Lệnh dc trong Linux là một lệnh sẽ giúp cho máy của bạn như một máy tính ngay trên giao diện Terminal. Với khả năng thực hiện các phép toán phức tạp, lệnh này rất hữu ích cho những ai cần tính toán nhanh chóng mà không cần rời khỏi môi trường dòng lệnh. Hãy cùng Vietnix tìm hiểu rõ hơn về lệnh dc cũng như cách sử dụng thông các các ví dụ cụ thể trong bài viết dưới đây.
Những điểm chính
- Nắm rõ lệnh dc trong Linux: Cung cấp cái nhìn tổng quan về lệnh dc.
- Khám phá cú pháp và các tùy chọn của lệnh dc: Giới thiệu cú pháp cơ bản và các tùy chọn hữu ích của lệnh dc.
- Hiểu rõ các ví dụ thực tế về lệnh dc: Hướng dẫn sử dụng lệnh dc qua các ví dụ chi tiết.
- Vietnix – Nhà tiên phong mang đến giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp Việt.
Lệnh dc trong Linux là gì?
Trong Linux, lệnh dc (viết tắt của Desk Calculator) là một lệnh được sử dụng để thực hiện các phép tính số học chính xác cao. Khác với các máy tính thông thường, dc sử dụng ký pháp Ba Lan nghịch đảo (RPN). Lệnh này hỗ trợ cả số nguyên, số thập phân, và đặc biệt là số học BCD (Binary-Coded Decimal), cho phép thực hiện các phép tính với độ chính xác tùy ý, gần như không giới hạn về số chữ số. Điều này làm cho dc cực kỳ hữu ích trong các ứng dụng yêu cầu độ chính xác cao, chẳng hạn như tính toán tài chính hoặc khoa học.
Ví dụ: Để tính 2 + 3, bạn sẽ nhập 2 3 + thay vì 2 + 3 như cách thông thường.
Lệnh dc
trong Linux tuy đơn giản nhưng lại vô cùng hữu ích cho quản trị viên hệ thống, đặc biệt là khi vận hành các VPS. Đây là công cụ giúp thực hiện các phép toán phức tạp ngay trên dòng lệnh, tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa các quy trình làm việc. Việc thực hành thường xuyên với dc trên VPS không chỉ giúp bạn làm chủ công cụ mà còn rèn luyện kỹ năng xử lý nhanh và chính xác. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp VPS hiệu năng cao để hỗ trợ tốt hơn cho công việc, VPS NVMe của Vietnix là lựa chọn hoàn hảo. Với tốc độ vượt trội từ ổ cứng NVMe và sức mạnh của CPU cao cấp, hệ thống của bạn sẽ luôn hoạt động mượt mà và ổn định, sẵn sàng cho mọi thách thức.
Cú pháp của lệnh dc
Lệnh dc
trong Linux thường được sử dụng theo cú pháp sau:
dc [option] [expression] / [file]
Lưu ý
Các phần tử trong dấu ngoặc vuông [ ] là tùy chọn và không bắt buộc phải có.
Trong đó:
dc
: Tên của lệnh, viết tắt của “desk calculator” (máy tính để bàn).[option]
: Các tùy chọn bổ sung (không bắt buộc) để thay đổi cách thức hoạt động của lệnh dc. Ví dụ:-e
để thực thi trực tiếp biểu thức,-f
để đọc lệnh từ 1 file.[expression] / [file]
: Nếu sử dụng tùy chọn-e
, bạn cần cung cấp biểu thức toán học muốn tính toán. Nếu sử dụng tùy chọn-f
, bạn cần cung cấp tên file chứa các biểu thức toán học.
Các tùy chọn của lệnh dc
Lệnh dc
trong Linux cung cấp nhiều tùy chọn để bạn có thể tùy chỉnh cách thức hoạt động của lệnh. Dưới đây là bảng tóm tắt một số tùy chọn thường được sử dụng nhất:
Loại tùy chọn | Tùy chọn | Chức năng |
---|---|---|
Chung | -V hoặc --version | Hiển thị thông tin phiên bản của lệnh dc. |
-h hoặc --help | Hiển thị thông tin trợ giúp ngắn gọn về các tùy chọn và chức năng của dc. | |
-e hoặc --expression | Thực thi biểu thức toán học được cung cấp trực tiếp. | |
-f hoặc --file | Đọc và thực thi các lệnh từ file được chỉ định bằng dc. | |
Lệnh in | p | In phần tử nằm ở đầu ngăn xếp. |
n | In giá trị trên cùng của ngăn xếp, sau đó xóa khỏi ngăn xếp và không in dòng mới. | |
f | In toàn bộ các giá trị trong ngăn xếp dưới dạng danh sách. | |
Phép toán | + | Lấy 2 giá trị từ đầu ngăn xếp, cộng cả 2 và đẩy kết quả vào đầu ngăn xếp. |
- | Lấy 2 giá trị, trừ giá trị thứ nhất cho giá trị thứ hai và đẩy kết quả vào đầu ngăn xếp. | |
* | Lấy 2 giá trị từ đầu ngăn xếp, thực hiện phép nhân cho cả 2 lại và đẩy kết quả vào đầu ngăn xếp. | |
/ | Lấy 2 giá trị, chia giá trị thứ hai cho giá trị thứ nhất và đẩy kết quả vào đầu ngăn xếp. | |
% | Lấy 2 giá trị, thực hiện phép chia lấy dư và đẩy phần dư vào đầu ngăn xếp. | |
^ | Lấy 2 giá trị, tính lũy thừa với giá trị thứ nhất là số mũ và giá trị thứ hai là cơ số, sau đó đẩy kết quả vào đầu ngăn xếp. | |
v | Lấy 1 giá trị từ ngăn xếp, tính căn bậc hai và đẩy kết quả vào đầu ngăn xếp. | |
Kiểm soát ngăn xếp | c | Xóa toàn bộ ngăn xếp. |
d | Nhân đôi giá trị trên cùng của ngăn xếp. Ví dụ: 4d*p sẽ tính bình phương của 4 và hiển thị kết quả. | |
r | Hoán đổi vị trí của 2 giá trị trên cùng của ngăn xếp. | |
Thanh ghi | sr | Lưu giá trị trên cùng ngăn xếp vào thanh ghi r. |
lr | Sao chép giá trị từ thanh ghi r vào ngăn xếp. | |
Tham số | i | Xóa giá trị khỏi đầu ngăn xếp và sử dụng giá trị đó để xác định cơ số đầu vào. |
o | Xóa giá trị khỏi đầu ngăn xếp và sử dụng giá trị đó để xác định cơ số đầu ra. | |
k | Xóa giá trị khỏi đầu ngăn xếp và sử dụng giá trị đó để xác định độ chính xác. | |
Chuỗi | [characters] | Tạo một chuỗi ký tự (nằm giữa dấu []) và đặt vào ngăn xếp. |
a | Nếu mục trên cùng của danh sách là một số thì sẽ bị xóa khỏi ngăn xếp. Nếu là một chuỗi thì sẽ bị xóa và ký tự đầu tiên của chuỗi được đẩy lên đầu ngăn xếp. | |
x | Xóa một giá trị khỏi ngăn xếp, thực thi như macro, đẩy kết quả vào lại ngăn xếp. | |
>r | So sánh 2 giá trị đầu tiên của danh sách. Nếu giá trị trên cùng lớn hơn, giá trị của thanh ghi sẽ được in. | |
<r | So sánh 2 giá trị đầu tiên của danh sách. Nếu giá trị trên cùng nhỏ hơn, giá trị của thanh ghi sẽ được in. | |
!>r | So sánh 2 giá trị đầu tiên của danh sách. Nếu giá trị trên cùng không lớn hơn giá trị thứ 2, giá trị của thanh ghi sẽ được in. | |
! | So sánh 2 giá trị đầu tiên của danh sách. Nếu giá trị trên cùng không nhỏ hơn giá trị thứ 2, giá trị của thanh ghi sẽ được in. | |
=r | So sánh 2 giá trị đầu tiên của danh sách. Nếu giá trị trên cùng bằng chính xác giá trị thứ 2, giá trị của thanh ghi sẽ được in. | |
!=r | So sánh 2 giá trị đầu tiên của danh sách. Nếu giá trị trên cùng không bằng giá trị thứ 2, giá trị của thanh ghi sẽ được in. | |
q | Thoát khỏi dc. | |
Truy vấn trạng thái | Z | Lấy một giá trị từ ngăn xếp, đếm số chữ số (không bao gồm số 0 ở đầu đối với số) và đẩy số đếm trở lại vào ngăn xếp. |
X | Xóa một giá trị khỏi ngăn xếp, xác định số chữ số thập phân mà giá trị đó chứa và sau đó thêm số đó vào ngăn xếp. Nếu giá trị là một chuỗi, giá trị sẽ đẩy 0 thay vào đó. | |
z | Tính toán số lượng phần tử trong danh sách và đẩy giá trị lên đầu ngăn xếp. |
Để tìm hiểu thêm về tất cả các tùy chọn của lệnh dc, bạn có thể chạy lệnh man dc
trên terminal.
16 ví dụ thực tế về cách sử dụng lệnh dc trong Linux
- Ví dụ 1: Đọc từ biểu thức và file
- Ví dụ 2: In phần tử đầu tiên từ ngăn xếp
- Ví dụ 3: In toàn bộ ngăn xếp
- Ví dụ 4: Thực hiện các phép toán số học với lệnh dc
- Ví dụ 5: Xóa ngăn xếp
- Ví dụ 6: Hoán đổi vị trí trong ngăn xếp
- Ví dụ 7: Lưu giá trị ngăn xếp vào thanh ghi
- Ví dụ 8: Lấy giá trị từ thanh ghi
- Ví dụ 9: Sử dụng số đầu vào ở định dạng nhị phân
- Ví dụ 10: Sử dụng số đầu ra ở định dạng nhị phân
- Ví dụ 11: Đặt độ chính xác cho đầu ra
- Ví dụ 12: Đưa giá trị không phải số vào ngăn xếp
- Ví dụ 13: Thực thi Macro từ biểu thức
- Ví dụ 14: So sánh số và tạo output có điều kiện
- Ví dụ 15: Đếm số chữ số trong một số
- Ví dụ 16: Tính toán kích thước của ngăn xếp
Để hiểu rõ hơn về cách sử dụng và ứng dụng của lệnh dc
trong Linux, bạn hãy tham khảo các ví dụ thực tế sau đây:
Ví dụ 1: Đọc từ biểu thức và file
Bạn có thể sử dụng tùy chọn -e
và -f
của lệnh dc để chạy 1 đoạn script trực tiếp hoặc từ 1 file.
Ví dụ:
Để cộng 2 số và in kết quả trực tiếp từ dòng lệnh, bạn hãy sử dụng lệnh sau:
dc -e '10 20 + p'
Để chạy script từ file có tên script_file.dc, bạn hãy sử dụng lệnh sau:
dc -f script_file.dc
Ví dụ 2: In phần tử đầu tiên từ ngăn xếp
Để sử dụng lệnh dc
trong Linux, đầu tiên bạn chỉ cần gõ dc
và nhấn Enter. Bạn sẽ vào chế độ máy tính dc trong terminal à không cần phải nhập dc lại mỗi khi xuống dòng mới.
dc
Tiếp theo, bạn nhập các số cần tính toán, cách nhau bởi dấu cách hoặc xuống dòng. dc sử dụng hệ thống ngăn xếp (stack): mỗi số hoặc phép tính bạn nhập sẽ thêm hoặc bớt giá trị trong ngăn xếp.
Để in phần tử đầu ngăn xếp, bạn hãy chạy lệnh sau:
10 11 12 p
Trong trường hợp này, phần tử đầu ngăn xếp là số 12. Đây là phần tử cuối cùng được thêm vào.
Lưu ý
- Lệnh
p
chỉ hiển thị phần tử đầu ngăn xếp mà không xóa phần tử đó. Nếu bạn muốn hiển thị và đồng thời xóa phần tử đầu ngăn xếp, bạn hãy sử dụng lệnhn
thay chop
. - Ví dụ lệnh
10 11 12 n
sẽ in ra số 12 và sau đó xóa số khỏi ngăn xếp.
Ví dụ 3: In toàn bộ ngăn xếp
Để in tất cả các phần tử từ ngăn xếp, bạn hãy chạy lệnh sau:
10 11 12 f
Lệnh f
sẽ in ra toàn bộ các phần tử trong ngăn xếp, mỗi phần tử trên một dòng mới, theo thứ tự LIFO (Last-In-First-Out) – phần tử được thêm vào cuối cùng sẽ được in ra đầu tiên.
Ví dụ 4: Thực hiện các phép toán số học với lệnh dc
Các tùy chọn số học là quan trọng nhất để thực hiện các phép tính. Dưới đây là minh họa cách sử dụng các phép tính qua 7 phép tính cụ thể:
4.1. Phép cộng
Để cộng 2 giá trị số, bạn hãy chạy lệnh sau:
10 11 + p
Để cộng nhiều hơn 2 giá trị, bạn hãy chạy lệnh sau:
10 11 12 + + p
Như hình ảnh minh họa, ở lệnh thứ 2, giá trị thứ 3 được cộng vào tổng của 2 giá trị đầu tiên. Theo cách này, nếu bạn cần cộng n số, bạn cần đặt n-1 dấu cộng (+) sau các giá trị. Bạn có thể sử dụng lệnh f
để kiểm tra lại các giá trị mới được thêm vào ngăn xếp.
4.2. Phép trừ
Để trừ giá trị đầu ngăn xếp cho giá trị thứ 2, bạn hãy chạy lệnh sau:
12 10 - p
Để trừ nhiều giá trị, bạn hãy áp dụng cách làm tương tự như phép cộng ở trên.
4.3. Phép nhân
Để nhân các giá trị từ đầu ngăn xếp, bạn hãy chạy lệnh sau:
10 12 * p
Để nhân nhiều hơn 2 giá trị, bạn hãy áp dụng cách làm tương tự như phép cộng.
4.4. Phép chia
Trong dc
, kết quả phép chia được xác định dựa trên độ chính xác (số chữ số thập phân) mà bạn thiết lập. Độ chính xác mặc định là 0 nếu không chỉ định.
Ví dụ: Để thực hiện phép chia và lấy phần dư của 12 cho 10, bạn chạy các lệnh sau:
12 10 / p
Trong lệnh này, phép chia 12 cho 10 với độ chính xác mặc định là 0, nên kết quả chỉ giữ phần nguyên và loại bỏ phần thập phân. Nếu bạn muốn hiển thị kết quả chính xác hơn với chữ số thập phân, cần thiết lập độ chính xác trước khi thực hiện phép chia.
4.5. Tính phần dư
Để tính phần dư sau phép chia, bạn hãy chạy lệnh sau:
12 10 % p
Kết quả là 2 vì khi chia 12 cho 10, thương là 1 và phần dư là 2.
4.6. Tính lũy thừa
Để tính lũy thừa với giá trị đầu ngăn xếp là số mũ và giá trị thứ 2 là cơ số, bạn hãy chạy lệnh sau:
2 3 ^ p
Lưu ý
Bạn không thể nhập số thập phân làm số mũ.
4.7. Tính căn bậc hai
Tương tự như phép chia, bạn cũng cần đặt độ chính xác trước khi tính căn bậc hai của một số. Bởi vì nếu số đó không phải là số chính phương, kết quả của căn bậc hai sẽ là số thập phân.
Để tính căn bậc hai của số ở đầu ngăn xếp với độ chính xác là 2 chữ số thập phân, bạn hãy chạy lệnh sau:
2 k 8 v p
Nếu bạn không đặt độ chính xác phù hợp, bạn có thể nhận được kết quả không đầy đủ và sai.
Lưu ý
Bạn chỉ cần thiết lập độ chính xác một lần. Độ chính xác này sẽ được duy trì cho các phép tính tiếp theo, trừ khi bạn đóng và mở lại chương trình dc.
Ví dụ 5: Xóa ngăn xếp
Để xóa toàn bộ ngăn xếp và bắt đầu tính toán mới, bạn chỉ cần gõ c
trong terminal máy tính dc
và nhấn Enter.
c
Ví dụ 6: Hoán đổi vị trí trong ngăn xếp
Để hoán đổi vị trí của 2 phần tử đầu ngăn xếp, bạn chỉ cần gõ r
trong terminal dc
và nhấn Enter. Ví dụ:
2 3 4 r f
Trong ví dụ này, các số 2, 3 và 4 được thêm vào ngăn xếp. Trong đó, 4 là phần tử đầu tiên và 2 là phần tử cuối cùng. Lệnh r
hoán đổi vị trí của 2 giá trị đầu tiên (4 và 3), sau đó lệnh f
hiển thị ngăn xếp đã được hoán đổi.
Ví dụ 7: Lưu giá trị ngăn xếp vào thanh ghi
Để lấy giá trị đầu tiên từ ngăn xếp và lưu trữ vào thanh ghi r
, bạn hãy chạy lệnh sau:
2 3 4 sr
Trong ví dụ này, giá trị đầu tiên của ngăn xếp (4) đã được lưu trữ vào thanh ghi có tên là r.
Ví dụ 8: Lấy giá trị từ thanh ghi
Để sao chép và dán giá trị đã lưu trữ trước đó, bạn chỉ cần gõ lrp
và nhấn Enter. Ví dụ:
lrp
Trong ví dụ này, sau khi lưu trữ phần tử đầu tiên của ngăn xếp vào thanh ghi r
, lệnh lr
sao chép giá trị đó và lệnh p
in ra.
Ví dụ 9: Sử dụng số đầu vào ở định dạng nhị phân
Để đặt cơ số đầu vào cho lệnh dc
trong Linux, bạn hãy gõ giá trị của cơ số theo sau là i
.
Ví dụ: Để đặt cơ số đầu vào thành nhị phân (cơ số 2), bạn hãy chạy lệnh sau:
2 i 10 11 +
Trong ví dụ này, chúng ta thiết lập cơ số nhập (input radix) thành hệ nhị phân bằng cách nhập 2i. Do đó, khi nhập các số 10 và 11, dc hiểu chúng là các giá trị nhị phân, tương ứng với số 2 và 3 trong hệ thập phân. Kết quả phép cộng 10 + 11 (trong hệ nhị phân) sẽ là 5 (trong hệ thập phân).
Lưu ý
Bằng cách thay đổi giá trị cơ số trước i, bạn cũng có thể đặt cơ số đầu vào thành bát phân (8) hoặc thập lục phân (16).
Ví dụ 10: Sử dụng số đầu ra ở định dạng nhị phân
Để đặt cơ số đầu ra, bạn hãy gõ giá trị của cơ số theo sau là o
.
Ví dụ: Để đặt cơ số đầu ra thành nhị phân (cơ số 2), bạn hãy chạy lệnh sau:
2 o 15 16 + p
Trong ví dụ này, kết quả của phép cộng ở dạng thập phân là 31. Nhưng 31 trong hệ thập phân tương đương với 11111 trong hệ nhị phân.
Lưu ý
Bằng cách thay đổi giá trị cơ số trước o, bạn cũng có thể đặt cơ số đầu ra thành bát phân (8) hoặc thập lục phân (16).
Ví dụ 11: Đặt độ chính xác cho đầu ra
Để đặt giá trị độ chính xác (số chữ số sau dấu thập phân) của máy tính, bạn hãy gõ giá trị độ chính xác theo sau là k
.
Ví dụ: Nếu bạn muốn đặt giá trị độ chính xác là 3 và nhận kết quả của phép toán tương ứng, bạn hãy chạy lệnh sau:
3 k 100 30 / p
Kết quả của phép chia là 3.333, in ra 3 chữ số sau dấu thập phân như đã đặt trong lệnh.
Ví dụ 12: Đưa giá trị không phải số vào ngăn xếp
Để thêm một chuỗi vào ngăn xếp của máy tính dc
, bạn chỉ cần viết chuỗi đó trong dấu ngoặc vuông ([ ]) như hình minh hoạ bên dưới:
Ví dụ 13: Thực thi Macro từ biểu thức
Trong dc
, macro là một cách để nhóm nhiều lệnh lại thành một lệnh duy nhất, giúp cho việc tính toán trở nên ngắn gọn và dễ quản lý hơn. Bạn định nghĩa macro bằng cách đặt các lệnh của bạn giữa hai dấu ngoặc vuông […].
Ví dụ: [ 1 1 + ] định nghĩa một macro cộng 2 số với nhau. Khi bạn viết [ 1 1 + ]x, bạn đang thực thi macro này, macro này cộng 1 và 1 với nhau và thêm kết quả vào ngăn xếp.
[ 1 1 +]x 4 5 f
Trong hình ảnh trên, [1 1 +]x thực hiện phép cộng và sau đó nối kết quả là 2 với các giá trị khác trong ngăn xếp. Bạn có thể kiểm tra điều đó bằng cách sử dụng tùy chọn f
.
Ví dụ 14: So sánh số và tạo output có điều kiện
Bạn có thể so sánh 2 giá trị số và thiết lập hệ thống output có điều kiện dựa trên so sánh đó. Ví dụ, bạn hãy xem hình ảnh bên dưới:
Trong ví dụ trên, ta lưu giá trị 4 vào thanh ghi r bằng lệnh sr
. Sau đó, ta lần lượt kiểm tra các toán tử so sánh. Nếu điều kiện đúng, máy tính sẽ trả về giá trị trong thanh ghi. Ngược lại, nếu điều kiện sai, máy tính sẽ trả về thông báo “dc: stack empty
” (ngăn xếp trống) thay vì giá trị trong thanh ghi.
Ví dụ: lệnh 1 2 !=r p sẽ in ra giá trị của thanh ghi r (là 4) vì 1 không bằng 2 (điều kiện đúng).
Lệnh c
sẽ xóa ngăn xếp sau mỗi phép toán và lệnh p
in ra kết quả dựa trên điều kiện so sánh. Tuy nhiên, giá trị trong thanh ghi r vẫn giữ nguyên. Cuối cùng, khi nhập q
và nhấn Enter, bạn sẽ thoát khỏi chế độ dc.
Ví dụ 15: Đếm số chữ số trong một số
Để đếm số chữ số của một số và đẩy kết quả lên đầu ngăn xếp, bạn chỉ cần gõ Z và nhấn Enter. Ví dụ: nếu đỉnh ngăn xếp là số 14, sau khi nhập Z và nhấn Enter, số 14 sẽ được thay thế bằng 2 (vì 14 có 2 chữ số). Bạn có thể dùng lệnh f
để xem toàn bộ ngăn xếp và kiểm tra kết quả.
Ở đây, lệnh thay thế số 14 bằng số lượng chữ số của 14, là 2.
Lưu ý
Nếu bạn muốn đếm số chữ số phần thập phân, hãy dùng lệnh X thay cho Z. Ví dụ, nếu số ở đỉnh ngăn xếp là 14.812, lệnh X sẽ thay thế nó bằng 3 (vì có 3 chữ số phần thập phân). Lưu ý rằng nếu phần tử trên cùng ngăn xếp là một chuỗi, X sẽ thay thế nó bằng 0.
Ví dụ 16: Tính toán kích thước của ngăn xếp
Nếu bạn muốn đếm số lượng phần tử bên trong ngăn xếp và đẩy kết quả lên đầu ngăn xếp, bạn chỉ cần gõ z
và nhấn Enter:
Trong hình ảnh trên, bạn có thể thấy rằng số lượng phần tử trên ngăn xếp trước đó là 4 và lệnh đã đẩy số này lên đầu ngăn xếp, tạo ra số lượng phần tử hiện tại là 5.
Vietnix – Nhà tiên phong mang đến giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp Việt
Với hơn 80,000 doanh nghiệp và cá nhân đã tin tưởng sử dụng dịch vụ, Vietnix khẳng định vị thế là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ. Giá trị cốt lõi lấy thành công của khách hàng làm mục tiêu phục vụ chính là kim chỉ nam, giúp Vietnix không ngừng phát triển và mang đến những giải pháp tối ưu nhất.
Dịch vụ VPS của Vietnix nổi bật với cam kết uptime 99.9%, đảm bảo hệ thống luôn duy trì hoạt động ổn định. Kết hợp với tốc độ vượt trội, bảo mật tối ưu, và sự ổn định liên tục, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng. Đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ 24/7 và chính sách hoàn tiền càng làm tăng thêm sự tin cậy và hài lòng cho mọi khách hàng.
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 18001093
- Email: sales@vietnix.com.vn
- Địa chỉ: 265 Hồng Lạc, Phường 10, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Website: https://vietnix.vn/
Qua bài viết này, Vietnix đã cùng bạn tìm hiểu về lệnh dc trong Linux, cách sử dụng các tùy chọn và thực hiện các phép toán khác nhau. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn sử dụng lệnh dc một cách hiệu quả và linh hoạt trong công việc của mình.