NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
06/11/2024
Lượt xem

Cách sử dụng lệnh fsck trong Linux để sửa chữa lỗi hệ thống file

06/11/2024
19 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

Lệnh fsck trong Linux là một công cụ quản lý file, giúp kiểm tra tính nhất quán của hệ thống file và tự động sửa chữa các lỗi được phát hiện. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn cách sử dụng lệnh fsck trong Linux ở những trường hợp khác nhau, thông qua các ví dụ thực tế.

Những điểm chính cần nắm

Để bạn có thể nắm rõ hơn về nội dung bài viết lệnh fsck trong Linux, mình xin tóm tắt các điểm chính như sau:

  • Định nghĩa lệnh fsck: Đây là lệnh giúp kiểm tra và sửa chữa hệ thống file, đồng thời bạn còn biết lưu ý quan trọng khi dùng lệnh.
  • Cú pháp của lệnh: Ở phần này, mình sẽ giải thích các thành phần có trong cú pháp giúp bạn có thể dễ dàng sử dụng lệnh.
  • Các tùy chọn của lệnh fsck: Bạn sẽ được giới thiệu 14 tùy chọn phổ biến giúp bạn kiểm soát quá trình kiểm tra và sửa chữa hệ thống file.
  • Cách sử dụng lệnh: Để bạn có thể nắm rõ cách dùng lệnh fsck, mình sẽ sử dụng 7 ví dụ cụ thể kèm hình ảnh minh họa để bạn có thể dễ dàng theo dõi.
  • Vietnix – Nhà cung cấp VPS và hosting chuyên nghiệp.

Lệnh fsck trong Linux là gì?

Lệnh fsck trong Linux là lệnh giúp kiểm tra và sửa chữa các hệ thống file không nhất quán. Khi sử dụng lệnh này, bạn không cần cài đặt thêm hay thực hiện các bước đặc biệt nào để sử dụng. Theo mặc định, fsck đi kèm với các bản phân phối Linux.

Lệnh fsck trong Linux là lệnh giúp kiểm tra và sửa chữa các hệ thống file
Lệnh fsck trong Linux là lệnh giúp kiểm tra và sửa chữa các hệ thống file

Bạn có thể sử dụng lệnh fsck để sửa chữa các file bị hỏng trong trường hợp hệ thống không khởi động được hoặc không thể gắn kết một phân vùng để truy cập dữ liệu bên trong. Trong quá trình thực hiện, lệnh fsck cố gắng xử lý các hệ thống file trên các ổ cứng vật lý khác nhau song song để giảm thời gian kiểm tra tất cả các hệ thống file.

iconLưu ý

Lệnh fsck không hoạt động trên các file đang được gắn kết (mounted). Điều này có thể gây ra lỗi nghiêm trọng, thậm chí làm mất dữ liệu. Bạn cần đảm bảo ngắt kết nối (unmount) file trước khi chạy lệnh fsck.

Cú pháp của lệnh fsck

Để sử dụng lệnh fsck trong Linux, bạn thực hiện theo cú pháp sau:

fsck [OPTION]... [filesystem]...

Trong đó:

  • [OPTION]: Các tùy chọn bổ sung giúp bạn tùy chỉnh hoạt động của fsck.
  • [filesystem]: Đường dẫn đến hệ thống file cần kiểm tra và sửa chữa. Filesystem có thể là thiết bị, phân vùng hoặc điểm gắn kết.

iconLưu ý

  • Các phần tử trong dấu ngoặc vuông [ ] là không bắt buộc.
  • Dấu ba chấm cho biết bạn có thể sử dụng nhiều tùy chọn hoặc nhiều hệ thống file cùng lúc.

Lệnh fsck cung cấp đa dạng tùy chọn giúp bạn kiểm soát quá trình kiểm tra và sửa chữa hệ thống file. Dưới đây là bảng tổng hợp các tùy chọn phổ biến:

Tùy chọnMô tả
-aTự động sửa chữa lỗi hệ thống file mà không cần sự tương tác từ người dùng. Vì vậy, bạn cần cẩn thận khi sử dụng tùy chọn này để tránh mất dữ liệu nếu sử dụng không đúng.
-AKiểm tra tất cả hệ thống file được liệt kê trong /etc/fstab.
-CHiển thị tiến trình sửa chữa cho hệ thống file ext2ext3.
-lKhóa thiết bị để ngăn các chương trình khác sử dụng phân vùng trong quá trình kiểm tra và sửa chữa.
-fBuộc fsck kiểm tra hệ thống file ngay cả khi hệ thống file đó không có lỗi.
-MKhông kiểm tra hệ thống file đang được gắn kết (mounted). Trả về mã thoát (exit code) là 0 nếu file đang được gắn kết.
-NThực hiện chạy thử. Tùy chọn này sẽ hiển thị những gì lệnh sẽ làm mà không thực hiện bất kỳ hành động nào, đồng thời hiển thị lỗi và cảnh báo.
-RKhông kiểm tra hệ thống file gốc khi sử dụng tùy chọn -A.
-PChạy kiểm tra nhiều hệ thống file song song, giúp tiết kiệm thời gian.
-rHiển thị thống kê thiết bị.
-tChỉ định loại hệ thống file nào sẽ được kiểm tra bằng lệnh.
-TẨn tiêu đề khi lệnh bắt đầu hoạt động.
-yTự động sửa chữa lỗi trong quá trình kiểm tra hệ thống file.
-vIn thông tin chi tiết.
Các tùy chọn của lệnh fsck trong Linux

iconLưu ý

  • Các tùy chọn trong giao diện Command line (CLI) phân biệt chữ hoa chữ thường.
  • Bạn có thể xem tất cả thông tin về lệnh fsck tại trang hướng dẫn bằng cách sử dụng lệnh man fsck.

Trường hợp cần sử dụng lệnh fsck trong Linux

Bạn có thể cần sử dụng lệnh fsck trong các trường hợp sau:

  • Sự cố khởi động hệ thống: Lệnh fsck có thể giúp phát hiện khi hệ thống không khởi động được.
  • Hệ thống file không nhất quán: Chạy lệnh fsck để kiểm tra hệ thống file như một biện pháp bảo trì, phòng ngừa và kiểm tra các vấn đề tiềm ẩn.
  • Hệ thống file bị lỗi: Sử dụng lệnh fsck khi gặp lỗi input/output (I/O) do hệ thống file bị hỏng.
  • Kiểm tra ổ đĩa ngoài: Bạn có thể kiểm tra tình trạng của ổ cứng ngoài như thẻ SD hoặc USB bằng lệnh fsck.

Việc biết khi nào cần sử dụng lệnh fsck giúp bạn bảo vệ dữ liệu và hệ thống của mình. Còn nếu bạn muốn đảm bảo rằng hệ thống của mình luôn ổn định và an toàn, có thể tham khảo dịch vụ VPS Linux của Vietnix cung cấp các giải pháp hoàn hảo để bạn dễ dàng quản lý và tối ưu hóa hệ thống file, giúp bảo đảm hệ thống của bạn luôn hoạt động mượt mà.

4 trường hợp nên sử dụng lệnh fsck
4 trường hợp nên sử dụng lệnh fsck

Các yếu tố lệnh fsck kiểm tra trên hệ thống file

Lệnh fsck kiểm tra các yếu tố sau của hệ thống file:

  • Cấu trúc hệ thống file: Kiểm tra cấu trúc tổng thể, bao gồm superblock, bảng inode và block bitmap.
  • Thông tin inode: Kiểm tra tính nhất quán của thông tin inode như dấu thời gian (timestamp), quyền truy cập, hard link và quyền sở hữu.
  • Sử dụng block: Lệnh fsck sẽ kiểm tra xem các phần dữ liệu (block) trên ổ cứng của bạn có được sắp xếp một cách hợp lý và đầy đủ hay không. Lệnh này sẽ tìm những phần dữ liệu bị hỏng, bị mất hoặc bị ghi đè lên nhau và cố gắng sửa chữa chúng.
  • Số lượng liên kết: Xác minh xem số lượng liên kết cho mỗi file có chính xác hay không.
  • Cấu trúc thư mục: Kiểm tra tính nhất quán của cấu trúc thư mục, bao gồm lỗi liên kết chéo, mục bị thiếu hoặc trùng lặp và các thư mục không thể truy cập.
5 yếu tố cần kiểm tra trên hệ thống file
5 yếu tố cần kiểm tra trên hệ thống file

Để bảo vệ dữ liệu của bạn, việc hiểu rõ cách sử dụng lệnh fsck là rất quan trọng. Nội dung dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng lệnh fsck một cách an toàn và hiệu quả thông qua các ví dụ cụ thể:

Cách sử dụng lệnh fsck trên hệ thống file

Bạn không chạy lệnh fsck trên hệ thống file đang được sử dụng vì có thể gây ra các lỗi nghiêm trọng hơn. Trước tiên, bạn cần xác định phân vùng thiết bị mà bạn muốn sửa chữa hoặc kiểm tra. Bạn hãy chạy lệnh sau để kiểm tra tất cả các file được liên kết trực tiếp đến một phân vùng hoặc thiết bị lưu trữ khác và vị trí của chúng trên hệ thống:

df -h
Tất cả file cần kiểm tra
Tất cả file cần kiểm tra

Nếu bạn muốn chạy lệnh fsck trên bất kỳ hệ thống file được liên kết nào trong danh sách này, bạn cần hủy liên kết (unmount) với hệ thống file đó trước. Nếu không, lệnh sẽ không thực hiện thành công và thậm chí có thể tạo ra thêm lỗi trong hệ thống file.

Hủy liên kết (unmount) hệ thống file
Hủy liên kết (unmount) hệ thống file

iconLưu ý

Chỉ người superuser hoặc root user mới có thể thực hiện thay đổi hoặc mở các hệ thống file được liên kết. Để chạy lệnh fsck trên các hệ thống file này, bạn cần sử dụng lệnh sudo trong Linux trước lệnh để tạm thời cho phép người dùng hiện tại có quyền root.

Tiếp theo, để xem các phân vùng đĩa của bất kỳ ổ đĩa nào trên hệ thống, bạn hãy chạy lệnh sau:

sudo parted /dev/sda2 ‘print’

Bạn có thể thay /dev/sda2 bằng tên phân vùng bạn muốn kiểm tra.

Xem các phân vùng ổ đĩa
Xem các phân vùng ổ đĩa

Bây giờ, bạn có thể kiểm tra phân vùng /dev/sda2 xem có lỗi hay không. Để thực hiện việc này, trước tiên bạn cần huỷ gắn kết phân vùng bằng lệnh sau:

sudo umount /dev/sda2

Sau đó, bạn sử dụng lại lệnh df trong Linux với tùy chọn -h để kiểm tra xem phân vùng đã được hủy liên kết thành công chưa. Nếu phân vùng không còn xuất hiện trong danh sách, nghĩa là bạn đã hủy liên kết thành công.

Kiểm tra xem phân vùng đã được hủy liên kết chưa
Kiểm tra xem phân vùng đã được hủy liên kết chưa

Ví dụ 1: Chạy lệnh fsck trên hệ thống file

Sau khi ngắt kết nối phân vùng sda2, bạn có thể sử dụng lệnh fsck để kiểm tra và sửa chữa hệ thống file này. Bạn có thể kiểm tra nhiều hệ thống file cùng lúc bằng cách liệt kê tên các hệ thống file và cách nhau bằng khoảng trắng. Cú pháp thực hiện như sau:

sudo fsck <filesystem>...

Tiếp theo, bạn thực hiện theo 3 bước dưới đây để kiểm tra tính nhất quán của hệ thống file sda2:

Bước 1: Mở Terminal Ubuntu.

Bước 2: Gõ lệnh sau và nhấn Enter:

sudo fsck /dev/sda2

Bước 3: Bạn chạy lệnh sau và nhấn Enter để kiểm tra 2 hệ thống file cùng lúc:

sudo fsck /dev/sda2 /dev/sdb1

Kết quả: Sau khi chạy lệnh đầu tiên, kết quả sẽ hiển thị thông tin về hệ thống file sda2. Nếu không có lỗi, bạn sẽ thấy thông báo tương ứng. Nếu có lỗi, hệ thống sẽ yêu cầu xác nhận trước khi sửa chữa.

Output hiển thị thông tin hệ thống file sda2
Output hiển thị thông tin hệ thống file sda2

iconLưu ý

Sau khi kiểm tra và sửa chữa phân vùng, bạn hãy kết nối lại phân vùng bằng lệnh mount trong Linux để sử dụng phân vùng đó.

Output hiển thị thông tin của cả 2 phân vùng
Output hiển thị thông tin của cả 2 phân vùng

Sau đó, bạn chạy lệnh thứ 2 sẽ kiểm tra cả 2 hệ thống file sda2sdb1 cùng lúc. Bạn cần đảm bảo đã hủy kết nối cả 2 phân vùng này trước khi chạy lệnh. Kết quả trả về sẽ hiển thị thông tin của cả 2 phân vùng theo thứ tự mà bạn đã ghi trong lệnh.

Exit code của fsck: Lệnh fsck trả về các exit code khác nhau để biểu thị kết quả của quá trình kiểm tra. Bằng cách xem xét exit codes, bạn có thể xác định loại lỗi (nếu có) xảy ra trong quá trình chạy lệnh fsck. Dưới đây là ý nghĩa của một số exit code:

Mã thoátÝ nghĩa
0Không có lỗi.
1Đã sửa lỗi hệ thống file.
2Cần khởi động lại hệ thống.
4Lỗi hệ thống file chưa được sửa.
8Lỗi vận hành.
16Lỗi cú pháp hoặc sử dụng lệnh.
32Người dùng hủy kiểm tra.
128Lỗi thư viện dùng chung.
Bảng exit code của fsck

Ví dụ 2: Chạy lệnh fsck để loại trừ hệ thống file đã được kết nối

Để kiểm tra tất cả các hệ thống file mà không cần hủy kết nối từng hệ thống, bạn có thể sử dụng tùy chọn -M của lệnh fsck. Cú pháp lệnh:

sudo fsck -M <file-system>

Gồm 4 bước thực hiện cụ thể như sau:

Bước 1: Mở Terminal Ubuntu.

Bước 2: Gõ lệnh sau và nhấn Enter để kiểm tra tác dụng của tùy chọn -M trên file đã kết nối:

sudo fsck -M /dev/sdb1

Bạn hãy thay /dev/sdb1 bằng tên hệ thống file bạn muốn kiểm tra.

Bước 3: Gõ lệnh sau và nhấn Enter để huỷ kết nối hệ thống file:

sudo umount /dev/sdb1

Bước 4: Chạy lại lệnh tương tự trong file chưa được kết nối và nhấn Enter:

sudo fsck -M /dev/sdb1

Kết quả: Sau khi chạy lệnh đầu tiên, bạn sẽ thấy rằng lệnh không hiển thị gì về file vì file đang được gắn kết và bạn đã sử dụng tùy chọn -M để loại trừ các file được gắn kết. Sau đó, bạn ngắt kết nối file bằng lệnh thứ hai và chạy lại lệnh fsck bằng lệnh thứ 3. Bây giờ, nó sẽ hiển thị output kiểm tra lỗi. Xem hình ảnh bên dưới để hiểu rõ hơn.

Output kiểm tra lỗi
Output kiểm tra lỗi

​​Ví dụ 3: Hiển thị thông báo lỗi của lệnh fsck mà không sửa chữa

Tùy chọn -n của lệnh fsck cho phép chỉ hiển thị báo cáo lỗi mà không thực hiện bất kỳ sửa chữa nào. Cú pháp như sau:

sudo -n <file-system>

Bạn thực hiện theo 2 bước cụ thể sau:

Bước 1: Mở Terminal Ubuntu.

Bước 2: Gõ lệnh bên dưới sau đó và nhấn Enter:

sudo fsck -n /dev/sdb1

Kết quả: Lệnh sẽ hiển thị thông tin về lỗi được phát hiện trên file /dev/sdb1 nhưng không tự động sửa chữa.

Thông tin về lỗi được phát hiện
Thông tin về lỗi được phát hiện

Ví dụ 4: Tự động sửa lỗi đã phát hiện bằng lệnh fsck trong Linux

Mặc định, lệnh fsck sẽ hiển thị lời nhắc xác nhận trước khi sửa chữa lỗi. Tùy chọn -y trong lệnh fsck sẽ tự động sửa tất cả lỗi mà không cần xác nhận từ người dùng. Cú pháp như sau:

sudo -y <file-system>

Gồm có 2 bước thực hiện chi tiết:

Bước 1: Mở Terminal Ubuntu.

Bước 2: Gõ lệnh sau và nhấn Enter:

sudo -y /dev/sda2

Kết quả: Lệnh sẽ tự động sửa chữa tất cả lỗi (nếu có) trên file /dev/sda2 mà không yêu cầu xác nhận từ người dùng.

Tự động sửa chữa lỗi có trên file
Tự động sửa chữa lỗi có trên file

Ví dụ 5: Buộc kiểm tra toàn diện bằng lệnh fsck trong Linux

Mặc định, lệnh fsck có thể bỏ qua kiểm tra và sửa lỗi nhỏ trên file sạch. Để buộc lệnh fsck kiểm tra toàn diện ngay cả khi hệ thống file sạch, bạn hãy sử dụng tùy chọn -f. Cú pháp như sau:

sudo -f <file-system>

Gồm 2 bước thực hiện chi tiết như sau:

Bước 1: Mở Terminal Ubuntu.

Bước 2: Gõ lệnh sau và nhấn Enter:

sudo fsck -f /dev/sda2

Kết quả: Lệnh fsck sẽ kiểm tra kỹ lưỡng file sda2 và sửa chữa mọi lỗi, kể cả lỗi nhỏ.

Kiểm tra toàn diện file sdb1
Kiểm tra toàn diện file sdb1

Ví dụ 6: Hiển thị output chi tiết cho lệnh fsck trong Linux

Để xem thông tin chi tiết về quá trình kiểm tra và sửa chữa của lệnh fsck, bạn hãy sử dụng tùy chọn -v. Cú pháp như sau:

sudo -v <file-system>

Bạn thực hiện theo 2 bước sau:

Bước 1: Mở Terminal Ubuntu.

Bước 2: Gõ lệnh sau và nhấn Enter:

sudo fsck -v /dev/sda2

Kết quả: Lệnh fsck sẽ hiển thị thông tin chi tiết về quá trình kiểm tra file sda2, bao gồm cả những thông tin không được hiển thị ở chế độ mặc định.

Output hiển thị thông tin chi tiết về quá trình kiểm tra
Output hiển thị thông tin chi tiết về quá trình kiểm tra

Ví dụ 7: Hiển thị thông tin trợ giúp cho lệnh fsck trong Linux

Tùy chọn –help hiển thị thông tin trợ giúp cho lệnh fsck, bao gồm: Cú pháp, các tùy chọn và cách sử dụng. Để xem thông tin trợ giúp cho lệnh fsck, bạn thực hiện như sau:

Bước 1: Mở Terminal Ubuntu.

Bước 2: Gõ lệnh sau và nhấn Enter:

fsck --help

Kết quả: Lệnh sẽ hiển thị thông tin trợ giúp về fsck trong Terminal.

Thông tin trợ giúp của lệnh
Thông tin trợ giúp của lệnh

Vietnix – Nhà cung cấp VPS và hosting chuyên nghiệp

Với hơn 12 năm kinh nghiệm, Vietnix luôn cung cấp các dịch vụ hosting và VPS chất lượng cao, giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động trực tuyến hiệu quả và an toàn. Sử dụng công nghệ hiện đại và đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp 24/7, Vietnix sẽ mang đến giải pháp tối ưu cho mọi nhu cầu lưu trữ và phát triển website. Dịch vụ của Vietnix đảm bảo sự an tâm cho khách hàng, từ hiệu suất đến bảo mật, giúp bạn tập trung vào việc mở rộng kinh doanh.

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 18001093
  • Email: sales@vietnix.com.vn
  • Địa chỉ: 265 Hồng Lạc, Phường 10, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh.
  • Website: https://vietnix.vn/

Bài viết trên đã giúp bạn có được thông tin tổng quan về lệnh fsck trong Linux bao gồm: Cú pháp, các tùy chọn và cách sử dụng để kiểm tra và sửa chữa hệ thống file. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn sử dụng lệnh này một cách hiệu quả để bảo vệ dữ liệu và đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định hơn. Nếu bạn cần tìm hiểu sâu hơn về Linux, bạn có thể tham khảo các bài bên dưới đây:

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Hưng Nguyễn

Co-Founder
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Banner group
Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

Black Friday Hosting & VPS

Chương trình bắt đầu sau

Giảm giá 40% hosting VPS

50 coupon mỗi ngày

Gia hạn giá không đổi

NHẬN DEAL NGAY
Pattern

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

Icon
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1
Icon
XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG