NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
30/08/2024
Lượt xem

PSU là gì? Hướng dẫn cách chọn PSU phù hợp

30/08/2024
15 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

PSU là một trong những thành phần quan trọng của máy tính. Khi mua máy tính, ngoài các thông số cơ bản như CPU, Mainboard, RAM, SSD, màn hình… người ta sẽ tham khảo cả PSU để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Vietnix tìm hiểu PSU là gì và các tips chọn PSU chuẩn.

PSU là gì?

PSU viết tắt của Power Supply Unit, tức là bộ nguồn máy tính. Trong máy tính bàn, PSU có nhiệm vụ nhận dòng điện AC và chuyển đổi thành DC, sau đó cung cấp điện năng cần thiết đến các thành phần khác của máy tính như mainboard, CPU, GPU, ổ cứng, card màn hình, chuột… Điều này đồng nghĩa với việc, nếu không có bộ nguồn, máy tính sẽ không thể hoạt động được. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nhà sản xuất PSU nổi tiếng như: Seasonic, EVGA, Corsair, Thermaltake, Cooler Master…

PSU cung cấp điện năng cần thiết đến các thành phần khác của máy tính
PSU cung cấp điện năng cần thiết đến các thành phần khác của máy tính

Mọi người cũng xem:

Những chức năng cơ bản của PSU

Như đã đề cập ở trên, chức năng cơ bản của PSU là nhận và cung cấp nguồn điện đến các linh kiện, thiết bị và thành phần khác trong máy tính, từ đó đảm bảo chúng luôn đủ điện năng để hoạt động một cách ổn định. 

PSU cung cấp nguồn điện đến các linh kiện
PSU cung cấp nguồn điện đến các linh kiện

Cách thức hoạt động của PSU

PSU hoạt động theo nguyên lý sau:

  1. Đầu tiên, PSU nhận dòng điện từ nguồn điện dân dụng, thường có mức điện áp là 110Vac/220Vac (50/60 Hz).
  2. Tiếp theo, PSU sẽ lọc và loại bỏ các nhiễu cao tần, sau đó biến chúng thành dòng điện 1 chiều.
  3. Sau đó, PSU tiếp tục chuyển đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều.
  4. Cuối cùng, dòng điện xoay chiều sẽ lại được biến đổi thành một chiều (với tần số thấp hơn) để cung cấp cho các linh kiện, thiết bị máy tính với mức điện áp phù hợp. 
Cách thức PSU hoạt động
Cách thức PSU hoạt động

Cách tính công suất PSU

Công thức tính khối lượng công suất của bộ nguồn máy tính là:

Công suất (Watt,W) = Điện áp x Dòng điện

Trong đó:

  • Điện áp (V): Hiệu điện thế.
  • Dòng điện (A): Cường độ dòng điện. 

Những kết nối đầu ra

Motherboard connector hay đầu cắm bo mạch chủ thường có 20 – 24 chân. Vậy nên, nhiều nguồn máy tính sẽ có đầu cắm dạng 20 + 4 để có thể thuận tiện kết nối với các đầu cắm khác nhau. Bên cạnh đầu cắm bo mạch chủ, còn có đầu cắm nguồn CPU với 2 loại chính là loại 4 chân (cho các bo mạch chủ đời cũ) và loại 8 chân (cho những bo mạch chủ hiện đại hơn). 

Bạn có thể phân biệt các dây cắm kết nối của PSU thông qua các mã màu khác nhau. Thông thường, dây màu đỏ sẽ dành cho dòng điện 5V+ dây màu vàng là 12V+ và dây màu đen là đất. Dưới đây là một số loại chân cắm phù hợp:

  • Molex: Dùng để kết nối bộ nguồn với ổ đĩa cứng, ổ đĩa quang, card đồ họa, bo mạch chủ đời cũ…
  • Đầu cắm nguồn chính: Tùy thuộc vào loại bo mạch chủ mà có thể có hai loại là loại 20 chân và loại 24 chân.
  • Dây điện phụ 12V: Có 4 đầu cắm, trong đó bao gồm 2 chân đất và 2 chân +12V. 
  • Đầu cắm ổ SATA: Gồm 2 – 4 cổng kết nối dạng dẹp, cho phép kết nối với ổ SATA.
  • Đầu cắm PCIe: Dùng để cấp nguồn cho thiết bị mở rộng PCIe. 
  • Đầu cắm ổ đĩa mềm: Được dùng cho các ổ đĩa mềm, card mở rộng… thường bao gồm 2 dây đất, 1 dây +5V và 1 dây +12V. 
  • Đầu cắm EPS 12V 8 chân: Thường thấy trong bo mạch chủ của máy trạm.
Những kết nối đầu ra của PSU
Những kết nối đầu ra của PSU

Quy tắc đặt màu dây

Bạn có thể thông qua màu dây để xác định mức điện áp tương ứng của PSU với các quy tắc sau: 

  • Màu đen: Dùng để biểu thị dây đất (GND – Ground) hoặc dây chung (COM – Common) với điện áp quy định là 0V.
  • Màu cam: Gắn với mức điện áp là +3.3V 
  • Màu đỏ: Gắn với mức điện áp là +5V.
  • Màu vàng: Gắn với mức điện áp là +12V. 
  • Màu xanh dương: Gắn với mức điện áp là -12V.
  • Màu xanh lá cây: Kiểm soát hoạt động nguồn, cho phép người dùng kích hoạt nguồn bằng cách nối dây màu xanh lá với dây màu đen trong trường hợp nguồn chưa được kết nối hoặc không hoạt động. 
  • Màu tím: Gắn với mức điện áp 5Vsb (5V đứng), có nhiệm vụ cung cấp nguồn điện cho bàn phím, cổng USB, chuột và khởi động máy tính… ngay cả khi PSU không hoạt động. 
  • Màu khác: Một số nguồn máy tính khác có thể sử dụng thêm một số màu dây để phục vụ cho những mục đích khác nhau và giúp người dùng nhận biết một cách dễ dàng. 
Quy tắc các màu dây trong PSU
Quy tắc các màu dây trong PSU

Quy ước về công suất

Ta có các quy ước về công suất như sau:

  • Công suất tiêu thụ (W): Đây là công suất mà thiết bị tiêu thụ so với nguồn điện dân dụng. Thông thường, số tiền điện mà bạn phải trả sẽ được tính dựa trên mức công suất này. 
  • Công suất cung cấp: Tức là tổng công suất mà PSU cung cấp cho bo mạch chủ, CPU cùng các linh kiện và thành phần liên quan. Công suất cung cấp thường nhỏ hơn công suất cực đại, được tính dựa trên tần số sử dụng và chịu tác động bởi các thiết bị như: CPU, Card đồ họa VGA, chipset cầu bắc, ổ quang và quạt.
  • Công suất cực đại tức thời: Công suất lớn nhất (max) của PSU, nhưng được tính trong một khoảng thời gian cực ngắn, thường là mili giây. Thông thường, các nhà sản xuất sẽ in công suất cực đại trên nhãn sản phẩm để người dùng nhận biết. 
  • Công suất cực đại liên tục: Được hiểu là công suất lớn nhất (max) được tính trong thời gian dài. Với thông số này, bạn có thể nhận biết được thiết bị đó có hoạt động ổn định hay không. 
Các quy tắc về công suất
Các quy tắc về công suất

Một nguồn máy tốt là như thế nào?

Một bộ nguồn tốt phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản gồm:

  • Điện áp ổn định: Đảm bảo ổn định điện áp đầu ra với sai lệch không vượt qua ±5% so với điện áp định mức của nguồn khi hoạt động với công suất thiết kế.
  • Không chỉ nhiễu: Điện áp bằng phẳng, không bị nhiễu nhiều khi sử dụng.
  • Hiệu suất lớn: Hiệu suất làm việc (công suất đầu ra/công suất đầu vào) lớn hơn 80%.
  • An toàn: Bộ nguồn không tạo từ trường, không gây nhiễu điện trường, đồng thời phải chịu được điện trường, từ trường và nhiễu xung quanh.
  • Ít tạo nhiệt: Nhiệt độ tạo ra trong quá trình hoạt động phải được tối ưu, hệ thống làm mát tốt, tiếng ồn, độ rung thấp và bảo vệ thiết bị khi sử dụng. 
  • Đầy đủ chân cắm: Đa dạng các loại dây với nhiều chân cắm tiêu chuẩn, tất cả được quấn gọn gàng và có khả năng chống nhiễu.
  • Công suất lớn, hoạt động ổn định: Cung cấp mức công suất cụ thể và duy trì ổn định trong suốt một thời gian dài.
  • Điện áp đầu vào lớn: Dải điện áp đầu vào càng lớn càng tốt, thường là từ 90 – 250 VAC với tần số 50/60Hz
Các yêu cầu về một nguồn máy tốt
Các yêu cầu về một nguồn máy tốt

Công suất

Công suất chính là yếu tố phản ánh sức mạnh của một thiết bị. Vậy nên, bạn cần phải chú trọng đến yếu tố này, bởi công suất quá thấp có thể sẽ không đáp ứng được nhu cầu của bạn, trong khi công suất quá lớn lại gây ảnh hưởng đến linh kiện và bạn cũng không tận dụng hết được mức công suất đó. 

Một số ký hiệu công suất phổ biến là: 

  • Total Power: Công suất tổng
  • Continuous Power: Công suất ổn định
  • Peak Power: Công suất đỉnh

Trong đó, hãy quan tâm đến Total Power và Continuous Power. Nếu bạn nhìn thấy Peak Power trên PSU, hãy cẩn thận thì đây là mức công suất tối đa (max) mà bộ nguồn có thể đạt được trong vài mili giây. Tuy nhiên, PSU không thể duy trì Peak Power trong thời gian dài vì điều này có thể dẫn đến quá nhiệt hoặc hư hỏng.

Các công suất của PSU
Các công suất của PSU

Thương hiệu

Một số thương hiệu uy tín mà bạn có thể tham khảo là: 

  • Bộ nguồn cấp 1: Đây là bộ nguồn sử dụng linh kiện cao cấp, mang lại khả năng hoạt động ổn định, bao gồm: Corsair, Antec, Seasonic, Silverstone…
  • Bộ nguồn cấp 2: Thuộc loại tầm trung, vẫn đảm bảo mang lại hiệu suất điện tối ưu, bao gồm các thương hiệu như: Thermaltake, Cooler Master, FSP, Acbel…
  • Bộ nguồn cấp 3: Bộ nguồn tầm thấp, có giá thành khá rẻ nhưng chất lượng lại không ca gồm: Arrow, Huntkey, Golden Field…
  • Bộ nguồn cấp 4: Đây là bộ nguồn cấp thấp có giá cực kỳ rẻ và thường được gọi là nguồn ATX.
Các thương hiệu uy tín
Các thương hiệu uy tín

Kích thước của PSU

Hiện nay, PSU có kích thước khá đa dạng, gồm: 

TênHình ảnhKích thước (dài x rộng x cao)Mô tảCông suất tối đa
ATX PSU PS2150 x 140 x 85 (mm)Đây là bộ nguồn tiêu chuẩn cơ bản thường thấy ở hầu hết các máy tính gaming hiện nay.250 – 1000 W
ATX PSU PS3AD 4nXcZyvSCrngnv19SIQR5lVnQ341L8HOSYyr kS1 6wnGn2bE150 x 100 x 63 (mm)PS3 khá giống với PS2, nhưng có kích thước ngắn hơn. Mặc dù vậy, PS2 vẫn có thể gắn vào các case hỗ trợ PS2 300W
SFX SPU (Micro ATX PSU)AD 4nXfjnUaZa doQSva8TNbW10Xmuxs0Xyfayq4zjxlhSTnZpHkamjBb5xLxGxUZZq9Tc1TuY75vlxjtphbCV3tC5n7AXGhpEiEkeU7Q33ovgWJEaTE7hQrOp9p4aiTmbKmffbnmjArwG9AA AB925ms125 x 100 x 63 (mm), quạt bên dưới 80mmĐược sử dụng trong các case nhỏ có kích thước hạn chế hoặc gắn trong các case ATX PSU tiêu chuẩn với khung kim loại300W
SFX PSU có ổ cắm ở cạnh nhỏ (Micro ATX PSU)AD 4nXfBweyt 9KbC0NBPLleZABRJODE9NsGEYcksRN lKwN6M Cpt1 mNnH6oqycnDt3OR9fSJCayiQ2Fev7125 x 100 x 63 (mm)Thường được dùng trong các case nhỏ với kích thước hạn chế180W
Slim ATX Desktop PSU (ATX PSU)AD 4nXfW ejPntFZFzVLkI5f TYuLey3COowma7nb8Awz3g7tg6 1o7FWA3d0o6HpvQpokbLCw4YQV6EvEZmR Yh q83tDcyx39kL4ajeS HeTiFpFzOUtn155 x 85 x 120Nhỏ và dài hơn so với ATX PSU tiêu chuẩn, thường được dùng trong các máy tính mỏng.350W
TFX PSU (Micro ATX PSU)AD 4nXfomDjFXhsrgDLy6LM0OfSIrBSUgFKyJNTCkEPhRRUeyJycss3YzFsjgbFVSDI7c175 x 85 x 61Được dùng trong các dòng máy tính để bàn cực mỏng250W
Các kích thước của PSU

Dây nguồn

Hiện nay, có 3 loại dây nguồn phổ biến là:

  • Full Module: Loại này cho phép bạn tháo được dây.
  • Non Module: Loại này khá phổ biến tại Việt Nam và thường không tháo được dây.
  • Semi Module: Với loại này, bạn chỉ có thể tháo được vài dây, riêng 2 đầu 8-Pin và 24-Pin là chắc chắn không tháo được.
Các loại dây nguồn
Các loại dây nguồn

Giá thành

Chi phí của PSU chỉ nên chiếm từ 10 – 15% của tổng chi phí đầu tư cho bộ máy. Chẳng hạn như bạn mua một chiếc máy tính 15.000.000 VND, thì bạn nên dành ra ít nhất 1.500.000 VND cho PSU của mình. 

Loại cáp

Hiện nay, hầu hết các PSU cao cấp thường được thiết kế với cáp rời để người dùng có thể thuận tiện tháo ra khi không cần thiết. Đối với bộ nguồn cấp trung, dòng cáp nửa cố định, nửa rời cũng sẽ là một gợi ý hàng đầu cho bạn. Trong đó, bạn có thể tháo rời các cáp khác, riêng CPU 8 chân và ATX 24 chân sẽ được kết nối cố định với PSU. 

Trên một số bộ nguồn cấp thấp giá rẻ, các bộ phần sẽ được cố định bên trong để tối ưu chi phí. Tuy nhiên, nếu bạn muốn mua loại PSU này, tốt nhất là hãy chọn mua loại có lưới lọc bên trong để đảm bảo lưu thông và tỏa nhiệt tốt. 

Các PSU thường được thiết kế với cáp rời
Các PSU thường được thiết kế với cáp rời

Câu hỏi thường gặp

UPS là gì?

UPS hay Uninterruptible Power Supply – bộ cấp nguồn điện liên tục, là một thiết bị cung cấp nguồn điện dự phòng khi nguồn điện chính bị mất hoặc có vấn đề. Cụ thể, thiết bị này sẽ lưu trữ và tiết kiệm năng lượng điện trong một hoặc nhiều ắc quy. Khi nguồn điện gặp sự cố, bộ lưu điện sẽ chuyển mạch sang sử dụng nguồn điện đã được lưu trữ để cung cấp điện cho các thiết bị quan trọng. 

Power Supply là gì? PSU máy tính là gì? PSU viết tắt của từ gì?

Power Supply có tên đầy đủ là Switching Mode Power Supply (SMPS), đây là thiết bị có khả năng chuyển đổi điện áp xoay chiều AC thành dòng điện một chiều DC để cung cấp nguồn điện năng cần thiết cho các thành phần khác nhau trong hệ thống. Còn PSU (Power Supply Unit) là nguồn máy tính, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn điện cho toàn hệ thống của máy tính. 

Lời kết

Bên trên là câu trả lời cho PSU là gì và một số cách chọn PSU phù hợp mà bạn có thể tham khảo. Ngoài ra, đừng quên chia sẻ bài viết và đón đọc các nội dung tiếp theo tại Vietnix để không bỏ lỡ các kiến thức, thủ thuật công nghệ hay, bổ ích.

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Hưng Nguyễn

Co-Founder
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Banner group
Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

MAXSPEED HOSTING

TĂNG TỐC WEBSITE TOÀN DIỆN

CÔNG NGHỆ ĐỘC QUYỀN

PHẦN CỨNG MẠNH MẼ

HỖ TRỢ 24/7

ĐĂNG KÝ NGAY
Pattern

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

Icon
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1
Icon
XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG