Thunderbolt Share là một tiêu chuẩn mới vừa được Intel ra mắt gần đây. Đây là một giao thức kết nối cho phép hai thiết bị đã cài đặt Thunderbolt 4 và 5 liên kết với nhau nhằm mở ra nhiều phương thức sử dụng mới bằng cáp Thunderbolt tiêu chuẩn. Vậy cụ thể Thunderbolt Share là gì? Dưới đây là tổng quan thông tin về chuẩn kết nối này mà tôi muốn gửi đến bạn.
Thunderbolt Share là gì?
Trong những năm gần đây, Intel và Apple cho ra mắt và phát triển giải pháp phần mềm là Thunderbolt Share. Giải pháp này vận dụng cổng Thunderbolt để người dùng có thể chia sẻ bàn phím, màn hình, chuột và tệp tin giữa hai máy tính với nhau một cách dễ dàng, nhanh chóng. Đến tháng 06/2024, Thunderbolt Share đã có sẵn để bạn tải xuống một cách thuận tiện nhất.
Hiện nay, với hệ điều hành Windows, Thunderbolt Share cho phép hai PC kết nối nhanh chóng với nhau trong điều kiện máy đã được cài đặt sẵn Thunderbolt 4 hoặc Thunderbolt 5 trước đó. Ngoài ra, người dùng cần lưu ý rằng bạn chỉ được sử dụng Thunderbolt Share khi một PC kết nối đã được nhà sản xuất cấp quyền cho chuẩn kết nối Thunderbolt Share đã tích hợp trên PC đó.
Điều kiện để Thunderbolt Share hoạt động
Để Thunderbolt Share được vận hành một cách hiệu quả, bạn cần chú ý đến điều kiện để chúng được hoạt động, cụ thể:
- Phụ kiện Thunderbolt hoặc có tối thiểu một PC đã được nhà sản xuất cấp quyền cho tính năng Thunderbolt Share.
- Cổng Thunderbolt 4 hoặc Thunderbolt 5 đã được thiết lập sẵn trên PC trước đó.
- Giải pháp phần mềm chỉ áp dụng cho hệ điều hành Windows 10 & 11.
- Sử dụng cáp Thunderbolt 4 hoặc 5.
- Trình điều khiển đồ họa Intel phải có phiên bản từ 0.101.4826 trở lên.
- Chọn màn hình hoặc Dock Thunderbolt để thực hiện kết nối tốc độ cao.
Lợi ích chủ yếu của Thunderbolt Share
Thunderbolt Share sở hữu rất nhiều tiện ích cho người dùng, trong đó các lợi ích quan trọng cần kể đến gồm:
- Sử dụng cáp Thunderbolt tiêu chuẩn nên các thiết bị kết nối đa năng, băng thông lớn và độ trễ rất thấp.
- Thunderbolt Share là công nghệ tiên tiến nên quá trình vận hành luôn đạt hiệu suất cao.
- Hai PC truy cập và kết nối với nhau nhanh chóng để có thể truyền tải dữ liệu như âm thanh, hình ảnh, màn hình, chuột và các tệp lưu trữ một cách an toàn.
- Đồng bộ hóa dữ liệu ở các thư mục hoặc thực hiện tác vụ kéo/thả tệp tin giữa các thiết bị máy tính với tốc độ chuẩn của Thunderbolt.
- Quá trình chuyển và nhận dữ liệu, tệp tin từ PC này sang PC còn lại nhanh chóng.
- Là giải pháp phần mềm đạt sự thân thiện với thương mại và SMB, được tích hợp khả năng bảo mật ngay trên phần cứng tiện dụng.
Lý do nên sử dụng Thunderbolt Share
Sở dĩ Thunderbolt Share ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người dùng tin tưởng lựa chọn, chính bởi vì các lý do sau:
- Thunderbolt Share sử dụng kết nối có dây peer-to-peer nên độ bảo mật cao và mang tính riêng tư nhiều hơn.
- Có chứng nhận về bảo vệ dữ liệu trên Intel VT-d.
- Dựa trên màn hình khóa mật khẩu Windows để giám sát truy cập từ người dùng.
- Giới hạn các hoạt động nhạy cảm chỉ trong phạm vi nội bộ.
- Tính riêng tư được đề cao vì kết nối chỉ thực hiện được dưới loại mạng Thunderbolt.
- Sử dụng tường lửa của Windows hoặc các dạng tường lửa khác để bảo vệ cấp độ mạng.
- Tính năng Windows Group Policy giúp quản lý truy cập ở phạm vi doanh nghiệp.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo về lưu trữ và bảo mật dữ liệu qua các bài viết sau:
Những thiết bị có hỗ trợ Thunderbolt Share
Trên thực tế, một số thương hiệu đã đăng ký dùng Thunderbolt Share như: Acer, Razer, Lenovo và MSI, trong khi Dell, HP và Asus vẫn chưa tham gia vào thị trường này. Như vậy, điều đó cho thấy các dòng laptop chuyên dành cho game thủ như MSI và Razer sẽ là các thiết bị tiên phong trong việc hỗ trợ Thunderbolt Share.
Bên cạnh đó, sức hấp dẫn của giao thức kết nối này đối với các doanh nghiệp là vô cùng lớn, vì thế dòng ThinkPad của Lenovo được xem là một lựa chọn lý tưởng và bền bỉ. Sở dĩ Thunderbolt Share luôn đạt mức độ ấn tượng cao với các công ty là nhờ vào tính nâng cấp đơn giản, nhanh chóng từ laptop này sang laptop khác và tính năng bảo mật tích hợp hiệu quả.
Ngoài ra, tính đến thời điểm hiện tại các nhãn hàng như Promise, Belkin, OWC, Kensington và Plugable đều sáng tạo các thiết bị ngoại vi có hỗ trợ giao thức kết nối Thunderbolt Share này. Do đó, trong tương lai đây là các thương hiệu được người dùng kỳ vọng rất lớn.
Những linh kiện hỗ trợ Thunderbolt Share
Với phiên bản Thunderbolt 5 hiện nay, các thông số kỹ thuật được thể hiện đã hỗ trợ 03 màn hình 4K cùng một lúc với tần số quét là 144Hz. Ngoài ra, linh kiện còn hỗ trợ nhiều màn hình 8K, trong đó có một màn hình sở hữu tần số quét tối đa lên đến 540Hz. Không những vậy, Thunderbolt 5 còn cho phép người dùng sạch nhanh laptop trong trường hợp không có bộ sạc chính hãng với nguồn điện hỗ trợ 240W.
Câu hỏi thường gặp
Thunderbolt 5 có những tính năng gì mới?
Thunderbolt 5 sở hữu các tính năng mới gồm:
– Tích hợp thêm tính năng Bandwidth Boost
– Lượng băng thông gấp đôi so với Thunderbolt 4.
– Hỗ trợ kết nối nhiều màn hình và thiết bị ngoại vi.
– Có khả năng tương thích ngược.
– Hỗ trợ sạc nhanh và cung cấp năng lượng cho nhiều thiết bị.
– Sử dụng công nghệ PAM-3 để vận hành.
Cách chia sẻ kết nối internet qua Thunderbolt?
Cách chia sẻ kết nối Internet qua Thunderbolt theo hệ điều hành macOS bao gồm các bước sau:
– Bước 1: Thực hiện kết nối các thiết bị
– Bước 2: Cài đặt cấu hình trên máy chủ chia sẻ Internet.
– Bước 3: Thiết lập cấu hình trên máy nhận Internet (máy nhận).
Tuy nhiên, đối với các hệ điều hành khác ngoài macOS, bạn hãy xem hướng dẫn của các nhà sản xuất để biết cách thực hiện sao cho hợp lý.
Tôi có cần cài đặt phần mềm bổ sung để sử dụng Thunderbolt Share không?
Việc cài đặt phần mềm bổ sung hay không còn tùy thuộc vào nhu cầu dùng cụ thể của bạn. Điều này còn dựa vào tính năng, hệ điều hành và thiết bị, đồng thời kiểm tra tài liệu hướng dẫn và liên hệ với nhà sản xuất để có quyết định chính xác nhất.
Lời kết
Bài viết trên giúp bạn hiểu rõ về Thunderbolt Share là gì, tính năng và các lợi ích của giao thức kết nối này. Tôi hy vọng bài viết trên mang đến những thông tin thiết thực và hữu dụng dành cho bạn.