Khi mua web hosting, người dùng sẽ được cung cấp một công cụ để quản lý dịch vụ của họ, có thể là WHM hoặc cPanel. Nếu như chúng ta đã quen với cPanel rồi thì sẽ tự hỏi vậy WHM là gì. Bài viết này Vietnix sẽ giải đáp khái niệm và các thông tin liên quan WHM cũng như tiến hành so sánh 2 công cụ này nhé!
WHM là gì?
WHM (Web Host Manager) là một bảng điều khiển cung cấp cho người dùng khả năng quản lý nhiều trang dựa trên cPanel.
Với WHM, người dùng có thể tạo tài khoản cPanel để tận dụng các tài khoản lưu trữ. Có thể dễ dàng quản lý nhiều trang web từ nhẹ đến nặng với sự trợ giúp của WHM. Hơn nữa, còn có thể bán dịch vụ hosting và quản lý nhiều cPanel với tùy chọn sửa đổi, nâng cấp hoặc thậm chí hạ cấp tài khoản và theo dõi việc sử dụng băng thông.
WHMCS là gì?
Nếu đã hiểu khái niệm WHM là gì rồi vậy liệu WHMCS có liên quan đến WHM hay không?
WHMCS là viết tắt của Web Host Manager Complete Solution. Đó là bởi vì WHMCS ban đầu được phát triển như một bảng điều khiển cho phép cung cấp tự động các tài khoản lưu trữ web cPanel bằng bảng điều khiển Web Host Manager.
WHMCS là một hệ thống quản lý khách hàng toàn diện (CRM) và sản phẩm/dịch vụ chuyên nghiệp trong lĩnh vực lưu trữ web (hosting). WHMCS giúp quản lý server, khách hàng, đơn hàng, DNS,… Với WHMCS, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều công sức, thời gian và chi phí. Đây là một giải pháp tự động hóa an toàn, hiệu quả và phù hợp với các doanh nghiệp lớn nhỏ.
Tại sao cần có WHM?
WHM cung cấp cho bạn nhiều quyền kiểm soát và linh hoạt hơn khi quản lý một số trang web. Ngoài việc cung cấp khả năng bán dịch vụ hosting cho người khác, WHM còn cung cấp tùy chọn tạo và quản lý nhiều cPanel. Nếu bạn có định hướng kinh doanh thì dưới đây là một số lý do phổ biến để sử dụng WHM:
- Nếu một trong các trang web của bạn bị tấn công hoặc bị hack, tỷ lệ tin tặc có thể xâm nhập vào các trang web khác của bạn sẽ giảm đáng kể, điều này giúp tăng tính bảo mật.
- Không có cách nào để ai đó biết được liệu các tài khoản trên các bảng điều khiển khác nhau có được gắn với cùng một tài khoản WHM hay không, điều này giúp tăng quyền riêng tư của bạn.
- Nếu bạn có nhiều trang web cần sử dụng thẻ tín dụng, việc sử dụng WHM giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian, căng thẳng và tiền bạc. Để có thể xử lý thẻ tín dụng, bạn cần có chứng chỉ SSL. Để có chứng chỉ SSL, bạn phải có một địa chỉ IP chuyên dụng và bạn chỉ có thể có một địa chỉ IP chuyên dụng cho mỗi cPanel.
- Bạn có khả năng giám sát và điều chỉnh băng thông cũng như dung lượng ổ đĩa của mình. Đây có thể là chìa khóa để giữ cho một trang web đang phát triển nhanh chóng hoặc phổ biến không bị tạm ngưng/ngừng hoạt động do băng thông trung bình. Vì bạn có thể điều chỉnh băng thông của mình và chỉ nâng cấp khi thực sự cần, điều này có thể làm giảm đáng kể chi phí.
- Việc quản lý một số lượng lớn tên miền trong một cPanel có thể gây khó chịu, đặc biệt nếu bạn cập nhật file thường xuyên. Mặc dù Vietnix hay các nhà cung cấp khác không giới hạn số tên miền trên một tài khoản Shared hosting nhưng nó không có nghĩa là bạn sẽ dễ dàng để làm việc với nhiều tên miền trên một cPanel. Vì vậy bạn cần WHM để quản lý chúng đơn giản và tốt hơn.
Chức năng của WHM
Tạo, xóa hoặc tạm ngưng tài khoản
WHM cho phép bạn thêm nhiều tài khoản cPanel và đặt trang mặc định cho mỗi tài khoản. Hơn thế nữa, nếu một trong những khách hàng của bạn vi phạm thỏa thuận hoặc tài khoản của họ đã hết hạn, bạn có thể xóa hoặc tạm dừng bằng cách vào menu List Accounts.
Giám sát server
Tất cả hoạt động trên server của bạn có thể được theo dõi thông qua WHM.
Ví dụ:
- Process Manager: dùng để đăng ký tất cả quy trình đang chạy trong server.
- Service Manager: quản lý các dịch vụ và hoạt động trên background của chủ sở hữu.
- Current Disk Usage: thông báo về dung lượng lưu trữ còn lại và nó được sử dụng cho mục đích gì.
Thiết lập một số gói hosting
Là chủ sở hữu tài khoản WHM, bạn có toàn quyền quyết định cách phân chia dung lượng. Điều này cực kỳ hữu ích khi bạn muốn cung cấp các gói hosting khác nhau với các mức giá khác nhau. Ví dụ như các gói Hosting giá rẻ, Hosting Cao Cấp hay Business Hosting tại Vietnix.
Truyền tải file
Bạn có thể di chuyển file từ remote server sang hosting của bạn chỉ trong trường hợp khách hàng mới của bạn đã tạo trang web của họ ở một nơi khác.
Tùy chỉnh thương hiệu
Bạn có thể sẽ muốn server của mình mang đậm dấu ấn thương hiệu cá nhân mặc dù bạn chỉ là đại lí và bán lại nó từ công ty hosting ban đầu. Với WHM, bạn có thể tự do sở hữu logo, link tài liệu, style cPanel và hồ sơ công khai của công ty.
Market Provider Manager
Tính năng này cho phép bạn quản lý và hiển thị các sản phẩm mà khách hàng có thể mua thông qua cPanel của họ. Chẳng hạn như nâng cấp gói.
Quản lý SSL
Nếu bạn là Reseller Hosting, khách hàng vẫn sẽ mong đợi server của bạn có mọi thứ họ cần, bao gồm cả SSL. Và bạn có thể tìm thấy tính năng này để cài đặt – quản lý nó trong tab SSL/TLS.
Kích hoạt cPHulk để tăng tính bảo mật
Kích hoạt cPHulk lên sẽ giúp bạn bảo vệ tất cả domain khỏi các cuộc tấn công bên ngoài bằng cách hạn chế quyền truy cập buộc chúng dẫn đến cPanel.
Sao lưu và khôi phục các tệp
Bạn có thể kích hoạt auto backup để chạy trên một hoặc tất cả các tài khoản thuộc server của bạn. Sau đó, dữ liệu sẽ được tải lên bộ nhớ từ xa. Cài đặt sao lưu, cùng với các tính năng khôi phục đều được đặt trong tab Backup.
Cung cấp CMS cho người dùng cPanel
Chức năng này có thể được kích hoạt trong Manage cPAddons Site Software. Bạn nên cung cấp một số tùy chọn để đảm bảo người dùng của bạn có thể cài đặt hệ thống CMS nào mà họ chọn.
Tinh chỉnh
Trong phần này, có rất nhiều tính năng để bạn có thể thêm hoặc chỉnh sửa nhiều thứ trên server, bao gồm bảo vệ thư rác, theme đăng nhập mặc định và cảnh báo thông báo.
Plugin cho cPanel
cPanel tương thích với các plugin như Munin (giám sát máy chủ), ClamAV (chống vi-rút) và Solr (lập chỉ mục văn bản) và nếu bạn thấy một số trong số chúng hữu ích cho khách hàng của mình, bạn có thể thêm chúng thông qua menu Manage Plugin.
So sánh WHM và cPanel
cPanel và WHM là hai công cụ giúp người dùng điều động và chịu trách nhiệm toàn bộ về dịch vụ hosting.
Tuy nhiên, người dùng thường không biết rõ chức năng và mục đích chính xác của cPanel và WHM. Để giúp các bạn phân biệt rõ ràng hơn, Vietnix sẽ tiến hành so sánh WHM và cPanel ở bảng bên dưới:
>> Xem thêm: cPanel là gì?
Tiêu chí | WHM | cPanel |
Bảng điều khiển | WHM là một Reseller control panel. Nó được Reseller sử dụng để quản lý tất cả các tài khoản hosting nằm trong gói dành cho Reseller của họ. | cPanel là bảng điều khiển được người dùng cuối sử dụng dưới vai trò đại lý của nhà cung cấp dịch vụ hosting. Nó được khách hàng sử dụng để quản lý tài khoản hosting của riêng họ. |
Quyền truy cập | WHM cung cấp cho Reseller quyền truy cập gốc (root). | cPanel chỉ cung cấp quyền truy cập vào tài khoản web hosting trên máy chủ cho người dùng của nó. |
Port number | WHM hoạt động thông qua 2087. | cPanel hoạt động thông qua 2083. |
Mật khẩu | Mật khẩu cho WHM trùng với tài khoản cPanel tương ứng. Tức là nếu bạn thay đổi mật khẩu WHM của mình thì mật khẩu của cPanel cũng sẽ thay đổi. | Người dùng cuối có thể đặt mật khẩu cho cPanel nếu họ muốn. |
Domain | Chỉ có thể thêm domain chứ không thể thêm subdomain. | Có thể thêm/xóa các addon domain và subdomain. |
Bên trên là các thông tin liên quan đến WHM là gì. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.