NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
05/05/2022
Lượt xem

Agile là gì? Scrum là gì?

05/05/2022
10 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (179 bình chọn)

Hiện nay, sử dụng Agile và Scrum đang dần trở thành xu hướng hot của các công ty phát triển phần mềm trong nước. Mặc dù có nhiều phương thức khác nhau để lựa chọn và phát triển phần mềm. Tuy nhiên, mô hình Scrum vẫn luôn là sự lựa chọn đầu tiên được nhắc đến bởi tính linh hoạt và đem lại giá trị cần thiết. Vậy Agile là gì? Scrum là gì? Cùng Vietnix khám phá câu trả lời ngay tại đây! 

Agile là gì? 

Agile là một phương pháp phát triển phần mềm linh hoạt nhằm hướng đến việc quản lý dự án phần mềm. Trong đó, Agile tiến hành quá trình tương tác hoặc tích hợp để nhanh chóng đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng sớm nhất có thể. 

Vào năm 2011 tại Snowbird, Utah, Hoa Kỳ, tuyên ngôn Agile (tuyên ngôn phát triển phần mềm linh hoạt) đã được tuyên bố thông qua 17 nhà phát triển phần mềm. Với mục đích chính là đưa ra giá trị cốt lõi của Agile giúp người dùng hiểu rõ để thực hành và tuân thủ. Nội dung của bản tuyên ngôn còn đánh giá những phương pháp phát triển phần mềm hiện nay và nêu ra nhược điểm lớn của nó. Thay vào đó, tuyên ngôn Agile đưa ra phương pháp phát triển mới để ứng dụng phần mềm hiện đại hơn trong ngành công nghệ tương lai. 

Agile là gì?
Agile là gì?

Scrum là gì? 

Scrum được biết đến như một bộ khung phát triển theo phương pháp Agile. Dựa vào đây, Scrum giúp chúng ta làm những công việc từ cơ bản đến nâng cao và áp dụng toàn bộ những quy trình kỹ thuật vào chính công việc đó. 

scrum la gi
Scum là gì?

Vai trò của Scrum cho sự phát triển phần mềm hiện nay

Scrum có vai trò quan trọng trong việc phát triển phần mềm hiện nay. Không chỉ đáp ứng đầy đủ các nhu cầu được đưa ra bởi khách hàng, Scrum còn hỗ trợ phân loại những công đoạn phức tạp và giản đơn nhằm tập trung xử lý những công đoạn cần thiết đáp ứng. 

Giá trị cốt lõi của Scrum 

Scrum được cấu thành bởi 3 giá trị cốt lõi chính. Nếu thiếu một trong 3 yếu tố nòng cốt này, Scrum sẽ không thể hoàn thành một mô hình quản lý tiến trình thực nghiệp của mình.

Những giá trị cốt lõi cần nắm vững khi sử dụng Scrum
Những giá trị cốt lõi cần nắm vững khi sử dụng Scrum

Sau đây là nội dung 3 giá trị cốt lõi của Scrum: 

Minh bạch 

Tính minh bạch quyết định phần lớn đến sự thành công của Scrum trong quá trình phát triển phần mềm hiện nay. Yêu cầu toàn bộ những thông tin liên quan đến quá trình hoàn toàn minh bạch và thông suốt. Ví dụ các thông tin đó có thể như là: tầm nhìn của sản phẩm, yêu cầu đặt ra bởi khách hàng, các rào cản và khúc mắc khác… Thông qua đó, mọi thành viên nắm giữ vai trò khác nhau sẽ có đầy đủ thông tin thiết yếu để nâng cao giá trị công việc, tiến hành ra quyết định hiệu quả hơn. 

Thanh tra

Thanh tra là quá trình cần diễn ra thường xuyên để đảm bảo Scrum được hoạt động liên tục và không có vấn đề bất thường ngoài ý muốn. Công việc thanh tra đòi hỏi người có kỹ năng, đảm bảo phát hiện kịp thời và có các giải pháp nhanh chóng để thông tin được chính xác đến đích. 

Thích nghi 

Trong quá trình làm việc, Scrum dựa trên các thông tin và linh hoạt phản hồi và thay đổi tích cực. Chính vì vậy, Scrum đem đến lợi thế đặc biệt với tính thích nghi cao đem lại hiệu quả và thành công cho toàn bộ sản phẩm.

Lợi ích mà Scrum mang lại 

Sau đây Vietnix sẽ giới thiệu những lợi ích tuyệt vời khiến bạn không thể bỏ qua Scrum trong quá trình phát triển phần mềm của mình: 

  • Scrum giúp hoàn thiện chất lượng phần mềm, dễ điều khiển, dễ thao tác và học tập.
  • Thời gian phát hành được kéo gần hơn, cho phép khách hàng nhanh chóng sử dụng sản phẩm.
  • Nâng cao tinh thần làm việc đội, tối ưu hiệu quả và nỗ lực. 
  • Kiểm soát dự án công ty, cải tiến tính năng. 
  • Tăng ROI ( tỷ suất hoàn vốn đầu tư). 
  • Ngăn ngừa các rủi ro trong quá trình xây dựng sản phẩm. 
Lợi ích trong công việc mà Scrum mang lại
Lợi ích trong công việc mà Scrum mang lại

Các khái niệm cơ bản của Scrum

Scrum Team

Chia làm 3 vai trò khác nhau, trong đó bao gồm những khái niệm sau:

Product Owner

Nhiệm vụ chính của Product Owner là giúp công việc quản lý hoàn thành phát triển phần mềm và không còn tồn đọng. Product Owner giữ trạng thái cập nhật liên tục các thông tin cần thiết đến nhân viên. Nhằm giúp họ nắm được các yêu cầu hoặc tính năng của sản phẩm kể cả họ không nắm quyền phát triển chính. 

Development Team

Các developer sẽ là những người tham gia và phát triển các tính năng riêng biệt. Được phân chia thành nhiều kỹ năng khác nhau phù hợp với từng người. Tuy nhiên, Scrum vẫn yêu cầu các lập trình viên cần đầy đủ kỹ năng để thay thế vị trí của nhau bất kỳ khi nào 

Scrum Master

Scrum Master được biết đến khi cần chịu trách nhiệm phân công công việc hoặc sắp xếp các kế hoạch, thứ tự. Mục đích để không còn những công việc tồn đọng trong Backlog trước. 

Sprint

Sprint trong Scrum là phân đoạn lặp lại nhiều lần trong quá trình phát triển phần mềm, quá trình này kéo dài thường từ 1 tháng. Sản phẩm của Sprint là phiên bản Release mới. Trước khi bắt đầu khái niệm này, Scrum Master cần có mục tiêu cho Sprint và giữ nguyên trạng thái này cho đến khi hoàn tất. 

Những khái niệm giúp bạn hiểu biết hơn về Scrum là gì?
Những khái niệm giúp bạn hiểu biết hơn về Scrum là gì?

Sprint Planning

Sprint Planning là những công việc đầu tiên cần làm khi có một Sprint bắt đầu. Trong khi đó, việc lên kế hoạch sẽ thuộc về Development Team và Product Owner từ đó đưa ra những công việc cần hoàn tất trong Sprint. Kết thúc thống nhất công việc chung hoặc thực hiện Sprint, chúng ta sẽ mở ra những cuộc họp Daily Sprint hay Daily Meeting trong.

Daily Sprint

Các cuộc họp Daily Sprint được tổ chức nhằm giúp thành viên báo cáo lại công việc, khoảng thời gian này thường diễn ra trong 15 phút. Nội dung cuộc họp bao gồm:

  • Công việc hoàn thành ngày hôm qua.
  • Công việc cần làm trong hôm nay.
  • Những khó khăn trong công việc này.

Những buổi họp góp phần đưa ra dự kiến các kế hoạch chính của Sprint đã làm. Mục đích là đánh giá và đưa ra ý kiến về việc cập nhật kế hoạch có nên hay không. Cuộc họp cần đảm bảo không thay đổi mục tiêu ban đầu Sprint, chỉ thay đổi kế hoạch khác. 

Sprint Review

Product Owner là nhóm phát triển nắm giữ công việc Sprint Review trong cuối Sprint. Product Owner sẽ đưa ra đánh giá kết quả trong quá trình và qua đó thực hiện chỉnh sửa hoặc thay đổi cho Sprint sau này. 

Sprint Restrospective

Được hỗ trợ bởi Scrum Master, Sprint Restrospective là công việc tổng hợp những ý kiến, đánh giá trước đây trong Sprint Review. Nhằm đưa ra các cải tiến mới cho sản phẩm hỗ trợ tối đa hiệu quả công việc tương lai. 

Một số công cụ quản lý dự án theo Agile bạn cần biết

Sau khi đã hiểu rõ định nghĩa Agile là gì, dưới đây là một số công cụ quản lý dự án theo Agile, bao gồm:

Product Backlog

Product Backlog được biết đến là danh sách tính năng hay đầu ra được ưu tiên trong các dự án khác. Mặt khác, có thể hiểu Product Backlog như danh sách yêu cầu dự án (requirement). Product Owner giữ trách nhiệm trong Product Backlog như giữ giá trị Product Owner hoặc sắp xếp ưu tiên của hạng mục.

Sprint Backlog

Sprint Backlog là một trong những công cụ đưa ra bản kế hoạch cụ thể cho Sprint, hoặc kết quả trong buổi họp Sprint Planning. Kết hợp cùng Product Owner, nhóm sẽ đưa ra các phân tích cụ thể từ cao xuống thấp. Lưu ý với sự ưu tiên, Sprint Backlog sẽ thực hiện hóa Product Backlog theo từng hạng mục và trong dạng Todo List.

Burndown Chart

Dựa vào tính toán thời gian để hoàn tất công việc, Burndown Chart là công cụ hiển thị biểu đồ xu hướng của dự án. Mục đích hoạt động của Burndown Chart là giúp theo dõi quá trình làm việc của Sprint và đánh giá tiến độ của nó. Burndown Chart có chiến thuật cụ thể “Có giá trị hơn làm trước” nên các hạng mục quan trọng đều được hoàn tất giúp đem lại hiệu quả làm việc trong dự án. Chính vì vậy, Scrum luôn đem lại lợi ích và năng suất lớn cho tổ chức với quy trình làm việc đạt chuẩn. 

Một số công cụ quản lý dự án theo Agile là gì?
Một số công cụ quản lý dự án theo Agile là gì?

Câu hỏi thường gặp

Agile có phải là một phần mềm không?

Agile là một phần mềm đề cập đến một nhóm các phương pháp luận phát triển phần mềm dựa trên sự phát triển lặp đi lặp lại, trong đó các yêu cầu và giải pháp phát triển thông qua sự hợp tác giữa các nhóm chức năng chéo tự tổ chức.

Agile Scrum Master là gì?

Scrum Master là người hỗ trợ cho nhóm phát triển Agile . 
Họ chịu trách nhiệm quản lý việc trao đổi thông tin giữa các thành viên trong nhóm. 
Scrum là một khuôn khổ quản lý dự án cho phép một nhóm giao tiếp và tự tổ chức để thực hiện các thay đổi một cách nhanh chóng, phù hợp với các nguyên tắc Agile.

Lời kết

Bài viết là toàn bộ chia sẻ giúp bạn có cái nhìn khái quát hơn về Agile là gì? Scrum là gì? và những khái niệm về quy trình Agile. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong công việc với những dự án. Đừng quên chia sẻ và theo dõi chúng tôi có những thông tin hữu ích nhất nhé! 

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Banner group
Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

Black Friday Hosting & VPS

Chương trình bắt đầu sau

Giảm giá 40% hosting VPS

50 coupon mỗi ngày

Gia hạn giá không đổi

NHẬN DEAL NGAY
Pattern

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

Icon
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1
Icon
XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG