NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
20/12/2024
Lượt xem

Lệnh ip trong Linux là gì? Cách sử dụng đơn giản và chi tiết nhất

20/12/2024
13 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

Lệnh ip trong Linux là công cụ giúp bạn quản lý và kiểm tra mạng máy tính. Bạn có thể sử dụng lệnh này để xem thông tin mạng và chỉnh sửa cấu hình mạng. Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng lệnh ip thông qua các ví dụ thực tế dễ hiểu.

Những điểm chính

  • Tìm hiểu định nghĩa lệnh ip trong Linux: Bạn sẽ nắm được định nghĩa và chức năng tổng quan của lệnh ip.
  • Nắm vững cú pháp của lệnh ip: Bạn sẽ hiểu được cú pháp của lệnh ip, tạo nền tảng để sử dụng lệnh hiệu quả.
  • Làm quen với các tùy chọn thường dùng: Bạn sẽ nắm được các tùy chọn thường dùng và tác dụng của chúng để biết cách tùy chỉnh hiển thị kết quả theo nhu cầu.
  • Hiểu rõ vai trò của các đối tượng (object) trong lệnh ip: Bạn sẽ biết biết cách chọn đúng đối tượng để thực hiện các tác vụ quản lý mạng mong muốn.
  • Minh họa cách sử dụng qua các ví dụ cụ thể: Bạn có thể dễ dàng áp dụng kiến thức vào thực tế và ghi nhớ cách sử dụng lệnh ip.

Lệnh ip trong Linux là gì?

Lệnh ip là một tiện ích dòng lệnh cho phép người dùng cấu hình các giao diện mạng một cách chi tiết. Bạn có thể sử dụng lệnh ip để:

  • Xem và thay đổi thông tin về giao diện mạng.
  • Quản lý bảng định tuyến.
  • Kiểm tra thiết bị mạng.
  • Thay đổi địa chỉ IP.
  • Thực hiện nhiều tác vụ khác liên quan đến quản lý mạng.
Định nghĩa lệnh ip trong Linux
Định nghĩa lệnh ip trong Linux

Cú pháp

Cú pháp của lệnh ip có phần khác biệt so với các lệnh thông thường. Vì lệnh này nhận nhiều tham số khác nhau:

ip [OPTION]... OBJECT COMMAND

Trong đó:

  • OBJECT: Loại đối tượng mạng bạn muốn thao tác (ví dụ: giao diện, địa chỉ, bảng định tuyến…).
  • COMMAND: Hành động bạn muốn thực hiện trên OBJECT (ví dụ: thêm, xóa, hiển thị…).
  • [OPTION]: Các tùy chọn không bắt buộc để điều chỉnh cách hoạt động của ip. (Dấu … nghĩa là bạn có thể sử dụng nhiều option cùng một lúc.)

iconLưu ý

Nếu bạn không chỉ định COMMAND cụ thể, ip sẽ mặc định hiển thị danh sách các lệnh có thể hoặc trang trợ giúp. Các COMMAND có thể là:

  • add (thêm)
  • delete/del (xóa)
  • show (hiển thị)

Tùy chọn

Tùy chọnMô tả
-br hoặc -briefHiển thị thông tin cơ bản.
-h hoặc -humanHiển thị các giá trị dễ đọc.
-VHiển thị phiên bản của tiện ích ip.
-4Chỉ lọc và hiển thị các địa chỉ IPv4.
-6Chỉ lọc và hiển thị các địa chỉ IPv6.

iconLưu ý

  • Các tùy chọn trong giao diện dòng lệnh Linux (CLI) phân biệt chữ hoa chữ thường.
  • Để biết thêm về các tùy chọn khác của lệnh ip, bạn có thể sử dụng lệnh man ip trong terminal.

Đối tượng (Object)

Lệnh ip trong Linux sử dụng các tham số đặc biệt gọi là đối tượng (object). Các đối tượng này đại diện cho các loại mạng mà người dùng có thể quản lý. Bạn có thể sử dụng các đối tượng này ở dạng đầy đủ hoặc dạng viết tắt. Dưới đây là một số đối tượng thường dùng:

Đối tượng (Object)Mô tả
l (hoặc link)Hiển thị thông tin về giao diện mạng.
a (hoặc addr hoặc address)Hiển thị địa chỉ IP.
r (hoặc route)Hiển thị địa chỉ IP.
n (hoặc neigh)Hiển thị các đối tượng lân cận (bảng ARP).

iconLưu ý

Các đối tượng trong giao diện dòng lệnh Linux cũng phân biệt chữ hoa chữ thường.

Ví dụ 1: Hiển thị tất cả địa chỉ IP trên hệ thống

Để xem tất cả địa chỉ IP của các mạng đang kết nối với hệ thống của bạn, bạn có thể dùng lệnh ip với đối tượng a hoặc addr hoặc address. Mình sẽ hiển thị tất cả các địa chỉ IP trên hệ thống bằng cách sau:

Bước 1: Mở terminal Ubuntu.

Bước 2: Nhập lệnh sau và nhấn Enter:

ip addr

Kết quả: Như bạn thấy, tất cả các địa chỉ IP của các thiết bị mạng đang có trên máy đã hiện ra.

Xem thông tin địa chỉ IP
Xem thông tin địa chỉ IP

Ví dụ 2: Hiển thị tất cả giao diện mạng trên hệ thống

Bạn cũng có thể dùng lệnh ip với đối tượng l hoặc link để hiển thị các giao diện mạng trên hệ thống. Để danh sách được hiển thị, bạn cần kết hợp thêm lệnh show. Chúng ta cùng thử xem sao:

Bước 1: Mở terminal Ubuntu.

Bước 2: Nhập lệnh sau và nhấn Enter:

ip link show

Kết quả: Ảnh dưới cho thấy danh sách các thiết bị mạng đang có.

Hiển thị tất cả interface mạng của hệ thống
Hiển thị tất cả interface mạng của hệ thống

Ví dụ 3: Hiển thị thông tin của một giao diện mạng cụ thể

Nếu bạn chỉ muốn xem thông tin của một giao diện mạng cụ thể, bạn có thể chỉ định tên của nó sau l hoặc link. Ví dụ, mình chỉ muốn xem thông tin của giao diện enp0s3:

Bước 1: Mở terminal Ubuntu.

Bước 2: Nhập lệnh sau và nhấn Enter:

ip link show enp0s3

Bạn hãy thay enp0s3 bằng tên giao diện bạn muốn xem thông tin.

Kết quả: Bạn thấy đó, giờ mình chỉ xem được thông tin chi tiết của giao diện enp0s3 thôi.

Xem thông tin của một interface cụ thể
Xem thông tin của một interface cụ thể

Ví dụ 4: Lọc địa chỉ IP 

Bạn có thể lọc địa chỉ IP theo giao thức (IPv4 hoặc IPv6) khi xem trên terminal. Để làm việc này, bạn dùng các tùy chọn -4 (cho IPv4) hoặc -6 (cho IPv6) cùng với đối tượng addr hoặc address.

Trường hợp A: Chỉ hiển thị địa chỉ IPv4

Bước 1: Mở terminal.

Bước 2: Nhập lệnh sau và nhấn Enter:

ip -4 addr

Kết quả: Bạn sẽ chỉ thấy địa chỉ IPv4.

Chỉ hiển thị IPv4
Chỉ hiển thị IPv4

Trường hợp B: Chỉ hiển thị địa chỉ IPv6

Bước 1: Mở terminal.

Bước 2: Nhập lệnh sau và nhấn Enter:

ip -6 addr

Kết quả: Bạn sẽ chỉ thấy địa chỉ IPv6.

Chỉ hiển thị IPv6
Chỉ hiển thị IPv6

Ví dụ 5: Thêm địa chỉ IP vào giao diện mạng

Bạn có thể gán địa chỉ IP mới cho một giao diện mạng đang có. Lưu ý rằng, bạn cần phải chạy lệnh với quyền siêu người dùng (sudo). Bạn cũng cần đối tượng address và lệnh add. Cú pháp như sau:

sudo ip address add IP_ADDRESS dev DEVICE_Name

Ví dụ, để thêm địa chỉ IP 192.168.48.200/24 vào giao diện mạng enp0s3, bạn thực hiện các bước sau:

Bước 1: Mở terminal.

Bước 2: Nhập lệnh sau và nhấn Enter:

sudo ip address add 192.168.1.200/24 dev enp0s3

Kết quả: Ảnh dưới cho thấy địa chỉ IP mong muốn đã được gán cho giao diện enp0s3.

Gán địa chỉ tùy chọn vào hệ thống
Gán địa chỉ tùy chọn vào hệ thống

Ví dụ 6: Xóa địa chỉ IP khỏi giao diện mạng

Tương tự như việc gán địa chỉ IP, để xóa một địa chỉ IP khỏi một giao diện mạng, bạn cũng cần chạy lệnh với quyền sudo. Bạn sẽ sử dụng đối tượng address và lệnh del (viết tắt của delete). Cú pháp chung là:

sudo ip address del IP_ADDRESS dev DEVICE_Name

Ví dụ, để xóa địa chỉ IP 192.168.48.200/24 khỏi giao diện mạng enp0s3, bạn thực hiện các bước sau:

Bước 1: Mở terminal.

Bước 2: Nhập lệnh sau và nhấn Enter:

sudo ip address del 192.168.48.200/24 dev enp0s3

Kết quả: Ảnh dưới cho thấy địa chỉ IP 192.168.1.200/24 đã bị xóa khỏi giao diện enp0s3. Giao diện này giờ chỉ còn một địa chỉ IP khác.

Xóa IP khỏi hệ thống
Xóa IP khỏi hệ thống

Ví dụ 7: Thay đổi trạng thái của giao diện mạng

Bạn có thể bật (up) hoặc tắt (down) giao diện mạng trực tiếp từ terminal. Cũng tương tự các ví dụ trên, bạn sẽ cần sudo để chạy các lệnh này. Để làm việc này, bạn dùng đối tượng link và lệnh set cùng với tùy chọn up hoặc down. Cú pháp chung là:

sudo ip link set dev DEVICE_Name up/down

Ví dụ: 

Để bật giao diện (up) enp0s3, bạn chạy lệnh sau:

sudo ip link set dev enp0s3 up 

Kết quả: Ảnh dưới cho thấy trạng thái của giao diện enp0s3 đã chuyển sang UP.

Trạng thái mạng chuyển sang UP, bắt đầu hoạt động
Trạng thái mạng chuyển sang UP, bắt đầu hoạt động

Để tắt giao diện (down) enp0s3, bạn chạy lệnh sau:

sudo ip link set dev ens33 down

Kết quả: Ảnh dưới cho thấy trạng thái của giao diện enp0s3 đã chuyển sang DOWN.

hinh 7
Trạng thái mạng chuyển sang DOWN, mạng bị vô hiệu hóa

Ví dụ 8: Hiển thị bảng định tuyến

Để xem bảng định tuyến hiện tại, bạn cần sử dụng đối tượng route:

Bước 1: Mở terminal.

Bước 2: Nhập lệnh sau và nhấn Enter:

ip route

Kết quả: Lệnh này sẽ liệt kê tất cả các bảng định tuyến hiện có trong hệ thống.

Liệt kê bản định tuyến
Liệt kê bản định tuyến

Ví dụ 9: Thay đổi bảng định tuyến

Để thay đổi bảng định tuyến trên Linux, bạn sử dụng lệnh ip route với quyền quản trị (sudo) và sử dụng add hoặc del để thêm hoặc xóa tuyến. Cú pháp chung như sau:

sudo ip route add/del IP_ADDRESS dev DEVICE_Name
  • Thêm tuyến mới vào bảng định tuyến

Để thêm tuyến mới (ví dụ 192.168.1.0/24) vào bảng định tuyến thông qua giao diện enp0s3, bạn sử dụng lệnh:

sudo ip route add 192.168.1.0/24 dev enp0s3
Thêm đường mạng mới vào bảng
Thêm đường mạng mới vào bảng
  • Xoá tuyến khỏi bảng định tuyến

Để xóa một tuyến (ví dụ 192.168.1.0/24) khỏi bảng định tuyến thông qua giao diện enp0s3, bạn sử dụng lệnh:

sudo ip route del 192.168.1.0/24 dev enp0s3
Xóa đường mạng cụ thể khỏi bảng định tuyến
Xóa đường mạng cụ thể khỏi bảng định tuyến

Vietnix – Nhà cung cấp dịch vụ VPS AMD tốc độ cao

Với hơn 12 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ hosting và VPS tốc độ cao, Vietnix đã phục vụ hơn 80.000 khách hàng và kích hoạt thành công hơn 100.000 dịch vụ. Thành tựu này là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng trong việc mang lại các giải pháp công nghệ phù hợp với nhu cầu thực tế. Dịch vụ VPS AMD của Vietnix nổi bật với CPU AMD EPYC thế hệ mới và ổ cứng NVMe tốc độ cao, mang đến hiệu năng xử lý vượt trội và tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh gấp nhiều lần SSD truyền thống. Đây là lựa chọn hoàn toàn phù hợp cho các dự án cần cấu hình lớn, xử lý dữ liệu nhanh và hiệu quả.

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 18001093
  • Email: sales@vietnix.com.vn 
  • Địa chỉ: 265 Hồng Lạc, Phường 10, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh.
  • Website: https://vietnix.vn/ 

Lời kết

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn sử dụng thành thạo lệnh ip và quản lý mạng của mình một cách hiệu quả. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào khác về lệnh ip hoặc các lệnh khác trong Linux, bạn hãy để lại bình luận bên dưới!

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Hưng Nguyễn

Co-Founder
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Banner group
Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

MAXSPEED HOSTING

TĂNG TỐC WEBSITE TOÀN DIỆN

CÔNG NGHỆ ĐỘC QUYỀN

PHẦN CỨNG MẠNH MẼ

HỖ TRỢ 24/7

ĐĂNG KÝ NGAY
Pattern

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

Icon
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1
Icon
XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG