Hiện nay, để tăng tốc độ Wi-Fi, đồng thời tránh nhiễu sóng và cải thiện khả năng thu phát tín hiệu, người ta thường áp dụng công nghệ Beamforming. Vậy beamforming là gì? Hãy cùng tôi tìm hiểu về cách thức hoạt động và lợi ích của công nghệ hiện đại này qua bài viết dưới đây.
Beamforming là gì?
Beamforming được biết đến là một công nghệ hiện đại, có chức năng chính trong việc ổn định tín hiệu Wi-Fi theo hướng cụ thể. Trong đó, Router Wi-Fi Mesh giúp Beamforming xác định được vị trí của các thiết bị đang dùng Internet để thực hiện điều hướng tín hiệu trực tiếp đến nơi đó, từ đó tránh tình trạng nhiễu sóng Wi-Fi.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo về thiết bị mạng qua các bài viết sau:
Nguyên lý hoạt động của Beamforming
Cách thức hoạt động của Beamforming là tập trung thu các tín hiệu hiệu sóng Radio Frequency (RF) từ các ăng-ten của một thiết bị định tuyến không dây, sau đó phát tín hiệu đi theo một hướng cụ thể, khi đó tín hiệu thu và phát Wi-Fi luôn được đảm bảo tốt nhất, hạn chế tình trạng nhiễu mạng và còn giúp mở rộng vùng phủ sóng Wi-Fi. Trên thực tế, bạn có thể thấy với cùng một đường truyền từ Router Wi-Fi mà các thiết bị thu sóng như laptop, máy tính, điện thoại,…dù ở trong phạm vi truy cập vẫn có thể truy cập mạng tốt.
Mặt khác, nếu thiết bị nhận Wi-Fi cũng hỗ trợ công nghệ Beamforming thì cả hai bên đều có thể trao đổi thông tin với nhau để xác định đâu là đường truyền hiệu quả nhất. Trong đó, thiết bị phát sóng Wi-Fi được gọi là Beamformer, thiết bị nhận tín hiệu là Beamformee.
Lợi ích mà Beamforming mang lại cho trải nghiệm Wi-Fi
Beamforming ngày càng trở nên phổ biến bởi những lợi ích mà công nghệ này mang lại cho người dùng trong quá trình trải nghiệm tín hiệu Wi-Fi, chẳng hạn như:
- Đường truyền được tối ưu hóa, từ đó giúp cho tín hiệu Wi-Fi đến các thiết bị nhận được đảm bảo.
- Bạn có thể xem hoặc gọi video ở chế độ HD mà không lo bị gián đoạn mạng bởi tốc độ kết nối Wi-Fi luôn ổn định.
- Việc can thiệp của một vài tần số vô tuyến không cần thiết được giảm thiểu tối đa, nên tình trạng nhiễu sóng được cải thiện đáng kể.
- Quá trình lướt web của người dùng thuận lợi bởi chất lượng đường truyền tốt.
Để tận hưởng trọn vẹn những lợi ích này, website của bạn cũng cần có tốc độ tải trang nhanh chóng và ổn định. Một gói dịch vụ
Beamforming có thực sự cần thiết cho router Wi-Fi?
Beamforming có thực sự cần thiết cho Router Wi-Fi băng tần kép hay không còn tùy thuộc vào nhu cầu của người dùng. Vì hiện tại, Beamforming đã có các tính năng mới như tri-band Wi-Fi và là chuẩn trên bộ định tuyến Wi-Fi 5 không dây, hay còn gọi là 802.11ac. Do đó, Beamforming thực sự rất cần thiết đối với các Router Wi-Fi chuẩn AC, còn những loại khác gần như không hỗ trợ.
Ngoài ra, khi thời đại công nghệ 4.0 đã trở thành một phần quen thuộc trong cuộc sống con người, việc sở hữu một Router Wi-Fi hỗ trợ công nghệ Beamforming là một ý tưởng vô cùng hiệu quả và thực tế, vì nó giúp người dùng truy cập Internet nhanh chóng, mượt mà, phục vụ công việc và cuộc sống hiệu quả.
Các chuẩn Wifi hỗ trợ Beamforming và cách kiểm tra
Với sự phổ biến và thông dụng của Beamforming, các chuẩn Wi-Fi như 802.11ac (Wi-Fi 5), 802.11ax (Wi-Fi 6) và 802.11n đều đã được tích hợp công nghệ này, cụ thể:
- Đối với chuẩn Wi-Fi 802.11ac và 802.11ax: Beamforming còn được biết đến với tên gọi là Implicit Beamforming. Dựa trên tính năng này mà các điểm truy cập tự động có thể tìm hiểu khoảng cách và hướng của các thiết bị nhận tín hiệu, từ đó hỗ trợ điều chỉnh đường truyền để đảm bảo chất lượng kết nối tốt, đồng thời tăng tốc độ truyền tải dữ liệu qua mạng Internet mà không cần đợi các thiết bị kết nối phản hồi lại trước đó.
- Đối với chuẩn 802.11n: Beamforming còn được gọi là Explicit Beamforming, Tính năng này cho phép các điểm truy cập tự động tìm hiểu hướng và vị trí của các thiết bị kết nối, nhằm tối ưu hóa đường truyền và nâng cao khả năng truyền tín hiệu Wi-Fi.
Câu hỏi thường gặp
Sự khác biệt giữa beamforming và các công nghệ xử lý tín hiệu khác như khử nhiễu tiếng ồn?
Các yếu tố cho thấy Beamforming và các công nghệ xử lý khử nhiễu tiếng ồn có sự khác biệt gồm:
Beamforming:
– Mục tiêu: Tập trung truyền tín hiệu, giảm nhiễu sóng.
– Cách thức hoạt động: Điều chính pha và biên độ tín hiệu.
– Ứng dụng: Mạng di động, âm thanh, Wi-Fi, radar.
Công nghệ khử nhiễu tiếng ồn:
– Mục tiêu: Giảm thiểu hoặc loại bỏ tiếng ồn.
– Cách thức hoạt động: Sử dụng phương pháp học máy, kỹ thuật thống kê và xử lý tín hiệu.
– Ứng dụng: Nhận diện giọng nói, xử lý tín hiệu, âm thanh.
Có cần thiết phải trang bị kiến thức về beamforming đối với người dùng thông thường không?
Kiến thức về Beamforming không bắt buộc với người dùng thông thường. Tuy nhiên, việc tìm hiểu về Beamforming giúp bạn hiểu hơn về các công nghệ mà bạn đang hoặc sắp sử dụng để biết cách tận dụng tối đa các lợi ích mà công nghệ đó mang lại.
Công nghệ Band Steering là gì?
Công nghệ Band Steering là một tính năng chủ yếu dùng cho các mạng không dây như Wi-Fi, đảm nhiệm chức năng điều hướng các thiết bị kết nối tới băng tần mạng tốt nhất như 2.4GHz và 5GHz.
Công nghệ Roaming là gì?
Trong dịch vụ viễn thông di động, Roaming được xem là một tính năng vô cùng quan trọng. Roaming cho phép người dùng giữ liên lạc với người khác thông qua SIM card đã được đăng ký ngay tại quốc gia bạn đang ở, số điện thoại ngay cả khi bạn đang ở nước ngoài.
Lời kết
Bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn về Beamforming là gì, cách thức hoạt động cũng như lợi ích của chúng. Ngoài ra, việc tìm hiểu về Beamforming giúp bạn hiểu hơn về các công nghệ liên quan tốt hơn. Hy vọng các thông tin trong bài sẽ hữu ích, cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!