Schema Job Posting là một loại schema markup giúp Google hiểu rõ hơn về nội dung tin tuyển dụng. Nếu được triển khai schema Job Posting đúng cách thì tin tuyển dụng của bạn không chỉ tiếp cận nhiều ứng viên hơn mà còn tăng tỷ lệ ứng tuyển đáng kể. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ cách thiết lập schema Job Posting với Rank Math, cũng như là cách sửa các lỗi thường gặp và tối ưu để đạt hiệu quả cao nhất.
Những điểm chính
- Khái niệm: Hiểu rõ Schema Job Posting là gì và lợi ích khi sử dụng schema này để cải thiện SEO cho nội dung tuyển dụng.
- Cách thêm Schema Job Posting: Các bước cụ thể để thiết lập Schema Job Posting trên bài viết hoặc trang bằng Rank Math, từ chỉnh sửa bài viết đến sử dụng Schema Builder.
- Thiết lập Schema Job Posting: Điều chỉnh các thông số như tiêu đề, mô tả, lương, địa điểm làm việc, yêu cầu bằng cấp và kinh nghiệm để đảm bảo thông tin hiển thị đầy đủ, chính xác.
- Sử dụng Schema Job Posting nâng cao: Học cách chỉnh sửa hoặc nhân bản các nhóm thuộc tính trong Advanced Editor để tối ưu hóa nội dung tuyển dụng.
- Tips và sửa lỗi Schema Job Posting: Biết cách tránh lỗi phổ biến như nội dung không khớp với dữ liệu, công việc hết hạn vẫn hiển thị, hoặc địa điểm làm việc không đúng.
- Biết thêm Vietnix là nhà cung cấp dịch vụ hosting chất lượng cao, bảo mật tốt.
Schema Job Posting là gì?
Schema Job Posting là loại Schema Markup cung cấp thông tin chi tiết về các tin tuyển dụng trên website. Schema nà giúp các công cụ tìm kiếm như Google hiểu rõ hơn về nội dung bài đăng. Đồng thời giúp hiển thị các thông tin quan trọng như vị trí công việc, mức lương, yêu cầu công việc, mô tả công việc và thông tin liên hệ trực tiếp trong kết quả tìm kiếm, đặc biệt là trong các “rich snippets”.
Nhờ vậy, tin tuyển dụng của bạn sẽ xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm của Google, hỗ trợ người tìm việc lọc và tìm kiếm công việc theo các tiêu chí cụ thể, từ đó tăng khả năng thu hút ứng viên. Đây được xem là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình SEO cho các trang tuyển dụng.
Nếu bạn đang phát triển một website có chứa các trang tuyển dụng, việc sử dụng Schema Job Posting trong Rank Math là điều cần thiết giúp tối ưu hóa SEO. Để tận dụng tối đa tính năng của công cụ này cũng như duy trì sự ổn định của trang web bạn có thể tham khảo ngay dịch vụ WordPress hosting tại Vietnix. Web hosting này chính là giải pháp hoàn hảo, không chỉ giúp website của bạn hoạt động mượt mà mà còn tặng kèm plugin Rank Math SEO Pro, Elementor Pro, Smush Pro và hơn 500 theme bản quyền hoàn toàn miễn phí khi đăng ký tại Vietnix. Liên hệ ngay để nhận thông tin chi tiết!
Cách thêm schema Job Posting vào bài viết hoặc trang
Trước khi bắt đầu, bạn hãy luôn đảm bảo rằng module Schema của Rank Math đã được bật. Bạn kiểm tra bằng cách nhấn vào Rank Math SEO ở sidebar bên trái trong trang quản trị WordPress rồi chọn Dashboard rồi bật nó lên.
Bước 1: Chỉnh sửa bài viết hoặc trang
Để thêm schema Job Posting, trước tiên bạn cần truy cập trang mà bạn muốn thêm schema. Sau đó, bạn chọn Edit bài đăng.
Bước 2: Mở Rank Math trong thanh bên Gutenberg
Sau khi vào được trang, bạn nhấp vào biểu tượng SEO Rank Math hiển thị bên cạnh điểm SEO của trang này để mở SEO settings. Hoặc, bạn có thể nhấp vào ba dấu chấm dọc ở góc trên bên phải và chọn Rank Math trong phần Plugins như hình bên dưới.
Bước 3: Truy cập đến Schema Settings cho bài viết hoặc trang
Tại đây, bạn chọn vào tab Schema rồi chọn Schema Generator để bắt đầu tiến hành thiết lập.
Bước 4: Điều hướng đến Schema Builder của Rank Math
Tiếp theo, tại trang Schema Generator, bạn cần nhấp vào Use ở phần Job Posting để mở Schema Builder và tiến hành thiết lập.
Dưới đây là các tùy chọn Schema Builder sẵn có. Bạn cần đọc và điền tất cả các thông tin này, đặc biệt là thông tin có dấu * đỏ để đăng một bài tuyển dụng.
Thiết lập loại schema Job Posting với các tùy chọn có sẵn
Để giúp bạn có cái nhìn trực quan nhất, phần bên dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa và cách điền các thông tin sẵn có mà bạn cần hoàn thành trong Schema Builder cho Job Posting.
1. Tiêu đề – Headline
Nhập tiêu đề của bài đăng tuyển dụng tại đây, phần này bạn nên để là tên của vị trí công việc. Còn trong trường hợp bạn không thêm tiêu đề, Rank Math sẽ tự động sử dụng SEO title (%seo_title%) của bạn làm tiêu đề cho bài đăng.
2. Description
Tiếp theo, bạn cần nhập mô tả công việc vào trường này. Để thu hút các ứng viên tiềm năng, hãy luôn đảm bảo bạn đã thêm đầy đủ các chi tiết cần thiết về công việc, chẳng hạn như trách nhiệm, trình độ, kỹ năng, giờ làm việc, yêu cầu về học vấn và kinh nghiệm. Ngoài ra. bạn cũng có thể sử dụng các biến để truy cập metadata và kết hợp chúng với mô tả bài đăng tuyển dụng của mình.
3. Shortcode
Bạn có thể sao chép và dán shortcode vào bài đăng bằng cách sử dụng shortcode hoặc Schema Block trong Block Editor để tích hợp dữ liệu schema vào bất kỳ trang nào bạn muốn hiển thị tin tuyển dụng. Bước này giúp Google nhận diện và hiển thị thông tin chi tiết về bài đăng tuyển dụng trong kết quả tìm kiếm.
4. Đơn vị tiền tệ của lương – Salary Currency
Ở trường này, bạn cần nhập chính xác mã ISO của loại tiền tệ sẽ được sử dụng để trả lương vào ô này. Giả sử, USD (đô la Mỹ), EUR (euro), VND (đồng Việt Nam),…
5. Lương
Bạn cần nhập mức lương dự chi cho vị trí này bằng số vào mục Salary (Recommended). Sau đó, bạn hãy chọn khoảng thời gian trả lương từ danh sách thả xuống, bao gồm các tùy chọn: hàng năm, hàng tháng, hàng tuần, hàng ngày, hàng giờ,…
6. Ngày đăng – Date Posted
Tại mục này, bạn cần nhập ngày và giờ đăng bài tuyển dụng việc bằng công cụ chọn ngày và giờ, giúp ứng viên xác định được thời gian ứng tuyển đã kéo dài bao lâu, từ đó cân nhắc mức độ cạnh tranh.
7. Ngày hết hạn đăng bài
Với mục này, bạn hãy nhập hạn chót ứng tuyển của vị trí và cách nhập tương tự như ngày đăng ở trên. Thông tin này sẽ giúp ứng viên biết liệu vị trí còn tuyển dụng hay không và thời gian còn lại để ứng tuyển, từ đó hỗ trợ bạn tránh phải nhận quá nhiều CV do quên đóng form tuyển dụng.
8. Tự động gỡ bài đăng khi hết hạn
Trên thực tế, khi bạn đăng form tuyển dụng việc làm trên website, nếu ứng viên truy cập vào trang đã hết hạn, trải nghiệm của họ sẽ không tốt và Google cũng không muốn hiển thị thông tin như thế đến người dùng. Vì vậy các bài đăng hết hạn cần được gỡ xuống để tránh bị phạt.
Với Rank Math, bạn có thể dễ dàng kiểm soát các bài đăng hết hạn bằng cách bật tính năng Unpublish when Expired. Tính năng này giúp bài đăng sẽ tự động chuyển sang trạng thái Draft và trả về lỗi 404 khi người dùng truy cập vào trang tuyển dụng hết hạn.
9. Loại việc làm (khuyến nghị)
Tại đây, bạn có thể chọn loại hình làm việc phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của từng vị trí như thời gian, bán thời gian, thực tập sinh,… Thao tác tương đối đơn giản, bạn chỉ cần chọn Employment Type từ các tùy chọn có sẵn bên dưới.
10. Tổ chức tuyển dụng
Bạn cần nhập thông tin của bên đăng tuyển dụng vào trường này, thường là tên công ty. Dĩ nhiên, bạn cũng có thể để trống nếu bạn tuyển dụng cho cá nhân hoặc công ty của mình và Rank Math sẽ tự động lấy giá trị %org_name% để điền vào.
11. URL tổ chức (khuyến nghị)
Nếu bên đăng tin tuyển dụng có trang web, hãy nhập URL của trang web vào trường này. Trong trường hợp không có, bạn để trống trường này thì thông tin %org_url% của bạn sẽ được sử dụng.
12. Logo tổ chức (khuyến nghị)
Trường này sẽ cần bạn nhập URL logo của bên đăng tin tuyển dụng. Tỷ lệ logo tốt nhất có chiều rộng và chiều cao là 3×4 hoặc 5×2.
13. ID bài đăng (Khuyến nghị)
Đảm bảo bạn nhập một ID duy nhất, không trùng lặp cho từng vị trí tuyển dụng khác nhau. Bạn có thể yêu cầu nhà tuyển dụng cung cấp cho bạn một ID hoặc tự nhập một ID để lưu hồ sơ. Nếu để trống trường này, ID của bài đăng sẽ được sử dụng cho Posting ID.
14. Is Telecommute Job
Bạn chỉ bật tính năng này nếu tin tuyển dụng là công việc hoàn toàn làm từ xa – Job remote.
Lưu ý
Các công cụ tìm kiếm khuyên bạn chỉ nên đánh dấu công việc là Is Telecommute Job khi công việc đó hoàn toàn làm việc từ xa (100%) và không nên sử dụng khi công việc chỉ cho phép thỉnh thoảng làm work-from-home hoặc các hình thức tương tự.
15. Remote Job Location
Nếu bạn đã đánh dấu công việc Is Telecommute Job trong cài đặt trước đó, Rank Math sẽ mở thêm tùy chọn Remote Job Location. Bạn cần chỉ định ít nhất một quốc gia mà ứng viên có thể ứng tuyển cho công việc này. Để thêm các vị trí làm từ xa, bạn có thể nhấp vào Add Property Group để thực hiện.
16. Địa chỉ
Với trường này, bạn cần nhập vị trí nơi nhân viên sẽ đến làm việc hoặc trụ sở chính của doanh nghiệp. Các thông tin có thể bao gồm số tòa nhà, tên đường, khu vực, thành phố, mã bưu chính, quốc gia,… Bạn có thể bỏ qua các thông tin địa chỉ nếu đó là công việc làm từ xa.
Lưu ý
Nếu nhập địa chỉ, hãy chỉ định quốc gia theo định dạng ISO 3166-1 alpha-2 gồm hai chữ cái, ví dụ: US cho Hoa Kỳ, VN cho Việt Nam,…
17. Sử dụng Exp thay cho Education
Nếu bạn có thể xem xét kinh nghiệm là thay thế cho bằng cấp chính thức, hãy đặt tùy chọn này thành True. Khi đó, bạn phải điền thêm thông tin về yêu cầu giáo dục (Education Required) và kinh nghiệm (Experience Required) cho công việc đó.
18. Yêu cầu về bằng cấp
Nếu công việc yêu cầu bằng cấp cụ thể, bạn sẽ nhập yêu cầu đó vào bằng cách chọn trình độ học vấn từ tùy chọn sẵn có sau khi nhấn vào Add Property Group. Nếu công việc không yêu cầu bằng cấp, bạn có thể chọn No Requirements. Tuy nhiên, nếu bạn không chắc chắn về phần này thì không nên điền thông tin.
19. Yêu cầu kinh nghiệm
Ở phần này, bạn nhập số tháng kinh nghiệm tối thiểu mà ứng viên cần có để ứng tuyển vào công việc. Nếu công việc không yêu cầu kinh nghiệm, bạn cần điền giá trị 0 vào trường này.
Sau khi hoàn tất việc thêm tất cả các thông liên quan đến bài tuyển dụng trong Schema Builder của Rank Math, bạn chỉ cần nhấp vào Save for this Post. Sau đó, bạn chỉ cần cập nhật trang như bình thường, hoặc nhấp vào Publish nếu đây là bài mới. Để chắc chắn hơn, sau khi thực hiện điều chỉnh Schema Markup, bạn nên kiểm tra schema này bằng công cụ Google’s Rich Results.
Thêm nhiều địa điểm làm việc vào một schema Job Posting
Trong một số trường hợp, bạn cần đăng bài tuyển dụng có nhiều địa điểm làm việc. Nhưng thay vì bạn cần tạo nhiều bài viết giống nhau chỉ để thay đổi địa chỉ, bạn có thể thêm tất cả địa điểm vào cùng một schema Job Posting bằng Advanced Editor trong Rank Math theo các bước mình sẽ làm dưới đây:
Bước 1: Mở Advanced Editor
Đầu tiên, trong Job Posting Schema Builder, bạn hãy thêm tất cả các thuộc tính ngoại trừ trường Address. Sau đó, bạn cuộn xuống cuối hộp thoại và nhấp vào Advanced Editor để bắt đầu thêm nhiều địa điểm làm việc cho cùng một vị trí tuyển dụng.
Bước 2: Sửa đổi nhóm thuộc tính schema JobLocation hiện có
Trong Advanced Editor, bạn sẽ thấy thông tin trường schema JobLocation. Bạn hãy xóa nhóm thuộc tính này bằng cách nhấp vào Delete ở góc phải phía trên.
Sau khi đã xóa schema JobLocation, bạn nhấp vào Add Property Group ở cuối hộp thoại để tạo nhóm mới.
Tiếp theo, bạn hãy tham khảo hình bên dưới và tạo một nhóm thuộc tính schema mới với cấu trúc tương tự. Như bạn có thể thấy, JobLocation được đặt trong một mảng, với địa điểm làm việc đầu tiên được đánh số 0.
Bước 3: Nhân bản JobLocation cho nhiều vị trí
Sau khi thêm địa điểm thứ nhất, để thêm địa điểm tiếp theo, bạn nhấp vào Duplicate Group ở góc phải phía trên (cạnh dấu +) và đặt số thứ tự là 1 thay vì 0 như vị trí đầu tiên. Bạn có thể lặp lại thao tác này để thêm bao nhiêu địa điểm tùy ý.
Bước 4: Lưu schema
Sau khi đã thêm đủ số lượng địa điểm mình cần, bạn hãy điền thông tin và cũng đừng quên lưu schema bằng cách nhấp vào Save for this Post.
Tiếp theo, bạn có thể kiểm tra tính hợp lệ của schema bằng công cụ Rich Results Test của Google.
Tips hay: Nếu bạn thường xuyên cần thêm nhiều vị trí vào schema Job Posting, thì hãy lưu schema này dưới dạng template để sử dụng lại.
Tips sử dụng schema Job Posting hiệu quả
Việc tuân thủ các hướng dẫn của Google là yếu tố quan trọng để tin tuyển dụng của bạn có thể xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Dưới đây là một số tips mà mình đã tổng hợp giúp bạn:
- Chỉ sử dụng schema Job Posting cho các trang danh sách công việc riêng lẻ: Schema này chỉ nên được sử dụng trên các trang tuyển dụng cụ thể, không nên áp dụng cho các trang cộng đồng tuyển dụng.
- Thêm tin tuyển dụng vào sitemap: Đảm bảo bạn đã thêm loại tin tuyển dụng của mình vào sitemap trong Rank Math để giúp công cụ tìm kiếm theo dõi và cập nhật thay đổi trên trang tuyển dụng.
- Sử dụng Instant Indexing: Đây là phương pháp tối ưu giúp Google nhanh chóng nhận biết các thay đổi trên trang.
- Cung cấp mô tả công việc chi tiết: Những tin tuyển dụng có mô tả không đầy đủ và rõ ràng sẽ không đủ điều kiện để xuất hiện trong Rich Results.
- Tránh sử dụng ngôn ngữ phản cảm: Đảm bảo nội dung tin tuyển dụng của bạn không chứa từ ngữ tục tĩu, phản cảm hoặc xúc phạm,… vì chúng có thể bị loại khỏi kết quả tìm kiếm.
Cách sửa lỗi schema Job Posting thường gặp
Nếu bạn gặp bất kỳ lỗi hay cảnh báo nào trong Google Search Console hoặc công cụ Rich Results Test của Google, thì có thể là do cấu hình schema chưa chính xác. Dưới đây là một số lỗi phổ biến khi sử dụng schema Job Posting và cách khắc phục:
1. A list page should not include structured data for individual jobs
- Thông báo lỗi: “Structured data policy violation – A list page should not include structured data for individual jobs.”
- Nguyên nhân: Bạn đã triển khai schema Job Posting trên một trang chứa nhiều danh sách việc làm thay vì một công việc cụ thể.
- Cách khắc phục:
- Xóa dữ schema Job Posting khỏi các trang danh sách tổng hợp.
- Chỉ sử dụng schema Job Posting trên các trang tuyển dụng riêng lẻ.
2. Nội dung không khớp với schema
- Thông báo lỗi: “Structured data policy violation – Content on pages found to be different than structured data on the page.”
- Nguyên nhân: Nội dung trên trang không khớp với schema, có thể do:
- Tiêu đề trong nội dung khác với tiêu đề trong schema.
- Sử dụng các kỹ thuật spam, chẳng hạn như:
- Tiêu đề giật gân, gây hiểu lầm (clickbait).
- Đăng tin tuyển dụng thay mặt công ty mà không được phép hoặc mô tả sai sự thật về nhà tuyển dụng.
- Đăng công việc không có thật hoặc chỉ nhằm thu thập thông tin ứng viên.
- Nhồi nhét từ khóa vào tiêu đề, mô tả để thao túng thứ hạng tìm kiếm.
- Cách khắc phục:
- Kiểm tra lại dữ liệu có cấu trúc và đảm bảo khớp với nội dung thực tế trên trang.
- Tránh tiêu đề hoặc mô tả không chính xác, gây hiểu lầm.
- Sử dụng công cụ URL Inspection trong Google Search Console để xem cách Google hiển thị trang của bạn.
3. Các công việc đã hết hạn vẫn còn hoạt động
- Thông báo lỗi: “Structured data policy violation – Job Posting structured data on expired job”
- Nguyên nhân: Google vẫn nhận diện tin tuyển dụng đã hết hạn là còn hoạt động do dữ liệu chưa được cập nhật đúng cách.
- Thiếu thuộc tính validThrough hoặc chưa đặt thành ngày trong quá khứ.
- Schema Job Posting vẫn tồn tại trên trang dù công việc đã hết hạn.
- Nút ứng tuyển vẫn chuyển hướng đến một trang tin tuyển dụng dù công việc hết hạn.
- Cách khắc phục:
- Đảm bảo trường validThrough trong schema Job Posting được đặt thành ngày cũ đối với công việc đã hết hạn.
- Kiểm tra xem schema Job Posting có còn tồn tại trên trang hay không.
- Kiểm tra và chắc chắn rằng trang ứng tuyển không chuyển hướng đến công việc đã hết hạn.
Nếu bạn đang sử dụng Rank Math thì Rank Math Job Posting Schema Builder có hỗ trợ hai tùy chọn giúp xử lý tự động để giải quyết vấn đề này là:
- Posting Expiry Date (Ngày tin tuyển dụng hết hạn)
- Unpublish when expired (Tự động hủy đăng khi hết hạn)
Theo mặc định, Rank Math đặt tùy chọn Unpublish when expired là Yes và khi bạn chọn Posting Expiry Date, Rank Math sẽ tự động chuyển đổi danh sách bài đăng thành bản nháp sau ngày này.
4. Logo không đúng
- Nguyên nhân: Lỗi này xảy ra khi danh sách tuyển dụng không có logo tổ chức hoặc logo bị thiết lập sai.
- Cách khắc phục:
- Thêm logo của tổ chức tuyển dụng vào trường Organization Logo trong schema.
- Nếu trường này để trống, Rank Math sẽ tự động sử dụng logo được đặt tại:
Rank Math SEO → Title & Meta → SEO Local → Logo.
Trong trường hợp bạn không cài đặt logo ở cả hai vị trí này thì có thể lỗi này sẽ xuất hiện.
5. Địa điểm làm việc bị thiếu hoặc không đúng
- Nguyên nhân: Lỗi này xuất hiện khi schema tuyển dụng không chứa thông tin về địa điểm làm việc.
- Cách khắc phục: Kiểm tra và điền đầy đủ thông tin về địa điểm làm việc trong trường Address trong Schema Builder.
Vietnix – Nhà cung cung cấp hosting uy tín, chất lượng cao
Với hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ hosting, Vietnix tự hào là đối tác tin cậy của hàng nghìn doanh nghiệp và cá nhân. Hiện nay, Vietnix cung cấp các giải pháp hosting mạnh mẽ, bảo mật cao và tối ưu hiệu suất, giúp website của bạn hoạt động ổn định và nhanh chóng. Với chính sách hỗ trợ 24/7 và đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, Vietnix cam kết mang đến dịch vụ chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng. Liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết!
Thông tin liên hệ:
- Website: https://vietnix.vn/
- Hotline: 1800 1093
- Email: sales@vietnix.com.vn
- Địa chỉ: 265 Hồng Lạc, Phường 10, Quận Tân Bình, TP HCM.
Câu hỏi thường gặp
Liệu Schema Job Posting có giúp cải thiện trải nghiệm người dùng (UX) trong quá trình tìm kiếm việc làm trên các nền tảng như Google Jobs không?
Có, Schema Job Posting đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện trải nghiệm người dùng (UX) khi tìm kiếm việc làm trên các nền tảng như Google Jobs. Cụ thể, Schema Job Posting giúp cải thiện UX thông qua các cách sau:
– Thông tin chi tiết và trực quan.
– Kết quả tìm kiếm phù hợp.
– Tăng tính tin cậy.
Liệu Schema Job Posting có thể giúp doanh nghiệp giảm chi phí tuyển dụng và rút ngắn thời gian tuyển dụng?
Có, Schema Job Posting hoàn toàn có thể giúp doanh nghiệp giảm chi phí tuyển dụng và rút ngắn thời gian tuyển dụng. Cụ thể, Schema Job Posting giúp giảm chi phí và rút ngắn thời gian tuyển dụng thông qua các cách sau:
– Tăng khả năng hiển thị.
– Thu hút ứng viên chất lượng.
– Tối ưu hóa quy trình tuyển dụng.
Làm thế nào để đo lường hiệu quả của việc sử dụng Schema Job Posting trong việc tuyển dụng?
Cách đo lường hiệu quả của Schema Job Posting trong tuyển dụng:
– Chỉ số liên quan đến khả năng hiển thị.
– Chỉ số liên quan đến chất lượng ứng viên.
– Chỉ số liên quan đến chi phí.
– Các công cụ hỗ trợ: Google Search Console, Google Analytics,…
Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về định nghĩa cũng như cách sử dụng schema Job Posting hiệu quả. Việc áp dụng schema này không chỉ giúp tin tuyển dụng trở nên chuyên nghiệp hơn mà còn tăng khả năng tiếp cận đúng ứng viên tiềm năng. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận bên dưới, mình sẽ hỗ trợ sớm nhất. Chúc bạn thành công!