Hiện nay, bạn có thể thấy nhiều doanh nghiệp tuyển dụng vị trí Fresher, Junior và Senior. Các cấp bậc này thể hiện cho quá trình làm việc và thăng tiến của chính bạn. Vậy Fresher, Junior và Senior là gì? Hãy để Vietnix giải đáp cho bạn từ A đến Z qua bài viết hữu ích dưới đây.
Senior là gì? Đặc điểm và vị trí phổ biến
Khái niệm
Senior là khái niệm dùng để chỉ những người, cá nhân có một số kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn của họ. Họ thường phải trải qua các giai đoạn khác, chẳng hạn như thực tập sinh, sinh viên năm nhất hoặc sinh viên năm cuối, trước khi họ có thể đạt đến trình độ cao cấp.
Những người này, họ có kiến thức chuyên môn rất cao và giàu kinh nghiệm trong công việc. Chính vì thế, Senior luôn là những người mà Fresher muốn học hỏi từ họ.
Tùy thuộc vào khả năng và năng lực của mỗi người sẽ được phân thành các cấp độ. Một người có thời gian làm việc ở một lĩnh vực trên 5 năm sẽ được gọi là Senior.
Đặc điểm
- Chuyên môn: Senior được đào tạo một cách chuyên nghiệp, đã từng trải nghiệm các dự án thực tế, hiểu biết sâu rộng và cách tiếp nhận vấn đề tinh tế.
- Bề dày kinh nghiệm: Senior là vị trí cập bậc cao nhất so với Fresher và Junior, tương đương với vị trí quản lý hoặc trưởng phòng. Vì vậy, vị trí Senior thường cần người có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên.
- Các kỹ năng mềm cần có: lãnh đạo, giao tiếp, quản trị, giải quyết vấn đề,…
Các vị trí phổ biến
Trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin (IT):
- Senior UX Designer.
- Senior Data Scientist.
- Senior DevOps Engineer.
- Senior Product Manager.
- Senior Software Engineer.
Trong lĩnh vực Tài chính:
- Senior Risk Manager.
- Senior Accountant.
- Senior Compliance Officer.
- Senior Investment Banker.
- Senior Financial Analyst.
Trong mảng Marketing:
- Senior Digital Marketing Manager.
- Senior Social Media Manager.
- Senior Marketing Manager.
- Senior Content Marketing Manager
- Senior Brand Manager
Trong phân khúc Bán hàng:
- Senior Business Development Manager.
- Senior Account Manager.
- Senior Sales Manager.
- Senior Sales Representative.
Hiểu rõ hơn về Senior là chức vụ gì qua mô tả công việc
Mỗi cấp bậc đều có những công việc khác nhau, Senior cũng vậy. Công việc của Senior sẽ khác với công việc của Fresher hay Intern. Ngoài việc thực hiện các công việc mang tính chuyên môn, họ còn phải thực hiện những công việc khác theo yêu cầu của cấp trên.
Một số công việc Senior thường thực hiện là:
- Thực hiện các công việc tìm hiểu nhu cầu và tiếp cận khách hàng. Để từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp.
- Chịu trách nhiệm phát triển những công việc chuyên môn. Đồng thời, tối ưu hiệu quả công việc của những cấp bậc khác.
- Đào tạo và hướng dẫn cho những Fresher, Junior và Intern theo phân công của cấp trên.
- Đưa ra những giải pháp và kế hoạch để tối ưu hiệu quả công việc. Từ đó, giúp công ty hoạt động và phát triển tốt hơn.
- Chịu trách nhiệm thực hiện các công việc, báo cáo theo yêu cầu của cấp trên.
So sánh Senior và Junior chi tiết
Senior và Junior nhìn chung tương tự nhau về công việc, tuy nhiên, điểm khác biệt giữa hai cấp độ là số năm chuyên môn cũng như mức thu nhập của họ. Cụ thể sự khác biệt như sau:
- Junior: Thường có kinh nghiệm và năng lực thấp, từ 6 tháng đến 2 năm, tùy theo lĩnh vực hoạt động. Thiếu kinh nghiệm trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến sự cố. Nhân viên cấp dưới sẽ được giao nhiệm vụ xử lý các công việc chuyên môn có độ khó trung bình và được quản lý trực tiếp đưa lên. Tuy nhiên theo thỏa thuận mức lương sẽ thấp hơn so với Senior.
- Senior: Thường có nhiều kinh nghiệm hơn, từ 1 đến 5 năm, tùy theo lĩnh vực hoạt động. Ngoài ra, Senior cũng có kỹ năng mềm tốt hơn nên sẽ được giao những nhiệm vụ quan trọng hơn Junior, chẳng hạn như xử lý các vấn đề phát sinh.
Đặc điểm | Junior | Senior |
---|---|---|
Kinh nghiệm | Từ 6 tháng đến 2 năm. | Từ 1 năm đến 5 năm. |
Công việc | Thường những người ở cấp bậc này chưa có những kinh nghiệm trong việc xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc. Thông thường, những người ở cấp bậc này sẽ đảm nhiệm công việc xử lý các vấn đề có mức độ khó vừa phải. | Những người này sẽ có khả năng làm việc độc lập rất tốt và giàu kinh nghiệm, kỹ năng. Vì thế, Senior sẽ đảm nhận xử lý những công việc rắc rối hơn, đồi hỏi khả năng chuyên môn cao hơn. |
Thu nhập | Mức thu nhập theo thỏa thuận, thấp hơn Senior. | Mức thu nhập cao hơn Junior. |
Một số kỹ năng cần thiết dành cho Senior
Để trở thành một Senior đòi hỏi rất nhiều yếu tố, từ kỹ năng đến kinh nghiệm làm việc. Trong một số doanh nghiệp, các kỹ năng này sẽ được chuyên gia đánh giá về senior class xem như tiêu chí tuyển dụng hàng đầu với:
Kỹ năng lãnh đạo
Đây là kỹ năng vô cùng quan trọng, bắt buộc Senior cần phải có. Bởi vì, Senior thường sẽ làm việc độc lập và có trách nhiệm hướng dẫn và quản lý những nhóm nhân viên nhỏ hơn. Chính vì thế, việc lãnh đạo tốt sẽ giúp Senior dễ dàng trong việc phân công và xử lý những vấn đề phát sinh trong công việc. Đồng thời, kỹ năng lãnh đạo tốt còn góp phần rất lớn trọng sự thành công trong công việc.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Ngoài nhiệm vụ giải quyết những công việc liên quan đến chuyên môn, một Senior còn phải giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình là việc. Chính vì vậy, kỹ năng giải quyết vấn đề là kỹ năng vô cùng cần thiết ở một Senior. Như vậy, mới có thể đảm bảo tiến độ và kết quả của công việc một cách tốt nhất.
Khả năng làm việc nhóm
Bên cạnh tính chuyên môn, kỹ năng làm việc nhóm cũng vô cùng cần thiết. Do ngoài công việc quản lý thì Senior còn phải gặp mặt và làm việc với các thành viên khác trong công ty. Vì thế, kỹ năng làm việc nhóm có vai trò rất lớn trong sự phối hợp với nhóm để mang đến kết quả làm việc tốt nhất.
Kỹ năng làm việc với khách hàng
Senior đảm nhận rất nhiều công việc, tiếp cận khách hàng cũng là một công việc của Senior. Mỗi khách hàng sẽ có một đặc trưng tính cách khác nhau. Do đó, để có một buổi làm việc tốt cần trang bị một tinh thần và kỹ năng làm việc tốt nhất. Biết cách lắng nghe, chăm sóc khách hàng chính là công cụ tốt nhất cho một Senior.
Kỹ năng giao tiếp
Do đặc thù công việc của Senior cần phải làm việc và giao tiếp với nhiều người. Vì thế, kỹ năng giao tiếp là kỹ năng không thể thiếu của một Senior. Đây không chỉ là một kỹ năng thuyết trình hay kỹ năng nói chuyện mà còn là khả năng đàm phán với người khác.
Ngoài khả năng truyền đạt thì còn cần phải trang bị khả năng nhận biết cảm xúc của người khác. Dựa vào đó để đưa ra các quyết định và hướng đi phù hợp cho một cuộc giao tiếp.
Kỹ năng tổ chức
Senior là cấp bậc cần quản lý nhiều dự án với mô hình công việc phức tạp và áp lực. Vì vậy, người ở chức vị này cần có kỹ năng tổ chức để quản lý nguồn lực, thời gian cũng như công việc một cách hợp lý. Các senior khi có kỹ năng tổ chức sẽ linh hoạt căn chỉnh tiến độ công việc, duy trì phong độ làm việc cũng như nâng cao sự chuyên nghiệp của mình.
Kỹ năng quan sát và phân tích
Kỹ năng quan sát giúp cho các Senior nhanh chóng nắm bắt vấn đề, từ đó phát hiện các ưu điểm và khuyết điểm của dự án, cũng như các rủi ro tiềm ẩn để kịp thời ngăn chặn. Ngoài ra, các Senior thường xuyên làm những công việc có tính chất phức tạp, vì vậy họ cần có kỹ năng phân tích vấn đề nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp và hiệu quả nhất.
Kỹ năng ra quyết định
Senior là người có quyền hạn và trách nhiệm cao hơn so với chức vụ Fresher và Junior. Vậy nên, họ thường là người đưa ra các quyết định mang tính chất quan trọng và phức tạp để đảm bảo tiến độ công việc và hoàn thành tốt các mục tiêu của công ty. Do đó, kỹ năng ra quyết định rất cần thiết đối với người giữ chức vụ này.
Đối với Senior, họ cần đánh giá dữ liệu, tình huống cũng như các tùy chọn để đưa ra những đề xuất và quyết định có lợi nhất. Đồng thời, dựa vào kinh nghiệm và năng lực của bản thân, các Senior cần hiểu rõ những hậu quả, rủi ro để tìm kiếm và sử dụng các nguồn thông tin đáng tin cậy để kịp thời khắc phục.
Tìm hiểu về Senior Manager và Senior Developer
Senior Manager và Senior Developer là hai vị trí luôn có mặt trong mọi doanh nghiệp. Vậy, Senior Manager và Senior Developer là gì? Làm những công việc như thế nào?
Senior Manager
Senior Manager là khái niệm dùng để chỉ vị trí quản lý cấp cao. Những người ở vị trí này không chỉ có năng lực về chuyên môn mà kỹ năng mềm và khả năng lãnh đạo của họ rất tốt. Sự thành công này là nhờ quá trình trau dồi, nỗ lực và sự cầu tiến của họ. Chính vì thế, họ được đánh giá cao hơn so với các cấp bậc khác và được giao quản lý những nhân viên khác.
Nhìn chung, các đặc thù công việc cũng tương tự như Manager thông thường. Do vị trí này đảm nhận những công việc quan trọng nên cần đảm bảo đáp ứng đủ điều kiện.
Một số điều kiện cơ bản cho vị trí này là:
- Có độ tuổi từ 24 tuổi đến 30 tuổi.
- Có khả năng lãnh đạo và biết cách quản trị nguồn nhân sự.
- Có tư duy về hệ thống công việc, có sự tự tin.
- Đã có những kinh nghiệm nhất định liên quan đến công việc.
- Có ngoại ngữ tốt và sử dụng thành thạo tin học văn phòng.
Ứng với những điều kiện và yêu cầu trên là một mức lương rất tốt và nhiều chế độ đãi ngộ.
Senior Developer
Senior Developer là khái niệm được đưa ra nhằm chỉ những người lập trình viên cấp cao. Senior Developer có thể đảm nhận mọi công việc trong quá trình phát triển phần mềm. Họ có thể thực hiện từ khâu lên ý tưởng cho đến khâu thiết kế, phát triển, liên hệ với khách hàng.
Đồng thời, họ còn đảm nhận công việc trao đổi, giải quyết mọi vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Chính vì thế, họ thường được giao những công việc quan trọng của công ty.
Một số công việc chính của Senior Developer là:
- Liên hệ và trao đổi với khách hàng, nhằm tìm hiểu và giải quyết những vấn đề khách hàng đang gặp phải.
- Thực hiện công việc phân tích và họp bàn cùng cả nhóm để đưa những giải pháp phù hợp cho phần mềm. Đồng thời, đưa ra được thời gian có thể hoàn thành công việc cho khách hàng.
- Phân chia công việc cho các thành viên mới trong nhóm. Điều này để giúp cho người mới có thể phối hợp chặt chẽ để hoàn thành công việc tốt nhất.
- Phê duyệt code và kiểm thử các phương án được đưa ra.
- Đưa ra kế hoạch để cải thiện chất lượng của hệ thống, trong trường hệ thống chưa đạt được hiệu suất tốt.
- Sửa các đoạn code bị lỗi và hoàn thiện các code chưa hoàn thành để hệ thống hoạt động hiệu quả nhất.
Để trở thành Senior là năm mấy?
Tùy thuộc theo từng ngành nghề và cách thức xét duyệt của doanh nghiệp mà thời gian để trở thành Senior có sự thay đổi. Thông thường, để tiến chức lên Senior, bạn cần ít nhất từ 5 năm hoặc 10 năm kinh nghiệm. Tuy vậy, ở một số công ty sẽ căn cứ dựa trên năng lực, thành tựu và những đóng góp của bạn dành cho công ty mà thời gian trở thanh Senior có thể sớm hơn.
Mức lương của Senior hiện nay là bao nhiêu?
Hiện nay, mức lương của Senior được đánh giá khá hấp dẫn. Dựa trên báo cáo của Vietnamsalary, mức lương trung bình cho cấp bậc này dao động từ 9.000.000 VNĐ/Tháng đến 60.000.000 VNĐ/Tháng, chưa phụ cấp lương, thưởng và chính sách nhân viên. Ngoài ra, lương của Senior còn có thể biến đổi tùy thuộc vào một số tổ chức sẽ căn cứ dựa trên bề dày kinh nghiệm và cống hiến của nhân viên.
Cơ hội việc làm và cách tìm việc cho Senior
Hiện nay, cơ hội việc làm dành cho Senior là rất cao, gần như mọi doanh nghiệp đều cần vị trí này để đảm nhiệm các công việc chính. Hơn thế nữa, một Senior có kiến thức chuyên môn và kỹ năng tốt sẽ mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy vậy, thực trạng hiện tại cho thấy các bạn Senior vẫn còn gặp nhiều có khó khăn trong hành trình tìm việc, để giảm thiểu điều đó, bạn có thể tham khảo một vài cách thức sau:
- Cách 1: Bạn truy cập vào trang tuyển dụng của công ty mà mình muốn ứng tuyển. Cách này thường dành cho các Senior đã tìm được công ty phù hợp với mình trước đó.
- Cách 2: Trên các trang tìm kiếm việc làm, bạn nhập theo cú pháp Vị trí công việc + Senior. Ví dụ như: Developer Senior, Marketing Senior,…từ đó trang sẽ trỏ về các công ty đang tuyển dụng vị trí cận cần tìm.
- Cách 3: Tìm kiếm việc làm dựa trên các trang mạng xã hội và hội nhóm trên Linkedin, Facebook,…
Một vài khái niệm cấp bậc khác trong doanh nghiệp
Ngoài cấp bậc Senior được nhắc đến ở trên, doanh nghiệp còn có những cấp bậc sau:
Intern là gì?
Vị trí này dành cho những bạn sinh viên ở năm 2, năm 3, năm 4. Vị trí này sẽ mang đến những trải nghiệm về công việc và các tạo điều kiện cho sinh viên học hỏi. Để ứng tuyển vào vị trí này vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần trải qua cuộc phỏng vấn cơ bản, nếu phù hợp sẽ được nhận và phân công công việc phù hợp.
Fresher là gì?
Fresher là khái niệm được sử dụng để chỉ vị trí làm việc dành cho những bạn sinh viên vừa tốt nghiệp. Lúc này, họ đã có các kiến thức và kỹ năng nhất định nhưng chưa có kinh nghiệm thực tế.
Fresher là những bạn sinh viên vừa tốt nghiệp đại học, cao đẳng và mới tham gia vào thị trường lao động. Họ là những người được đào tạo về mặt chuyên môn tốt nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, luôn cần phải trau dồi và học hỏi để tích lũy thêm nhiều kỹ năng cũng như kinh nghiệm.
Fresher thường là cấp bậc thấp nhất trong khối văn phòng và đảm nhiệm các công việc vô cùng đơn giản. Bên cạnh đó, họ cần có sự chỉ dẫn từ Junior và Senior để tiến bộ hơn. Nhìn chung, fresher là những bạn trẻ rất năng động và tinh thần cầu tiến cao, do đó họ cũng là điểm sáng cho các doanh nghiệp hiện nay.
Executive là gì?
Executive được dịch theo sát nghĩa tiếng Anh là công việc điều hành, quản lý. Trong công việc, Executive là cấp bậc dành cho nhân viên chính thức của một công ty, doanh nghiệp, tổ chức.
Junior là gì?
Junior là thuật ngữ chỉ một nhân viên trẻ và có kinh nghiệm chỉ 1 hoặc 2 năm trong thị trường lao động. Vì vậy, Junior vẫn cần người giám sát, hướng dẫn để học hỏi và trau dồi các kỹ năng cũng như kiến thức cần thiết để hoàn thành tốt công việc. Tùy theo mỗi doanh nghiệp mà bề dày kinh nghiệm của bạn sẽ được xếp ở chức vụ Junior hoặc Senior. Hiện nay, một vài công ty sau 1-2 năm làm việc bạn đã có thể thăng chức lên Senior, tuy nhiên các tổ chức khác bạn vẫn ở vị trí Junior.
Phân biệt sự khác nhau giữa Intern, Fresher, Junior và Senior
Để phân biệt sự khác nhau giữa Intern, Fresher, Junior và Senior , bạn cần dựa vào tiêu chí về kiến thức chuyên môn, trách nhiệm trong công việc và mức thu nhập hàng tháng.
Chức vụ/Tiêu chí | Intern | Fresher | Junior | Senior |
Kiến thức chuyên môn | Chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm | Đã được đào tạo bài bản và có ít kinh nghiệm | Có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm từ 1-2 năm. | Có kiến thức chuyên môn cao và kinh nghiệm từ 2 năm trở lên. |
Trách nhiệm trong công việc | Chưa được giao nhiều trọng trách, chủ yếu là học hỏi từ Junior và Senior | Tương tự như Intern | Mức độ khó trong công việc ở mức trung bình, cần học hỏi thêm ở Senior | Đảm nhận nhiều trọng trách lớn trong công việc, kể cả việc quản lý Intern, Fresher và Junior. |
Mức thu nhập hằng tháng | Theo thỏa thuận của công ty, doanh nghiệp | Theo thỏa thuận của công ty, doanh nghiệp | Theo thỏa thuận của công ty, doanh nghiệp | Theo thỏa thuận của công ty, doanh nghiệp |
Lời kết
Bài viết trên đã mang đến cho bạn những thông tin tổng quan, hữu ích và giải đáp Senior là gì. Đồng thời, Vietnix hy vọng bạn sẽ hiểu thêm về cách phân biệt giữa Fresher, Junior và Senior một cách chi tiết, cũng như mô tả công việc của cấp bậc này trong mọi lĩnh vực.