Network Access Control đóng vai trò như một “chìa khóa” đảm bảo sự an toàn cho hệ thống mạng và những ai kết nối với hệ thống mạng đó. Vậy cụ thể Network Access Control là gì? Hãy cùng tôi tìm hiểu chi tiết về các giải pháp NAC qua bài viết dưới đây.
Network Access Control là gì?
Network Access Control (NAC) nghĩa là kiểm soát truy cập mạng. Hay nói cách khác, đây là các giải pháp áp dụng chính sách bảo mật mạng trên người dùng và các thiết bị của công ty để nâng cao khả năng quản lý truy cập và hiển thị mạng.
Trong mô hình truy cập mạng Zero Trust, NAC được xem là một phần không thể thiếu. Trong đó, mọi thiết bị đầu cuối (Endpoint) đều được định danh hoàn chỉnh và tuân thủ các điều luật của hệ thống trước khi truy cập vào dữ liệu của hệ thống mạng này.
Khi một thiết bị kết nối mạng, nó cần chắc chắn rằng không kết nối bất kỳ mạng nào khác, trừ khi thiết bị làm đúng theo quy định gồm: cập nhật cấu hình – hệ thống, cấp độ bảo vệ và chống các phần mềm độc hại (Malware). Khi chính sách đã được đáp ứng, thiết bị chỉ cần truy cập vào các mạng được NAC duyệt là đã có thể kết nối được mạng Internet.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết sau đây để tăng hiệu quả khi sử dụng mạng:
Các tính năng của Network Access Control
Tính năng chính của Network Access Control bao gồm: tầm nhìn, kiểm soát và phản hồi. Đối với mỗi tính năng sẽ có điểm nổi bật khác nhau, cụ thể:
- Tầm nhìn: Network Access Control (NAS) nhận biết các thiết bị đầu cuối đang kết nối vào hệ thống mạng nhằm xác định và phân loại chúng, sau đó tự động đăng ký cho các thiết bị của khách khi họ truy cập.
- Kiểm soát: Căn cứ vào sự phân loại của thiết bị, hệ thống sẽ tự phân quyền cho chúng, đồng thời chuyển kết nối cho từng nhóm các thiết bị dựa trên chính sách mà doanh nghiệp cung cấp theo một cách tự động.
- Phản hồi: Khi phát hiện sự bất thường trong việc truy cập của các thiết bị, hoặc chúng tìm kiếm và xem các nội dung độc hại, phần bảo trong hệ thống của NAS sẽ tự động chặn các thiết bị này ngay khi chúng vừa kết nối mạng.
Vai trò của Network Access Control đối với hệ thống mạng
Như đã đề cập ở nội dung trên, NAC là giải pháp vô cùng quan trọng đối với hệ thống mạng, đảm nhận các vai trò quan trọng như:
- Tự động hóa: Các quá trình đăng ký, xác thực thiết bị, quản lý hệ thống đều được thực hiện tự động.
- Phản hồi khi gặp sự cố: Sớm phát hiện ra các hành vi vi phạm, tuân thủ các chính sách bảo mật của hệ thống, từ đó ngăn chặn các truy cập bất hợp pháp, hạn chế các mối đe dọa an ninh mạng.
- Quản lý sự lặp lại của chính sách: Đảm bảo toàn bộ quá trình vận hành đều được thực thi theo chính sách đã đề ra.
- Giám sát tình trạng bảo mật: Các chính sách bảo mật của người dùng, hệ điều hành và thiết bị đề được đảm bảo tuân thủ một cách nghiêm ngặt.
- Nhân dạng và xác định: NAS cần phát hiện ra các mối đe dọa tiềm ẩn có thể gây hại đến truy cập của người dùng và hệ thống.
- Tích hợp hai chiều: dùng RESTful API hoặc Open API để tích hợp việc bảo mật với các giải pháp mạng khác.
Cách NAC bảo vệ hệ thống mạng của bạn
Bên cạnh các vai trò mà NAC thể hiện, cách chúng bảo vệ hệ thống mạng của người dùng cũng khiến cho doanh nghiệp và lượng khách hàng truy cập yên tâm bằng việc:
- Dùng các giao thức EAP-TLS, EAP-MSCHAP để mã hóa lượng truy cập vào mạng có dây hoặc không dây.
- Hạn chế đáng kể các cuộc tấn công độc hại Zero-Day.
- Dùng vai trò của khách hàng, ứng dụng, thiết bị để phục vụ quá trình kiểm soát.
- Quản lý các thiết bị kết nối vào hệ thống mạng thông qua tiêu chuẩn Authentication, Authorization và Accounting.
- Dùng API, RESTful để tích hợp chính sách bảo mật và biện pháp xử lý mạng.
- Phát hiện các nguồn truy cập độc hại, ngăn chặn chúng lây lan gây ra thiệt hại lớn.
- Cấp quyền cho các nhà khai thác mạng xác định và thực thi chính sách để kiểm soát lượng truy cập trong Router.
Vì sao nên triển khai Network Access Control cho doanh nghiệp
Với sự phát triển nhanh chóng của các thiết bị IoT và thiết bị di động, việc truy cập mạng của chúng mang đến nhiều rủi ro về bảo mật. Vì thế, để đảm bảo cơ sở hạ tầng an ninh mạng luôn được kiểm soát chặt chẽ, doanh nghiệp nên dùng NAC để cung cấp khả năng hiển bị, đồng thời theo dõi lưu lượng truy cập của các thiết bị dễ dàng hơn.
Mặt khác, hệ thống NAC có quyền hạn chế hoặc từ chối quyền truy cập. Thậm chí nếu bạn đặt thiết bị đó vào khu vực riêng biệt ngay khi phát hiện ra sự bất thường, từ đó ngăn chặn các truy cập không an toàn lây lan sang các khu vực khác trong mạng.
Các trường hợp nên sử dụng NAC để kiểm soát truy cập mạng
Có 03 trường hợp chính nên dùng Network Access Control để kiểm soát truy cập mạng gồm: các nhà thầu/nhân viên đối tác/khách hàng, các thiết bị IoT và thiết bị y tế. Trong đó:
- Các thiết bị y tế: Khi thiết bị y tế trực tuyến trở nên phổ biến, việc xác định kết nối mạng ngày càng quan trọng hơn. NAC giúp bảo vệ hồ sơ y tế và thiết bị khỏi sự đe dọa, tấn công mạng.
- Các nhà thầu/Nhân viên đối tác/Khách hàng: Các công ty chỉ cấp quyền truy cập cho những nhóm người này vào một phần nhất định trong hệ thống mạng để làm việc. Hơn nữa, NAC cần đảm bảo rằng các nhà thầu, nhân viên đối tác và khách hàng có trải nghiệm kết nối an toàn và thuận tiện.
- Các thiết bị IoT: Các thiết bị này trong mọi lĩnh vực đều dễ dàng gặp phải sự cố là các cuộc tấn công hoặc xâm nhập bất hợp pháp vào hệ thống mạng. Vì vậy, NAC vận dụng chính sách xác lập hồ sơ thiết bị để hạn chế các sự cố mà thiết bị IoT thường gặp phải.
Câu hỏi thường gặp
NAC có thể giúp ngăn chặn các cuộc tấn công ransomware không?
Hệ thống Network Access Control có thể ngăn chặn mọi cuộc tấn công ransomware bằng cách:
– Hạn chế quyền kết nối mạng
– Phân đoạn mạng hợp lý
– Theo dõi mọi hoạt động truy cập
– Vận dụng các chính sách bảo mật
Tuy nhiên, NAC không được xem là giải pháp độc nhất để ngăn chặn ransomeware. Thay vào đó, để công cuộc ngăn chặn sự tấn côn này hiệu quả, bạn nên tích hợp thêm biện pháp chống virus và thường xuyên sao lưu dữ liệu trên hệ thống.
NAC có thể được sử dụng để kiểm soát quyền truy cập internet của nhân viên không?
NAC hoàn toàn có thể kiểm soát quyền truy cập Internet của nhân viên trước khi cấp quyền cho họ kết nối mạng. Trong đó, NAC vận dụng chính sách về việc sử dụng Internet với các điều sau:
Quy định thời gian kết nối.
Ngăn thiết bị kết nối vào các mạng Wifi công khai.
Hạn chế kết nối vào các ứng dụng hoặc website cụ thể.
Giới hạn băng thông cho cá nhân hoặc từng nhóm người.
Yêu cầu người dùng cài đặt phần mềm chống virus.
Hơn thế nữa, một số doanh nghiệp dùng NAC để chặn các truy cập website không liên quan đến công việc, nhờ đó giúp nhân viên tập trung hoàn thành và tăng năng suất công việc lên đáng kể.
Lời kết
Như vậy, bài viết trên mang đến thông tin chi tiết về Networking Access Control là gì, đồng thời cung cấp cái nhìn tổng quát về vai trò và lợi ích mà NAC mang lại cho doanh nghiệp trong quá trình thiết lập hệ thống an toàn mạng. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!