NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
25/10/2022
Lượt xem

Phong cách lãnh đạo của Jeff Bezos đáng học tập

25/10/2022
10 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (65 bình chọn)

Jeff Bezos – Ông chủ tập đoàn TMĐT Amazon và là một trong những tỷ phú giàu nhất thế giới. Trong nhiều năm qua, Jeff Bezos vẫn luôn giữ vững được đế chế hùng mạnh, khiến bao người phải tỏ lòng ngưỡng mộ. Sự thành công này xuất phát từ phong cách lãnh đạo của Jeff Bezos và cả lối tư duy, hành xử của ông. Cùng xem, vị tỉ phú này đã lãnh đạo và từng bước gây dựng, gìn giữ đế chế thương mại điện tử hùng mạnh bậc nhất thế giới trong nhiều năm qua thế nào nhé!

1. Sự kiên nhẫn

Jeff Bezos nhận thức rất rõ về sự phát triển của xã hội ở thời điểm hiện tại và tương lai. Ông hiểu rằng, sự phát triển công nghệ một cách kiên trì chính là điều then chốt và cần thiết. Amazon cần dành thời gian liên tục để tiến đến thay đổi chuẩn mực mua sắm của người tiêu dùng ở phạm vi toàn cầu. Đối với nhiều người dùng, việc sử nhận hàng qua email sẽ gây phiền toái và khó chịu.

Jeff Bezos hiểu rằng, sự phát triển công nghệ một cách kiên trì chính là điều then chốt và cần thiết
Jeff Bezos hiểu rằng, sự phát triển công nghệ một cách kiên trì chính là điều then chốt và cần thiết

Do đó, Jeff Bezos không ngừng cải tiến và kiên nhẫn thay đổi điều này, đến gần hơn với người tiêu dùng trên toàn thế giới. Sự kiên trì trong phát triển công nghệ sẽ là chìa khóa vàng để Jeff Bezos cũng như Amazon gặt hái được nhiều thành công như ở thời điểm hiện tại.

2. Cho nhân viên quyền tự quản

Phong cách lãnh đạo của Jeff Bezos đáng để học tập tiếp theo là giao quyền cho nhân viên tự quản. Ông chủ Amazon luôn cho phép nhân viên dưới quyền được quản lý toàn bộ dự án mà bản thân thực hiện. Điều này đã thúc đẩy tinh thần cống hiến, sáng tạo của nhân viên một cách hiệu quả nhất.

Cho nhân viên quyền tự quản - phong cách lãnh đạo của jeff bezos
Cho nhân viên quyền tự quản

Đây cũng chính là một phần lý do vì sao sàn Amazon liên tục lôi kéo được nhiều lãnh đạo xuất chúng như hiện tại.

3. Không cung cấp thông tin ngoại trừ điều đó là cực kỳ cần thiết

Phong cách lãnh đạo này của Jeff Bezos đã khiến cho nhiều người phải ngả mũ thán phục. Được biết, Jeff Bezos luôn chủ động trong việc cung cấp thông tin cho truyền thông theo cách riêng của ông. Thêm vào đó, tất cả những văn bản, tài liệu được gửi tới các cổ đông của công ty cũng đều do chính tay ông soạn thảo.

Không cung cấp thông tin ngoại trừ điều đó là cực kỳ cần thiết
Không cung cấp thông tin ngoại trừ điều đó là cực kỳ cần thiết

Điều này giúp tối ưu lại mục thông tin và không làm cho Amazon hay chính bản thân Jeff Bezos dính vào những vụ lùm xùm không mong muốn. Hơn nữa, tất cả những thông tin đưa ra đều đã được xác thực bởi Jeff Bezos. Vì thế, ông hoàn toàn có thể kiểm soát được tình hình và có cách riêng phản hồi với dư luận.

Nguyên tắc lãnh đạo này cũng đã thành công ở Melville House. Cụ thể, nhân viên ở trong cửa hàng luôn giữ bí mật về số lượng cuốn sách được bán ra. Kể các các thông tin liên quan đến việc bán máy đọc sách hay số lượng nhân viên đang làm việc tại đây cũng được bảo mật một cách tuyệt đối. Điều này làm cho không ít độc giả cảm thấy thích thú và khách hàng liên tục có sự tò mò về thương hiệu.

4. Đội ngũ thông minh và chấp nhận rủi ro

Cách lãnh đạo của Jeff Bezos là trao hoàn toàn quyền cho đội ngũ nhân viên quản lý. Vị chủ tịch này luôn chủ động lắng nghe ý kiến của người khác. Nếu như ông cảm thấy rằng, đó là một đề xuất thuyết phục sẽ thực hành ngay. Dù có thất bại thì Jeff Bezos vẫn chấp nhận và xem đó là bài học quý giá cho sự thành công giàu mạnh sau này.

jeff bezos
Dù có thất bại thì Jeff Bezos vẫn chấp nhận và xem đó là bài học quý giá cho sự thành công giàu mạnh sau này

Đây cũng chính là điểm khác biệt của Jeff Bezos với các vị CEO khác trong việc hình thành phong cách lãnh đạo.

Bên cạnh đó, Jeff Bezos cũng tập trung vào việc xây dựng đội ngũ nhân viên thông minh, có chuyên môn cao. Nhờ vậy, Amazon liên tục đánh bại được các đối thủ cùng ngành và không để nhân tài vuột mất khỏi tầm tay.

CEO Amazon không những chấp nhận rủi ro mà còn luôn cải tiến trong các phương pháp thực hành trong nhiều lần tới. Và đây cũng là điều được lý giải vì sao Amazon bỏ xa đối thủ và vươn lên vị trí mà hàng triệu tập đoàn phải ngưỡng mộ.

5. Đừng nói nhiều

Vào những năm 2000, giới chuyên gia đưa ra nhận định rằng, con người cần phải giao tiếp nhiều hơn. Tuy nhiên, Bezos đã khẳng định rằng “giao tiếp thật khủng khiếp“. Ông cho rằng, việc nói quá nhiều về một điều nào đó sẽ dẫn đến phát sinh thêm các vấn đề khác.

Văn hóa không nói nhiều ở Amazon
Văn hóa không nói nhiều ở Amazon

Ví dụ, giữa các team khi họp bàn nói quá nhiều, giới hạn về tính độc lập sẽ dẫn đến sự đồng ý lẫn nhau. Bezos ước tính rằng, người ta phải chống đối, phản biện lại nhau, tạo ra nhiều xung đột. Cũng từ đó, ông nhìn nhận và hình thành nên văn hóa không nói nhiều ở Amazon

6. Cuộc họp ít người và quy tắc hiệu quả

Jeff Bezos không thích những cuộc họp. Ở trong điều kiện bắt buộc, vị CEO này thường hạn chế về số lượng người có thể tham dự. Bởi ông quan điểm rằng, cuộc họp càng có sự tham gia của nhiều người thì hiệu suất sẽ không đi tới đâu.

Cuộc họp ít người và quy tắc hiệu quả
Cuộc họp ít người và quy tắc hiệu quả

Thêm vào đó, trong các cuộc họp của Jeff Bezos sẽ không có sự xuất hiện của những Slide. Nguyên tắc vật dụng bắt buộc phải sử dụng đó là văn bản bằng giấy dài 6 trang. Cấu trúc câu trong đó phải ở dạng trần thuật. Người tham gia cuộc họp cần phải đọc bản ghi chép chuẩn bị từ trước và hiểu rõ vấn đề đem đến thảo luận là gì.

Đây cũng chính là điểm khác biệt lớn trong phong cách lãnh đạo của Jeff Bezos. Ông nắm rất rõ quy luật cân bằng giữa sự can đảm và tính tò mò. Ông cũng yêu cầu tính sáng tạo của nhân viên Amazon. Và khi họ có bất cứ ý tưởng nào mới, có thể đề xuất trực tiếp với ông.

7. Luôn quan tâm đến khách hàng

Jeff Bezos luôn khẳng định chắc nịch rằng, Amazon gặt hái được nhiều thành tựu nhờ vào việc quan tâm đến khách hàng và hiểu rõ những gì họ muốn. Amazon từ những ngày đầu hoạt động, Jeff Bezos đã đặt chiếc ghế trống ở cuộc họp. Các lãnh đạo nhìn về chiếc ghế trống này và suy nghĩ về những quyết định của họ sẽ ảnh hưởng đến khách hàng thế nào.

Luôn quan tâm đến khách hàng
Luôn quan tâm đến khách hàng

Khi Jeff Bezos có ý tưởng mở ra một hoạt động ngoài mảng sách và âm nhạc ông đã có quyết định gửi thư đến hơn 1000 khách hàng. Ông đã hỏi rằng, họ có muốn mua sản phẩm trên trang Amazon hay không? Sau đó, dựa trên các phản hồi của họ ông đã đưa ra kết luận rằng, bản thân có thể bán và ngay lập tức tiến hành.

8. Không ngừng sử dụng dữ liệu

Jeff Bezos tập trung vào khách hàng nhưng cũng chú ý nhiều đến các dữ liệu được thu thập. Amazon có theo dõi hiệu suất của hơn 500 mục tiêu khác nhau. Trong đó 80% là dữ liệu liên quan đến mục tiêu khách hàng, 20% còn lại là các mục tiêu mà Amazon muốn theo đuổi khác.

Công ty thương mại điện tử này đã luôn có hoạt động từ chối mô hình tiếp thị cổ điển. Họ chỉ tập trung vào việc chính là cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng. Đồng thời cũng dựa theo các dữ liệu phản hồi của khách hàng để ngày càng nâng cấp chất lượng công nghệ.

9. Ra ít quyết định nhưng phải thực sự chất lượng

Vào năm 2018, tại CLB Kinh tế Washington, Jeff Bezos đã chia sẻ rằng bản thân ông luôn có thói quen ngủ sớm, dậy sớm. Sau đó, ông sẽ thực hiện các công việc yêu cầu sự tập trung cao như sắp xếp các cuộc họp, đưa ra quyết định lớn nào đó.

Ra ít quyết định nhưng phải thực sự chất lượng
Ra ít quyết định nhưng phải thực sự chất lượng

Jeff Bezos cũng cho hay rằng, ông chỉ đưa ra 3 quyết định cho mỗi ngày. Bởi Jeff Bezos cho rằng, số lượng này đã đủ để chúng có chất lượng cao nhất.

10. Hãy trở thành Bố Già: đưa ra cho họ những đề nghị không thể chối từ

Vào năm 2004, Jeff Bezos đã để mắt đến nhà xuất bản Melville với các cuốn tiểu thuyết hấp dẫn. Dennis Johnson – đồng sở hữu nhà xuất bản trên đã kể lại rằng:

“Nhà phân phối của chúng tôi đã gọi và kể rằng đi với Amazon giống như ăn tối với Bố Già”. Cụ thể, Johnson cho biết, Amazon lúc này muốn trả tiền nhưng không tiết lộ có bao nhiêu sách của nhà xuất bản được bán trên sàn. Điều này khiến cho Johnson vô cùng bức xúc và ông đã chia sẻ cảm xúc của mình với tạp chí Publishers Weekly.

Vào một ngày sau đó, tạp chí này đã đăng tải lại toàn bộ câu chuyện mà Johnson kể. Nút “Mua” sản phẩm của nhà xuất bản Melville House trên sàn Amazon đã lập tức biến mất. Và Johnson lúc này đã phải nhượng bộ mà chấp nhận với Amazon rằng “tôi đồng ý trả số tiền đó” và những cuốn sách của nhà xuất bản lại một lần nữa được bán trên sàn.

Có thể thấy, phong cách lãnh đạo của Jeff Bezos luôn có sự khác biệt và không phải vị CEO nào cũng làm tốt. Amazon thành công vang dội từ trước đến nay chính là nhờ trí óc và tư duy lãnh đạo tài hoa của vị chủ tịch Jeff Bezos. Thật đáng ngưỡng mộ đúng không? Tin rằng, đây là 10 bài học về lãnh đạo mà bất cứ CEO nào cũng nên xem xét và từ từ áp dụng vào doanh nghiệp để gặt hái được nhiều thành tựu trong tương lai.

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Trần Đức Trung

Sale Manager
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG