SAP góp phần lớn trong công cuộc chinh phục thị trường, tìm kiếm và quản lý các chuỗi cung ứng của nhiều doanh nghiệp. Thế nhưng, SAP là gì nhiều người vẫn chưa nắm bắt được. Đọc ngay nội dung bài để biết chi tiết về SAP nhé!
Phần mềm SAP là gì?
SAP được viết tắt bởi cụm từ Tiếng Anh là System Application Programing là tên của một công ty chuyên về lĩnh vực cung cấp phần mềm. SAP được biết đến như một phần mềm chuyên hoạch định doanh nghiệp và được phát triển bởi công ty cùng tên. Phần mềm này mang đến cho doanh nghiệp hàng loạt các kế hoạch về nguồn lực, hỗ trợ quản lý khách hàng cũng như chuỗi cung ứng một cách dễ dàng nhất.
Phần mềm SAP luôn có sự cải tiến qua từng giai đoạn. Các phiên bản mới nhất luôn cung cấp đến cho khách hàng những tính năng mới, hữu ích và đa dạng hơn. Tuy nhiên, chung quy lại, mục đích chính của phần mềm này vẫn là hỗ trợ doanh nghiệp quản lý quy trình và vận hành công ty dễ dàng, hiệu quả hơn.
>> Xem thêm: Quy trình lập kế hoạch truyền thông Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp
Ưu điểm của các phần mềm phát hành bởi SAP
Trải qua nhiều năm thành lập và được nhiều doanh nghiệp tin dùng, SAP đã chứng thực sự hữu ích của phần mềm đối với các công ty lớn trong tương lai.
Phần mềm SAP sở hữu nhiều ưu điểm như:
- Giúp cho doanh nghiệp tối ưu hóa được khoảng thời gian tính toán cũng như xử lý đơn hàng và kinh phí cho việc vận hành.
- Giá bán thông qua phần mềm cũng được tính toán một cách nhanh chóng, dễ dàng.
- SAP cho doanh nghiệp những thông tin chính xác nhất và tối ưu nhanh thời gian xử lý đơn hàng.
- SAP mang đến môi trường làm việc hiệu quả hơn cho mọi nhân viên đang đóng góp trong công ty.
- Giảm thiểu tất cả các chi phí liên quan đến phân phối hàng hóa cũng như quản trị nhân lực.
- Phần mềm SAP cung cấp một quy trình vận hành tốt, có sự linh hoạt nhanh, phù hợp với mọi lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động.
- Hỗ trợ cung cấp một quy trình vận hành hiệu quả, chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp dù ở ngành kinh doanh nào.
- Giảm thiểu tối đa các chi phí được thực thi trong quá trình phân phối cũng như quản lý nhân sự, nhập kho, vận chuyển sản phẩm.
- Hạn chế tối đa các tình huống phát sinh chi phí cũng như rủi ro bên ngoài khi vận hành doanh nghiệp.
Ứng dụng của phần mềm SAP trong quản trị chuỗi cung ứng
Trong quản trị chuỗi cung ứng, phần mềm SAP phát huy ở những khía cạnh cụ thể như sau:
1. Hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt nhanh thông tin
Giải pháp ERP từ phần mềm hỗ trợ liên kết các khách hàng tiềm năng đến với doanh nghiệp. Ứng dụng sẽ phân tích dựa trên nhu cầu thực tế của họ. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể nắm bắt nhanh thông tin về nhu cầu, thị hiếu sử dụng của người dân. Cuối cùng, cung ứng đến mặt hàng chất lượng, bán chạy ngay từ lúc mới ra mắt thị trường.
2. Cải thiện tối đa sự minh bạch
Có phải bạn bắt buộc phải chờ một email thông báo về lịch hẹn để biết được hàng bao giờ về và set up thời gian có sản phẩm trên gian hàng không? Điều này khiến cho bạn phải tốn một khoản kha khá thời gian trong việc chuẩn bị và gửi thông tin đến khách hàng đúng không?
Với hệ thống ERP ở phần mềm SAP, vấn đề này được giải quyết một cách trọn vẹn. Hệ thống cung cấp đến khách hàng tất cả những thông tin liên quan đến thời gian hàng có mặt trên kệ một cách chủ động. Nhờ vậy, khách hàng của bạn có thể linh hoạt lên kế hoạch cho việc mua sản phẩm mới. Từ đó các phản hồi của khách hàng về công ty cũng trở nên tốt hơn.
3. Hợp tác hóa quy trình ở phần mềm SAP
Đây đích thị là chức năng quan trọng và hữu ích với tất cả các doanh nghiệp. Thông qua chức năng này, người dùng có thể cùng lúc hợp tác hóa các quy trình và dự án ở các bộ phận khác nhau. Móc nối chúng với nhau một cách khoa học.
Trong quản lý chuỗi cung ứng, quá trình này có thể hỗ trợ bạn chuyển thành sự cộng tác giữa 2 chủ thể là khách hàng và doanh nghiệp. Đồng thời cũng hỗ trợ các nhà cung cấp ở hợp đồng ngắn hạn với doanh nghiệp giữ được mối quan hệ lâu dài với nhau.
4. Phản hồi dựa trên thời gian thực
Với phần mềm SAP, người dùng có thể thông ứng dụng để biết được các phản hồi theo thời gian thực:
- Dữ liệu nào khách hàng có thể truy cập tức thời.
- Địa điểm giao hàng chính xác cho khách hàng là ở đâu?
- Khi nào thì kỹ thuật viên đến gặp và bàn việc với khách hàng mà không cần tuân theo khung giờ chuẩn?
- Khách hàng đã truy cập vào website doanh nghiệp lần cuối khi nào?
5. Kết nối kinh doanh
SAP có thể giúp kết nối trụ sở chính với các chi nhánh và các đối tác kinh doanh trong cùng một hệ thống. Với lợi ích này sẽ giúp doanh nghiệp quản lý chặt chẽ các luồng thông tin và giúp hỗ trợ quá trình hợp tác kinh doanh trở nên nhẹ nhàng hơn.
6. Cung cấp giải pháp kinh doanh thông minh cho đơn vị doanh nghiệp
Hệ thống SAP giúp đưa toàn bộ những thông tin kinh doanh của doanh nghiệp vào một cơ sở dữ liệu độc lập. Nơi này sẽ giúp chủ đầu tư có thể lập tức cập nhập được thông tin mới nhất. Chính điều này mà mọi nhân viên trong công ty có thể nhanh chóng tiếp nhận và chủ động đáp ứng nhu cầu từ khách hàng.
7. Giúp cải thiện hỗ trợ linh hoạt
Phần mềm này sở hữu công cụ tùy chỉnh rất dễ sử dụng và có hơn 500 giải pháp bổ sung được cung cấp bởi các đối tác phần mềm. Nó sẽ giúp tự động điều chỉnh, mở rộng phạm vi để đáp ứng được nhu cầu kinh doanh thực tế của từng doanh nghiệp.
8. Rút ngắn thời gian triển khai kế hoạch của doanh nghiệp
Chỉ với một ứng dụng phần mềm duy nhất sẽ giúp doanh nghiệp của bạn mất khoảng từ 6-8 tuần để triển khai và ứng dụng. Việc này sẽ giúp giảm thiểu tối đa quá trình training đào tạo và giảm được chi phí hỗ trợ công nghệ thông tin lâu dài cho doanh nghiệp.
Nhóm đối tượng người dùng chính của phần mềm SAP
Thông qua việc lý giải phần mềm SAP là gì bạn đã hình dung được đối tượng mà ứng dụng hướng đến đúng không? Cụ thể đó là những doanh nghiệp đang muốn tạo ra lợi nhuận và thúc đẩy sự hành động từ phía khách hàng. Từ đó, tăng doanh thu và cung cấp sản phẩm có giá trị cao hơn, đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng về lâu dài.
Ngoài ra, ở thời điểm hiện tại, SAP cũng là nơi cung cấp được nhiều cơ hội để kết nối doanh nghiệp và các khách hàng có cùng nhu cầu với nhau. Dựa theo phần mềm, nhân viên cũng như các người dùng SAP có thể gặp gỡ và cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm, thông tin thực tế.
Câu hỏi thường gặp
SAP có dễ học và sử dụng không?
Với những bạn chưa biết về SAO thì việc để đào tạo và thành thạo nó là hơi khó. Bạn cần phải trải nghiệm thực tế trong hệ thống SAP nhiều lần là một cách rất quan trọng để bạn có thể hiểu và sử dụng nó một cách thành thạo.
Mất bao lâu để có thể học được SAP?
Bạn cần phải bỏ cho mình khoảng thời gian là từ ba đến sáu tháng để có thể thành thạo được SAP. Nếu như bạn đa có trải nghiệm trước đó với nó hay đã quen thuộc với cộng nghệ này, bạn có thể học nhanh hơn và tham gia kỳ thi để lấy chứng chỉ sớm. Bạn có nhiều sự lựa chọn để tham gia các khóa học, chẳng hạn như tùy chọn trực tuyến, các lớp học trực tiếp và tích hợp.
Ngôn ngữ nào được sử dụng trong SAP?
ABAP là lập trình ứng dụng doanh nghiệp nâng cao là một ngôn ngữ lập trình chính được hỗ trợ trên phần mềm cũng như nên tảng của chính nó.
Hệ thống SAP bao gồm những module chính nào?
Các module chính của hệ thống SAP bao gồm có những loại sau:
1. Quản lý nguồn nhân lực
2. Lên kế hoạch sản xuất
3. Quản trị nguyên liệu, vật liệu
4. Xây dựng hệ thống dự án
5. Quản lý bán hàng phân phối
6. Quản lý hoạt động kế toán
Tùy theo từng loại hình, nhu cầu sử dụng mà các doanh nghiệp sẽ lựa chọn triển khai theo từng module khác nhau. Tuy nhiên module quản trị tài chính kế toán là phần bắt buộc quan trong mà mọi đơn vị doanh nghiệp, công ty cần phải đều áp dụng.
Sản phẩm chính của SAP là gì?
Phần mềm SAP có hai loại sản phẩm chính đang được cung cấp đó là SAP S/4HANA và ERP for Small Businesses and Midsize Companies. Chi tiết:
1. SAP S/4HANA: Sản phẩm này là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ dạng bộ nhớ trong và định hướng dạng cột. Chức năng chính của nó là dùng để lưu trữ và lấy dữ liệu theo từng yêu cầu của các ứng dụng khác.
2. ERP for Small Businesses and Midsize Companies: SAP này giúp tự động hóa các chức năng chính như về tài chính, vận hành, nhân sự, mua hàng, bán hàng,…
Lời kết
Chi tiết về SAP là gì cũng như tính ưu việt của phần mềm đã được update chi tiết ở bài. Tin rằng, với những thông tin trên bạn đã hiểu hơn về lý do vì sao phần mềm SAP được nhiều doanh nghiệp thành công tin dùng như vậy. Nếu có thắc mắc, đừng quên để lại phản hồi ở phần bình luận, đơn vị sẽ lập tức hỗ trợ giải đáp cho bạn.