NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
20/09/2021
Lượt xem

Giao thức RTP là gì? Ưu điểm của giao thức RPT

20/09/2021
8 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (70 bình chọn)

Giao thức RTP là gì?

Real-Time Transport Protocol (RTP) là một tiêu chuẩn giao thức internet, chỉ định cách thức các chương trình quản lý việc truyền dữ liêu đa phương tiện theo thời gian thực qua các dịch vụ mạng unicast hoặc multicast. Ban đầu, RTP được quy định trong RFC 1889 của IETF để hỗ trợ các hội nghị truyền hình có nhiều người tham gia, ở nhiều vị trí địa lý khác nhau.

giao thức RTP là gì

RTP thường được sử dụng trong các ứng dụng điện thoại internet. Bản thân giao thức này không đảm bảo cung cấp dữ liệu đa phương tiện theo thời gian thực (vì việc này phụ thuộc vào đặc tính của mạng). Tuy nhiên, nó cung cấp khả năng quản lý dữ liệu rất tốt.

Giao thức RTP kết hợp việc vận chuyển dữ liệu của nó với một giao thức điều khiển (RTCP). Do đó nó có thể giám sát việc phân phối dữ liệu cho các mạng đa hướng lớn. Việc giám sát cho phép người dùng phát hiện xem có bất kỳ packet nào bị lạc mất hay không, và để bù đắp cho các khoảng thời gian bị delay. Cả hai giao thức RTP và RTCP đều hoạt động độc lập với các giao thức ở lớp Transport và Network.

Các thông tin trong header RTP cho người dùng biết cách tái cấu trúc dữ liệu và mô tả cách các bit stream codec được đóng gói. Theo quy định, RTP chạy trên giao thức UDP, mặc dù nó có thể sử dụng các giao thức truyền dẫn khác. Cả SIP lẫn H.323 đều dùng RTP.

Việc triển khai RTP hiệu quả đòi hỏi một hạ tầng mạng lưới vững chắc, đảm bảo độ ổn định và tốc độ truyền tải tối ưu. Đồng thời, việc bảo đảm an toàn dữ liệu và ngăn chặn các mối đe dọa như DDoS, mã độc vẫn là điều cần thiết khi truyền tải các thông tin quan trọng hoặc nhạy cảm. Để giải quyết các vấn đề này, dịch vụ web hosting chuyên nghiệp từ Vietnix có thể là giải pháp tối ưu.

Vietnix không chỉ cung cấp nền tảng server tối ưu hóa tốc độ và độ ổn định cho RTP mà còn trang bị hệ thống bảo mật đa lớp với công nghệ chống DDoS độc quyền, Immunify360 chống mã độc, CloudLinux cô lập tài nguyên, giúp bạn yên tâm triển khai và vận hành ứng dụng một cách an toàn, hiệu quả.

Định dạng Header của RTP

Sơ đồ định dạng Header của gói RTP được hiển thị dưới đây:

RTP là gì

Định dạng Header của RTP rất đơn giản và nó bao gồm tất cả các ứng dụng thời gian thực. Giải thích về từng trường của định dạng Header được đưa ra dưới đây:

  • Version: trường này có độ dài 2 bit, xác định số phiên bản. Phiên bản hiện tại đang là 2.
  • P (1 bit): Nếu giá trị là 1, nó cho biết có phần đệm ở cuối packet, và ngược lại nếu giá trị là 0.
  • X (1 bit): Nếu giá trị là 1, có một header mở rộng bổ sung ở giữa dữ liệu và header cơ bản. Và ngược lại nếu có giá trị là 0.
  • Contributor count (4 bit): Cho biết số lượng người đóng góp, tối đa là 15 vì trường 4 bit chỉ có thể chứa các số từ 0 đến 15.
  • M (1 bit): dùng để điểm đánh dấu kết thúc, biểu thị kết thúc dữ liệu.
  • Payload types (7 bit): Cho biết kiểu của payload. Có một số kiểu payload phổ biến như:
payload của RTP

Kiểu payload là một con số duy nhất, được biểu thị bằng 7 bit trong định dạng RTP header. Mọi kiểu payload đều cho biết một cách mã hóa hình ảnh/âm thanh. Nguồn RTP được phép gửi một kiểu payload duy nhất trong một lần. Trường này chủ yếu chỉ loại của codec dùng trong media stream.

>> Xem thêm: Giao thức TFTP là gì?

Ví dụ, nếu dùng ‘1’ để chỉ kiểu payload, với tên encoding là 1016, thì nó sẽ dùng kiểu mã hóa giọng nói FS-1016 cho các luồng media.

RTP data units

Còn nếu dùng kiểu payload ’31’, tên encoding là H.261 thì sẽ sử dụng tiêu chuẩn nén video ITU-T. Tương tự, mỗi con số của các kiểu payload đều cho biết một loại mã hóa nhất định cho các luồng âm thanh/video.

Sequence Number

Trường này có độ dài 16 bit, dùng để cung cấp số serial cho các gói RTP, giúp đánh số thứ tự. Số thứ tự của gói đầu tiên được cấp một số ngẫu nhiên, và các gói tiếp theo tăng dần 1 đơn vị. Trường này chủ yếu dùng để kiểm tra xem có bị mất gói hay sai thứ tự hay không.

Time Stamp

Trường Time Stamp có độ dài 32 bit, dùng để tìm mối quan hệ giữa thời gian của các gói RTP khác nhau. Timestamp cho packet đầu tiên được chọn ngẫu nhiên, và các packet tiếp theo được tính bằng tổng của timestamp trước và thời gian cần thiết để tạo ra byte đầu tiên của packet hiện tại. Giá trị của 1 lần đánh dấu có thể khác nhau với các ứng dụng.

Synchronization Source Identifier

Có độ dài 32 bit, dùng để xác định và định nghĩa nguồn RTP là gì. Giá trị là một số ngẫu nhiên được chọn bởi nguồn. Trường này chủ yếu giúp giải quyết các xung đột phát sinh khi hai nguồn có cùng một số thứ tự.

Contributor Identifier

Cuối cùng, trường 32 bit này dùng để nhận dạng nguồn khi có nhiều hơn một nguồn trong phiên. Mixer source sử dụng một bộ Synchronization source identifider và các nguồn còn lại (tối đa là 15) bằng Contributor Identifier.

>> Xem thêm: Giao thức OSPF là gì

Ưu điểm của giao thức RTP

Ưu điểm của RTP là gì? Đúng như cái tên của nó, RTP giúp truyền dữ liệu liên quan đến phương tiện trong thời gian thực. RTP bao gồm cơ chế bù jitter, phát hiện các packet bị mất và phân phối các packet không có thứ tự. Đây là lỗi đặc biệt phổ biến trong việc truyền UDP thông qua IP.

Vì RTP cho phép truyền dữ liệu đến nhiều điểm cuối song song thông qua IP multicast, nên nó là tiêu chuẩn chính được triển khai cho truyền mạng IP âm thanh, video. Cơ chế cho profile liên quan và định dạng payload được tham chiếu trong kiến trúc của RTP, và được thực hiện ở lớp ứng dụng thay vì lớp hệ điều hành.

Các ứng dụng như VoIP cần truyền dữ liệu đa phương tiện theo thời gian thực, thường yêu cầu cung cấp dữ liệu kịp thời và cũng dễ bị mất các packet. Ví dụ như việc mất các audio packet trong ứng dụng VoIP có thể làm hụt vài mili giây trong dữ liệu. Việc này có thể được xử lý bằng các thuật toán bù lỗi để giảm bớt ảnh hưởng.

Giao thức TCP cũng được tiêu chuẩn hóa để sử dụng RTP, mặc dù không thường được sử dụng trong các ứng dụng. Vì cơ chế kiểm soát lỗi có nó có thể gây delay và ảnh hưởng đến việc phân phối các packet. Do đó, hầu hết các ứng dụng RTP thường triển khai trên UDP.

Bên cạnh đó, việc tối ưu hóa tốc độ tải website và giảm thiểu latency cũng là yếu tố then chốt để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. NVMe Hosting từ Vietnix với công nghệ LiteSpeed, ổ cứng NVMe, cùng với các tính năng tăng tốc website khác, có thể giúp website của bạn tải nhanh hơn, hạn chế độ trễ tối đa, đảm bảo hiệu suất cao cho các ứng dụng sử dụng RTP, mang lại trải nghiệm mượt mà cho người dùng.

Lời kết

Như vậy là bạn đã biết giao thứ RTP là gì và ưu điểm của nó, hy vọng bài viết này cung cấp cho bạn nhiều kiến thức bổ ích, chúc bạn thành công!

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Hưng Nguyễn

Co-Founder
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Banner group
Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

Pattern

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

Icon
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1
Icon
XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG