Bạn có biết chiếc máy tính để bàn kết nối được với mạng Internet là nhờ vào card mạng hay không? Vậy card mạng là gì? Cùng Vietnix tìm hiểu thêm những thông tin cơ bản về loại thiết bị này trong bài viết dưới đây nhé!
Card mạng là gì?
Card mạng (network card) hoặc card giao tiếp mạng (NIC – network interface card) là một bản mạch cung cấp cho người dùng khả năng truyền thông tin mạng trên một máy tính.
Hay bạn cũng có thể hiểu card mạng là một cách hỗ trợ cho việc máy tính có thể kết nối với mạng internet tốt hơn.
Network interface card được thực hiện nhờ vào sự kết nối với các khe cắm có trong bo mạch chính của máy tính để bàn. Từ đó, những máy tính này được kết nối với nhau thông qua môi trường mạng. Việc kết nối này thường được gọi là LAN adapter.
Vai trò của card mạng
Card mạng được đông đảo người dùng internet biết đến như một interface hoạt động ở lớp TCP/IP có khả năng vận chuyển các packet dữ liệu ở tầng network và truyền tín hiệu ở tầng vật lý.
Ngoài ra, bất kể network interface card có tồn tại ở tầng lớp nào thì chúng đều sẽ hoạt động như một người trung gian giữa máy chủ hay PC với mạng dữ liệu.
Do đó, khi người dùng máy tính gửi một tín hiệu yêu cầu được phép tải một trang web bất kỳ nào đó thì card mạng LAN này sẽ đóng vai trò là người trung gian.
Với nhiệm vụ lấy dữ liệu từ thiết bị PC của người dùng, sau đó chuyển chúng đến máy chủ trên internet. Cuối cùng, card mạng phải nhận dữ liệu từ internet và hiển thị một cách chính xác đến PC của người dùng.
Bên cạnh đó, những loại card mạng máy tính bàn này còn có một số tính năng và chức năng nổi bật như sau:
- Cho phép truyền cả truyền thông dưới dạng không dây và có dây.
- Cho phép liên lạc và giao tiếp giữa các PC với nhau thông qua giao thức mạng hay mạng cục bộ (mạng LAN).
- Mặc dù hoạt động ở tầng vật lý, nhưng network interface card cũng có một vai trò nhất định ở tầng liên kết dữ liệu. Điều này có nghĩa là card mạng có khả năng cung cấp mạch phần cứng cần thiết để thúc đẩy các quá trình ở tầng vật lý có thể hoạt động.
Nguyên tắc sử dụng card mạng cần biết
Bởi vì mỗi card mạng máy tính bàn sẽ tương ứng với một địa chỉ MAC khác nhau. Do đó, chúng sẽ không trùng khớp hoặc giống với bất kỳ một địa chỉ nào trên mạng. Chính vì thế, người dùng sẽ dễ dàng phân biệt được các network card với nhau.
Trong đó, địa chỉ MAC thông thường sẽ được cung cấp từ Institute of Electrical and Electronics Engineers (IEEE) và các nhà sản xuất network interface card này.
Địa chỉ MAC gồm có 6 byte, trong đó chứa 3 byte là số seri của các card mạng từ nhà sản xuất và 3 byte chứa mã số của nhà sản xuất đó. Chính vì thế, địa chỉ MAC này không thể giống nhau được. Do đó, đường truyền dữ liệu vào ra luôn được đảm bảo ở mức chính xác tuyệt đối.
Đồng thời, card mạng còn sử dụng theo một nguyên tắc chung nhất định là giao tiếp giữa máy tính và các mạng theo quy trình điều khiển network card được nạp thông qua việc kết buộc một chồng giao thức.
Nhờ vậy, dây cáp gắn vào card mạng pc này mới có thể nhận và truyền tín hiệu qua lại giữa các thiết bị máy tính với nhau.
Các loại card mạng hiện nay
Trên thị trường hiện nay có hai loại card mạng có dây và không dây. Tuy nhiên, thiết bị này được người dùng dựa vào giao diện máy chủ hay tốc độ truyền để phân thành nhiều loại khác nhau. Cụ thể như sau:
1. Dựa trên khả năng kết nối mạng
Nếu như network card có khả năng kết nối với Modem thì bộ định tuyến sẽ định hình thành trên hai hình thức NIC có dây và không dây. Đối với một NIC có dây thì thường phải kết nối vào mạng với cáp quang hay cáp Ethernet.
Còn đối với NIC không dây thì thiết bị sẽ dùng sóng vô tuyến để giao tiếp cũng như tham gia vào hệ thống mạng thông qua một chiếc ăng ten nhỏ.
2. Dựa trên Bus Interfaces
Nếu như dựa trên Bus Interfaces để phân loại card mạng thì thiết bị này lại được phân thành những loại nhỏ sau đây:
Industry Standard Architecture (Card mạng ISA)
ISA là một kiến trúc bus tiêu chuẩn được ra đời vào năm 1981 với mục đích dành riêng cho những máy PC tương thích của IBM.
Tuy nhiên, bởi vì dữ liệu chỉ được truyền tải với tốc độ 9Mbps nên ISA không còn được kinh doanh và sử dụng trong các cửa hàng hiện nay nữa.
Peri Foreign Component Interconnect (Card mạng PCI)
Cũng giống như ISA, PCI cũng được phát triển vào năm 1990 với mục đích cải thiện những khuyết điểm của ISA. Do đó, sản phẩm này có khả năng truyền dữ liệu 133MB/s (tương ứng width cố định là 32 bit) cùng với 266MB/s (tương ứng 64 bit).
Loại card mạng này được sử dụng lần đầu tiên trong máy chủ. Sau đó được áp dụng phổ biến vào các loại máy tính để bàn.
Song, với sự phát triển của công nghệ 4.0 thì hầu hết PC không còn sử dụng những thiết bị card mạng rời này nữa. Mà thay vào đó là ứng dụng những loại card mạng đã được tích hợp sản vào bo mạch chủ của PC.
Chính vì thế, sau khi ra đời không bao lâu, PCI cũng được thay thế bằng những loại khác như USB hoặc cổng PCI-X.
Peripheral Component Interconnect eXtended (Card mạnh PCI-X)
Khác với những sản phẩm trên, PCI-X là một dạng công nghê bus nâng cao. Thiết bị này được phép truyền tải dữ liệu lên đến 1064MB/s và hoạt động ở 64 bit. Bên cạnh đó, trong một vài trường hợp nhất định, PCI-X còn có khả năng tương thích ngược với card mạng pc NIC.
Peri Foreign Component Interconnect Express (Card mạng PCle)
Một trong những tiêu chuẩn hiện đại và phổ biến nhất hiện nay chính là card mạng PCle. Thẻ PCle được biết đến với 5 phiên bản khác nhau và mỗi phiên bản có khả năng hỗ trợ truyền dữ liệu với tốc độ khác nhau.
Universal Serial Bus (Card mạng giao diện mạng USB)
USB bus được biết đến là một sản phẩm chuẩn bus bên ngoài. Hơn nữa, thiết bị này còn có nhiều phiên bản với nhiều tốc độ truyền dữ liệu khác nhau.
Ngoài ra, loại card mạng không dây này cũng được người dùng xem như là một loại card NIC có khả năng kết nối Wifi.
3. Dựa trên loại cổng
Bởi vì có nhiều loại dây truyền tín hiệu khác nhau, do đó, các cổng kết nối cũng đa dạng. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có 4 loại cổng kết nối như sau:
- Cổng RJ-45 thường được sử dụng để kết nối với những loại cáp xoắn đôi (chẳng hạn như Cat6 và Cat5).
- Cổng BNC dành riêng cho những loại cáp đồng trục mỏng (chẳng hạn như cáp BNC).
- Cổng AUI thường được sử dụng cho cáp đồng trục dày (chẳng hạn như cáp thu phát AUI).
- Cổng quang thường được sử dụng cho các bộ thu phát (chẳng hạn như bộ thu phát 10G/25G).
4. Dựa trên trường ứng dụng
Ngoài những cách phân loại như trên, card mạng còn được phân loại dựa trên trường ứng dụng của chúng.
Card NIC máy tính
Ngày nay, hầu hết máy tính chúng ta dùng đều có NIC tích hợp trong bo mạch chủ. Chính vì thế, không cần phải sử dụng một card mạng LAN riêng.
Loại card mạng này thường chạy với tốc độ 10/100Mbps và cứ khoảng 1Gbps sẽ cho phép một PC kết nối với một PC khác hoặc mạng khác.
Card mạng máy chủ
Khác với những card mạng thông thường khác, card mạng máy chủ có chức năng chính là xử lý và quản lý lưu lượng mạng.
Chính vì thế, bộ điều hợp máy chủ của card mạng này thường có tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn, chẳng hạn 10G, 25G, 40G và đôi lúc có thể lên đến 100G.
Bên cạnh đó, bởi vì bộ điều khiển mạng có thể nhận được nhiều tác vụ khác nhau từ CPU. Do đó loại card mạng dành cho máy chủ này thường có tỷ lệ chiếm dụng CPU ở mức thấp.
Để đáp ứng nhu cầu tốc độ kết nối mạng của người dùng, FS đã cho ra mắt loại card mạng NIC 25G/40G và PCle 10G, giúp hỗ trợ xử lý cũng như tối đa hóa công việc cho máy chủ và mạng thông qua bộ điều khiển Intel.
Lời kết
Với những thông tin cần thiết về card mạng mà Vietnix vừa chia sẻ, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm về loại thiết bị này. Hy vọng bạn có thể lựa chọn cho máy tính của mình sản phẩm phù hợp nhất để cải thiện mạng máy tính.