NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
07/06/2023
Lượt xem

Chiến lược Đại dương xanh là gì? Những điểm khác biệt với “Đại dương đỏ”

07/06/2023
18 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (74 bình chọn)

Trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần phải tìm ra cho mình những chiến lược kinh doanh hiệu quả và một thị trường ngách tiềm năng. Để làm được điều đó doanh nghiệp cần áp dụng thành công chiến lược đại dương xanh. Trong bài viết sau đây hãy cùng Vietnix tìm hiểu chiến lược đại dương xanh là gì và sự khác biệt giữa đại dương xanh với đại dương đỏ nhé.

Đại dương xanh là gì?

Khái niệm “Đại dương xanh” được tác giả W.Chan Kim và Renée Mauborgne định nghĩa trong sách “Chiến lược đại dương xanh” như sau: “Đại dương xanh là khoảng trống thị trường, không có sự cạnh tranh hoặc nếu có thì cạnh tranh không đáng kể”.

Đại dương xanh là gì?
Đại dương xanh là gì?

Chiến lược đại dương xanh là gì?

Đại dương xanh là một chiến lược giúp phát triển và mở rộng những thị trường mà trong đó doanh nghiệp gần như không có hoặc có rất ít đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp có thể áp dụng chiến lược này trong trường hợp cần tìm kiếm cơ hội tại một thị trường hoàn toàn mới hoặc có sự cạnh tranh không đáng kể.

Chiến lược đại dương xanh là gì?
Chiến lược đại dương xanh là gì?

Chiến lược đại dương xanh là một giải pháp kinh doanh hiệu quả dành cho các doanh nghiệp trong thời đại chuyển đổi số như hiện nay. Đặc biệt là trong bối cảnh có quá nhiều doanh nghiệp cùng cạnh tranh trên một thị trường. Chiến lược đại dương xanh sẽ giúp doanh nghiệp mở ra thị trường ngách, nơi mà doanh nghiệp có thể chiếm thế độc quyền trong việc cung cấp sản phẩm mà không cần phải cạnh tranh với quá nhiều đối thủ khác.

Chiến lược đại dương xanh có đặc điểm gì?

Doanh nghiệp cần nắm rõ những đặc điểm chính của chiến lược đại dương xanh trước khi áp dụng chúng vào tổ chức:

  • Tập trung vào khách hàng mới: Nếu như trong các chiến lược kinh doanh thông thường, doanh nghiệp thường dành sự ưu tiên cho tệp khách hàng hiện tại thì với chiến lược đại dương xanh, doanh nghiệp sẽ phải nỗ lực thu hút khách hàng mới, kể cả những người chưa từng sử dụng sản phẩm của công ty.
  • Thị trường không có sự cạnh tranh: Doanh nghiệp trong thị trường đại dương xanh thường ít hoặc không có đối thủ cạnh tranh. Điều này khác biệt hoàn toàn so với các doanh nghiệp khác đang phải cạnh tranh trong thị trường hiện tại. Lợi thế sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn trở thành người chiến thắng duy nhất và khiến cho các doanh nghiệp mới gia nhập vào thị trường khó lòng đuổi kịp.
  • Sự cạnh tranh không còn liên quan: Tại thị trường này, các đối thủ không thể sao chép ý tưởng của doanh nghiệp bạn. Ngoài ra, ý tưởng cốt lõi của chiến lược đại dương xanh đó là giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị cao nhưng với mức chi phí thấp.
  • Tạo ra và nắm giữ nhu cầu mới: Chiến lược đại dương xanh mang đến cho doanh nghiệp những giá trị khác biệt, hữu ích để họ thu hút khách hàng mới, những người chưa bao giờ có ý định sử dụng sản phẩm của công ty.
  • Phá vỡ sự cân bằng giữa chi phí và giá trị: Chiến lược đại dương xanh có thể giúp doanh nghiệp tạo ra những giá trị cao trong khi đảm bảo chi phí ở mức thấp. Tuy nhiên để làm được điều đó doanh nghiệp cần phải nghiên cứu mọi ngóc ngách của quy trình làm việc và cắt giảm những chi phí không cần thiết; đồng thời sẵn sàng loại bỏ bất kỳ quy trình nào ít hoặc không tạo ra giá trị cho công ty.
Các doanh nghiệp cần nắm rõ các đặc điểm trước khi áp dụng vào các kế hoạch
Các doanh nghiệp cần nắm rõ các đặc điểm trước khi áp dụng vào các kế hoạch

Chiến lược đại dương xanh có lợi ích gì?

Chiến lược đại dương xanh cung cấp những hướng đi và kế hoạch phát triển rõ ràng nhất cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, chiến lược này còn giúp tạo ra cơ hội để các doanh nghiệp có thể tồn tại và đứng vững trước các đối thủ cạnh tranh khác.

Nền tảng của chiến lược đại dương xanh là gì?

Việc áp dụng chiến lược đại dương xanh là cách để giúp doanh nghiệp tạo ra một bước chuyển mình về giá trị và mở ra một thị trường ngách mới cho công ty. Nền tảng của chiến lược này là sự đổi mới giá trị. Nó giúp doanh nghiệp chuyển từ trạng thái tập trung toàn bộ nguồn lực vào việc đánh bại đối thủ cạnh tranh cùng ngành, sang việc tạo ra giá trị mới mà không cần phải cạnh tranh. 

Để đổi mới giá trị, doanh nghiệp cần có tư duy và kế hoạch triển khai chiến lược phù hợp để tìm ra thị trường đại dương xanh và tránh các đối thủ cạnh tranh khác. Tuy nhiên, việc đổi mới giá trị trong đại dương xanh không tuân theo nguyên tắc đánh đổi giữa giá trị và chi phí, mà đồng thời đảm bảo cả sự khác biệt hóa và chi phí thấp.

Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi giáo sư W.Chan Kim và Mauborgne chỉ ra rằng, sự khác biệt giữa một doanh nghiệp thành công và một doanh nghiệp thất bại là ở chỗ họ biết hình thành và tận dụng chiến lược đại dương xanh. Sự đổi mới giá trị được hình thành khi các doanh nghiệp cân đối sự đổi mới với tính hữu dụng, giá cả và chi phí mới có thể thu được kết quả như mong đợi.

Khi nào cần điều chỉnh chiến lược

Mặc dù việc áp dụng chiến lược đại dương xanh có thể mang đến thành công cho doanh nghiệp, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể bị các đối thủ cạnh tranh bắt chước và áp dụng theo. Điều này sẽ khiến cho các đại dương xanh dần biến thành đại dương đỏ do sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ đi sau. Lúc này doanh nghiệp cần tiến hành điều chỉnh chiến lược và tái đổi mới để tạo ra sự khác biệt.

Cần điều chỉnh chiến lược để thay đổi và tạo ra sự khác biệt
Cần điều chỉnh chiến lược để thay đổi và tạo ra sự khác biệt

Để bảo vệ thị phần của mình khi các đối thủ cạnh tranh bắt đầu xâm lấn vào thị trường ngách của doanh nghiệp, nhà quản lý cần có các phản ứng tức thì và thường xuyên quan sát giá trị của doanh nghiệp trên bản đồ chiến lược để tránh các cạm bẫy. Khi quá trình cạnh tranh trở nên ngày một gay gắt hơn, các nhà quản lý cần giữ chặt giá trị của doanh nghiệp trên bản đồ chiến lược và nhanh chóng xác định thời điểm cần tiến hành tái đổi mới thông qua các đường giá trị.

Theo đó, khi đường cong giá trị của doanh nghiệp dần hội tụ với đường giá trị của đối thủ thì đó cũng là lúc doanh nghiệp cần phải đổi mới ngay để tránh bị đối thủ vượt mặt. Việc thường xuyên quan sát đường giá trị cũng giúp cho doanh nghiệp có thể tránh được việc tìm kiếm một đại dương xanh khác khi mà vẫn có thể khai thác được nhiều lợi nhuận ở đại dương hiện tại.

Khi đường giá trị vẫn còn phân kỳ, nhà quản lý không cần tái đổi mới giá trị doanh nghiệp mà thay vào đó cần tập trung khai thác và mở rộng các hướng kinh doanh bằng cách cải tiến hoạt động và mở rộng địa bàn để chiếm được nhiều thị phần hơn. Doanh nghiệp cũng cần xây dựng cho mình một kế hoạch giúp thống trị đại dương xanh bằng cách “bơi được càng xa càng tốt” trước khi xuất hiện quá nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường này.

Xem thêm: ERP là gì? Vai trò của hệ thống ERP đối với doanh nghiệp

Tìm hiểu công cụ và nguyên tắc của chiến lược đại dương xanh

Trước khi áp dụng chiến lược đại dương xanh, có những nguyên tắc và công cụ quan trọng mà doanh nghiệp cần lưu ý để giúp chiến lược được triển khai một cách hiệu quả nhất:

Về nguyên tắc

Trong chiến lược đại dương xanh, có bốn nguyên tắc cơ bản sau:

  • Tái cấu trúc thị trường: Nhằm giúp cho doanh nghiệp tạo ra những giá trị thiết thực và đáp ứng nhu cầu của các nhóm khách hàng khác nhau bằng cách cung cấp các sản phẩm/dịch vụ bổ sung. Nguyên tắc này nhắm vào việc sử dụng các sản phẩm bổ sung có cùng hình thức, cấu hình hoặc chức năng,… với sản phẩm hiện tại.
  • Tập trung vào tầm nhìn tổng thể: Điều này sẽ giúp cho chủ doanh nghiệp có được cái nhìn bao quát về thị trường và đưa ra những phương án giải quyết rủi ro hiệu quả trong quá trình lập kế hoạch. Nguyên tắc có thể được thực hiện dễ dàng thông qua việc xây dựng các quy trình và kế hoạch cải tiến cho các cơ sở, cửa hàng hay thương hiệu. Từ đó giúp doanh nghiệp tạo ra các đổi mới với giá trị cao hơn.
  • Tăng trưởng nhu cầu hiện tại mạnh hơn: Để tạo ra một thị trường đại dương xanh hiệu quả, các chủ doanh nghiệp cần đánh giá các phân khúc thị trường tốt và có khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng không nên quá tập trung vào sự khác biệt giữa các đối tượng mà thay vào đó hãy xây dựng kế hoạch kinh doanh dựa trên những điểm chung của khách hàng.
  • Hiện thực hóa chiến lược và vượt qua trở ngại tổ chức: Doanh nghiệp cần đảm bảo tất cả các thành viên của tổ chức sẽ cùng tham gia vào chiến lược đại dương xanh với mục tiêu chung. Điều này cũng giúp cho các nhà quản lý có thể giải quyết được các vấn đề liên quan đến hành vi và thái độ của nhân viên.
Có 4 nguyên tắc cơ bản trong chiến lược đại dương xanh doanh nghiệp cần hiểu rõ
Có 4 nguyên tắc cơ bản trong chiến lược đại dương xanh doanh nghiệp cần hiểu rõ

Về công cụ

Để xây dựng và phát triển chiến lược đại dương xanh, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ sau đây:

Sơ đồ chiến lược (Strategic Canvas)

Công cụ này bao gồm các đường giá trị của doanh nghiệp và đường giá trị của đối thủ cạnh tranh được trình bày trong 1 hoặc nhiều hình ảnh khác nhau. Trong đó: 

  • Giá trị là những lợi ích và mong đợi của khách hàng. Dựa vào sơ đồ này, doanh nghiệp có thể so sánh các giá trị mà họ có thể mang lại cho khách hàng theo các tiêu chuẩn đánh giá năng lực cạnh tranh trong ngành.
  • Doanh nghiệp cũng có thể biết được đối thủ và bản thân mình đang tập trung vào yếu tố cạnh tranh nào. Nếu hai đường giá trị giống nhau, điều này cho thấy doanh nghiệp có thể đang tồn tại trong đại dương đỏ. Còn nếu hai đường giá trị khác nhau thể hiện rằng doanh nghiệp đã thành công tạo ra đại dương xanh.
Sơ đồ Strategic Canvas
Sơ đồ Strategic Canvas

Khung 4 hành động

Sau khi đã xác định được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp thông qua Strategy Canvas, doanh nghiệp cần tiến hành vẽ lại đường giá trị nhằm thỏa mãn các mục tiêu đề ra với chi phí thấp. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần cắt giảm các yếu tố không quan trọng, tập trung vào các yếu tố mang lại giá trị cao cho khách hàng. 

Nếu muốn thực hiện được điều này, doanh nghiệp cần trả lời 4 câu hỏi:

  • Yếu tố nào cần giảm xuống mức thấp hơn so với mức tiêu chuẩn trong ngành?
  • Yếu tố nào từng là tất yếu trong ngành nhưng giờ cần loại bỏ?
  • Yếu tố nào nên/cần tăng lên cao hơn so với mức tiêu chuẩn trong ngành?
  • Yếu tố nào chưa từng tồn tại và nên được bổ sung?

Hai câu hỏi đầu tiên sẽ giúp bạn tìm ra những yếu tố cần cắt giảm để giúp giảm thiểu chi phí so với các đối thủ cạnh tranh. Nguồn lực còn thừa nhờ cắt giảm sẽ được dùng cho các nhân tố quan trọng khác của 2 yếu tố cuối nhằm mang lại giá trị lớn hơn cho khách hàng.

Mô hình mạng

Đây là công cụ bổ trợ cho công cụ khung 4 hành động. Sau khi trả lời được 4 câu hỏi trong khung 4 hành động, doanh nghiệp có thể điền câu trả lời vào mô hình mạng gồm: Loại bỏ, cắt giảm, gia tăng và hình thành. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp xác định được những gì bạn cần làm để có một chiến lược đại dương xanh hoàn hảo. Cả 4 yếu tố này đều có tầm quan trọng như nhau vì thế doanh nghiệp không nên quá tập trung vào một yếu tố mà bỏ qua những yếu tố còn lại.

Ví dụ thực tế về chiến lược đại dương xanh

Để hiểu rõ hơn về chiến lược đại dương xanh, hãy đến với hai ví dụ điển hình sau đây: 

iTunes

iTunes là một trình phát đa phương tiện (bao gồm hình ảnh, video, âm nhạc) được phát triển bởi Apple, với ý tưởng ban đầu xuất phát từ tình trạng chia sẻ file nhạc bất hợp pháp trên internet. Năm 2003, Apple đã cho ra mắt iTunes với chiến lược định giá hợp lý và cung cấp danh sách các bài hát riêng lẻ, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí và loại bỏ sự bất tiện khi phải mua toàn bộ album hay CD.

Điều này vừa giúp cho Apple bảo vệ được bản quyền âm nhạc cho các công ty thu âm, vừa không ảnh hưởng đến trải nghiệm cho người dùng. Hiện nay, iTunes chiếm khoảng 60% thị trường tải nhạc số toàn cầu.

Giao diện Itunes
Giao diện Itunes

Canon

Canon là một tập đoàn đa quốc gia của Nhật Bản, nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm về máy photocopy, máy in, sản phẩm về hình ảnh, quang học… Bằng cách sử dụng chiến lược đại dương xanh, Canon đã tạo ra một thị trường mới về máy photocopy để bàn, nhắm đến đối tượng khách hàng tiềm năng là những thư ký.

Máy photocopy để bàn trong chiến lược đại dương xanh của Canon
Máy photocopy để bàn trong chiến lược đại dương xanh của Canon

Các máy photocopy nhỏ gọn và đầy đủ chức năng đã giúp Canon mở khóa giá trị và tạo ra không gian thị trường mới không có nhiều sự cạnh tranh. Trước đó, đối tượng khách hàng nhắm đến của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp photocopy là các nhà quản lý bộ phận mua thiết bị văn phòng, với nhu cầu mua máy kích thước lớn, nhanh, bền và có dịch vụ bảo trì.

So sánh sự khác biệt giữa đại dương xanh và đại dương đỏ

Chiến lược Đại dương đỏChiến lược Đại dương xanh
Cạnh tranh trong thị trường hiện tạiTạo ra một thị trường mới không có đối thủ cạnh tranh
Đánh bại đối thủ cạnh tranhLàm cho việc cạnh tranh trở nên không cần thiết, ít ảnh hưởng hoặc không quan trọng
Tập trung vào khách hàng hiện tại và khai thác nhu cầu hiện cóTập trung vào khách hàng mới, khách hàng bị bỏ qua để tạo ra và nắm bắt nhu cầu mới
Cân bằng giữa giá trị mang lại và chi phí bỏ raPhá vỡ sự cân bằng giữa giá trị và chi phí
Toàn bộ hoạt động của tổ chức được thực hiện và điều chỉnh theo chiến lược lựa chọn: Thực hiện chiến lược khác biệt so với đối thủ cạnh tranh hoặc là chiến lược chi phí thấpĐiều chỉnh toàn bộ hoạt động của tổ chức nhằm theo đuổi các chiến lược khác biệt hóa và chi phí thấp

Câu hỏi thường gặp

Đại dương xanh là gì?

Chiến lược đại dương xanh là một chiến lược phát triển và mở rộng thị trường mà ở đó doanh nghiệp không gặp phải bất kỳ sự cạnh tranh nào hoặc nếu có thì cũng chỉ là sự cạnh tranh không đáng kể. Các doanh nghiệp thường áp dụng chiến lược này nhằm tìm kiếm các thị trường mới, hoặc đưa ra những sản phẩm và dịch vụ độc đáo, khác biệt hoàn toàn so với những gì hiện có trên thị trường. 

So sánh giữa chiến lược đại dương xanh và đại dương đỏ

Chiến lược đại dương xanh thường nhắm vào việc tìm kiếm và khai thác những thị trường mới, nhằm mang lại nhiều cơ hội phát triển và lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Mô hình này không đòi hỏi sự cạnh tranh cao mà tập trung vào việc tạo ra giá trị tiềm năng cho khách hàng mới, chưa từng sử dụng sản phẩm.
Trong khi đó, đại dương đỏ là thị trường truyền thống đã được khai thác từ lâu với đầy đủ đối thủ cạnh tranh. Trong môi trường này, các doanh nghiệp phải tuân thủ quy luật cạnh tranh và tìm cách trở nên nổi bật hơn nhằm chiếm lĩnh thị phần. Thị trường này thường có khả năng thu lợi nhuận và tăng trưởng thấp hơn so với đại dương xanh.

Lời kết

Hy vọng rằng thông qua những chia sẻ từ bài viết trên đây đã giúp cho người đọc phần nào hiểu được chiến lược đại dương xanh là gì và những lợi ích mà chiến lược này có thể mang lại cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Từ đó giúp cho doanh nghiệp dần tìm được vị thế trên thị trường và mở ra một thị trường độc quyền cho chính mình.

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Hoàng Vui

SEO Specialist
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG