NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
06/08/2024
Lượt xem

Mainboard là gì? Tiêu chí để lựa chọn bo mạch chủ để PC đạt hiệu suất cao nhất

06/08/2024
18 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

Mainboard hay còn gọi là bo mạch chủ là bộ phận trung tâm của máy tính, nơi kết nối và điều phối hoạt động của tất cả các linh kiện khác. Để giúp bạn hiểu rõ mainboard là gì, cấu tạo cũng như các loại mainboard phổ biến hiện nay. 

Mainboard là gì?

Mainboard đóng vai trò trung tâm trong mọi máy tính, thiết bị điện tử, là nền tảng kết nối và điều khiển các thành phần then chốt như CPU, RAM, ổ cứng, card đồ họa và cổng giao tiếp. Nhờ có mainboard, các linh kiện này phối hợp nhịp nhàng với nhau, đảm bảo hiệu suất hoạt động tối ưu cho toàn bộ hệ thống.

Mainboard la gi
Mainboard đóng vai trò trung tâm trong mọi máy tính, thiết bị điện tử

Mainboard được trang bị nhiều khe cắm và kết nối, cho phép lắp đặt và mở rộng linh kiện phần cứng dễ dàng. Các vi mạch và chip điều khiển tích hợp trên mainboard có nhiệm vụ xử lý dữ liệu, điều phối hoạt động của các linh kiện máy tính và quản lý hệ thống tổng thể. Nhờ khả năng hỗ trợ đa dạng chuẩn giao tiếp phổ biến như USB, HDMI, Ethernet, mainboard giúp kết nối máy tính với các thiết bị ngoại vi và mạng (hub) dễ dàng.

Vi mạch điều khiển (Chipset)

Vi mạch điều khiển hay chipset là bộ phận quan trọng trên mainboard, có vai trò kết nối và điều phối hoạt động của các bộ phận phần cứng thiết yếu. Hệ thống này bao gồm hai chip chính: cầu bắc (northbridge) truyền tải dữ liệu giữa CPU và RAM; còn cầu nam (southbridge) kết nối các thiết bị ngoại vi như ổ cứng, ổ quang, cổng USB,…

Vi mạch điều khiển (Chipset)
Vi mạch điều khiển (Chipset)

Không chỉ dừng lại ở vai trò kết nối, chipset còn được tích hợp nhiều tính năng nâng cao giúp gia tăng hiệu suất cho mainboard như: điều khiển RAID, hỗ trợ cổng FireWire, tích hợp card đồ họa và âm thanh, nhiều cổng USB,… Lưu ý rằng Chipset sẽ có sự thay đổi về kiểu dáng, tốc độ và khả năng tương thỉch theo từng loại và seri của Main Server.

BIOS

Nằm trên bo mạch chính dưới dạng chip ROM, BIOS là phần mềm giúp khởi động hệ thống, thực hiện kiểm tra phần cứng cần thiết và khởi tạo các thiết bị ngoại vi cơ bản để chuẩn bị cho hệ điều hành hoạt động. Nhờ BIOS, người dùng có thể truy cập giao diện để điều chỉnh cài đặt máy tính theo nhu cầu sử dụng. Việc nâng cấp hoặc thay thế BIOS là cách hiệu quả để nâng cao hiệu suất và mức độ tương thích của máy tính.

Phần mềm giúp khởi động hệ thống
Phần mềm giúp khởi động hệ thống

Socket

Socket là bộ phận kết nối CPU với bo mạch chủ. Mỗi dòng CPU tương thích với một loại Socket riêng, do đó việc lựa chọn Socket phù hợp khi lắp ráp máy tính là vô cùng quan trọng. Chức năng chính của Socket là truyền tải tín hiệu điện, dữ liệu giữa CPU và bo mạch chủ, đảm bảo toàn bộ hệ thống vận hành trơn tru và ổn định.

Socket là bộ phận kết nối CPU với bo mạch chủ
Socket là bộ phận kết nối CPU với bo mạch chủ

CPU

CPU – viết tắt của Central Processing Unit (Bộ xử lý trung tâm), chính là “bộ não” điều khiển mọi hoạt động của máy tính. CPU có nhiệm vụ nhận dữ liệu và lệnh đầu vào từ các thiết bị ngoại vi, sau đó xử lý và đưa ra các chỉ thị điều khiển phù hợp, đáp ứng mọi nhu cầu của máy tính.

CPU là "bộ não" điều khiển mọi hoạt động của máy tính
CPU là “bộ não” điều khiển mọi hoạt động của máy tính

Card mạng và card âm thanh

Tùy theo loại mà mainboard có thể được trang bị sẵn card mạng Ethernet và card âm thanh hoặc cung cấp khe cắm mở rộng cho phép bạn lắp đặt card mạng và âm thanh rời theo nhu cầu. 

Card mạng và card âm thanh
Card mạng và card âm thanh

Hệ thống Bus

Trên mainboard, hệ thống Bus đảm nhận vai trò kết nối các thành phần chính của máy tính. Hệ thống này bao gồm ba loại bus riêng biệt, mỗi loại đảm nhiệm một chức năng riêng:

  • Bus dữ liệu: Chịu trách nhiệm truyền tải thông tin giữa các thành phần.
  • Bus địa chỉ: Xác định vị trí cụ thể của dữ liệu cần truyền tải.
  • Bus điều khiển: Điều phối các hoạt động trao đổi dữ liệu và đảm bảo thực hiện lệnh chính xác.
Hệ thống Bus
Hệ thống Bus

Khe cắm PCI

Khe cắm PCI (Peripheral Component Interconnect) là chuẩn giao tiếp được sử dụng để kết nối các linh kiện phần cứng bên trong máy tính, góp phần tạo nên sự tương thích và đồng bộ cho hệ thống. Nhờ có PCI, các thành phần trên mainboard như card âm thanh, modem tích hợp và nhiều thiết bị khác có thể giao tiếp, phối hợp làm việc hiệu quả.

Khe cắm PCI
Khe cắm PCI

Khe cắm ISA

Khe cắm ISA (Industry Standard Architecture) là một chuẩn giao tiếp được sử dụng để kết nối các thiết bị mở rộng như card âm thanh, card đồ họa vào máy tính. Được phát triển từ Bus XT của IBM, ISA có khả năng truyền dữ liệu 8 bit hoặc 16 bit.

Khe cắm ISA
Khe cắm ISA

Khe cắm PCI Express

PCI Express hay PCIe là một chuẩn giao mới với tốc độ truyền tải dữ liệu vượt trội so hơn với chuẩn PCI truyền thống. Nhờ khả năng kết nối mainboard với các linh kiện như card mở rộng và bộ nhớ RAM, PCIe giúp tăng hiệu suất truyền tải dữ liệu cho thiết bị.

Khe cắm PCI Express
Khe cắm PCI Express

Chức năng của mainboard đối với máy tính

Nắm giữ vị trí trung tâm trong hệ thống máy tính, mainboard đảm nhiệm những chức năng quan trọng sau:

  • Là trung tâm kết nối, nơi gắn kết tất cả các linh kiện quan trọng của máy tính thành một thể thống nhất, bao gồm: CPU, RAM, ổ cứng, card đồ họa (VGA), card âm thanh, card mạng và các thiết bị ngoại vi (chuột, bàn phím, ổ đĩa quang, loa,…).
  • Điều khiển khởi động máy tính, quản lý cấu hình hệ thống, truyền tải dữ liệu giữa các linh kiện trên mainboard cũng như giữa mainboard với các thiết bị ngoại vi.
  • Quản lý năng lượng, cung cấp và phân phối nguồn điện áp phù hợp cho từng linh kiện trên mainboard, đảm bảo chúng hoạt động ổn định.
  • Tích hợp hoặc hỗ trợ khe cắm card mạng để truy cập internet.
  • Tích hợp sẵn hoặc hỗ trợ khe cắm card âm thanh để xử lý và phát âm thanh.
  • Quản lý RAM, tối ưu hóa truy cập và lưu trữ dữ liệu tạm thời, tăng tốc độ xử lý.
  • Cung cấp cổng USB, HDMI, VGA, cổng âm thanh,… để kết nối với các thiết bị ngoại vi.
Chức năng của mainboard đối với máy tính
Chức năng của mainboard đối với máy tính

Cách thức hoạt động của Mainboard?

Mainboard sử dụng các đường truyền dữ liệu Bus để điều khiển phần cứng quan trọng như CPU, RAM, ổ cứng, card đồ họa, card âm thanh,… Mỗi bus có tốc độ cùng chức năng riêng, đảm bảo giao tiếp và truyền tải dữ liệu hiệu quả giữa các thành phần. 

Cách thức hoạt động của Mainboard
Cách thức hoạt động của Mainboard

Chipset là trung tâm điều khiển giao tiếp trên mainboard, bao gồm hai chip chính: cầu bắc và cầu nam được kết nối với nhau qua một Bus riêng. Chipset cầu bắc sở hữu tốc độ cao nên có nhiệm vụ kết nối và xử lý dữ liệu phức tạp từ CPU, RAM và card đồ họa GPU. Trong khi đó chipset cầu nam có tốc độ thấp hơn nên sẽ kết nối và xử lý dữ liệu đơn giản hơn trong ổ cứng, ổ quang, USB,… 

Chipset là trung tâm điều khiển giao tiếp trên mainboard
Chipset là trung tâm điều khiển giao tiếp trên mainboard

Để đảm bảo hệ thống hoạt động trơn tru, chipset sẽ điều chỉnh tốc độ Bus phù hợp với tốc độ của từng thiết bị kết nối. Tuy nhiên, nếu chênh lệch giữa tốc độ Bus và tốc độ thiết bị quá lớn, hiện tượng nghẽn cổ chai sẽ xảy ra, ảnh hưởng tới hiệu suất thiết bị.

Các loại main máy tính hiện nay

Hiện nay có nhiều loại mainboard khác nhau được thiết kế để đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của người dùng. Dưới đây là một số loại mainboard phổ biến và ứng dụng cụ thể của từng loại:

Mainboard tiêu Chuẩn (ATX)

Mainboard ATX là lựa chọn phổ biến cho máy tính cá nhân, máy tính để bàn bởi kích thước tiêu chuẩn, hỗ trợ nhiều khe mở rộng PCIe. Loại mainboard này phù hợp cho nhu cầu sử dụng thông thường và có thể đáp ứng tốt các yêu cầu về đồ họa và kết nối ngoại vi.

Mainboard ATX
Mainboard ATX

Mainboard MicroATX (mATX)

Mainboard MicroATX là lựa chọn tối ưu cho những ai cần tiết kiệm không gian mà vẫn đảm bảo hiệu năng. So với ATX, mATX có kích thước nhỏ gọn hơn, phù hợp cho các case máy tính mini hoặc có không gian hạn chế. Tuy nhiên, nhược điểm của mainboard này là ít khe cắm PCIe và kết nối ngoại vi hơn.

Mainboard MicroATX
Mainboard MicroATX

Mainboard Mini-ITX

Mini-ITX với kích thước nhỏ nhất trong số các loại mainboard là lựa chọn lý tưởng cho các case máy tính mini hoặc siêu nhỏ gọn. Tuy nhiên đi kèm với đó là Mini-ITX chỉ có một khe cắm PCIe và ít kết nối ngoại vi hơn so với các loại mainboard khác.

Mainboard Mini-ITX
Mainboard Mini-ITX

Mainboard Gaming

Mainboard Gaming được trang bị nhiều khe cắm PCIe, hỗ trợ âm thanh cao cấp và các tính năng tối ưu hóa cho nhu cầu chơi game, mang đến trải nghiệm đồ họa mượt mà và sống động. Loại mainboard này phù hợp với game thủ chuyên nghiệp hoặc những ai yêu cầu hiệu suất đồ họa cao.

Mainboard Gaming được trang bị nhiều khe cắm PCIe
Mainboard Gaming được trang bị nhiều khe cắm PCIe

Mainboard Workstation

Mainboard Workstation được thiết kế hỗ trợ nhiều card đồ họa cùng với bộ xử lý mạnh mẽ, đáp ứng khối lượng công việc nặng của các ứng dụng thiết kế đồ họa, video chuyên nghiệp và khoa học dữ liệu. 

Mainboard Workstation
Mainboard Workstation

Mainboard HTPC (Home Theater PC)

Mainboard HTPC là lựa chọn hoàn hảo cho hệ thống máy tính giải trí của gia đình. Với khả năng hỗ trợ âm thanh chất lượng cao, video HD và cho phép kết nối đa phương tiện, loại mainboard này có thể mang đến trải nghiệm xem phim, nghe nhạc tuyệt vời cho người dùng.

Mainboard HTPC
Mainboard HTPC

Mainboard Server

Mainboard server được thiết kế để đáp ứng nhu cầu hoạt động liên tục và bảo mật cao trong môi trường máy chủ. Loại mainboard này thường hỗ trợ nhiều CPU và RAM để xử lý khối lượng công việc lớn, kèm theo đó là tính năng bảo mật nâng cao và hỗ trợ quản lý hệ thống máy chủ từ xa.

Tìm hiểu Mainboard server
Tìm hiểu Mainboard server

Mainboard Mac

Mainboard Mac được thiết kế riêng cho máy tính Mac, tối ưu hóa cho hệ điều hành macOS và tích hợp liền mạch với các linh kiện Apple khác.

Sự khác biệt giữa mainboard trên laptop và trên PC

Mainboard trên laptop và PC có nhiều điểm khác biệt để phù hợp với đặc thù riêng của từng dòng máy tính. Dưới đây là bảng so sánh những điểm khác biệt chính giữa mainboard laptop và mainboard PC:

Đặc điểmMainboard LaptopMainboard PC
Kích thước Nhỏ gọn, kích thước cố định. Lớn hơn, không bị giới hạn về kích thước.
Thiết kếTối ưu hóa theo không gian và thiết kế của laptop.Có nhiều khe mở rộng, kết nối ngoại vi.
Khả năng nâng cấpKhó nâng cấp, thay thế do mainboard đã tích hợp sẵn linh kiện CPU, RAM, bộ nhớ SSD, ổ cứng,…Mainboard độc lập nên dễ dàng nâng cấp, thay thế linh kiện CPU, RAM, card đồ họa,…
Nguồn điệnSử dụng nguồn từ pin laptop để cung cấp cho toàn bộ linh kiện.Từ nguồn của máy tính, đồng thời có nhiều kết nối nguồn điện để hỗ trợ nếu cần.
Cổng giao tiếp và kết nối ngoại viSố lượng hạn chế.Nhiều cổng giao tiếp như USB, HDMI, Ethernet, âm thanh, màn hình,…
Card âm thanh và mạngTích hợp sẵn, chất lượng đáp ứng nhu cầu sử dụng cơ bản.Nhiều thể loại với chất lượng linh hoạt theo nhu cầu người dùng.
Sự khác biệt giữa mainboard trên laptop và trên PC

Các lưu ý cần biết khi chọn mainboard

Để sở hữu chiếc máy tính ưng ý, việc lựa chọn mainboard đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là những yếu tố quan trọng mà bạn cần cân nhắc khi mua mainboard:

  • Kích thước mainboard phải vừa vặn với kích thước vỏ case máy tính.
  • Xác định loại CPU bạn dự định sử dụng và chọn mainboard có socket phù hợp.
  • Chọn mainboard có đủ số lượng khe cắm RAM và hỗ trợ RAM (DDR3, DDR4,…) mà bạn dự định sử dụng.
  • Nếu bạn sử dụng card đồ họa rời, hãy chọn mainboard có đủ khe cắm PCIe và hỗ trợ công nghệ Crossfire hoặc SLI (cho phép sử dụng nhiều card đồ họa).
  • Lựa chọn mainboard có đầy đủ cổng kết nối cần thiết cho nhu cầu của bạn, bao gồm USB, HDMI, DisplayPort, cổng âm thanh, kết nối mạng Ethernet,…
  • Xác định loại ổ cứng bạn sử dụng (HDD, SSD) và chọn mainboard có kết nối SATA, M.2 phù hợp.
  • Xác định số lượng khe mở rộng PCIe trên mainboard nếu có nhu cầu sử dụng card âm thanh, card mạng, card RAID,…
  • Ưu tiên mainboard hỗ trợ nâng cấp CPU, RAM hoặc GPU dễ dàng trong tương lai.
  • Xác định ngân sách cho mainboard và cân nhắc chi phí của các linh kiện khác như CPU, RAM, card đồ họa.
  • Ưu tiên mua mainboard từ các thương hiệu uy tín trên thị trường, đảm bảo chất lượng và dịch vụ bảo hành tốt.
Các lưu ý cần biết khi chọn mainboard
Một số điểm lưu ý cần biết khi lựa chọn mainboard

Câu hỏi thường gặp

Các ký hiệu trên mainboard cần biết?

Dưới đây là các ký hiệu quan trọng trên mainboard và giải thích ngắn gọn mà bạn cần nhớ
– ATX, MicroATX, Mini-ITX: Kích thước phổ biến của mainboard.
– CPU Socket: Mỗi loại CPU tương thích phần cứng với một đế cắm (socket) riêng.
– Chipset Intel hoặc AMD: Kết nối CPU với các thành phần khác trên mainboard.
– Cổng USB 2.0, 3.0, 3.2 Gen1, Type-C: Kết nối thiết bị với chuột, bàn phím, ổ cứng ngoài,…
– Khe cắm RAM DDR3/DDR4: Nơi lắp đặt RAM vào thiết bị.
– HDMI, DisplayPort, VGA, DVI: Kết nối âm thanh, hình ảnh.
– PCIe Slots: Khe cắm mở rộng để lắp card đồ họa, card mạng,…

Lỗi main máy tính là gì?

Lỗi main máy tính là tình trạng mainboard – bo mạch chủ gặp trục trặc, dẫn đến việc máy tính không thể hoạt động bình thường. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra lỗi main máy tính bao gồm:
– Mainboard có thể bị lão hóa do sử dụng lâu ngày.
– Linh kiện trên mainboard bị chập cháy, gây ra hiện tượng đoản mạch.
– Tiếp xúc với nước.
– Sét đánh.
– Mainboard bị quá nhiệt, dẫn đến hư hỏng.

Main máy tính giá bao nhiêu?

Mức giá main máy tính dao động khá rộng, tùy thuộc vào thương hiệu, dòng sản phẩm, chipset và các tính năng đi kèm. Dưới đây là phân khúc giá tham khảo:
– Cơ bản: 1.000.000 – 2.500.000 VND, phù hợp cho văn phòng hoặc nhu cầu cơ bản.
– Tầm trung: 2.500.000 – 5.000.000 VND, thích hợp cho chơi game tầm trung, công việc đồ họa, lập trình, 
– Cao cấp: 5.000.000 – 10.000.000 VND, dành cho làm việc và chơi game chuyên nghiệp.
– Server: Từ 10.000.000 VND trở lên, dành cho máy chủ doanh nghiệp, máy chủ dữ liệu, máy trạm.

Bảng mạch chính là gì? 

Bảng mạch chính, hay còn gọi là mainboard, bo mạch chủ, là một bảng mạch có chức năng như trung tâm kết nối các linh kiện bên trong máy tính thành một thể thống nhất, giúp chúng có thể giao tiếp và phối hợp hoạt động với nhau.

Lời kết

Có thể thấy, mainboard đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống máy tính, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất và khả năng hoạt động của thiết bị. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ mainboard là gì, chức năng và các loại mainboard phổ biến hiện nay để có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất cho mình.

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Hưng Nguyễn

Co-Founder
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Banner group
Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

MAXSPEED HOSTING

TĂNG TỐC WEBSITE TOÀN DIỆN

CÔNG NGHỆ ĐỘC QUYỀN

PHẦN CỨNG MẠNH MẼ

HỖ TRỢ 24/7

ĐĂNG KÝ NGAY
Pattern

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

Icon
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1
Icon
XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG