Workshop là một thuật ngữ có lẽ đã quá quen thuộc trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ định nghĩa workshop là gì? Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau và các hướng dẫn tổ chức workshop hiệu quả khiến bạn cảm thấy băn khoăn. Qua bài viết dưới đây, Vietnix sẽ giúp bạn hiểu khái quát hơn về thuật ngữ này!
Workshop là gì?
Workshop là một hình thức hội thảo tương tác, nơi các cá nhân cùng trao đổi kiến thức chuyên sâu, phát triển kỹ năng thực tiễn và chia sẻ kinh nghiệm quý báu trong đa dạng lĩnh vực. Từ các buổi workshop chuyên đề tập trung vào nâng cao nghiệp vụ đến các buổi trò chuyện mở về kỹ năng sống, workshop mang đến cơ hội học hỏi và phát triển không ngừng.
Lợi ích khi tổ chức workshop
Những thông tin trên Vietnix đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm workshop là gì. Hiện nay, tại các trường học hay một số công ty thường xuyên tổ chức workshop. Vậy lý do nào khiến workshop lại được chú trọng nhiều như vậy?
Một số thông tin dưới đây sẽ giúp bạn biết được những lợi ích nổi bật khi tổ chức một buổi workshop:
- Người tham gia sẽ được học hỏi thêm nhiều kiến thức, kĩ năng từ diễn giả.
- Bạn sẽ được nâng cao các kỹ năng cần thiết.
- Là một buổi giao lưu rất thú vị đối với những bạn mang tính hướng nội. Mỗi người sẽ được bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân cùng nhau bàn luận về một vấn đề.
- Học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm từ những tiền bối đi trước.
- Là nơi để mở rộng mối quan hệ, tìm kiếm thêm nhiều đối tác, khách hàng tiềm năng.
- Các doanh nghiệp tổ chức workshop sẽ tiết kiệm được chi phí marketing, truyền thông, quảng bá thương hiệu.
- Phát triển kỹ năng làm việc nhóm.
- Phát triển khả năng sáng tạo, tư duy.
Hoạt động workshop tại Việt Nam
Tổ chức workshop hiện nay ngày càng xuất hiện nhiều và đa dạng hơn. Chúng xuất hiện trong nhiều ngành nghề khác nhau như công nghệ thông tin, các lĩnh vực marketing hay y tế, giáo dục,…
Hiện nay, workshop tại Việt Nam phổ biến nhiều nhất ở các bạn sinh viên là chủ yếu. Tần suất tổ chức workshop tại các doanh nghiệp vẫn ít. Nếu bạn biết tận dụng mô hình này cho doanh nghiệp sẽ đem lại rất nhiều lợi ích và sẽ bớt được một khoản chi phí không hề nhỏ cho truyền thông. Khi có sản phẩm bạn nên tận dụng các buổi gặp mặt để quảng bá, cũng như thử nghiệm và thu thập ý kiến của cộng đồng.
Các hình thức workshop phổ biến hiện nay
Workshop là một trong những hoạt động không chỉ được ưa chuộng tại Việt Nam mà còn trên cả thế giới. Các buổi tổ chức workshop ở nước ta hiện nay đa phần diễn giả là những giáo sư và các chuyên gia đã có những thành tựu nhất định trong lĩnh vực của họ.
Hiện nay, có 4 nhóm hình thức rất phổ biến và hay sử dụng, bao gồm:
1. Workshop chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm
Đây được xem là hình thức dễ tổ chức và phổ biến nhất hiện nay. Loại hình này thường được tổ chức kéo dài từ 3 đến 4 tiếng với quy mô vừa từ vài chục đến vài trăm người tham dự.
Hơn nửa buổi đầu của workshop sẽ là thời gian dành cho các diễn giả chia sẻ kiến thức và thời gian còn lại sẽ dành cho mọi người đặt câu hỏi và trao đổi vấn đề. Sau những buổi tổ chức chia sẻ thông tin như vậy, người tham gia có thể học hỏi được rất nhiều kiến thức bổ ích.
2. Workshop đào tạo
Loại hình này thường được các công ty, doanh nghiệp sử dụng là chủ yếu và được sử dụng trong nội bộ công ty. Chúng nhằm mục đích nâng cao kinh nghiệm tác phong và nghiệp vụ của nhân viên. Tại đây, bạn sẽ được hướng dẫn thực hành luôn ngay tại buổi hội thảo. Đối tượng tham gia buổi chia sẻ kiến thức đa số là những người muốn nâng cao trình độ của mình.
3. Workshop thực hành
Workshop thực hành phổ biến trong nhiều lĩnh vực như nấu ăn, cắm hoa nghệ thuật, thời trang,… Tại workshop thực hành, bạn vẫn được lắng nghe những chia sẻ, kinh nghiệm quý báu của các chuyên gia trong suốt thời gian làm việc. Thời gian còn lại, người tham dự không cần đặt câu hỏi mà có thể bắt tay ngay vào thực hành và trải nghiệm. Đó là khoảng thời gian tuyệt vời vì bạn có thể trực tiếp làm những việc mà trước đây không thể đạt được.
4. Workshop với mục đích marketing
Được tổ chức với quy mô lớn có thể từ 100 đến 1000 người tham dự. Loại hình này thường sẽ tập trung nhiều diễn giả danh tiếng trên thế giới đến để chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm. Ngoài ra, buổi hội thảo sẽ có sự tham dự của nhiều nhãn hàng nổi tiếng và các chuyên gia trong ngành.
Mục đích của buổi workshop nhằm quảng bá thương hiệu rộng rãi hoặc các sản phẩm mới.
Các bước triển khai 1 buổi workshop thành công
Để tổ chức được một buổi workshop thành công sẽ dựa vào nhiều yếu tố và rất cần sự nỗ lực. Cần định hướng và xây dựng một kế hoạch tốt để tạo nên buổi chia sẻ thành công và để lại ấn tượng với người tham dự.
Dưới đây là các bước chi tiết triển khai 1 buổi workshop thành công:
1. Chuẩn bị kế hoạch trước buổi workshop
Cần xác định rõ mục tiêu, thời gian diễn ra các hoạt động và kết quả cần đạt được sau khi kết thúc chương trình.
Để có thể tiếp cận được đúng đối tượng và quản lý tốt cần lập danh sách số lượng người tham gia. Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, chọn địa điểm tổ chức phù hợp.
2. Xác định vai trò của đối tượng tham dự
Mỗi vị trí trong buổi hội thảo sẽ có trách nhiệm, vai trò khác nhau. Cần lên danh sách cụ thể những đơn vị, các cá nhân tham gia chương trình. Người ghi chép và người điều phối công việc phải cụ thể và rõ ràng. Trong một buổi workshop mỗi người sẽ có vai trò riêng, cụ thể như sau:
- Người điều phối (Facilitator): Người điều phối có nhiệm vụ quan trọng, chịu trách nhiệm chỉ đạo và theo dõi toàn bộ quá trình buổi workshop, nhằm đảm bảo buổi tổ chức diễn ra theo đúng kế hoạch. Là người chịu trách nhiệm lớn nhất, truyền tải thông tin từ người tham dự đến diễn giả nhanh chóng và kịp thời.
- Người chi chép (Note-taker): Là người ghi chép lại toàn bộ các thông tin, hoạt động quan trọng trong buổi workshop. Những thông tin đó có thể là: ý kiến từ người tham dự, câu trả lời từ chuyên gia, mục tiêu chưa thực hiện được,… và làm báo cáo lại sau buổi hội thảo.
- Người giám sát thời gian (Timekeeper): Nhiệm vụ chính của người giám sát thời gian chính là theo dõi timeline của buổi workshop, đảm bảo các hạng mục diễn ra theo đúng kế hoạch thời gian. Ngoài ra, trong các tình huống phát sinh thì Timekeeper cần điều chỉnh cho phù hợp với tổng lượng thời gian của chương trình.
- Người tham dự (Participant): Là khán giả, người trực tiếp tham dự buổi chia sẻ thông tin, là người lắng nghe và đưa ra những câu hỏi cho diễn giả. Người tham dự là thành phần quan trọng nhất trong danh sách này, họ quyết định buổi workshop thành công hay thất bại.
Việc xác định đối tượng giúp hoạt động đạt kết quả cao và mang tính chuyên nghiệp hơn. Để người tham gia có sự chuẩn bị tốt hơn cần trao đổi thông báo trước những hoạt động, kịch bản ngày hôm đó.
3. Lựa chọn địa điểm tổ chức
Tùy theo số lượng người tham dự để lựa chọn địa điểm phù hợp. Số lượng ít dưới 10 người nên chọn những phòng họp hội nghị. Số lượng người tham dự tầm vài chục đến vài trăm nên chọn những địa điểm ngoài trời.
4. Tiến hành tổ chức theo dự kiến
Mở màn cho buổi workshop là những lời chào, giới thiệu sơ bộ về khung thời gian diễn ra chương trình từ người điều phối. Trong quá trình diễn ra buổi workshop, người tham dự nên lắng nghe những chia sẻ từ chuyên gia.
Đây sẽ là những kiến thức rất hữu ích, có thể sẽ giải đáp hết những thắc mắc về chủ đề. Bạn có thể đặt câu hỏi để thảo luận giúp hoạt động diễn ra sôi nổi đạt kết quả cao.
5. Tổng kết và rút kinh nghiệm sau workshop
Đến gần hết thời gian diễn ra người điều phối sẽ tổng kết lại chương trình. Trả lời và hoàn thành tất cả câu hỏi của người tham dự đặt ra. Tiếp theo là gửi tài liệu đến người tham dự nếu có.
Những quy tắc cần tuân thủ để tổ chức workshop thành công
Để tổ chức workshop thành công phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, tuy nhiên, có một số quy tắc bạn cần biết để buổi workshop hiệu quả nhất:
- Các thành viên trong buổi workshop cần tôn trọng ý kiến, quan điểm lẫn nhau.
- Buổi workshop cần đảm bảo đúng thời gian dự kiến.
- Người tham dự tích lũy những kiến thức phù hợp, không bày tỏ thái độ tiêu cực với những kiến thức không phù hợp với cá nhân mình.
- Người tham dự có thể thảo luận, bày tỏ quan điểm trên tinh thần chia sẻ, học hỏi không chỉ từ diễn giả mà còn từ những người xung quanh.
- Mọi vấn đề xuyên suốt hội thảo cần tập trung vào chủ đề chính thức của workshop.
- Các vai trò tham dự cần có sự tổng kết và đưa ra đồng thuận cuối cùng.
Một số ví dụ về workshop ở Việt Nam
Một số ví dụ về workshop hiện nay có thể kể đến như:
1. Vẽ tranh thư giãn – Workshop Hà Nội
Nếu là người yêu thích nghệ thuật, bạn không thể bỏ qua workshop vẽ tranh thư giãn. Đến với workshop này, ngay cả khi bạn chưa từng cầm cọ vẽ, bạn sẽ được đánh thức khả năng hội họa của mình và tìm thấy nguồn cảm hứng sáng tạo. Ngoài vẽ tranh, bạn còn có thể nhâm nhi tách cà phê trong không gian nghệ thuật của workshop.
Địa chỉ: Couchsurfing Cafe – Số 103A/2, Tập thể viện Mác Leenin, ngõ 84 Ngọc Khánh, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.
2. Content Marketing – Bí mật thành công: FPT Polytechnic
Content Marketing – Bí mật thành công là buổi workshop do Cao đẳng FPT Polytechnic tổ chức, nơi chia sẻ về kiến thức content marketing. Với sự có mặt của nhiều giảng viên hàng đầu, bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích và có cái nhìn chính xác hơn về lĩnh vực rộng lớn này.
Câu hỏi thường gặp
Mục đích của workshop là gì?
Nói chung, workshop là sự kiện được tổ chức tập trung những người có sở thích, chuyên môn hoặc nghề nghiệp trong một lĩnh vực cụ thể, đang tích cực tham gia
thảo luận và nghiên cứu chuyên sâu về một chủ đề hoặc dự án cụ thể.
Sự khác biệt giữa workshop và đào tạo là gì?
Đào tạo là hành động giảng dạy, trong khi workshop là nơi người tham dự sẽ trực tiếp tham gia vào một cuộc thảo luận và hoạt động chuyên sâu, từ đó tích lũy được cho mình những kinh nghiệm quý giá.
Điều gì tạo nên một buổi workshop tốt?
Bí quyết đầu tiên để có một buổi workshop tuyệt vời là có sự cộng tác tích cực ngay từ đầu từ những người tham dự. Họ thật sự tò mò, tinh thần muốn học hỏi và mong muốn lắng nghe chia sẻ từ các diễn giả.
Vì vậy, bạn cần phải chuẩn bị cho buổi hội thảo thật tốt: cân nhắc những thông tin chia sẻ, lựa chọn diễn giả phù hợp với chủ đề,… Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khách quan khác như: địa điểm, thiết bị trình chiếu, địa điểm tổ chức,….
Có những mô hình workshop sáng tạo nào đang được áp dụng thành công tại Việt Nam?
Dưới đây là những mô workshop sáng tạo đang được áp dụng thành công tại Việt Nam:
1. Design Thinking: Là một quy trình tiếp cận giải quyết vấn đề tập trung vào người dùng, khuyến khích sự đồng cảm, sáng tạo và thử nghiệm để tìm ra các giải pháp đột phá. Rất phổ biến trong các lĩnh vực như phát triển sản phẩm, dịch vụ, marketing, giáo dục… Các doanh nghiệp lớn như Viettel, FPT, hay các startup công nghệ đều sử dụng Design Thinking để thúc đẩy đổi mới.
2. Lean Startup: Là phương pháp tiếp cận xây dựng doanh nghiệp mới với việc liên tục thử nghiệm và điều chỉnh sản phẩm dựa trên phản hồi của thị trường, giúp giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa nguồn lực. Được nhiều startup Việt Nam áp dụng để nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường, kiểm tra tính khả thi và điều chỉnh mô hình kinh doanh.
3. Agile: Tập trung vào việc làm việc theo nhóm nhỏ, linh hoạt và thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi. Rất phổ biến trong lĩnh vực phát triển phần mềm và các dự án đòi hỏi sự linh hoạt và thích ứng cao.
4. Gamification: Sử dụng các yếu tố trò chơi để tăng cường sự tham gia và tương tác của người tham gia. Có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, đào tạo, marketing và phát triển cộng đồng.
Làm thế nào để xây dựng một cộng đồng workshop vững mạnh, nơi mọi người có thể chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau?
Để xây dựng cộng đồng workshop vững mạnh, bạn cần tập trung vào:
1. Xác định rõ mục tiêu và giá trị cốt lõi: Cộng đồng này hướng đến đối tượng nào? Bạn muốn mang lại giá trị gì cho họ (kiến thức, kỹ năng, kết nối, cơ hội)? Điều gì làm cho cộng đồng của bạn khác biệt và thu hút so với những cộng đồng khác?
2. Xây dựng nội dung chất lượng và đa dạng: Tổ chức các workshop với nhiều chủ đề khác nhau, phù hợp với nhu cầu và trình độ của các thành viên. Sau đó cung cấp các tài liệu, bài viết, video liên quan đến chủ đề workshop để giúp mọi người tìm hiểu sâu hơn. Cuối cùng khuyến khích các thành viên chia sẻ kinh nghiệm, bài học của họ sau mỗi workshop.
3. Tạo môi trường tương tác và kết nối: Sử dụng các nền tảng mạng xã hội, diễn đàn hoặc nhóm chat để mọi người có thể dễ dàng trao đổi, thảo luận. Có thể tổ chức các buổi gặp mặt, giao lưu để tăng cường kết nối giữa các thành viên. Cùng với việc tạo các trò chơi, thử thách, hoặc các hoạt động nhóm để khuyến khích sự tham gia và tương tác.
4. Xây dựng đội ngũ quản trị và điều phối: Tìm kiếm những người có cùng đam mê, nhiệt huyết và sẵn sàng đóng góp cho cộng đồng. Phân chia công việc cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo mọi hoạt động diễn ra suôn sẻ. Thường xuyên thu thập ý kiến phản hồi từ các thành viên để cải thiện và phát triển cộng đồng.
Lời kết
Qua bài viết trên có lẽ đã giúp mọi người hiểu thêm được về workshop là gì? Các bước để triển khai một buổi workshop thành công. Hy vọng, những thông tin sẽ cung cấp đến bạn thêm nhiều kiến thức bổ ích. Hãy thường xuyên truy cập vào website Vietnix để tình hiểu nhiều kiến thức hay bạn nhé!