máy chủ CDN có vị trí gần với khu vực địa lý mà bạn đang truy cập sẽ thực hiện lưu trữ các nội dung này và truyền tải đến máy của người dùng, do đó công đoạn này sẽ được diễn ra nhanh chóng hơn.

CDN là gì?
CDN là gì?

Lịch sử CDN

Từ năm 1990, CDN đã bắt đầu xuất hiện với vai trò chủ yếu là phân phối nội dung nhanh và đơn giản hơn thông qua mạng Internet:

  • Thế hệ đầu tiên:

Dịch vụ CDN đời đầu trọng tâm là các nguyên tắc kết nối mạng của hệ thống dữ liệu lớn và trung tâm quản lý lưu lượng mạng thông minh với mục đích đẩy mạnh mức độ phổ biến.

  • Thế hệ thứ hai:

CDN ở đời thứ hai được cải tiến nhằm đáp ứng sự tăng trưởng của các dịch vụ truyền tải video và âm thanh online, nhất là nhất tin tức và video theo nhu cầu. Không những vậy, CDN đời thứ hai còn được vận dụng để giải quyết các thách thức mới trong các hoạt động phân phối nội dung trên các thiết bị điện tử. Trong đó, một số doanh nghiệp đã dùng mạng ngang hàng và kỹ thuật điện toán đám mây để nâng cao tốc độ phân phối.

  • Thế hệ thứ ba:

CDN ở đời thứ ba vẫn tiếp tục phát triển và vận dụng điện toán biên giúp quản lý mức tiêu thụ băng thông qua các thiết bị điện tử thông minh có khả năng cảm ứng và truyền tải tín hiệu tốt.

Lịch sử CDN
Lịch sử CDN

Công dụng của CDN

CDN không chỉ có những chức năng thông thường của một website, mà còn giúp nâng cao sự hài lòng của khách hàng với một số công dụng điển hình gồm:

Phân phối nội dung tốc độ cao

Với sự phối hợp giữa việc phân phối nội dung tĩnh và động trên hệ thống mạng Internet, doanh nghiệp có thể dùng CDN để đem đến những trải nghiệm mang tính toàn cầu cho khách hàng với hiệu suất cao trên mọi trang web.

Truyền phát trực tuyến theo thời gian thực

CDN nổi tiếng về việc phân phối những tệp phương tiện đa dạng, chất lượng cao với chi phí thấp và độ tin cậy cao. Hiện nay, một số doanh nghiệp sử dụng CDN để giải quyết các thách thức bao gồm: mở rộng quy mô, tiết kiệm chi phí băng thông và giảm thiểu thời gian phân phối nội dung.

Mở rộng quy mô người dùng

Hệ thống CDN cho phép nhiều người dùng sử dụng cùng một lúc. Nếu tài nguyên website chỉ có thể quản lý số lượng ít kết nối máy chủ của khách hàng ở một thời điểm nhất định, thì CDN nhanh chóng khắc phục điều này bằng cách giúp máy chủ ứng dụng chịu một số tải để nhân rộng con số người dùng đồng kết nối/truy cập.

Có thể thấy, CDN là một công nghệ quan trọng giúp tăng tốc độ tải trang và cải thiện trải nghiệm người dùng, đặc biệt là đối với website có lượng truy cập lớn và người dùng phân bổ rộng khắp. Để website của bạn có thể tận dụng tối đa lợi ích của CDN, bạn cần một giải pháp hosting mạnh mẽ và ổn định. Business Hosting của Vietnix với cấu hình cao cấp và băng thông lớn sẽ giúp website của bạn tải trang nhanh chóng và xử lý hiệu quả lượng truy cập từ nhiều khu vực địa lý khác nhau.

Những nội dung CDN có thể phân phối qua mạng Internet

CDN có thể phân phối ở 02 mảng nội dung gồm: nội dung tĩnh và động. Trong đó:

  • Nội dung tĩnh: là dữ liệu website không thể thay đổi dù với bất kỳ đối tượng người dùng nào. Với phần nội dung này, các người dùng đều có thể thấy cùng một phông chữ của tiêu đề trang, biểu tượng và những hình ảnh được thể hiện trên trang web đó. Hay nói cách khác, dữ liệu tĩnh là các định dạng, thông tin không cần phải tạo mới hay sửa đổi, đây cũng là loại dữ liệu phù hợp để doanh nghiệp lưu trữ trên CDN.
  • Nội dung động: được hiểu đơn giản gồm các nguồn cung cấp thông tin trên mạng xã hội, tin nhắn trò chuyện, trạng thái đăng nhập hoặc báo cáo thời tiết là các nội dung có sự khác biệt giữa người dùng này với người dùng khác trên cùng một website. Dữ liệu này có thể được thay đổi dựa trên vị trí, thời gian hoặc các tùy chọn của người dùng đó. 
Những nội dung CDN có thể phân phối qua mạng Internet
Những nội dung CDN có thể phân phối qua mạng Internet

Cách thức hoạt động của CDN

CDN hoạt động bằng việc thiết lập PoP hoặc một nhóm máy chủ CDN khác ở các vị trí địa lý khác. Thông thường, CDN hoạt động theo nguyên tắc gồm: lưu bộ nhớ đệm, tăng tốc động kết hợp với tính toán logic biên.

Lưu bộ nhớ đệm:

Lưu bộ nhớ đệm là một quá trình lưu trữ nhiều bản sao của một dữ liệu nhất định, giúp hỗ trợ việc truy cập dữ liệu nhanh chóng hơn. Đặc biệt, nguyên tắc lưu bộ nhớ đệm được vận dụng cho mọi loại bộ nhớ và trong suốt quá trình lưu trữ dữ liệu. Nguyên tắc hoạt động của quá trình lưu bộ nhớ đệm gồm 04 bước:

  • Người dùng bắt đầu truy cập website từ xa theo vị trí phải thực hiện yêu cầu đầu tiên nếu đó là nội dung web tĩnh từ website.
  • Khi đó, yêu cầu này sẽ được truyền đến máy chủ của ứng dụng web hoặc máy chủ gốc. Sau đó, máy chủ gốc sẽ tiếp tục gửi phản hồi cho người dùng. Song đó, máy chủ gốc sẽ đồng thời gửi một bản sao tới hệ thống POP của CDN ở vị trí gần nhất với nơi mà người dùng đang truy cập.
  • Hệ thống PoP sẽ tự động lưu trữ bản sao trong bộ nhớ đệm.
  • Vào những lần tới, khi người dùng này hoặc người dùng khác truy cập ở cùng một vị trí và đưa ra yêu cầu giống như vậy, chính máy chỉ lưu bộ nhớ đệm sẽ trực tiếp gửi phản hồi.
Cách thức hoạt động của CDN
Cách thức hoạt động của CDN

Quá trình tăng tốc động

Tăng tốc động là quá trình làm giảm thời gian phản hồi của máy chủ vì có sự can thiệp trung gian của CDN với các yêu cầu về nội dung động của website giữa máy chủ gốc và máy của người dùng. Vì nội dung động là những nội dung thay đổi linh hoạt theo yêu cầu của khách nên việc lưu bộ nhớ đệm sẽ không mang lại hiệu quả cao. 

Nếu máy của người dùng gửi đến máy chủ gốc một yêu cầu động qua Internet, thì yêu cầu có thể bị trì hoãn do độ trễ của tốc độ mạng. Không những vậy, việc bảo mật cũng trở nên mất thời gian hơn. Khi máy chủ CDN ở gần và truyền tải yêu cầu đến máy chủ gốc thì chúng đã thiết lập kết nối liên tục với mức độ tin cậy cao. Trong đó, một số tính năng minh chứng cho việc kết nối trung gian của CDN như:

  • Những thuật toán định tuyến thông minh.
  • Các vùng gần với vị trí của máy chủ gốc.
  • Khả năng giải quyết yêu cầu của máy người dùng, từ đó là giảm kích thước của những yêu cầu đó.

Tính toán logic biên

Các doanh nghiệp có thể tự lập trình để máy chủ CDN thực hiện những phép tính logic giúp quá trình kết nối và truyền tải thông tin giữa máy chủ và máy người dùng được đơn giản hóa. Trong đó, máy chủ này có thể đảm nhiệm một số nhiệm vụ như:

  • Tiến hành kiểm tra sửa đổi hành vi lưu vào bộ nhớ đệm và yêu cầu của khách hàng.
  • Xác nhận và giải quyết các yêu cầu không chính đáng của khách.
  • Thực hiện công đoạn tối ưu hóa trước khi đưa ra phản hồi chính thức.

Hoạt động phân phối logic ứng dụng giữa các máy chủ và biên giúp các nhà cung cấp giảm thiểu các yêu cầu tính toán của máy chủ gốc, đồng thời giúp hiệu suất website được cải thiện.

Vai trò và lợi ích CDN đối với trang web

CDN có vai trò chính là làm giảm thời gian chờ hoặc độ trễ trong quá trình giao tiếp giữa máy chủ và máy khách do thiết kế mạng tạo ra. Mặt khác, mạng Internet mang bản chất phức tạp và toàn cầu, điều này khiến cho lưu lượng giao tiếp giữa website và người dùng phải di chuyển đến một vị trí địa lý rất xa. Bên cạnh đó, giao tiếp là hoạt động hai chiều, trong đó các yêu cầu của người dùng sẽ được chuyển đến máy chủ và phản hồi ngược lại.

Bên cạnh đó, CDN sẽ giới thiệu các máy chủ trung gian phù hợp giữa máy chủ website và máy khách nhằm cải thiện hiệu quả. Không những vậy, các máy chủ CDN còn trực tiếp quản lý một vài hoạt động giao tiếp được thực hiện giữa máy chủ và máy khách và hỗ trợ làm lưu lượng truy cập web đến máy chủ web được giảm xuống, từ đó giảm lượng tiêu thụ băng thông hiệu quả. Đồng thời, hệ thống này còn giúp cải thiện trải nghiệm người dùng đối với một số ứng dụng của website.

Vai trò và lợi ích CDN đối với trang web
Vai trò và lợi ích CDN đối với trang web

Ngoài ra, mạng CDN còn đem đến nhiều giá trị lợi ích trong việc hỗ trợ cho cơ sở hạ tầng mạng cốt lõi, chẳng hạn như:

  • Tối ưu thời gian tải trang: Nếu thời gian tải trang quá chậm, lưu lượng truy cập website đó sẽ bị giảm sút. Vì vậy, CDN có thể tăng thời gian người dùng ở lại website của bạn bằng cách tối ưu hóa thời gian tải và đồng thời làm giảm tỷ lệ thoát trang hiệu quả.
  • Giúp chi phí băng thông giảm: Mọi yêu cầu của người dùng khi gửi đến máy chủ đều tốn chi phí băng thông. Vì vậy CDN có thể giảm lượng dữ liệu mà máy chủ gốc cung cấp thông qua bộ nhớ đệm kết hợp với các quá trình tối ưu hóa khác. Nhờ đó, chi phí lưu trữ của chủ sở hữu website đó được giảm đi đáng kể.
  • Nâng cao tính có sẵn của nội dung được cung cấp: Khi có quá nhiều người truy cập vào website ở cùng một thời điểm sẽ rất dễ gây ra tình trạng lỗi phần cứng, thậm chí là sập web. Do đó, CDN có thể giải quyết nhiều lưu lượng truy cập website, từ đó giảm tải lượng truy cập của máy chủ.
  • Tăng khả năng bảo mật cho website: DDoS (Các cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán) sẽ tìm cách làm ngưng hoàn toàn hoạt động của các ứng dụng bằng việc gửi một lượng lớn tập hợp các lưu lượng các truy cập giả mạo đến website. CDN còn có thể làm giảm tác động trên máy chủ chính bằng cách phân phối tải giữa các máy chủ trung gian, từ đó giải quyết tốt trường hợp lượng truy cập tăng một cách bất ngờ.

Ưu và nhược điểm khi sử dụng Content Delivery Network

Dưới đây là một số ưu và nhược điểm của CDN, bao gồm:

Ưu điểm

CDN đã trở thành một công cụ thiết yếu giúp việc kinh doanh trực tuyến thành công vì một lý do chính là nó được xây dựng đặc biệt để làm cho Internet hoạt động tốt hơn; cung cấp media trên quy mô lớn và cho phép tất cả các trải nghiệm được kết nối mà bạn có thể tưởng tượng. Bên cạnh đó, nó được xây dựng để xử lý nhu cầu về lượng lớn data, video trực tiếp có độ nét cao, flash sale và lượt download lớn.

Lợi ích khi sử dụng Content Delivery Network
Lợi ích khi sử dụng Content Delivery Network

Tóm lại công nghệ CDN hỗ trợ các lợi ích chính sau đây cho doanh nghiệp:

  • Performance (Hiệu suất).
  • Availability (Tính khả dụng).
  • Security (Tính bảo mật).

Ba yếu tố này sẽ được phân tích rõ trong phần dưới đây.

  • Tăng tốc độ và hiệu suất (Performance):

Tăng hiệu suất có nghĩa là content kết nối được phân phối ở tốc độ cao. Đó là sự khác biệt giữa một lần nhấp cho phép bạn truy cập ngay vào content mới và một lần nhấp sau đó chờ 7 giây trong khi tải trang hoặc video. Khi requested content được server của CDN lưu vào bộ nhớ cache (pre-saved), người dùng cuối sẽ nhận được content đó bằng cách kết nối với server gần nhất thay vì đợi request của họ chuyển trực tiếp đến origin server, hỗ trợ cải thiện hiệu suất đáng kể cho end user.

Tăng tốc độ và hiệu suất (Performance)
Tăng tốc độ và hiệu suất (Performance)

Ví dụ: giả sử Fashion House X (FHX) từ Milan, Ý, phát hành dòng sản phẩm mới cho các đơn đặt hàng trực tuyến. Những người yêu thời trang ở New York, Paris, Rio De Janeiro và Tokyo đều lên mạng để đặt hàng. Nếu FHX không sử dụng hệ thống quản lý cloud content, request từ mỗi end user phải chuyển đến Milan và quay lại. Tuy nhiên, nếu FHX sử dụng một CDN và đã pre-warmed content của trên CDN, mỗi user có thể truy cập vào content mới từ các server trực tiếp trong thành phố của họ, giúp họ tiết kiệm hàng trăm gigabytes data và thời gian chờ đợi.

Khi một CDN server không có content trong bộ nhớ cache thì có thể truyền qua Internet bằng cách sử dụng kiến thức được lập trình về các inter-connection giữa chính nó và các CDN server đồng hành. Điều này giúp vượt qua những thách thức về việc truyền dữ liệu nhiều ISP, các packet bị mất do mạng và mất thời gian phân giải DNS. Các CDN nâng cao cũng có các công nghệ cụ thể khác để xử lý dynamic content hoặc không thể lưu vào bộ nhớ cache.

Nhờ CDN các nhà cung cấp content có thể cung cấp trải nghiệm web chất lượng, nhanh chóng cho tất cả người dùng cuối. Bất kể họ đang kết nối từ vị trí, trình duyệt, thiết bị hoặc mạng nào. Trang web hiển thị nhanh hơn, giảm thời gian lưu vào video buffer. Người dùng tiếp tục tương tác nhiều hơn và các nhà cung cấp content thu được nhiều lợi nhuận hơn.

  • Tính khả dụng (Availability)

Tính khả dụng (Availability) có nghĩa là content vẫn có thể truy cập được đối với người dùng cuối trong các tình huống như lưu lượng truy cập của user quá nhiều, tăng đột biến và server có thể ngừng hoạt động. Khi lưu lượng tải đạt đỉnh ở hàng triệu request mỗi giây, ngay cả những máy chủ mạnh nhất cũng sẽ gặp khó khăn khi xử lý.

Nếu không có CDN, tất cả lưu lượng truy cập này phải được cơ sở hạ tầng của nhà cung cấp máy chủ hấp thụ có thể khiến server bị lỗi, người dùng cuối gặp sự cố và công việc kinh doanh bị ảnh hưởng. Các CDN nâng cao, với kiến ​​trúc phân tán rộng và server platform khổng lồ có thể hấp thụ hàng chục TBps lưu lượng truy cập và giúp các nhà cung cấp content luôn sẵn sàng phục vụ số lượng user lớn hơn có thể.

Tính khả dụng
Tính khả dụng
  • Tính bảo mật tốt (Security)

Khi dữ liệu trở nên quan trọng và giao dịch trực tuyến phát triển, các tổ chức gánh chịu tổn thất nặng nề bởi sự tấn công của tin tặc. Theo báo cáo của Ponemon Institute năm 2015, với tổng số thiệt hại đạt trung bình 7,7 triệu USD do tội phạm mạng. DDoS và các cuộc tấn công web được xem là rủi ro tốn kém nhất.

Với sự gia tăng đa dạng của mối đe dọa từ Internet, việc bảo mật trang web trở thành một yêu cầu quan trọng của CDN. Các CDN tiên tiến nhất, như Akamai, đã đặt bảo mật thông tin vào trung tâm của họ, cung cấp các giải pháp độc đáo dựa trên đám mây. CDN giúp bảo vệ cả nhà cung cấp nội dung và người dùng bằng cách giảm thiểu các cuộc tấn công ảnh hưởng đến việc phân phối và sẵn có.

Tính bảo mật tốt (Security)
Tính bảo mật tốt (Security)

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật nói trên thì việc sử dụng CDN vẫn tồn tại một số hạn chế. Trong đó, tốc độ load trang được ví như “con dao hai lưỡi”. Nếu CDN không có PoP đặt gần vị trí của người dùng thì tốc độ truy cập website của bạn tại nơi đó sẽ chậm hơn so với bình thường.

Một số hình thức CDN

Dưới đây là một số hình thức phổ biến được nhiều người sử dụng:

  • Pull HTTP/Static: Với hình thức CDN này, người dùng sẽ khai báo tên miền của website và sau đó sử dụng CDN hoặc IP của máy chủ. Tiếp đó, các PoP CDN tự động tiến hành truy cập website, lưu trữ bản sao của nội dung tĩnh bên trong. Sau cùng, người dùng truy cập vào các tập tin trên website bằng đường dẫn hoặc tên miền riêng của CDN. 
  • Streaming CDN: Đây là hình thức giúp CDN phân phối các nội dung dưới dạng video phát live trực tuyến (streaming) từ máy chủ PoP đến người dùng nhằm tiết kiệm dung lượng băng thông của server gốc. 
  • POST/PUSH/PUT/Storage CDN: Người dùng sẽ update toàn bộ nội dung cần được phân phối qua CDN lên máy chủ bằng giao thức FTP hoặc HTTP. Hình thức này được đánh giá giúp tiết kiệm khá nhiều không gian lưu trữ cho máy chủ.
Một số hình thức CDN
Một số hình thức CDN

Khi nào nên dùng CDN?

Không phải website nào cũng cần dùng CDN. Tuy nhiên, nếu bạn áp dụng CDN vào website đúng cách thì sẽ mang lại hiệu quả cao. CDN thực sự hữu ích khi được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Máy chủ của website đặt xa vị trí của người dùng.
  • Lượt truy cập website lớn, tiêu tốn nhiều băng thông, cần tăng tốc độ tải trang.
  • Có nhiều lượt truy cập vào website từ nhiều quốc gia khác nhau.
  • Khi sử dụng kỹ thuật Load Balancing FailOver.
Khi nào nên dùng CDN
Khi nào nên dùng CDN

Nếu website của bạn không gặp phải những vấn đề vừa nêu ở phần trên thì không cần sử dụng CDN. Việc sử dụng CDN lúc này không những không cải thiện được tính hiệu quả của website mà còn khiến website của bạn tải chậm hơn bình thường.

Ví dụ: Máy chủ của bạn được đặt tại Việt Nam nhưng CDN mà bạn đang sử dụng lại không có PoP tại Việt Nam. Việc này sẽ khiến cho website của bạn chậm hơn bình thường vì người dùng phải dùng PoP ở một vị trí xa với máy chủ gốc.

Những lưu ý khi chọn dịch vụ CDN

Để việc sử dụng CDN đạt được hiệu quả như mong muốn, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Vị trí của hệ thống PoP: Bạn nên ưu tiên sử dụng CDN có PoP đặt tại quốc gia mà có nhiều người truy cập website của bạn nhất.
  • Lưu ý về giá cả: Mỗi nhà cung cấp dịch vụ CDN sẽ có mức giá khác nhau. Vì vậy, bạn cần tham khảo giá của một số nhà cung cấp trước khi đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp với khả năng tài chính của mình.
  • Lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp: Có hai hình thức thanh toán chính là trả cố định theo tháng, theo năm hay theo quý và sử dụng bao nhiêu trả bấy nhiêu. Tùy vào nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính mà bạn hãy cân nhắc lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp. Nếu trang web của bạn không tốn nhiều băng thông thì bạn nên lựa chọn hình thức sử dụng bao nhiêu trả bấy nhiêu sẽ hợp lý hơn.
  • Hãy tham khảo đánh giá của người khác: Khi lựa chọn dịch vụ CDN, bạn cũng nên tham khảo đánh giá của những người dùng trên mạng hoặc từ những người đi trước và tiến hành kiểm chứng dịch vụ CDN có thật sự giúp tối ưu tốc độ tải trang so với trước khi sử dụng hay không.
Những lưu ý khi chọn dịch vụ CDN
Những lưu ý khi chọn dịch vụ CDN

Một số tài nguyên CDN miễn phí

Dưới đây là một số tài nguyên CDN miễn phí, bạn có thể tham khảo sử dụng dịch vụ của những nhà cung cấp này:

Cloudflare

Cloudflare là một trong những giải pháp hiện đại nhất để tăng tốc trang web của bạn và tăng cường bảo mật. Họ cung cấp tài nguyên cho hơn 20 triệu tài sản Internet và hiện diện tại hơn 200 trung tâm dữ liệu trên thế giới.

Một số tính năng hữu ích được CloudFlare cung cấp trong gói miễn phí đó là:

  • CDN cân bằng tải trên toàn cầu.
  • Bộ nhớ đệm nội dung, bộ nhớ đệm xóa tức thì.
  • Loading Javascript bất đồng bộ (Rocket Loader).
  • IPV6.
  • HTTP / 2 & HTTP / 3.
  • WebSockets.
  • Khôi phục API.
  • Chống DDoS cơ bản.
  • TLS 1.2, 1.3.
  • Chứng chỉ do Cloudflare cấp.
  • Rewrite HTTPS.
  • Chống spam comment , bảo vệ content cóp nhặt.
  • DNSSEC.
  • Thông tin chi tiết về hoạt động và các mối đe dọa.
  • Quy tắc trang (page).
Cloudflare
Cloudflare

ArvanCloud

Với nhiều PoP trên toàn cầu, ArvanCloud cung cấp nhiều dịch vụ đám mây khác nhau, đặc biệt, cung cấp dịch vụ CDN mạnh mẽ cho hơn 30.000 website. Được trang bị các công nghệ tiên tiến và độc quyền, ArvanCloud CDN đảm bảo mức độ bảo mật cao nhất có thể, cũng như cung cấp dữ liệu nhanh chóng.

Gói miễn phí của ArvanCloud cung cấp các tính năng tương tự như gói trả phí. Mọi trang web đều có thể hưởng lợi từ ArvanCloud CDN nhanh chóng, an toàn, đầy đủ tính năng, hoàn toàn miễn phí. Gói CDN miễn phí bao gồm 200GB lưu lượng truy cập mỗi tháng, cả khi tải xuống và tải lên, cộng với 1.000.000 request mỗi tháng.

Ngoài ra, ArvanCloud còn cung cấp nhiều gói trả phí khác nhau. Với mô hình dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu (Pay-As-You-Go), các dịch vụ này là một trong những giải pháp CDN tiết kiệm chi phí nhất trên thị trường và phù hợp cho các dự án quy mô lớn, có ngân sách thấp.

ArvanCloud
ArvanCloud

Gcore CDN

Gcore có một mạng lưới cung cấp nội dung tuyệt vời gồm 140 trung tâm dữ liệu. Điều này có nghĩa là các trang web có tốc độ cực nhanh cho mọi người dùng trên toàn cầu. Bên cạnh đó, thời gian phản hồi trung bình 30ms khiến nó trở thành một trong những CDN nhanh nhất hiện có. Gói miễn phí của G-Core cho phép lưu lượng truy cập trị giá 1TB từ 28 điểm hiện diện.

Một số tính năng nâng cao có thể kể đến đó là:

  • Chuyển hướng HTTPS bắt buộc và HTTP / 2.
  • Kích hoạt chứng chỉ bảo mật SSL miễn phí.
  • Bảo vệ chống tấn công DDoS.
  • Xác minh nguồn gốc để bảo vệ khỏi các cuộc tấn công từ kẻ trung gian.
  • Thân thiện với người dùng WordPress.
  • Kiểm soát tốc độ tải xuống để đảm bảo sử dụng hợp lý.
  • Quản lý tiêu đề và tích hợp API dễ dàng.
G-Core CDN
G-Core CDN

Trình tăng tốc trang web (Site Accelerator) của Jetpack

Nếu bạn đang sử dụng WordPress và sử dụng nhiều hình ảnh, thì Site Accelerator sẽ là một giá trị đáng quan tâm. Bạn có thể tận dụng Trình tăng tốc trang web của Jetpack để giảm tải băng thông tệp hình ảnh để tải hình ảnh nhanh hơn. Bạn có thể kích hoạt nó qua bảng điều khiển plugin Jetpack và hoạt động trên wordpress.com hoặc các website WordPress tự lưu trữ.

Ngoài ra, bạn có thể dùng thử Cloudinary để thực hiện việc quản lý hình ảnh và video trên đám mây. Cloudinary hoạt động trên bất kỳ nền tảng nào, vì vậy nếu bạn đang không sử dụng WordPress và đang tìm cách tối ưu hóa hình ảnh thì rất đáng để thử.

jetpack
CDN là gì? Thông tin chi tiết về Content Delivery Network 36

Netlify

Netlify cho phép người dùng lưu trữ website tĩnh của mình và phục vụ chúng thông qua CDN. Netlify không phải là một công ty CDN điển hình, nhưng nếu bạn đang lưu trữ một trang web tĩnh thì bạn nên xem xét Netlify.

Hơn 35.000 developer và lưu trữ hơn 90.000 trang web yêu thích trên Netlify.

Netlify cung cấp những tính năng sau đây trong gói miễn phí:

  • Quy tắc Redirect.
  • Triển khai liên tục
  • Chứng chỉ Let’s Encrypt, HTTP / 2.
  • Tên miền tùy chọn.
  • CDN toàn cầu, DNS cực nhanh.
  • Rollbacks
  • Kết xuất trước (Pre-rendering), vô hiệu hóa bộ nhớ cache.
  • Chống DDoS.
  • Tích hợp Git.
  • Tiêu đề HTTP tùy chỉnh.

Ngoài ra, còn có một số dịch vụ CDN phổ biến khác như: Hostry, jsDelivr, Amazon MaxCDN,…

Netlify
Netlify

Cách sử dụng CDN

Cách dùng CDN rất đơn giản. Sau khi đã tạo dịch vụ CDN, bạn chỉ cần tiến hành thay đường dẫn gốc của nội dung tĩnh trên website thành đường dẫn nội dung của CDN là được. 

Ví dụ:

[html] <img src=”https://yourdomain.com/images/logo.png”>[html]

Đổi thành:

[html]<img src=”http://tên-miền-cdn/images/logo.png”>[html]

Trường hợp nếu cài đặt CDN cho WordPress thì bạn cần phải sử dụng plugin hỗ trợ tự đổi như W3 Total Cache, CDN Enabler, WP Super Cache,…

So sánh website sử dụng CDN và không sử dụng CDN

Website không sử dụng mô hình CDN thì dữ liệu sẽ được lưu trữ tại một máy chủ trung tâm và được phân phối từ đó. Do đó, thời gian tải website phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của máy chủ này. Còn đối với những website sử dụng mô hình CDN, dữ liệu sẽ được trả về cho người dùng thông qua máy chủ gần nhất trong mạng lưới. Cho nên sẽ hạn chế xảy ra tình trạng tắc nghẽn do lưu lượng truy cập quá tải.

Câu hỏi thường gặp

CDN có giúp ích cho mọi dự án không?

CDN có thể có lợi cho nhiều trang web, nhưng không phải cho mọi trang web. Ví dụ: nếu đối tượng mục tiêu của bạn chỉ sống ở một khu vực, CDN sẽ không được sử dụng nhiều và thậm chí có thể ảnh hưởng đến hiệu suất. Một số nhà phát triển trang web tin tưởng sai rằng CDN là một giải pháp độc lập. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng trong lĩnh vực Thương mại điện tử và SaaS, quá trình xử lý phía server và content của bên thứ ba có thể ảnh hưởng đến hiệu suất và CDN sẽ không hữu ích cho điều đó.

CDN có đảm bảo 100% tính khả dụng của trang web của tôi không

Mọi nhà cung cấp CDN đều hứa hẹn về tính khả dụng 100%, ngay cả trong trường hợp mất điện lớn, lỗi phần cứng và sự cố mạng, và đảm bảo này là chính đáng. Vấn đề là CDN có cơ chế tự động theo dõi hoạt động của server và chuyển hướng user đến một server khác, nếu một (hoặc một số) bị lỗi. Khi nói đến “tính khả dụng gần 100%”, thời gian hoạt động của CDN phải được chỉ định trong SLA của khách hàng.

Bên cạnh đó, nếu bạn muốn biết thông tin chi tiết của một nhà cung cấp cụ thể, bạn nên tra Google thông tin của nhà cung cấp.

Các trang web phổ biến nhất có sử dụng CDN không?

Đáng ngạc nhiên, họ không sử dụng. Gần 80% các trang web thương mại điện tử hàng đầu của Châu Âu và 2.000 trang web thương mại điện tử hàng đầu ở Hoa Kỳ đều có chức năng này mà không cần sự trợ giúp của CDN. Điều đó xảy ra bởi thực tế là họ có đủ khả năng mở rộng cơ sở hạ tầng và cách đây 1 vài năm, chi phí CDN đã từng rất đắt. Dù sao, ngày nay bạn có thể dễ dàng tìm thấy các biến thể có giá cạnh tranh hơn trên thị trường.

CDN và dịch vụ hosting có giống nhau không?

Khác với dịch vụ hosting, CDN không chứa website như dịch vụ hosting, thay vào đó CDN chỉ lưu trữ một phiên bản tạm thời của nội dung của trang web đó nên hệ thống mạng này có thể giúp tốc độ website được tăng nhanh. Không những vậy, CDN còn thực hiện tối ưu hóa nội dung nên máy chủ gốc sẽ giảm thiểu được lượng băng thông tối đa. Ngoài ra, CDN còn giải quyết được cái vấn đề như: sự gián đoạn dịch vụ, nâng cao tốc độ tải trang, khắc phục những vấn đề liên quan đến bảo mật.

Mặt khác, dịch vụ hosting là nền tảng lưu trữ trang web của người dùng, còn CDN chỉ cung cấp một vùng đệm để tốc độ truyền nội dung của website đó được cải thiện. Nhờ đó, chi phí kinh doanh sẽ giảm và sự trải nghiệm của khách hàng sẽ được nâng cao.

CDN có hoạt động được với các thiết bị di động không?

CDN hoạt động được với mọi thiết bị có thể kết nối với Internet bao gồm: điện thoại, laptop, PC, tablet, đồng hồ thông minh,… Trong đó, mọi tiến trình đều được xử lý giữa CDN và nguồn chứa nội dung mà không phải là giữa CDN và máy của khách hàng.

Cần xem xét gì khi lựa chọn CDN?

Bên cạnh việc chú ý đến ngân sách, bạn cần xem xét một số tiêu chí mà bất kỳ CDN nào cũng cần phải có:
– Logging (ghi log).
– Được bảo vệ bởi DDoS.
– Geo Filtering (lọc khu vực).
– Chức năng Push và Pull.
– Cache control (kiểm soát bộ nhớ).
– Shield gốc.
– Chẩn đoán, thực hiện thống kê và báo cáo.
– Khả năng tùy biến.
– Hỗ trợ đường truyền HTTP/2.

cdn.fbsbx là gì?

cdn.fbsbx.com chỉ là một URL (địa chỉ tên miền) được Facebook dùng để phân phối các nội dung tĩnh của Facebook Watch và Messenger như: JavaScript, hình ảnh, CSS, video đến người tiêu dùng trên toàn cầu.

Lời kết

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn biết được CDN là gì? hay Content Delivery Network là gì? Nếu có thắc mắc hay đóng góp ý kiến, mời bạn để lại bình luận phía dưới bài viết này. Tôi sẽ giải đáp nhanh chóng nhất!

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Hưng Nguyễn

Co-Founder
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Banner group
Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

MAXSPEED HOSTING

TĂNG TỐC WEBSITE TOÀN DIỆN

CÔNG NGHỆ ĐỘC QUYỀN

PHẦN CỨNG MẠNH MẼ

HỖ TRỢ 24/7

ĐĂNG KÝ NGAY
Pattern

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

Icon
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1
Icon
XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG