NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
21/08/2024
Lượt xem

Tìm hiểu về lệnh help trong Linux và các trường hợp sử dụng nâng cao của lệnh

21/08/2024
11 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

Chắc hẳn bạn đã từng gặp tình huống không biết xử lý như thế nào khi sử dụng Linux và không biết phải tìm kiếm sự trợ giúp ở đâu phải không? Đừng lo lắng, vì lệnh help chính là công cụ đắc lực dành cho bạn. Hãy cùng Vietnix khám phá cách sử dụng lệnh help trong Linux một cách hiệu quả để làm chủ hệ điều hành Linux.

Lệnh help trong Linux là gì?

Lệnh help trong Linux là một công cụ có sẵn trong hệ điều hành Linux, giúp hiển thị các thông tin về các lệnh khác có sẵn trong hệ thống. Lệnh này đặc biệt hữu ích khi bạn muốn tra cứu nhanh thông tin về một lệnh nào đó mà không cần phải tìm kiếm trong toàn bộ tài liệu hướng dẫn.

Lệnh help trong Linux là một công cụ giúp hiển thị thông tin về các lệnh khác có sẵn trong hệ thống
Lệnh help trong Linux là một công cụ giúp hiển thị thông tin về các lệnh khác có sẵn trong hệ thống

Cú pháp: 

help [options] [pattern]

Lưu ý: 

    • Phần [options]: Cho phép bạn thay đổi cách hoạt động mặc định của lệnh help.

    • Phần [pattern]: Chỉ định chủ đề trợ giúp mà bạn muốn tìm hiểu.

Mọi người cũng xem:

3 tùy chọn của lệnh help trong Linux

Sau đây là một số tùy chọn của lệnh help: 

Tùy chọnMô tả
-dHiển thị mô tả ngắn gọn cho từng chủ đề.
-mHiển thị hướng dẫn sử dụng theo định dạng giả lập trang hướng dẫn (manpage).
-sChỉ hiển thị phần tóm tắt ngắn gọn về cách sử dụng cho từng chủ đề phù hợp.

Làm cách nào để sử dụng lệnh help trong Linux?

Để sử dụng, bạn chỉ cần gõ help theo sau là tên lệnh bạn muốn tìm hiểu. Ví dụ, nếu muốn biết thêm về lệnh pwd trong Linux, bạn chỉ cần nhập dòng lệnh sau vào terminal và nhấn ENTER:

help pwd
Các thông tin về lệnh pwd được hiển thị
Các thông tin về lệnh pwd được hiển thị

Giải thích kết quả: Lệnh help hiển thị tất cả thông tin của lệnh pwd như hình ở trên, gồm các thông tin:

  • Cú pháp sử dụng ngắn gọn của lệnh.
  • Các [options] có thể sử dụng kèm theo lệnh. 
  • Thông tin về các tham số bắt buộc và tùy chọn (arg_name và [arg_name]). 
  • Mô tả ngắn gọn về chức năng của lệnh.
  • Danh sách các tùy chọn, mỗi tùy chọn có một mô tả ngắn.
  • Trạng thái thoát (exit status) cho biết lệnh thực thi thành công hay thất bại.
  • Thông tin về vị trí của các file cấu hình hoặc biến môi trường có thể ảnh hưởng đến các đối số dòng lệnh.

Ví dụ 1: Xem mô tả ngắn gọn về các lệnh tích hợp sẵn của Shell

Để xem một dòng mô tả ngắn (giống như phần TL;DR) về chức năng của một lệnh, bạn hãy sử dụng lệnh help kèm theo tùy chọn -d. Trong prompt, bạn hãy nhập lệnh help theo sau là lệnh (ví dụ: pwd) mà bạn muốn xem mô tả ngắn gọn:

help -d pwd

Kết quả: Trên màn hình prompt sẽ cho bạn biết lệnh đó dùng để làm gì.

Mô tả ngắn gọn về lệnh pwd được hiển thị
Mô tả ngắn gọn về lệnh pwd được hiển thị

Ví dụ 2: Xem cú pháp sử dụng ngắn gọn của các lệnh tích hợp sẵn trong Shell 

Để xem mô tả cách sử dụng ngắn gọn của một lệnh, bạn có thể dùng lệnh help kèm với tùy chọn -s. Ví dụ, để xem cú pháp của lệnh pwd, bạn nhập lệnh sau:

help -s pwd

Kết quả: Sau khi chạy, lệnh sẽ hiển thị tất cả các tùy chọn có sẵn của lệnh pwd.

Các tùy chọn của lệnh pwd được hiển thị
Các tùy chọn của lệnh pwd được hiển thị

Ví dụ 3: Xem thông tin lệnh dưới dạng giả lập trang hướng dẫn

Để lấy thông tin về một lệnh dưới dạng trang hướng dẫn, hãy sử dụng lệnh help với tùy chọn -m. Với tùy chọn này giúp bạn xem các giải thích chi tiết về một lệnh theo định dạng có tổ chức.

Ví dụ, chạy lệnh dưới đây để xem thông tin về lệnh pwd dưới dạng giả lập trang hướng dẫn:

help -m pwd

Kết quả: Khi chạy lệnh cùng với tùy chọn -m, lệnh sẽ định dạng đầu ra của lệnh help dưới dạng trang hướng dẫn giả lập để dễ đọc hơn.

Output hiển thị thông tin lệnh dưới dạng giả lập trang hướng dẫn
Output hiển thị thông tin lệnh dưới dạng giả lập trang hướng dẫn

Hiển thị trang hướng dẫn của các lệnh bắt đầu bằng một chữ cái cụ thể

Để liệt kê tất cả các lệnh có sẵn bắt đầu bằng một chữ cái cụ thể theo kiểu trang hướng dẫn, bạn sử dụng lệnh help kết hợp với ký tự đại diện (*). Ví dụ, để xem tất cả các lệnh bắt đầu bằng chữ “h”, bạn gõ lệnh sau:

help -m h*

Sau khi nhấn enter, lệnh này sẽ liệt kê ra tất cả các lệnh bắt đầu bằng “h” và mỗi lệnh sẽ được hiển thị dưới dạng một trang hướng dẫn ngắn gọn, giúp bạn hiểu rõ hơn về chức năng và cách sử dụng của các lệnh được liệt kê.

Các lệnh bắt đầu bằng chữ h đã được liệt kê
Các lệnh bắt đầu bằng chữ h đã được liệt kê

Lưu ý: Trong hình chỉ có một số lệnh đã được ẩn bớt, nhưng thực tế sẽ hiển thị tất cả các lệnh bắt đầu bằng “h”.

Liệt kê các lệnh phù hợp với mẫu

Để hiển thị danh sách các lệnh phù hợp với một mẫu (pattern) nhất định, bạn có thể sử dụng lệnh sau:

help -d 'h[ae]*'

Kết quả: Sau khi nhấn Enter, lệnh này sẽ liệt kê tất cả các lệnh có sẵn bắt đầu bằng “ha” hoặc “he”.

Các lệnh bắt đầu bằng "ha" hoặc "he" được liệt kê
Các lệnh bắt đầu bằng “ha” hoặc “he” được liệt kê

Tìm hiểu về các lệnh ngoài

Trong môi trường dòng lệnh Linux, có hai loại lệnh: lệnh nội bộ (built-in) và lệnh ngoài (external). Để biết thêm chi tiết về các lệnh nội bộ, bạn có thể sử dụng lệnh help trong Linux. Tuy nhiên, lệnh sẽ không cung cấp thông tin về các lệnh ngoài. Bạn có thể thử kiểm tra bằng cách gõ lệnh sau:

help ls

Kết quả: Như bạn thấy, lệnh help trả về thông báo lỗi khi được sử dụng với một lệnh ngoài như ls.

lenh help 6
Thông báo lỗi

Để xem thông tin về các lệnh ngoài, bạn có thể dùng lệnh man hoặc info. Ví dụ, hãy chạy lệnh sau để biết thêm về lệnh ngoài ls:

man ls

Kết quả: Sau khi thực hiện, lệnh này sẽ hiển thị một trang hướng dẫn đầy đủ về lệnh ls trong Linux, bao gồm các tùy chọn (options) và cách sử dụng của lệnh.

Tột trang hướng dẫn đầy đủ về lệnh ls được hiển thị
Trang hướng dẫn đầy đủ về lệnh ls được hiển thị

Để kiểm tra xem một lệnh là lệnh nội bộ (built-in) hay lệnh ngoài (external), bạn dùng lệnh which. Ví dụ:

which help

which ls

Kết quả: Bạn có thể xem hình ảnh bên dưới, lệnh help (lệnh trong) không trả về kết quả, trong khi lệnh ls (lệnh ngoài) thì có.

Lệnh help không trả về kết quả và lệnh ls có trả kết quả
Lệnh help không trả về kết quả và lệnh ls có trả kết quả

Để xem danh sách tất cả các lệnh mặc định, bạn dùng lệnh: 

compgen -b | column

Câu hỏi thường gặp

Sự khác biệt giữa lệnh help và lệnh man là gì?

Lệnh help trong Linux chỉ cung cấp thông tin về các lệnh tích hợp của shell, trong khi lệnh man cung cấp thông tin về các lệnh và chương trình khác trên hệ thống.

Có thể sử dụng lệnh help để tìm kiếm các lệnh có chứa một từ khóa cụ thể không?

Câu trả lời là có, bạn có thể sử dụng lệnh help -k [từ khóa] để tìm kiếm các lệnh có chứa từ khóa đó.

Lệnh help có giới hạn về số lượng lệnh có thể tìm kiếm không?

Thông thường lệnh help trong Linux sẽ không có giới hạn về số lượng lệnh có thể tìm kiếm, nhưng tốc độ tìm kiếm có thể chậm hơn nếu có quá nhiều lệnh tích hợp.

Lời Kết

Chúng ta vừa tìm hiểu chi tiết về lệnh help trong Linux và cách sử dụng để mang lại hiệu quả. Hy vọng kiến thức này sẽ giúp bạn dễ dàng làm việc hơn trên môi trường Linux và tận dụng tối đa sức mạnh của hệ điều hành này.

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Hưng Nguyễn

Co-Founder
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG